chiến lược, quy hoạch

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Chiến lược phát triển KT-XH

a. Tại sao phải quản lý bằng chiến lược phát triển (3 lý do).

Trong nền kinh tế Thị trường mở cần:

Giúp đặt ra các mục tiêu dài hạn có liên quan đến sự phát triển

Giúp các nhà KH nhìn thấy được các cơ hội /thách thức của nền kinh tế; những yếu tố tác động thuận và nghịch để giảm thiểu rủi ro.

Dựa vào chiến lược => Cụ thể hoá bằng các nội dung tác nghiệp trong quản lý.

b. Bản chất của chiến lược phát triển

Khái niệm: là hệ thống các phân tích, đánh giá và lựa chọn về những quan điểm, căn cứ, và mục tiêu định hướng phát triển trong tương lai (tr 53).

Bản chất: Bản định hướng phát triển: Vạch ra hướng đi tối ưu cho sự phát triển:

+ Chiến lược tổng thể: Hướng đi tổng quát, toàn diện

+ Chiến lược ngành: Hướng đi cụ thể ngành

+ Chiến lược phát triển vùng: Hướng đi vùng

c. Chức năng, đặc điểm của CL

Chức năng:

Định hướng trong một thời gian dài

10 năm 15 năm :Chiến lược

20 năm 30 năm: Tầm nhìn cho xây dựng chiến lược

Đặc điểm của chiến lược (so với các công cụ khác: KH, ... ).

Tính định tính là chủ yếu (có định lượng ở mức nhất định)

Tính mềm dẻo: Năng động, linh hoạt, chuẩn bị cho thay đổi.

Mang tính "đột phá": Tạo nên các động lực phát triển.

2. Quy hoạch phát triển

a. Bản chất của QHPT

Khái niệm: Là sự thể hiện tầm nhìn và bố trí chiến lược về mặt thời gian và không gian lãnh thổ nhằm chủ động hướng tới mục tiêu đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế - xã hội.

Bản chất: Là 1 văn bản mang tính chất định hướng (giống chiến lược) nhưng tính định hướng cụ thể hơn trên 2 góc độ:

- Thời gian: Xác định khoảng thời gian chi tiết hơn, ngắn hơn.

- Tập trung chủ yếu vào bố trí không gian phát triển:

+ QH ngành: Điểm phân bố cơ sở, cụm phát triển chủ yếu của ngành

+ QH vùng: Tổng sơ đồ phát triển vùng

b. Chức năng của QH

Là sự thể hiện, cụ thể hoá chiến lược phát triển. Đây là bước biến chiến lược thành thực tế.

+ Chiến lược tổng thể => QH tổng thể: Lập tổng sơ đồ phân bố sản xuất

+ Chiến lược phát triển ngành => QH ngành: Bố trí mạng lưới các cơ sở sản xuất trong ngành trên các vùng cụ thể, hình thành các hình thức tổ chức sản xuất các ngành.

+ Chiến lược phát triển vùng => QH vùng: Phân bố tổng thể lực lượng sản xuất trên vùng: Sự kết hợp giữa các ngành trong không gian.

Quy hoạch vùng QH địa phương

QH ngành kinh tế

Là cầu nối giữa chiến lược và kế hoạch

c. Yêu cầu của một phương án QH

Phát triển bền vững là phát triển mà việc tiếp cận các nguồn lực hiện tại không làm giảm khả năng tiếp cận của các thế hệ tương lai

Phát triển bền vững là phát triển có thể duy trì được lâu dài không giới hạn thời gian, không phụ thuộc vào tính chất thay đổi bên ngoài hoặc bên trong.

Phát triển bền vững là phát triển cân bằng nhiều mặt ...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro