Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 và 1984

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

(chỉ tham khảo không nên dùng làm tư liêu)

CHIẾN CÔNG NÀY KHÔNG PHẢI CỦA RIÊNG TÔI

Nguyễn Phúc Ấm, ghi theo lời kể của Hoàng Hữu Yên, trung đội trưởng, đại đội 5, tiểu đoàn 12*,

đoàn Sao Vàng.

Trận địa pháo 85 ly chúng tôi chốt giữ trên đồi 33 bên ngã tư Đồng Đăng, một điểm cao án ngữ

toàn bộ vùng thị trấn này. Trung đội tôi thực hành bắn theo yêu cầu hiệp đồng của đoàn 12 bộ

binh. Ngày từ sớm tinh mơ ngày 17-2 ấy, hàng trăm khẩu pháo từ bên kia biên giới đồng loạt trút

đạn vào vùng trận địa, phá hỏng hết các mạng thông tin, cắt đứt hoàn toàn liên lạc giữa chúng tôi

với đoàn 12, với cả cơ quan chỉ huy trực tiếp của mình phía sau nữa.

Không có sự chỉ đạo của cấp trên, không hiệp đồng chiến đấu được với đơn vị bạn, pháo địch thì

nổ dày đặc xung quanh, bộ binh của chúng lại có nhiều mũi chọc thẳng vào chân chốt mình và

bao khó khăn khác, pháo thủ thiếu, súng bộ binh thiếu làm tôi vô cùng lo lắng.

"Dẫu sao cứ phải bám chắc trận địa đã". Tôi nghĩ vậy rồi nhắc anh em ra cả vị trí chiến đấu, bình

tĩnh theo dõi địch, sẵn sàng chờ lệnh. Mặt khác tôi cử Bùi Xuân Phục, chiến sĩ thông tin duy nhất

của trung đội vượt qua làn đạn và vòng vây địch đi nối lại các đường dây.

Gần 1 giờ qua. Rồi 90 phút qua, máy điện thoại vẫn bị ngắt. Không ai rõ Phục đang ở đâu, gặp

nguy hiểm gì ? Sau này chúng tôi mới biết Phục bị địch bủa vây, suốt 3 ngày đêm liền chúng dịnh

bắt sống anh, song anh đã anh dũng và mưu trí đánh trả, mở đường về với đơn vị.

Khoảng 7 giờ sáng, anh Điển, người cán bộ đại đội dày dặn kinh nghiệm chiến đấu và Hoàng

Tĩnh, thông tin 2W đã được cấp trên cử đến trận địa của trung đội chúng tôi. Chúng tôi ôm nhau,

nước mắt trào ra vì xúc động.

- Không bắt được liên lạc với đoàn 12, cứ đánh thôi, Yên ạ. Thấy địch là chủ động đánh, mệnh

lệnh của trên đấy !

Anh Điển bảo tôi vây. Thế là rõ. Có phương hướng rồi chúng tôi sẽ phát huy được sức mạnh của

mỗi người và sức mạnh của tập thể trên trận địa này. Tôi báo cáo tình hình địch, trình bày

phương án chiến đấu và xin ý kiến bổ sung của anh Điển. Chúng tôi nhất trí với nhau : đánh theo

phương án 2, một trường hợp hiếm hoi, một phương án mà có 2 kế hoạch : chặn đánh bộ binh

địch, bảo vệ chốt, bảo vệ pháo; đồng thời vẫn thao tác pháo, đánh các mục tiêu lớn từ xa, phát

huy tính năng vũ khí chính của mình. Hai nhiệm vụ đều cấp thiết, song lực lượng của chúng tôi

quá ít, 2 khẩu pháo mà vẻn vẹn chỉ có 10 người, so với tiêu chuẩn biên chế thì thiếu 6 người rồi,

nay lại chia đôi có đảm đương nổi không.

- Chẳng còn cách nào khác đâu. Cứ phân công đi anh Điển. Tôi xung phong đảm nhiệm một

mình một khẩu đội đó.

- Ai cũng như yên thì ổn quá rồi.

Anh Điển cười nói thế, rồi bố trí : tôi phụ trách khẩu đội 1 vừa chỉ huy, vừa quan sát vừa kiêm

thao tác bắn. Bài sẽ tiếp đạn. Khẩu đội số 2, anh Điển phụ trách kiêm quan sát, số 1 có Lộc,

Congở vị trí số 2. Sắp xếp vậy chúng tôi đã rút được nửa quân số, toả ra xung quanh chốt, phối

hợp với các chiến sĩ công an vũ trang và dân quân đánh chặn các mũi tiến quân của bộ binh

địch.

8 giờ kém 15, 1 tiểu đoàn địch ùn ùn kéo lên quả đồi phía tây Đồng Đăng. Chúng tôi nhích cự li

bắn về 1.400m và 2 khẩu đội cùng giật cò. Từ sớm, pháo địch không ngớt bắn vào đây, giờ thấy

trận địa phát hoả, chúng càng bắn mãnh liệt hơn. Khẩu đội 2 mới bắn đến phát thứ 7 thì súng bị

mảnh đạn găm vào một số thiết bị, phải dừng bắn để sửa chữa. Nhận thêm phần của bạn, tôi

nâng tốc độ bắn phóng liên tiếp những trái đạn 85 ly vào đội hình địch. Bắn tới phát thứ 20 thì

tiểu đoàn bộ binh này rối loạn, số sống sót xô nhau chạy té xuống bên kia dốc. Qua kính quan

sát, tôi nhìn rõ xác chúng nằm chồng tréo, ngang dọc khắp mặt đồi.

Đợt tiến công thứ nhất thất bại, địch cho 4 xe tăng vừa bắn dữ dội vào trận địa chúng tôi, vừa

dẫn đầu một cánh quân khác tiến qua điểm cao 300 đánh vào khu pháo đài. Pháo 85 ly mà vớ

được tăng thì còn gì bằng. Tôi ước lượng lại khoảng cách, dịch cự li về 1.250m và bắt được

ngắm vào chiếc đi sau chứ không phải chiếc đi đầu. 4 phát đạn nổ, chiếc xe tăng này bốc cháy. 3

chiếc đi trước hoảng hốt muốn rút lui, song đám cháy chặn mất đường rồi, tiến lên lại không

dám, nó đành chết đứng tại chỗ, phụt lửa tới tấp vào chúng tôi. Pháo nổ ầm ầm 4 phía, mảnh

đạn bay vèo vèo quanh người nhưng ai còn nhớ đến nguy hiểm khi 3 mục tiêu không di động

đang đứng chềnh ềnh trước mũi súng của mình. "Hãy bình tĩnh bắn ăn chắc từng chiếc một". Tôi

tự nhắc mìh thế và nảy cò. Bị trúng đạn, 2 chiếc xe tăng bốc cháy. Chiếc đi đầu không dám bắn

nữa, rồ máy, chồm lên đỉnh 300, tụt xuống mé trái điểm cao. Phía ấy có bộ binh ta chốt. Chắc xe

tăng này cũng bị anh em ta thịt nốt thôi.

Giữa lúc tôi đang bắn xe tăng thì các chiến sĩ bộ binh, trong đó có cả anh em trung đội tôi vẫn

đánh chặn địch dưới chân đồi. Chúng liên tục mở các đợt tiến công hòng chiếm cho được trận

địa pháo này, song đều bị quân ta đẩy lui. Anh em vừa đánh vừa reo hò động viên tôi ghê lắm.

mỗi lần bắn cháy một xe tăng, tôi lại nghe nhiều tiếng hô vọng tới :

- Hoan hô Hoàng Hữu Yên !

- Hoan hô dũng sĩ diệt xe tăng bành trướng !

- Anh Yên ơi, yên tâm nổ súng nhé. Chúng tôi còn ở đây thì bọn bộ binh địch không bước nổi tới

chân chốt này đâu.

Tới lúc tôi bắn cháy chiếc thứ 4 (1 trong 2 xe tăng địch chạy từ Na Sầm về Đòng Đăng) thì anh

em không nén nổi niềm vui, nhiều đồng chí hối hả chạy lên ôm chầm lấy tôi mà gì, mà hôn, mà

khen hết lời...

- Kìa buông ra nào. Chiến công này có phải của riêng mình đâu. Không có các cậu đánh địch bảo

vệ pháo, bảo vệ trận địa thì mình bắn sao được. Thôi buông ra, về cả vị trí đi, địch nó kéo đến kia

kìa.

Tôi phải nói thế, anh em mới chịu toả về các tuyến chốt của mình.

Trời chuyển sang chiều lúc nào chẳng ai để ý nữa. Giờ mới được phút giây yên lòng, và giờ

cũng mới nhớ tới bữa cơm trưa, mới thấy đói. Nhưng anh nuôi Dư mải đánh địch, quên cả nấu

cơm rồi, mà bọn địch bắn phá liên tục, muốn nấu cơm cũng chẳng được. Chúng tôi lấy lương

khô ra ăn, ăn dè sẻn, 2 người 1 gói thôi.

Ngồi ăn uống nhàn rỗi mới thương khẩu pháo hỏng. Miếng lương khô chưa nhai hết, tôi đã bỏ

đấy, đi chữa pháo. Anh Điển thay tôi, sang chỉ huy khẩu đội 1. Cùng với anh có khẩu đội trưởng

Phạm Văn Thanh, Hợi số 1 và Khang ở vị trí số 3. "Êkíp" mới đổi nhau xuống chân dốc chặn địch

mà ! Cho đến lúc địch tiếp tục phản pháo, bộ binh chúng xuất hiện ở dãy đồi trước mặt thì tôi

cũng sửa chữa xong khẩu pháo thứ 2. Đợt tiến công đầu tiên của địch vào buổi chiều bị thất bại,

song khẩu pháo thứ 2 lại hỏng. Thấy pháo ta bắn thưa thớt, địch cho 2 xe vận tải chở đầy lính từ

Hữu Nghị quan tới đổ quân tiếp viện. Xe chúng vừa dừng bánh, anh Điển cùng Thanh, Hợi và

Khang đã bắn liền 6 quả đạn rất chính xác. 2 xe cùng tan tành. Có lẽ khó còn lấy 1 tên khỏi

thương vong. Song ngay khi ấy, địch huy động mọi cỡ pháo bắn vào trận địa rất ác liệt. Thanh và

Hợi bị thương. Khẩu đọi 1 cũng hỏng nhiều bộ phận : khoá nòng bị đất đá phủ đầy, tay đóng mở

chờn, trự quay máy hướng bị cong, giá ngắm lệch và kính ngắm thì mất tác dụng. Thế là 2 khẩu

pháo đều tê liệt hoàn toàn. Từ đấy đến tối địch không mở tiếp đợt tiến công nào nữa.

Đêm tới chậm chạp. Hình như trong đời, chưa bao giờ tôi mong đêm xuống nhanh như thế.

Bóng đen vừa phủ đầy các vực sâu, tôi đã lôi hòm đồ nghề ra, vừa lục lọi các phụ tùng, linh kiện,

vừa đọc cho Hoàng Tĩnh bức điện báo cáo về trung đoàn. Tôi kể vắn tắt 1 ngày chiến đấu, giới

thiệu một số gương đánh giặc dũng cảm rồi báo cáo tình trạng hỏng hóc của 2 khẩu pháo. Cuối

cùng tôi hứa với trên, sẽ chữa pháo ngay trong đêm để kịp hôm sau giội lửa vào đầu giặc.

Công việc này không cần nhiều người. Chỉ có tôi và Bài ở lại, còn tất cả triển khai xuống các

tuyến hào dưới chân chốt, sẵn sàng đánh địch tập kích. Hai anh em mò mẫm sửa chữa suốt đêm

ấy, lại kéo sang cả sáng hôm sau mới xong mấy việc : thay bệ khoá nòng từ khẩu 2 sang khẩu 1,

dùng dầu madút rửa các thiết bị quá bẩn, uốn thẳng tay quay máy hướng, gọt giũa lại các đường

ren bị chờn, toét... Riêng giá ngắm thì không sao khắc phục được.

Nhớ lại 1 lần được đại đội phân công lên lớp bài "quy chỉnh, hiệu chỉnh" tôi có đặt ra 1 câu hỏi

cho anh em thảo luận : "Không có kính ngắm, pháo 85 ly có bắn được xe tăng không ?" Ai nấy

bàn cãi sôi nổi lắm. Người bảo bắn được người bảo không. Phần tôi tôi nghĩ kính ngắm phải

theo đường ngắm qua lỗ kim hoả qua dan chỉ miệng nòng tới điểm xạ. Khi biết cự li, biết tốc độ

xe tăng, quy định vật chuẩn sẵn, tăng chạy đến là bóp cò, có thể trúng thôi. Và lúc giải đáp, tôi

kết luận : "Nhất đinh bắn được". Học lí thuyết tôi nói thế, bây giờ tình huống đã xảy ra, tôi phải có

hành động để chứng minh.

Câu chuyện ngày huấn luyện giúp tôi có thêm quyết tâm hơn, tôi quyết định, tiếp tục nổ súng

đánh địch không chờ sửa chữa giá ngắm nữa. Anh Điển ủng hộ ngay ý kiến này. Các chiến sĩ

trong khẩu đội thì vừa tin, lại vừa muốn thể hiện một tình huống đã học nên chuẩn bị súng đạn

hăng hái lắm. Và chiều hôm ấy, khẩu súng thiếu giá ngắm của chúng tôi đã đánh 2 trận khá tốt.

Trận thứ nhất hồi 13 giờ, với 4 phát đạn, bắn cháy 1 xe tăng trên đường 1A, cự li 2.800m. Trận

thứ 2 hồi 15 giờ, với 13 phát đạn, phá huỷ hoàn toàn 4 khẩu lựu pháo 122 ly đặt trước Hữu Nghị

quan, cự li 4.500m. Tất cả các lần bắn tôi đều ngắm qua nòng, đạn đi chính xác.

Cũng buổi chiều này, pháo địch từ khắp nơi bắn vào trận địa chúng tôi nhiều hơn, điên cuồng

hơn. Bộ binh địch cũng tiến công vào xung quanh chốt đông hơn, ồ ạt hơn, cán bộ chiến sĩ dưới

chân chốt chiến đấu rất kiên cường dũng cảm. Nhiều đồng chí bị thương vẫn không rời tay súng.

Xác giặc nằm la liệt trước chiến hào. Anh em đánh giỏi, chặn địch, đẩy lùi địch, bảo vệ pháo.

Vừa đánh, các đồng chí ấy vừa reo hò, cổ vũ tôi không ngớt :

- Anh Yên ơi, xe tăng xuất hiện kia kìa. Cho con "bọ hung" bành trướng về chầu ông Bành Tổ

thôi !

- Hoan hô ! Pháo 85 ly dập nát 4 thông pháo 122 ly của địch rồi !

* : tức tiểu đoàn 12 thuộc trung đoàn pháo 68, sư đoàn 3 Sao Vàng.

LUỐN SÂU ĐÁNH HIỂM

Minh Tiến, ghi theo lời kể của Nguyễn Văn Thành, đại đội 1, tiểu đoàn 45.

Tối hôm đó, đơn vị chúng tôi rời bản Bốc Thượng. Trước lúc xuất kích, có chiến sĩ còn nói đùa :

"Hôm nay là ngày Quốc tế Phụ nữ, các bạn biết rồi chứ. Chúng mình phải đánh một trận thật

tuyệt để báo công gửi về cho mẹ, cho vợ và người yêu".

Chúng tôi mang theo bên người lương khô đủ ăn 3 ngày, còn tất cả là súng đạn và thủ pháo. Lực

lượng luồn sâu của tiểu đoàn có 3 mũi : mũi 1 có 20 đồng chỉ, anh Đào Văn Quân, chính trị viên

đại đội 1 làm chỉ huy trưởng. Anh Quân là cán bộ trẻ trong đơn vị, mới 25 tuổi, quê ở Tứ Kì, Hải

Hưng. Đại đội phó Tường Duy Chính là chỉ huy phó. Mũi 2 là mũi phụ, có 19 chiến sĩ. Còn lại là

bộ phận cối 82 ly do anh Dương chỉ huy, có nhiệm vụ bắn kiềm chế địch, đề phòng chúng phản

ứng vào đội hình của đơn vị. 3 cán bộ chỉ huy của 3 mũi đều là những chiến sĩ đã dày dặn chiến

đấu trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

2 đêm hành quân, đến bản Na Toòng thì được lệnh dừng lại để trinh sát. Ở đây chúng tôi đã gặp

3 dân quân dẫn đường. Đó là 2 cô gái Phan Thị Hoa, Lã Thị Sự và anh Vương Văn Ngô. Anh chị

em này đều là những chiến sĩ thuộc đơn vị dân quân khu Thanh Sơn, đã từng đánh địch từ

những ngày đầu khi bọn Trung Quốc xâm lược mới đặt chân vào thị xã Cao Bằng. Theo các

chiến sĩ dân quân, chúng tôi đưọc lệnh đi sâu vào khu chiến, nơi địch đóng dày đặc trên các đồi

Thiên Văn, Pháo Đài... Riêng ở đồi Thiên Văn có tới 1 trung đoàn, hàng ngày chúng canh gác

trên đoạn đường ra vào cửa ngõ thị xã. Nhiệm vụ của tiểu đoàn đặc công chúng tôi là phải đánh

nhanh rồi tản nhanh, nếu không sẽ bị hãm trong vòng vây của địch.

Bộ đội ta đào xong công sự thì trời vừa sáng. Bỗng từ đài quan sát báo tới : địch bắt đầu xuất

hiện. Nhưng chỉ là 1 chiếc xe tải từ tài Hồ Xìn chạy tới. Đến chân đồi Nả Cay, nó dừng lại. Những

tên lính Trung Quốc nhảy xuống xe và đi vào khu giao thông để bôc hàng rồi vào bản cướp bóc.

Chốc chốc, chúng lại khiêng ra xe nào gà, nào vịt, nào lợn. Các chiến sĩ căm giận lắm nhưng vẫn

phải nén lòng chờ đợi, không đánh vào bọn này mà chờ những đơn vị lớn hơn.

Đến 8 giờ 30, 8 chiếc xe tải khác lại vẫn từ Tài Hồ Xìn chạy về thị xã. Trên xe chúng chất đầy

những bao hàng và những chiếc xe đạp hỏng. Đó là những thứ chúng cướp được ở dọc đường.

Chiếc xe đầu đã chạy lọt vào đúng trận địa phục kích mà chúng tôi vẫn chưa được lệnh đánh.

Hàng chục con mắt và đôi tai chiến sĩ cứ căng ra và đỏ dồn về phía anh Quân và tiểu đoàn

trưởng Hoàng Mạnh Thời để chờ đợi, chỉ sợ mình không nghe kịp lệnh để rút nụ xoè tung lựu

đạn xuống đầu địch. Và cứ mỗi chiếc xe giặc chạy qua tầm súng, chúng tôi lại một lần hồi hộp,

chờ lệnh nổ súng.

Bỗng có lệnh :

- Hãy bình tĩnh, đã có công luồn sâu 3 ngày vào lòng địch thì phải biết nén căm giận để đánh 1

trận thật giòn giã.

Nửa giờ sau, lại có tiếng động cơ râm ran từ thị xã Cao Bằng vọng đến. Đài quan sát báo có 17

chiếc xe chở đầy lính và đạn tên lửa H12 sắp chạy qua trận địa.

Bây giờ thì được đánh thật rồi. Từ hầm súng, chúng tôi như muốn bật cả dậy. Phan Thị Hoa, Lã

thị Sự-các cô gái du kích Thanh Sơn tay thoăn thoắt buộc từng băng AK vào nhau, và mở sẵn

nắp thủ pháo trao cho từng chiến sĩ.

Chúng tôi nằm trên dốc ta-luy trong xuống mặt đường nhìn rõ từng hòn đá nhỏ. Chiếc xe thứ

nhất đã lao qua. Rồi chiếc thứ 2, thứ 3. Ba chiếc đầu chở đạn. Những chiếc sau đều chở lính,

chúng đội mũ sắt, xếp hàng bảy đầy ắp.

Khi chiếc xe cuối cùng vào đúng vị trí khoá đuôi thì Nguyễn Văn Sinh được lệnh nổ súng. Trên

vai anh, quả đạn B41 vọt ra khỏi nòng, cắm vào thùng xe nổ tung. Trong đám lửa màu da cam

hiện rõ từng tên lính bị hất tung lên rồi ném xuống mặt đường. Phát đạn B41 của Sinh cũng là

khẩu lệnh của trận đánh. Tiếp đó là tiếng thủ pháo, lựu đạn nổ xen lẫn từng tràng liên thanh của

AK dồn dập đánh địch.

Ở vị trí phía trước chặn đầu, Hà Văn Nhạc bắn 3 viên AK báng gấp, đúng vào mặt tên lái. Hắn

cúi gập người, buông tay vôlăng, chiếc xe lảo đảo thúc đầu vào vách ta-luy dựng đứng, bật trở

lại, xoay nửa vòng chắn ngang đường. Chiếc thứ 2 lách sang trái tìm đường thoát. Đại đội phó

Tường Duy Chính đứng vụt dậy, tựa vào thành hào ngắm bắn 1 quả B41. Đạn tên lửa H12 trên

xe bị đốt cháy nổ tung liên tiếp. Thế là cả đội hình 14 chiếc còn lại với hơn 500 tên lính nằm gọn

trong tầm súng và biển lửa*. Chỉ huy trưởng Đào Văn Quân chỉ huy các chiến sĩ Lợi, Công, Đề

và anh dân quân Vương Văn Ngô đánh tạt sườn. Anh Quân bắn luôn 6 phát B41 vào 6 chiếc xe

đang nối nhau, bóp còi inh ỏi để tìm đường tẩu thoát. Nhưng chúng còn chạy vào đâu. Bọn lính

từ tren xe nhảy xuống chỉ kịp giúi đầu xuống sàn xe hoặc nằm rạp xuống 2 bên rãnh thoát nước.

Từ trên cao, chiến sĩ ta chỉ việc bỏ lựu đạn, thủ pháo, bắn AK xuống. Xác địch chết chồng tréo

lên nhau trông thật thảm hại.

Bỗng 1 tên xách được khẩu trung liên từ thùng xe lao ra đường chạy đến bụi tre và nằm xuống

định bắn trả. Hắn chưa kịp bắn, Hà Văn Triệu đã nhanh hơn, đưa điểm ngắm vào cái đầu trọc

của hắn kéo một loạt ngắn AK. Đó là tên lính duy nhất định chống cự trong đám 1 tiểu đoàn giặc

đi trên đoàn xe đã bị tiêu diệt gọn.

Chúng tôi đang đánh thì 1 tình huống xảy ra nằm ngoài dự kiến của thủ trưởng Thời. Đó là hàng

trăm tên địch chốt trên các đồi Thiên Văn và Yên Ngựa khi nghe tiếng súng nổ và ngọn lửa bốc

cao dưới mặt quốc lộ 3 đã bỏ luôn súng, rủ nhau chạy lên đồi cao nhìn xuống nơi đồng bọn bị

tiêu diệt. Nắm đúng thời cơ, trung đội trưởng cối 82 ly ra lệnh đánh. Hàng chục quả đạn đã được

tính toán kĩ lưỡng phần tử bắn nối đuôi nhau giội lửa xuống đầu địch, tiêu diệt hơn 100 tên nữa.

Tất cả trận đánh chỉ diễn ra trên 20 phút. Khi bọn địch phản ửng thì đơn vị chúng tôi đã nhanh

chóng theo 3 chiến sĩ dân quân thọc qua bản Nà Cay, trở về vị trí tập kết.

Về đến nơi, lúc chia tay đơn vị, cô gái dân quân người Tày Phan Thị Hoa nắm tay anh Đào văn

Quân, nói giọng tha thiết :

- Nếu em được vào bộ đội, em sẽ tình nguyện vào đơn vị đặc công của các anh...

Còn chúng tôi nghĩ, nếu lần sau có những trận đánh được phối hợp với anh chị em dân quân

như thế này thì đơn vị lập công càng lớn hơn...

: thực tế sau này ta xác minh đoàn xe địch có hơn 200 tên. Ngoài ra một bộ phận địch cũng kịp

chống trả trước khi bị diệt hoàn toàn. Có thể do đội hình phải trải dài ra để đánh toàn bộ đoàn xe

17 chiếc nên đ/c Nguyễn Văn Thành không nắm được những điều này. Tuy nhiên, đây vẫn là

một trận thắng xuất sắc.

TÌM ĐỊCH MÀ ĐÁNH

Phương Quang, ghi theo lời kể của Hoàng Văn Khoáy, đại đội phó đại đội 3 công an vũ trang

Cao Bằng.

Công việc chuẩn bị lên đường đánh địch đã xong. Mặc dù trên vai đeo lủng lẳng balô, súng đạn,

cuốc xẻng, nhưng tôi vẫn cảm thấy chưa yên tâm, tôi liền chạy vội vào nhà lấy thêm 4 quả B40

đeo sau lưng. Những lúc bình thường, vai đeo chiếc balô với khẩu AK đã cảm thấy nặng. Vậy

mà giờ đây không hiểu sao tôi vẫn chạy đi băng băng.

Lúc ấy là 3 giờ sáng. Đơn vị đã tập hợp đông đủ. Tiếng chính trị viên Nguyễn Viết Hảo vang

trong đêm :

- Hiện giờ địch có khoảng 1 trung đoàn, chúng đang di chuyển từ An Lạc đến xã Đức Quang.

Nhiệm vụ của chúng ta là cùng với bộ đội địa phương và dân quân chặn đánh chúng ở bản Nà

Hát, không cho chúng tràn vào huyện Quảng Hoà.

Chúng tôi khẩn trương lên đường.

Từ nơi đơn vị đóng quân đến toạ độ X trên 30km. Đường rừng nhiều đoạn khúc khuỷu, khó đi.

Trên vai mang nặng súng đạn, mồ hôi ai nấy đều vã ra.

Sau 1 đêm hành quân, chúng tôi đã đến địa điểm tập kết an toàn. Vừa đến nơi chưa kịp đặt balô,

pháo địch đã bắn vào bản Nà Hát, cách đơn vị đóng quân chưa đầy 100m. Tiếng pháo nổ mỗi

lúc càng dữ dội. Toàn đơn vị khẩn trương đào hầm hào, công sự chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu.

Còn tôi được phân công cùng 3 chiến sĩ đi quan sát trận địa. Càng đi sâu vào rừng, không khí

càng vắng lặng. Vừa ra khỏi bìa rừng, tôi thấy 2 người đàn ông ăn mặc quần áo người Nùng, vai

đeo súng đạn đi về phía mình. Người đi đầu cao to, đội mũ lưỡi trai trông rất giống bọn phản

động Trung Quốc.

- Cẩn thận, bọn thám báo.

Tôi ra hiệu cho các chiến sĩ chuẩn bị nạp đạn. Bỗng tôi nảy ra ý định cần bắt sống 2 tên này đem

về khai thác. 2 người lạ mặt đi khỏi con suối, họ rẽ ngang rồi lẩn vào rừng. Tôi cùng các chiến sĩ

đuổi theo. Khi gần đến nơi, tôi thấy người đi đầu trông quen quen. Đúng là bác Thài rồi ! Nhưng

sao bác ấy lại ở đây ? Tôi khẽ gọi :

- Có phải bác Thài không ?

- Ai đấy ?

- Tôi đây, Khoáy đây !

- Anh đi đâu bây giờ ?

- Đi đánh địch bác ạ !

- Chúng nó chuồn về bản Nhảng cả rồi !

- Bác có thể dẫn đường cho chúng tôi được không ?

- Đơn vị của anh có bao nhiêu người ?

- Đông lắm không thể đếm được.

- Vậy thì tốt quá. Chúng tôi đang đi tìm đồng chí xã đội trưởng để lấy thêm súng đạn. Bây giờ

gặp các anh ở đây thì còn gì bằng.

Được người dẫn đường tin cậy, chúng tôi thấy yên tâm. Mỗi gnười ăn vội miếng lương khô rồi

tiếp tục hành quân đến bản Nhảng.

cuộc hành quân kéo dài 4 tiếng đồng hồ. Khoảng 8 giờ tối, chúng tôi mới tới bản Nhảng. Đơn vị

^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^

[email protected] - [email protected]

Allrights reseved by Rosea

HD300306009 http:// hoanghai.net.ms

dừng chân tạm nghỉ ở khu vực rừng rậm. Tôi cùng 2 chiến sĩ xuống bản tìm cán bộ địa phương.

Nhưng lạ thay không thấy 1 bóng người. Chỉ thấy những ngôi nhà đổ nát, hoang vắng cùng

những đống tro tàn và những cột nhà cháy dở bốc lên mùi khét lẹt. Bên cạnh những ngôi nhà

cháy dở là những công sự hàm ếch dày chi chít, vết tích của bọn Trung Quốc xâm lược để lại.

Chúng tôi quan sát xung quanh, thấy 1 xác người bị địch đốt cháy. Còn cảnh đau thương nào

hơn thế nữa. Bỗng tôi nhớ lại câu chuyện hôm trước bà con ở Hoà An kể lại : bọn địch hung ác

hơn cả thú dữ. Chúng tràn vào huyện Quảng Hoà chém giết, đốt phá không chán tay, rồi bắt đi

16 cô gái thay nhau hãm hiếp. Về sau chúng tẩm xăng đốt cả 16 cô. Càng nghĩ tôi càng căm thù

lũ giết người man rợ.

Đêm ấy chúng tôi dừng chân ở bản Nhảng. Trong lúc anh em nghỉ, tôi cùng 2 đồng chí dân quân

đi gài mìn đề phòng địch tấn công bất ngờ. Gần về sáng, trời đổ mưa, lại thêm muỗi vắt nhiều

như trấu, không ai ngủ được. Xa xa, vẳng lại tiếng pháo cầm canh của địch bắn vu vơ. Tôi thức

dậy, cùng đại đội trưởng Yên và trung đội trưởng Khánh giở tập bản đồ ra xem.

Đại đội trưởng Yên hỏi chúng tôi :

- Nên cho anh em ở lại đây mai phục hay hành quân đến địa điểm khác ?

- Cứ theo tiếng súng của địch thì chúng còn cách ta không xa. Nếu chúng ta mai phục ở đây chờ

địch vào mới đánh, tôi e không có lợi. Vì địa hình ta thấp, vả lại nếu trường hợp bất trắc sẽ

không có đường cơ động. Vì vậy ngay bây giờ chúng ta phải cho anh em hành quân đến bản

Lẻn, bí mật đánh làm chúng không kịp trở tay.

Ý kiến của tôi được ban chỉ huy nhất trí ngay.

5 giờ sáng, sương mù còn bao phủ khắp núi rừng. cuộc hành quân lại tiếp tục. Khoảng 3 giờ

chiều, trinh sát báo về, địch đang tràn vào bản Lẻn. Chúng chia làm 2 tốp. Tốp đi đầu có khoảng

200 tên, mang theo súng đạn, vừa đi chúng vừa xì xồ với nhau toàn tiếng Bắc Kinh, tôi gnhe rõ

nhưng không hiểu. Tốp thứ 2 có khoảng 400 tên, đang kéo nhau trên một đường vòng tiến vào

bản Lẻn.

Thời cơ diệt địch đã đến. ban chỉ huy đại đội hội ý chớp nhoáng. Toàn đơn vị chia 3 hướng bao

vây chia cắt tiêu diệt địch. Tôi được phân công chỉ huy một mũi gồm 8 bộ đội và 5 dân quân đánh

chính diện. Còn 2 tổ khác do đại đội trưởng Yên chỉ huy đánh bọc phía sau.

Thằng đich rất chủ quan. Trên đường hành quân mệt mỏi, chúng dừng lại ngồi nghỉ, một số đi

tìm nước uống tập trung ở giếng Cô So.

"Kì này, chúng mày sẽ chết với ông". Tôi nghĩ vậy rồi cùng binh nhì Nông Văn Quyết vận động

đế 1 mô đá to, cách địch chưa dầy 100m. Từ địa hình rất thuận lợi đó, tôi chỉnh lại khẩu AK rồi

nín thở bóp cò. Tiếng súng phá tan bầu không khí yên lặng. Cùng lúc đó, các cỡ súng của ta từ 3

phía đồng loạt nổ. Bị đánh bất ngờ, bọn địch không kịp trở tay, đội hình rối loạn. Chúng chạy tứ

tung. Một toán chạy lên đồi ẩn nấp. Thừa cơ, khẩu trung liên của Tô Minh Đại và Nông Trọng

Tuyền liên tục nhả đạn, bọn chúng không còn đường chạy thoát. Chúng chết nằm ngổn ngang

khắp quả đồi.

Nghe thấy tiếng súng nổ, bọn địch đi trước quay lại dùng súng lớn bắn vào đội hình ta rồi cho

quân dàn hàng ngang kéo đến bao vây. Vừa đi chúng vừa thổi kèn "toe toe". Thằng chỉ huy đầu

đội mũ, một tay cầm batoong, một tay cầm súng ngắn, miệng hò hét ra oai :

- Tả khoai ! Tả khoai ! (đánh nhanh ! đánh nhanh !- chú thích của sách)

Đợi cho chúng đến đúng tầm bắn, từ trên đồi cao, tôi cùng Phương, Khoả... nổ súng. Lũ giặc lộn

nhào từ trên cao lăn xuống chân đồi. Bọn còn lại xông lên như những con thiêu thân. Vừa lúc đó,

khẩu trung liên của đồng chí Đại liên tục nhả đạn. Cuộc chiến đáu kéo dài 1 tiếng đồng hồ. Địch

mở 2 đợt đánh tới nhưng đều bị chúng tôi đánh lại, buộc chúng phải lùi ra x.

Trưa ngày 14-3, tôi được phân công cùng 2 đồng chí dân quân đi gài mìn ở những nơi xung yếu

quanh bản Pò Púng. Lúc quay về tôi đã thấy địch đang tiến vào nơi đơn vị đóng quân. Tôi luồn

rừng chạy lên núi đá. Địch phát hiện ra tôi. Chúng bắn đuổi theo. Tôi cố sức leo lên 1 quả đồi

tranh, bỗng nghe có tiếng "rẹt rẹt" trên đầu. Biết là súng của địch, tôi nằm rạp xuống đất, lăn mấy

vòng. Tôi bị địch bao vây. Một tên nói bằng tiếng Việt, giọng lơ lớ :

- Thằng chỉ huy của mày chết rồi, đầu hàng mau !

- Này thì đầu hàng !

Tôi nghiến răng ném 1 quả lựu đạn vào đội hình địch. Bọn chúng nằm rạp xuống đất. Nhân lúc

địch đang hoang mang, tôi bồi tiếp 1 băng đạn, mấy tên giặc chết gục. Tôi chạy tắt theo 1 thung

lũng, về đơn vị.

Không được đụng tới Việt Nam, NXB QĐND 1979.

CHỐT BÊN CẦU SỐ 4

Nguyễn Xuân Thái

Sau loạt đạn pháo của địch nổ dữ dội, chúng cho 2 đại đội đánh vào chốt của tiểu đội Đỗ Văn

Hoà. 1 đại đội từ đồi sân bay đánh xuống, 1 đại đội từ ngã ba Kim Tân theo quốc lộ đánh ra. Anh

đặt ngón tay trên vòng cò khẩu đại liên, quay sang nói với 1 chiến sĩ rất trẻ :

- Địch ỷ thế đông quân nên chủ quan. Đợi chúng đến thật gần ta mới bắn. Loạt đạn đầu tiên phải

thật chính xác, phải làm cho chúng kinh hoàng.

Đúng như Hoà nhận định, chưa gặp sự giáng trả của ta, bọn địch cứ dàn hàng ngang mà tiến.

Vừa đi chúng vừa bắn như vãi đạn. Địch cách trăm mét, 50 mét... Hoà bắn, khẩu đại liên trong

tay Hoà rung lên. Các cỡ súng đồng loạt trút lửa vào đội hình địch. Hàng chục tên xâm lược chết

ngổn ngang trên đường, bên bờ suối cạn. Bọn sống sót vội vàng tháo chạy, lẩn vào rừng. Thấy

giặc hoảng sợ, Hoà liền bật khỏi công sự và hô lớn :

- Xung phong !

Ước, Hào, Thiệp xách súng vọt theo Hoà. Hoà và anh em cắp tiểu liên rượt theo những tên sóng

sót. Chỉ những tên xâm lược co cẳng chạy trước tiên là thoát chết. Lúc ấy, đại liên địch từ đồi

Tháp Nước bắn xuống, nhưng đã muộn. Hoà cho anh em vận động lên chốt phòng ngự. Anh

quay nòng đại liên của mình về phía đại liên của địch. Khi đã nhìn rõ hoả điểm này, Hoà chỉnh lại

đường ngắm. Anh bắn liên tiếp 3 loạt dài. Khẩu đại liên địch câm họng. Mất hoả lực, bọn địch tụt

xuống bên kia đồi. Số quân của chúng ở đó gần 1 tiểu đoàn mà phải chùn lại.

Một lát sau, Hào, chiến sĩ dân quân phát hiện 1 toán địch có 3 tên, tên đi sau mang theo bộ đàm.

Đây là tổ thám báo. Hoà nhận định như vậy khi nhận được báo cáo của Hào. ANh tỏ chức ngay

1 tổ đi diệt. Hoà giao đại liên cho Ước và dặn :

- Cảnh giới phía trước. Sẵn sàng chi viện cho chúng tôi nhé !

Hoà vẫy tay bảo Hào theo anh vận động tắt rừng phía sau toán địch. Nguyễn Thiệp dẫn 1 tổ thọc

vào sườn chúng. Hoà nấp vào một gốc cây khi nhìn thấy 3 tên lính áo đen đang dò dẫm từng

bước. Vừa đi chúng vừa quan sát xung quanh. Tên khoác máy bộ đàm chốc chốc dừng lại nghe

ngóng. Hoà nói nhỏ với Hào :

- Cố gắng bắt sống. Cùng lắm mới nổ súng tiêu diệt.

Nói xong Hoà khoát tay ra hiệu cho Hào cùng tiếp cận. Rừng im ắn. 2 người nghe rõ cả tiếng lá

cây va vào nhau xào xạc. Xa xa, tiếng súng vọng lại. Bỗng "rắc". Một cành cây khô phía trái anh

bị gãy. 3 tên địch hoảng sợ, mạnh thằng nào thằng nấy chạy. Một loạt tiểu liên phía ấy nổ vang.

Thế là hỏng rồi. Hoà bật lên như lò xo. Bám sát 1 tên, anh siết cò, tiếp theo là 1 loạt AK rất chính

xác. Cả 3 tên thám báo ngã gục. Thiệp chạy lại, nhận lỗi :

- Mải bám sát nó, tôi không để ý tới cành cây khô tai hại ấy.

- Chà tiếc thật ! Thôi khẩn trương thu súng, máy bộ đàm và chú ý khám xét kĩ giấy tờ mà chúng

mang theo.

Về chốt đưọc một lúc, Thiệp lại phát hiện 2 tên thám báo nữa. Chúng đã lẻn vào ngay sát chốt

của ta. Thiệp vẫy tay ra hiệu cho anh em toàn chốt biết. Trước khi bí mật tiếp cận, Hoà dặn mọi

người :

- Lần này cố gắng bắt sống kì được.

Nhưng vì khoảng cách giữa ta và địch quá gần nên anh em vừa triển khai đội hình thì 2 tên địch

đã đánh hơi thấy. Chúng cắm đầu chạy thục mạng. Song, cũng như số phận những tên trước, 2

tên đều bị trúng đạn.

Mất hẳn 2 toán thám báo, bộ binh địch chỉ lấp ló trên đồi Tháp Nước, không dám xuống chiếm

cầu.

Đến 3 giờ chiều, đang ăn cơm, nghe ầm ì tiếng xe địch, mọi người đều buông đũa. Tiếng xe tải

dội alị mỗi lúc một gần. Chiếc xe mỗi lúc to dần. Trên xe, giặc lố nhố. Đây là dịp tốt nhất để thiêu

cháy hàng chục tên xâm lược một lúc.

- Bắn thôi anh Hoà ! - Ước, chiến sĩ dân quân nôn nóng.

Khi nhìn rõ khuôn mặt những tên lính ngồi trên xe như nêm lại, Hoà mới ra lệnh :

- Bắn !

Một lưới lửa bung ra chụp lấy xe địch. Chiếc xe khựng lại, bùng cháy. Hoà nhìn rõ hàng chục tên

cứ ngồi vậy mà gục xuống. Những tên khác hoảng hốt nhảy xuống xe, nhưng chỉ chạy được vài

bước là bị diệt ngay trên mặt đường, lửa trên xe ngùn ngụt bốc lên.

Cay cú trước thất bại này, bọn địch từ trên đồi Tháp Nước dùng trung liên, đại liên bắn tới tấp

vào chốt của ta. Địch gọi pháo 130 ly, cối 120 ly giội vào trận địa của các chiến sĩ ta hơn 1 tiếng

đồng hồ. Sau đợt pháo, anh em đã có mặt trên công sự, sẵn sàng đánh bộ binh. Nhưng bọn địch

vẫn không dám tràn xuống. Đến mờ tối, chúng lại cho 3 tên thám báo mò vào thăm dò lực lượng

ta. Nhưng số phận những tên này cũng đã được định sẵn. Ngay loạt đạn đầu, anh em đã diệt 2

tên. 1 tên chạy cuống cuồng, gặp cái hố phòng không của đồng bào ta, nó rúc ngay vào. Huê vọt

lên phía hầm. Anh vung tay ném vào hầm 1 quả lựu đạn. Nhưng Huê vừa bỏ tay xuống, 1 loạt

AK từ trong cái miệng hố đen sì vút đến. Huê hi sinh. Hoà vội chạy lại, anh rút chốt quả lựu đạn

quăng vào cái miệng hố đen ngòm ấy. Nhưng sau tiếng nổ, 1 loạt AK lại bay vèo qua mang tai

Hoà. Thằng này ngoan cố thật. Không nén nổi căm giận, Hoà giương súng B40 lên, mắm môi lại,

bóp cò. Cái hầm vỡ ra, tràn ngập khói màu da cam. Tên giặc bị đền tội và khẩu súng của nó đen

thui.

Ngày hôm ấy, 5 tay súng của các chiến sĩ công an vũ trang Hoàng Liên Sơn và 3 chiến sĩ dân

quân xã Kim Tân (TX Lào Cai) đã làm nên sự tích anh hùng bên cầu số 4 : bắn cháy 2 xe vận tải

quân sự, diệt 3 toán thám báo, bẻ gẫy nhiều đợt xung phong của 1 tiểu đoàn địch, diệt trên 100

tên, thu nhiều súng. Cầu số 4 mãi mãi là niềm tự hào của quân và dân thị xã Lào Cai.

Không được đụng tới Việt Nam, NXB QĐND 1979.

TRÊN TRẬN ĐỊA BẾN ĐỀN

Ngọc Đản

Suốt 1 ngày hành quân, các chiến sĩ tiểu đoàn công binh 15, đoàn H45 bộ đội Hoàng Liên Sơn

mới đến khu vực Bến Đền. Tiểu đoàn trưởng Lê Khắc Lai giữ nguyên bức điện trên tay, hối hả

tìm chính trị viên Vũ Tiến Thành. Gặp Thành, tiểu đoàn trưởng Lai mừng rỡ, anh nói giọng điềm

tĩnh :

- Cấp trên giao nhiệm vụ cho ta phải chốt chặt, chặn địch ở khu vực Bến Đền. Có khả năng ngày

mai chúng sẽ đánh sớm. Theo phương án 1, các đại đội phải chuẩn bị chiến đấu ngay.

Chính trị viên Thành nhất trí. Anh đề nghị tiểu đoàn trưởng cùng đi kiểm tra việc xây dựng trận

địa của đại đội 3. Nhờ ánh chớp của đạn pháo địch bắn chung quanh, 2 người lần theo lối mòn

nhỏ lên điểm chốt chặn quân xâm lược thọc sườn từ bản Mường Trang sang. Vừa đi họ vừa trao

đổi ý kiến. Cả 2 tin tưởng vào chiến sĩ ta dũng cảm, thông thạo địa hình, tổ chức chiến đấu tốt

nhất định sẽ đánh thắng trận đầu.

Ở đại đội 3 cũng như đại đội 2, các chiến sĩ khẩn trương đào công sự. 6 đêm thức trăng, căng

thẳng nhưng không ai tỏ ra mệt mỏi. Thành nhắc đại đội trưởng Nguyễn Công Thiệu chú ý phổ

biến kinh nghiệm chiến đấu cho từng tổ.

