Chiến lược "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ chống phá chủ nghĩa xã hội

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

2.1 Chiến lược "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá chủ nghĩa xã hội

2.1.1 Chiến lược "Diễn biến hoà bình"

- Khái niệm: "Diễn biến hoà bình" là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong bằng biện pháp phi quân sự do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành

- Nội dung chính của chiến lược "DBHB" là:

• Kẻ thù sử dụng mọi thủ đoạn kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, đối ngoại, an ninh... để phá hoại, làm suy yếu từ bên trong các nước xã hội chủ nghĩa.

• Kích động các mâu thuẫn trong xã hội, tạo ra các lực lượng chính trị đối lập núp dưới chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền, tụ do tôn giáo, sắc tộc, khuyến khích tư nhân hoá về kinh tế và đa nguyên chính trị, làm mơ hồ giai cấp và đấu tranh giai cấp trong nhân dân lao động. Khích lệ lối sống tư sản và làm phai nhạt mục tiêu, lí tưởng xã hội chủ nghĩa ở một số bộ phận sinh viên.

• Triệt để khai thác và lợi dụng những khó khăn, sai sót của Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực đời sống xã hội, tạo nên sức ép, từng bước chuyển hoá và thay đổi đường lối chính trị, chế độ xã hội theo quĩ đạo chủ nghĩa tư bản.

- Sự hình thành và phát triển của chiến lược "Diễn biến hoà bình"

Chiến lược "DBHB" đã ra đời và phát triển cùng với sự điều chỉnh phương thức, thủ đoạn chiến lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế để chống phá các nước xã hội chủ nghĩa. Chiến lược "DBHB" của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau

+ Giai đoạn 1945- 1980: đây là giai đoạn manh nha hình thành chiến lược "DBHB" được bắt nguồn từ Mĩ

• Tháng 3 năm 1947, chính quyền Truman trên cơ sở kế thừa tư tưởng của Kennan đã bổ xung, hình thành và công bố thực hiện chiến lược "ngăn chặn" chủ nghĩa cộng sản.

• Tháng 4 năm 1948, quốc hội Mĩ chính thức phê chuẩn kế hoạch Macsan, tăng viện trợ để khích lệ lực lượng dân chủ, cài cắm gián điệp vào các Đảng cộng sản để phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa và ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản Tây âu, hướng họ phụ thuộc vào Mĩ

• Tháng 12 năm 1957, tổng thống Ai - Sen - Hao đã tuyên bố Mĩ giành thắng lợi bằng hoà bình và mục đích của chiến lược để làm suy yếu và lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa

• Từ năm 1960 đến 1980, nhiều đời tổng thống kế tiếp của Mĩ như: Kennơđi, Giôxơn, Nickxơn, Pho đã coi trọng và thực hiện chiến lược "DBHB" để chống lại làn sóng cộng sản, lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt sau thất bại ở Việt Nam, Mĩ đã thay đổi chiến lược chuyển từ tiến công bằng sức mạnh quân sự là chính sang tiến công bằng "DBHB" là chủ yếu.

+ Giai đoạn từ 1980 đến nay:

• Chủ nghĩa đế quốc từng bước hoàn thiện chiến lược "DBHB" và trở thành chiến lược chủ yếu để tiến công các nước xã hội chủ nghĩa.

• Do phát hiện thấy những sai lầm, khuyết điểm của các Đảng cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong cải tổ, cải cách. Từ năm 1980 đến 1990, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã sử dụng chiến lược "DBHB" để tiến công làm suy yếu tiến tới lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa

• Sau sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông âu và Liên Xô, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tiếp tục ra sức sử dụng chiến lược "DBHB" để thực hiện âm mưu xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Chúng cho rằng phải làm xói mòn tư tưởng, đạo đức và niềm tin Cộng sản của thế hệ trẻ để "tự diễn biến", tự suy yếu dẫn đến sụp đổ, tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước còn lại

2.1.2 Bạo loạn lật đổ

-Khái niệm: Là hành động chống phá bằng bạo lực do lực lượng phản động hay lực lượng li khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với nước ngoài tiến hành gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền ở địa phương hay trung ương

- Về hình thức gồm:

+ Bạo loạn chính trị

+ Bạo loạn vũ trang

+ Bạo loạn chính trị kết hợp vũ trang

- Trên thực tiễn, bạo loạn lật đổ là một thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động gắn liền với chiến lược "DBHB" để xoá bỏ chủ nghĩa xã hội khi tiến hành bạo loạn lật đổ, các thế lực thù địch thường kích động những phần tử qua khích làm mất trật tự an toàn xã hội ở một số khu vực và trong thời gian nhất định (thường diễn ra trong không gian hẹp và thời gian ngắn) tiến tới lật đổ chính quyền ở địa phương hoặc Nhà nước xã hội chủ nghĩa

- Qui mô có thể diễn ra ở nhiều mức độ từ qui mô nhỏ đến qui mô lớn. Phạm vi địa bàn xảy ra có thể ở nhiều nơi, nhiều vùng của đất nước, trọng điểm là những vùng trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của trung ương và địa phương, nơi nhạy cảm về chính trị hoặc ở các khu vực, địa bàn mà cơ sở chính trị của địa phương yếu kém

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro