Bài Làm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Mở bài
NMC - nhà văn được mệnh danh là " Người mở đường tinh anh và tiên phong nhất của VHVN thời kì đổi mới" (Nguyên Ngọc) . Nếu trước 1975, ông thành công trong nhiều tp mang cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi, thì giai đoạn sau 1975, ông chuyển ngòi bút khám phá cảm hứng thế sự, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con ng trong csống đời thg. Mà người đàn bà làng chài trong tp truyện ngắn CTNX là hình tg tiêu biểu cho số phận con người nghèo khổ lam lũ nhưng ẩn chứa bao phẩm chất tốt đẹp. Từ đây, bạn đọc dễ dàng liên tưởng tới nvật Thị Nở trong Chí Phèo của nvăn Nam Cao để thấy sự thống nhất và khác biệt về hình ảnh người phụ nữ VN qua VH
2. Thân bài
a/ Khái quát tgiả tp
NMC đc biết tới với nhiều tập truyện lớn: Bến quê (1985) CTNX(1987) Cỏ lau(1989). Suốt cđ cầm bút, ông k ngừng trăn trở về số phận của nhân dân, trách nhiệm của nvăn, luôn thiết tha truy tìm hạt ngọc ẩn giấu nơi bề sâu tâm hồn mỗi con người. CTNX đc ra đời vào t3-1983, in lần đầu trong Bến quê, sau trở thành nhan đề chung cho tập truyệnCTNX
b/ Giới thiệu hoàn cảnh nhân vật
- Trong tp nhân vật ng đbà làng chài chính là tâm điểm trong câu chuyện của Phùng. Nhân vật xhiện trong tp k có tên, tác giả gọi nv là người đàn bà. Đây là dụng ý nghệ thuật của nvăn: chị cũng giống như bao người đàn bà vùng biển nhỏ bé, bth, vô danh. Có lẽ vì k có tên gọi cụ thể nên htg có sywsc khái quát hơn. Ở người đbà hiện lên là nỗi thống khổ của những người phụ nữ làm nghề chài lưới. Ngay đầu tp, qua cảm nhận của nghệ sĩ Phùng, người đàn bà hiện lên trạc tuổi 40, với thân hình to lớn nhưng thô kệch, hình ảnh gương mặt với những nốt rỗ chằng chịt đã trở đi trở lại trong tp đến 4 lần như muốn nhấn mạnh và khắc sâu thêm nỗi khổ của người phụ nữ này. Dáng vẻ của người phụ nữ ấy đã nói hết cái quãng đời cơ cực, bất hạnh của mình. Người đàn bà áy xuất hiện với"khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ". Không chỉ thế, người đàn bà đáng thương này lại được nhìn qua góc độ của một người chồng, với cái nhìn cay nghiệt, trút giận vào cái"tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng". Các chi tiết đã hé mở số phận và cđ đầy nhokc nhằn, lam lũ vất vả hiện trên hình hài chị. Cạc gt nvật của c k hề tô vẽ cho nvật của mình mà dường như đi ngc lại vs các tp truyền thống thg mtả người phụ nữ vs vẻ đẹp từ ngoại hinhgf đến tâm hồn. Đây chẳng khác gì một con người quen với nỗi cơ cực, cam chịu, sự nhọc nhằn lam lũ in hằn trên thân hình người đàn bà kia.
- Nỗi bất hạnh về thể xác và tinh thần: Người đàn bà hàng chài mang trong mình một nỗi bất hạnh. Ngay từ thời con gái, "mụ" đã không nhan sắc, không may mắn trong tình yêu, không ai cưới hỏi nhưng vẫn khát khao hạnh phúc dù cho thân phận hẩm hiu: "có mang với một anh con trai một nhà hàng chài giữa phá" rồi tiếp theo đó là những tháng ngày lang thang trên biển. Người đàn bà ấy phải sống những tháng ngày bấp bênh, cơ cực trên chiếc thuyền chài, đông con, đói nghèo đeo đẳng, bị hành hạ "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng". Thêm vào đó là nỗi bất hạnh về tinh thần, một sự xấu hổ và nhục nhã của người mẹ khi để đứa con phát hiện và chứng kiến cảnh bố đánh đập mẹ chúng một cách dã man như thế
c/ Vẻ đẹp
* Sự chịu đựng và tấm lòng bao dung, vị tha
- Thế nhưng, đằng sau vẻ ngoài thô kệch ấy lại ẩn chứa vẻ đẹp lấp lánh của một người phụ nữ với những phẩm chất tốt đẹp, đáng khâm phục và ngợi ca. "bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh" - lời bộc bạch của người đàn bà bất hạnh ấy ẩn chứa một nỗi day dứt, xót xa, nhưng người đàn bà ấy không một lời kêu than, không chống trả cũng không bỏ trốn. Bởi người đàn bà ấy hiểu nỗi cơ cực của công việc mưu sinh khi không có người đàn ông và hơn thế, con chị là hạnh phúc lớn nhất đời chị, chúng vẫn cần có bố để đc nuôi dưỡng, vả lại trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái hòa thuận vui vẻ
- Trước hết, ta nhận thấy ở người đàn bà hàng chài một tấm lòng vị tha cao cả. Đối với chồng, dù bị chồng nhẫn tâm đánh đập, hành hạ,... thế nhưng người phụ nữ này không trách móc mà lại rất cảm thông, thấu hiểu, sẵn sàng chấp nhận nghịch cảnh éo le ấy. Đối với con cái, xin chồng lên bờ mà đánh để con không nhìn thấy: "Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được lão... đưa tôi lên bờ mà đánh...". Lời nói trong ngập ngừng, đứt quãng... Nỗi đau như đang dâng tràn trong tim. Người đàn bà đáng thương ấy không ngừng ra sức bảo vệ gia đình bé nhỏ của mình. "Các chú đừng bắt tôi bỏ nó!". Câu nói "Qúy tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, nhưng đừng bắt con bỏ nó". Người đàn bà ấy tự nhận phần sai, thua thiệt về phía mình: "Cũng tại đàn bà ở thuyền chúng tôi đẻ nhiều quá". Người đàn bà ấy không ngừng bênh vực cho chồng trước mặt Phùng và Đẩu: "trước kia là một anh con trai hiền lành nhưng cục tính", do cuộc sống vất vả quá nên lão chồng chỉ còn cách đánh vợ để giải tỏa những bức bí của cuộc đời. Phải là một người rất yêu thương, giàu lòng vị tha mới có thể hy sinh cao cả như thế.

* Tình yêu thương con
- Không chỉ vậy, người đàn bà ấy là một người phụ nữ rất mực thương con. Ngoài việc hy sinh vì con, xin chồng đừng đánh trước mặt con, người đàn bà hàng chài còn vì con mà cam chịu bao đau thương nhục nhã. Khi phát hiện ra con mình - thằng Phác nhìn thấy cảnh ba đánh mẹ, người đàn bà hàng chài đau đớn, nhục nhã. Con đánh cha để bảo vệ mẹ... Người đàn bà ấy mếu máo: "Phác, con ơi!" rồi lại"ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy". Hành động ấy là biểu hiện của một nỗi bất an trong đau đớn đến tột cùng, bấn loạn, đầy yêu thương. Sự vái lạy ấy như một sự nhận lỗi về mình, van xin. Phải là một người có tấm lòng yêu thương con sâu sắc mới có thể cam chịu và hy sinh cao cả như thế.

Hình ảnh người đàn bà hàng chài hiện lên thật chân thực và cảm động thông qua ngòi bút nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Minh Châu. Cái nhìn đa diện của nhà văn, phát hiện ra đằng sau vẻ bề ngoài xấu xí, thô kệch, lấm láp là chất ngọc long lanh trong tâm hồn, được khắc họa từ chân dung một con người nhân hậu, bao dung, rất mực yêu thương con, giàu lòng vị tha, đức hy sinh, sống giàu tình nghĩa.
d/ So sánh với Thị Nở
Giống nhau: Đều là những con người có vẻ ngoài xấu xí, có một số phận bất hạnh nhưng lại luôn luôn ngời sáng phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam
- Khác nhau:
 Thị Nở được miêu tả chủ yếu qua những hành động, suy
nghĩ của một người phụ nữ chứa đựng tình yêu thương đối với đồng loại của mình trước sự khó khăn cô độc. Còn người đàn bà hàng chài lại được miêu tả chủ yếu qua hành động suy nghĩ của một người mẹ từng trải và hết lòng yêu thương con
 Nếu Thị Nở là nạn nhân của giai cấp thống trị, của những hủ tục trong xã hội thực dân nửa phong kiến, bị mọi người xa lánh, khinh rẻ, bị cô độc ngay giữa đồng loại của mình thì người đàn bà hàng chài cuộc đời đau khổ lại đến từ bạo lực gia đình, đến từ đói nghèo, lạc hậu.
 Nếu Thị Nở trước sức ép của giai cấp thống trị của định
kiến xã hội đã đầu hàng, bỏ mặc cái hạnh phúc, cái tình người nhỏ bé trong mình thì người đàn bà hàng chài lại khác, chị đang chống lại tất cả để bảo toàn hạnh phúc gia đình mình trước sóng gió của cuộc đời
 Nếu Thị Nở chỉ có tình yêu thương thì người đàn bà hàng
chài còn có sự từng chải, thấu hiểu lẽ đời qua câu chuyện ở tòa án
- Lý giải sự khác nhau
+Phong cách nghệ thuật: Nam Cao là bậc thầy của phong cách hiện thực phê phán thì Nguyễn Minh Châu lại là nhà văn của những chiết lý, suy tưởng về cuộc sống con người.
+ Sự ảnh hưởng của Đảng cộng sản tới văn học: Trong Chí Phèo của Nam Cao cuộc sống người dân vô cùng khổ cực bởi chưa có ánh sáng của Đảng còn trong "Chiếc thuyền ngoài xa" đã có sự lãnh đạo của Đảng nhưng tuy nhiên lúc này Đảng, cách mạng còn non trẻ nên chưa hiểu hết cuộc sống của người dân

3. Kết bài: Khái quát giá trị tác phẩm, vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam trong văn học

Nhân vật người đàn bà hàng chài với vẻ đẹp "khuất lấp" được khắc họa một cách ấn tượng, chân thật và vô cùng cảm động. Người đàn bà hàng chài là một nhân vật đầy cảm hứng của nhà văn. Đây là hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ được đặt trên hoàn cảnh khắc nghiệt khiến cho con gnừoi phải mạnh mẽ vượt qua hoàn cảnh để sống đẹp, xứng đáng với danh hiệu con người.

"Không thể nhìn con người một cách đơn giản, nhà văn phải phấn đấu để đào xới bản chất con người, khám phá "hạt ngọc" long lanh đằng sau cái lấm láp bụi bẩn đời thường" (Nguyễn Minh Châu). Hình ảnh người đàn bà hàng chài là một thành công nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Minh Châu. Nhân vật này đã góp thêm vào kho tàng văn học Việt Nam một chân dung người phụ nữ với vẻ đẹp giàu nữ tính.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#vanhoc