Sang hôm sau, khi các chiến sĩ nuôi quân vừa đưa cơm lên chốt về thì hàng loạt đạn pháo địch

dập xuống liên tục gần 1 giờ. Sau đó, 1 trung đoàn quân Trung Quốc xâm lược tiến công theo 2

mũi đúng như phương án chiến đấu của tiểu đoàn dự kiến. Cánh quân chủ yếu của chúng vượt

qua chợ Bến Đền. Đại đội địch đi đầu theo cầu treo và vượt ngầm suối Bo, gặp ngay chốt của

trung đội 4 do Nguyễn văn Phúc chỉ huy. Các chiến sĩ chờ chúng đến gần khoảng 100m mới nổ

súng.

Bị đánh liên tục trên đường tiến quân, đến đây chúng lại bị đánh bất ngờ phải quằn lại. Phía sau,

bọn địch vội vã giạt sang bên phải, lợi dụng thành đường để ẩn nấp. Phối hợp ăn ý, từ quả đồi

bên cạnh, phân đội hoả lực của đại đội 3 rót đạn cối chính xác, băm nát đội hình địch, buộc

chúng phải tháo lui.

Quân giặc tức tốc gọi pháo bắn như vãi đạn vào trận địa đại đội 2. 4 khẩu đại liên của quân xâm

lược đặt trên điểm cao 168 bắn rát mặt đồi, cày tung đất đá, bụi mù. Đại đội phó Đỗ văn Ân nép

bên thành hào nhìn bao quát trận địa. Ân nắm được thủ đoạn của quân xâm lược, nhắc các tổ

chú ý bám địch. Mấy lần lợi dụng hoả lực mạnh, chúng cố bám mép đường tiến lên nhưng đều bị

các chiến sĩ ta phát hiện và đánh bật sang bên kia suối. Nước suối trào lên xác giặc.

Phía chốt của đại đội 3, các chiến sĩ đang nóng lòng chờ đánh quân xâm lược. Pháo địch chưa

ngừng bắn nhưng Phan Ngọc thắng ở tung đội xe máy phát hiện 1 tốp địch đang men theo bờ

suối, đi vào trận địa. Thắng vội điều chính tầm khẩu cối 60 ly, nổ súng. Quả đạn của anh nổ

chính xác đến mức cả mấy tên lính đều bị hất tung lên. 1 thằng áp vào ngách đá liền bị chính trị

viên Nguyễn Văn Ky bắn 1 viên AK, hắn đổ gục xuống. Các chiến sĩ bắn đuổi theo địch, Ky vội

vàng ngăn lại, nhắc nhở phải tiếp kiệm đạn.

Từ đó đến chiều, họ còn đánh thêm 2 trận nữa, diệt hơn 30 tên. Nguyễn Văn Phúc bị thương,

quấn 1 vòng băng trắng tùm đầu, đôi mắt sáng rực lửa căm thù quân cướp nước, đôi tay anh

nắm chắc khẩu B41, không chịu lui về tuyến sau. Bấy giờ, bọn giặc xâm lược đang vơ vét thóc

gạo của đồng bào ta ở Mường Trang. Chúng đuổi bắt cả trâu, lợn, gà. Tiếng la hét của quân giặc

và của súc vật chen lẫn tiếng súng hỗn loạn. Mấy chiến sĩ trinh sát được phái đi nắm địch ngay

trong đêm.

Ban chỉ huy tiểu đoàn họp khẩn trương dưới hầm dã chiến. Mùi khói đạn pháo địch bắn hồi chiều

còn khét nồng. Tiểu đoàn trưởng Lê Khắc Lai bị thương nặng được mang về trạm phẫu thuật,

chính trị viên Vũ Tiến Thành chủ trì cuộc họp. Sau khi nghe các đồng chí chỉ huy các đơn vị báo

cáo tình hình, Vũ Tiến Thành kết luận :

- Trận đầu ta đã thấng, địch thua đau nhưng chúng còn nhiều mưu mô xảo quyệt. Nhiệm vụ của

chúng ta là phải giữ vững thế trận Bến Đền, không để địch lấn thêm một tấc đất.

Sau khi họp bàn và được giao nhiệm vụ cụ thể trong các phương án đánh địch, mọi người trở về

đơn vị. Nhưng Nguyễn Văn Ky vẫn nán lại, anh xin được tiến công chốt địch ở điểm cao 168.

Khuôn mặt Ky gầy rộc hẳn đi, quầng mắt sâu trũng, hàng ria mép mọc không đều, lởm chởm.

Anh nói với chính trị viên Thành, giọng kiên quyết :

- Đề nghị đồng chí giao nhiệm vụ này cho đại đội 3. Phải chủ động tiến công địch, làm cho quân

xâm lược mất ăn, mất ngủ, lúc nào cũng phải nơm nớp lo sợ.

Vũ Tiến Thành xúc động, anh nhắc lại lời của đồng chí chính trị viên đại đội rồi nói tiếp :

- Ban chỉ huy tiểu đoàn đã nghiên cứu và nắm chắc tình hình địch ở điểm cao này. Nhất trí giao

nhiệm vụ cho đại đội 3.

Kế hoạch tiêu diệt quân xâm lược ở điểm cao 168 được ban chỉ huy đại đội nghiên cứu kĩ một

lần nữa. Đại đội quyết định đánh ngay trong đêm. 24 chiến sĩ do chính trị viên Nguyễn Văn Ky và

đại đội trưởng Trần Công Thiệu dẫn đầu, vượt suối, bám theo đường dây nói, áp sát vị trí chỉ huy

của địch. Bọn lính Trung Quốc ngủ vật vờ trong các bụi cây, góc lều. Sau nhiều ngày đi cướp

phá, bị quân và dân ta đánh cho no đòn, chúng không còn hung hăng như trước.

Trung đội trưởng Trần Văn Bình cắt xong đường dây liên lạc của địch, vừa đúng giờ nổ súng.

Tất cả các tay súng đồng loạt nhả đạn. Bị đánh bất ngờ, quân xâm lược hoảng loạn. Pháo sáng

của chúng bắn tứ tung. Mũi phía đông và phía nam, các chiến sĩ ta ném lựu đạn, đánh tạt sườn

địch. Mũi chính diện, Nguyễn Văn Ky và 7 chiến sĩ dũng mãnh đánh vỗ mặt. Địch có số quân

đông gấp hàng chục lần, bắn như vãi đạn. Bị nhiều vết thương nhưng Ky vẫn nghiễn răng chịu

đựng, cố sức ném liền 6 quả lựu đạn vào sở chỉ huy địch, diệt hàng chục tên.

Sau 30 phút đánh giáp mặt, các chiến sĩ ta diệt gọn sở chỉ huy địch. Cả tiểu đoàn quân xâm lược

phải gọi pháo bắn vào trận địa để tháo chạy, bỏ mặc đồng bọn bị thương và nhiều vũ khí đạn

dược.

Làm chủ điểm cao 168, thế trận Bến Đền thêm vững chắc.

Mấy ngày tiếp theo nữa, bọn giặc xâm lược vẫn không sao nhích lên được. Trận địa Bến Đền chi

chít pháo và các loại hoả lực của địch. Trước chốt đại đội 2, hơn 120 xác giặc nằm ngổn ngang.

TRẬN ĐẦU TIÊU DIỆT XE TĂNG GIẶC

(Lược bớt một đoạn)

Lệnh lên đường truyền đi toàn đại đội 10. Lê Văn Thời bật người dậy, đeo balô trên người và ôm

khẩu B41 lao đi. Toàn đại đội có mặt đông đủ. Mọi người khẩn trương lên xe. Chiếc ôtô rú ga

chuyển bánh, vượt qua cầu sông Bằng, đi vào thị xã Cao Bằng rồi chạy thẳng lên hướng Hoà

An. Sương đêm dăng màn trên đỉnh núi, thấm vào vai áo từng người ướt đẫm. Cái lạnh của vùng

cao không thể làm dịu bớt sự nóng lòng của mỗi chiến sĩ chờ phút giáp mặt quân thù.

Cả đại đội triển khai theo các tuyến công sự có sẵn. Tiểu đội B41 của Thời dàn đội hình trên

đoạn hào đầu tiên. Đi về phía sau là những lối mòn dẫn qua sườn đồi, có thể cơ động rất thuận

lợi. Nhận xong vị trí, Thời lắp đạn vào súng, tính cự ly bắn ở nhiều tình huống khác nhau để khi

xe tăng địch tới là có thể nổ súng được ngay. Dọc tuyến chiến đấu, đại đội cũng đã làm xong

công tác chuẩn bị và sẵn sàng nổ súng khi có lệnh tiến công.

Từ hướng Hoà An có tiếng xe tăng vọng tới mỗi lúc một gần. 2 chiếc xe tăng đi đầu đã vào trận

địa. Trên tháp pháo, chúng sơn hình cờ đỏ sao vàng để đánh lừa sự chú ý của ta. 2 khẩu pháo

trên nóc 2 chiếc xe tăng hướng về phía trước. Nhìn chúng đi nghênh ngang trên đường nhựa,

Thời căm giận sôi lên. Anh đã thò ngón tay trỏ vào cò súng định diệt luôn. Nhưng rồi Thời kịp

nhớ ra : phải đợi toàn bộ đội hình của chúng lọt vào trận địa mới được nổ súng.

Khi 2 chiếc xe đến gần cuối đội hình của đại đội, vẫn chưa thấy toán sau đi tới. Nếu không diệt

ngay, chúng sẽ tiến sâu vào Cao Bằng. Đại đội trưởng Hồng kịp thời lệnh cho 2 tay súng B41

bắn. Tiếng súng nổ. 1 chiếc xe tăng đã bốc cháy ngay tại chỗ. Chiếc thứ 2 hốt hoảng xoay ngang

định vòng trở lại. Nhưng muộn rồi, Nguyễn Quang Anh, người bạn đồng hương của Thời đã vọt

khỏi công sự, nã quả B41 vào ngang thân nó. Chiếc xe tăng địch bị trúng đạn khựng lại. Ngay lúc

đó, 1 bác nông dân người Nùng từ trong nhà chạy ra. Bác đến cạnh Thời, nói nhỏ :

- Bộ đội ơi ! Xe tăng hỏng mà thằng địch còn sống đó. Nó đang mở nắp xe ra kìa.

Thời vội đeo khẩu AK và vác súng B41 lên vai chạy theo bác nông dân dẫn đường. Khi đến nơi,

anh thấy thằng giặc đã nhảy khỏi xe. Nó đang tìm đường chạy trốn. Nhanh như cắt, Thời điểm

xạ luôn 1 viên AK thật chính xác. Tên giặc trúng đạn, rống lên rồi ngã vật bên xác chiếc xe tăng.

Thời nhảy lên nóc xe chiếu đèn pin vào kiểm tra. Tất cả chúng nó đã bị tiêu diệt. Thời nhanh

chóng trở về vị trí của mình.

Ngay sau đó, 1 đoàn xe tăng địch ầm ầm lao tới. Thời đếm rõ từng chiếc một. Chúng cứ tưởng 2

chiếc đi đầu đã làm được nhiệm vụ mở đường nên cứ ngạo mạn tiến. Chiếc đi đầu đã lọt đúng

vào tầm bắn.

Một tiếng nổ dữ dội. Quả đạn B41 từ công sự của Thời đã lao đi. Chiếc xe tăng đi đầu trúng đạn,

bốc khói đen xịt. Cả tốp xe tăng địch ùn lại xoay ngang, hạ nòng súng bắn quét 2 bên đường.

Nhưng không có tác dụng. Tầm đạn của chúng quá cao trên tầm công sự bám sát mép đường

của bộ đội ta.

- Đồng chí Thời, luồn về phía sau, diệt bằng được chiếc xe tăng cuối cùng.

Đại đội trưởng Hồng ra lệnh. Thời xách khẩu B41 vòng vệ con đường mòn sau bản để tiếp cận

gần xe tăng địch. 5 phút sau anh đã bám sát chiếc xe sau cùng. Địa hình ở đó hơi trống trải. Chỉ

có vài cây cối lưa thưa. Địch rất dễ phát hiện. Đứng ở trong sân nhà, lợi dụng bức tường bắn ra

chăng ? Không được, cự li quá xa, rất dex trật mục tiêu. Bắn không trúng chiếc xe này thì quân

địch dễ tháo chạy trở lại thị trấn Hoà An, thời cơ diệt gọn cả đoàn xe địch sẽ không còn. Suy nghĩ

giây lát, Thời quyết định một cách đánh táo bạo hơn. Anh đã vọt ra khỏi bức tường và bám sau

xe tăng để bắn.

Mải bắn phía trước, bọn địch không biết rằng chúng đang hở 1 khoảng trống ở phía sau nên

Thời đã tiếp cận xe tăng địch được thuận lợi. Khi cách xe tăng khoảng 10m, Thời đưa súng lên

vai ngắm mục tiêu rất nhanh, bóp cò. Quả đạn từ phía Thời bắn đi đã lao chúng vào phần cuối xe

tăng địch. Một luồng lửa màu da cam loé lên, rồi một luồng khói xám xịt toả ra trùm lấy thân hình

bất động của nó. Biết chắc hiệu quả của viên đạn bắn đi, Thời lui về phía sau bức tường quan

sát. Không thấy tên địch nào sống sót nhảy ra, anh mới yên tâm chạy về vị trí cũ để tiếp tục diệt

những chiếc xe còn lại. Trên đường về, Thời gặp Màu, 1 chiến sĩ giữ AK. Màu bảo Thời :

- Phía trước, xe tăng địch bị diệt gần hết rồi. Đại đội trưởng bảo anh đón sẵn ở đó, đề phòng còn

có xe địch tới.

Nghe Màu truyền lệnh của đại đội, Thời xách súng quay lại ngay. 2 người đi được một đoạn,

thấy tiếng súng bắn xối xả về phía trung đội 2.

- Tiếng súng ở đâu đó ?

- Có lẽ trên xe tăng địch.

- Không phải, tầm đạn rất gần mặt đất Màu à. Có thể bọn địch trong xe còn sống đã xách súng

xuống nấp ở nơi nào đó bắn chăng.

- Cũng có thể thế lắm.

2 người im lặng quan sát một lúc thì phát hiện ra mấy tên địch đang giấu mình trong bụi tre, bắn

đại liên về phía trước. Thời lấy khẩu Ak của Màu nhưng Màu đã ngăn lại và nói :

- Bụi tre vướng lắm, 3 thằng địch lại nấp kín ở gốc cây, bắn AK khó trúng. Có thể nó sẽ lủi mất.

ANh dùng B41 bắn để diệt luôn cả khẩu đại liên. Tụi này nguy hiểm lắm.

- Ờ, thế cũng hay đó !

Thời quyết định bắn B41."Một quả B41 đổi 3 tên địch và 1 khẩu đại liên là được rồi". Nghĩ vậy,

Thời vội đi vòng ra phía sau lưng địch, đứng nép vào gốc cây, đưa khẩu B41 lên vai, lấy đường

ngắm. Một tiếng nổ lớn, khẩu đại liên văng ra cùng với xác 3 tên giặc.

Vừa về đến chỗ Màu, Thời thấy 1 chiếc xe tăng địch đang ẩn mình dưới một thửa ruộng trũng

ven đường, quay nòng pháo bắn vào trong bản. Thời bò lết theo bờ mương, vận động theo

hướng xe tăng để diệt. Đang bò, bỗng Thời nghe thấy 1 tiếng nổ lớn. 1 chiến sĩ khác trong đại

đội đã kịp thời nổ súng, tiêu diệt chiếc xe tăng cuối cùng của địch trong trận đánh.

Trận địa đã thưa dần tiếng súng. Đoàn xe tăng của địch có 13 chiếc, đã bị đại đội 10, tiểu đoàn 9,

đoàn B46 tiêu diệt toàn bộ, nằm phơi xác trên đoạn đường thuộc xã Nam Tuấn, huyện Hoà An

(Cao Bằng).

TIẾNG SÚNG NGƯỜI DAO

Xuân Ba

Buổi sáng hôm ấy, như thường lệ, ông già Phùn Cắm Ngăn vác dao lên thăm nương. Nhìn

những vạt ngô mới nhú uống no sương đêm, đang vươn những búp lá mập mạp, xanh mởn, ông

vui lắm.

Mấy hôm trước, ông già Cắm Ngăn lo quá, không khéo đợt ngô trỉa sau tết của hợp tác xã Tình

Pha bị héo vì sương muối mất. May quá, 2 hôm nay lại mưa phùn, ngô lên hết, đều tăm tắp. Đến

cuối nương, ông bỗng sững lại : ngô ở đây bị xéo nát bởi những vết giày dép còn hằn trên nền

đất ướt. Thôi đúng rồi, bọn xấu bên Trung Quốc, bên kia con suối lại mò sang phá rồi, chắc là nó

vừa qua đây, vết giày còn mới. Sao lại nhiều vết giày thế này. Lúc rẽ qua vạt lau, lối đi xuống

suối, ông già giật thót người : bọn Trung Quốc tụ tập rất đông ở phía con suối sau bản Tình Pha.

Chúng đang loay hoay tìm chỗ đặt những khẩu súng gì đó trông như cây chuối, nòng súng chĩa

về phía bản ông. Nó tập à ? Không phải, dải đất ven suối ấy là đất của ta. Ô, thế là nó chiếm đất

ta rồi, nó sắp đánh bản Tình Pha rồi. Từ tết đến giờ, dân quân bản Tình Pha tập hăng lắm vì

được biết thế nào bọn xấu Trung Quốc cũng đánh sang.

Lẹ làng như một con mèo, ông chạy thật nhanh vef bản, tìm đến nhà xã đội trưởng. Nó đi chợ

Bình Liêu mất rồi ! Lúc này bản Tình Pha vắng lắm, bà con và dân quân trong bản đi chợ Bình

Liêu gần hết. Ông già Cắm Ngăn như có lửa đốt trong bụng. Chỉ tẹo nữa thôi, bọn quỷ ấy sẽ tràn

xuống. Bọn nó ông không lạ. Hồi gần tết năm ngoái, nó lẻn sang giết mất 3 người ở bản ông

đang làm nương. Thỉnh thoảng nửa đêm nó còn sang bản ông bắt lợn, gà và gài mìn ở sân nhà

cán bộ nhưng đèu bị dân quân tóm được.

Phải chặn ngay chúng lại. Chạy về Mỏ Toòng báo cho bộ đội biên phòng và dân quân biết ?

Không kịp nữa rồi ! Ông già Cắm Ngăn liền chạy ngay về nhà đánh thức con trai là Phùn Tắc

Sình. Phùn Tắc Sình chạy sang nhà bên gọi thêm 2 đứa con ông chú cũng là dân quân. Ông già

Phùn Cắm Ngăn đứng giữa 3 người nói :

- Ta chỉ có 3 khẩu K44 và 1 súng kíp, người lại ít, nó thì đông lại có súng lớn. Nhưng mình không

sợ, phải chặn nó lại. Bộ đội và dân quân bên Mỏ Tòong nghe tiếng súng sẽ đến ngay thôi.

4 người dưới sự chỉ huy của ông Phùn Cắm Ngăn bí mật luồn theo con đường hẻm lần ra suối.

Trước mặt họ, khoảng hơn 1 đại đội giặc Trung Quốc đang tản ra, mò tìm mìn và chông của dân

quân để gỡ. Bọn còn lại, sau khi đặt pháo xong đang ăn cơm trong các lùm cây rậm rạp, nhưng

chúng ăn rất khẽ như chuột ăn trộm ngô. Mọi người nhận định : chúng chưa bắn pháo, đợi bọn

trinh sát gỡ hết mìn, nhổ hết chông, chúng mới bắn dọn đường cho bọn đi sau ào lên. Theo lệnh

ông Phùn cắm Ngăn, 4 người chiếm 4 vị trí có lợi, khống chế được cả khoảng trống trước mặt,

đợi bọn gỡ mìn nhổ chông mò tới gần mới bắn.

Bọn giặc rón rén nhích dần, nhích dần từng tí một. Mặc cho tên chỉ huy thúc lên nhưng bọn lính

sợ giẫm phải mìn, đạp phải chông vẫn cứ loay hoay nhấp nhổm như kiến lửa cắn dưới bụng,

không dám bò nhanh. Chúng gỡ cũng tài : số mìn và chông chúng nhổ được khá nhiều mà chưa

có đứa nào vướng phải. Chỉ có 1 thằng lớ ngớ bị chông xóc vào hông, kêu ớ lên một tiếng, liền

bị thằng nằm bên đấm cho một quả vào mồm, liền im thít. Thấy vậy, ông già Phùn Cắm Ngăn liền

nghĩ ra 1 cách. Ông nhẹ nhàng bò tới chỗ con trai và 2 đứa cháu, nói nhỏ :

- Đừng bắn nó chết, cứ nhằm bắn vào tay vào chân nó. Bị thương nó sẽ lăn lộn như con gấu

trúng đạn, mìn gài bên sẽ nổ, chúng nó sẽ chết nhiều.

30 bước chân, rồi 15 bước... Thấy chúng nó vào gần tới trước mặt, chắc ăn như bắn con nai,

con hoẵng, ông già hô to :

- Bắn !

4 tiếng súng nổ vang, phá tan cảnh tĩnh mịch của núi rừng. 4 tên giặc đang nhổ chông, mìn bị

những viên đạn găm vào tay, vào chân, cuống cuồng lăn sang một bên. Thế là những quả mìn

gài bên cạnh chúng cũng nổ dậy đất, mấy thằng đang bò phía sau cũng tan xác. Bọn còn lại bật

dậy, hoảng loạn đạp lên nhau tháo chạy. Bọn lính pháo đang ăn cơm trong các lùm cây không

hiểu ra sao, nhốn nháo cả lên.

Thấy không còn giữ đưọc bí mật nữa, bọn giặc sau một lúc hoảng hồn bèn nổ súng. Đủ các loại

súng bắn tới tấp về phía bản. Trong lúc đạn giặc nổ rầm trời, 4 người thoăn thoắt đổi vị trí, nhanh

nhẹn áp sát địch, bình tĩnh nổ súng. Bọn địch vừa không biết lực lượng ta có bao nhiêu mà chỉ

thấy súng nổ khắp nơi, vừa rất sợ đạp phải chông mìn nên không dám tiến. Chúng nằm một chỗ

mà bắn như vãi đạn. Một lúc sau, đạn pháo địch bắt đầu bắn vào bản. 1 đại đội địch được pháo

yểm trợ, liều lĩnh vọt qua bãi chông tiến về phía bản. Thấy không đủ sức chặn chúng lại, ong già

Phùn Cắm Ngăn dẫn con và 2 đứa cháu luồn qua khe, vừa để đánh vào phía sườn địch, vừa

nhử chúng vào bãi mìn và chông đã được ta bố trí từ trước.

Trên đường vận động, lúc lao qua một vạt nương, không may Phùn Tẩu bị tụi giặc phát hiện

thấy. 1 tràng AK vang lên ghim vào người Phùn Tẩu. ANh ngã xuống. Phùn Tắc Sình lao tới ôm

lấy Phùn tẩu lăn xuống khe. Bọn giặc không tiến nữa, chúng hò hét nhau vòng lại định bắt sống

Phùn Tắc Sình. Phùn cắm Ngăn nấp sau một tảng đá lớn, nhoài người lên bắn trả. Lúc đó, bộ

đội và dân quân Mỏ Toòng đã kịp thời chi viện. Tiếng súng của ta nổ giòn giã, bọn giặc sống sót

liền cuống cuồng tháo chạy, bỏ mặc những đứa chết và bị thương nằm kêu la thảm thiết. Đợt

tiến công của chúng bị đánh tan. Nhưng bỗng có 1 toán giặc xô tới chỗ Phùn Tắc Sình, tuy

không bắt được anh, nhưng chúng đã cướp được xác Phùn Tẩu chạy mất.

Hơn 1 giờ sau, bọn địch xốc lại lực lượng, tổ chức đợt tiến công khác lên chốt. Đợi cho bọn giặc

tới gần, 1 tiểu đội dân quân và bộ đội được ông già Cắm Ngăn dẫn đường đã dũng mãnh đánh

tạt sườn địch, lùa chúng vào bãi mìn bên suối. Tiếng mìn nổ dậy đất, hàng chục tên giặc tan xác.

Bọn còn lại giạt vào bãi chông, lúng túng không ra được, la hét om sòm...

Vô cùng căm thù bọn giặc tàn bạo đã giết hại Phùn tẩu, chớp thời cơ cánh quân địch tiến vào

bản đang bị quân ta ghìm đầu đánh cho tơi tả, Phùn Tắc SÌnh nhanh nhẹn vòng lại phía sau lưng

chúng. Đoán chắc lũ giặc thế nào cũng hành hạ thi thể Phùn tẩu, thương bạn quá, Phùn tắc Sình

cố tìm nơi bọn giặc giấu xác Phùn Tẩu. Nhưng đi một đoạn dài, anh chỉ thấy xác giặc Trung

Quốc nằm ngổn ngang, đạn và súng của chúng ném lại vung vãi. ANh liền đeo thêm 2 khẩu AK

còn đầy đạn của giặc. Thấy một đám giặc khoảng 10 tên đang xúm lại một chỗ, Phùn Tắc Sình

rẽ qua những tán cây lúp xúp, nhích lại gần. Anh nhằm vào giữa đám giặc lia 1loạt đạn. Chúng

liền tản ra, nhằm về phía anh bắn loạn xạ rồi tháo chạy, hút vào khu đồi cây rậm rạp. Một lát sau,

Phùn Tắc SÌnh thận trọng tiến lên phía trước, thấy 3 tên chết gục bên cạnh đống khoai sống

chúng vừa moi được của dân bản.

Trời đã về chiều, trận địa im tiếng súng. 8 đợt tấn công lên bản Tình Pha của địch đều bị đánh

lui. Vì hoảng sợ nên chúng không dam ùn lên nữa. Nhưng Phùn Tắc SÌnh sau khi đào xong công

sự cùng bộ đội và dân quân vẫn không chịu nghỉ. Ông Phùn cắm Ngăn cũng xin ở lại chiến đấu,

không chịu về bản. Nghĩ tới Phùn Tẩu, Phùn Tắc Sình lại xách súng, vượt qua một thung lũng

hẹp, đi tìm. Lúc này đã gần tối, sương chiều phủ trắng đồi nương. Qua bãi mìn địch vướng phải

lúc sáng, anh thấy xác 5 tên địch còn nằm đó.

Lần qua khe cạn, tới gần con suối làm đường biên giới, Phùn Tắc Sình dừng lại. Trên lưng dốc

có tiếng lạo xạo. Anh bò lên, thấy khoảng 20 tên địch đang bu quanh xác Phùn tẩu. Từ

Bài viết của Tô Mai Hồng (Xu Meihong, lẽ ra phải là Hứa Mai Hồng chứ nhỉ ?), một cựu sĩ quan

tình báo cao cấp từng phục vụ 15 năm trong quân giải phóng nhân dân Trung Hoa, vợ của Larry

Engelmann, một giáo sư từng dạy tại đại học San Jose State University ở tại California, Hoa Kỳ.

Xu Meihong đã ra điều trần trước Ủy ban tình báo của Thượng viện Mĩ, và viết bài Chinese

Ordeal đăng trên tạp chí Vietnam của CCB Mĩ.

Tác giả đánh giá nguyên nhân, kết quả cuộc chiến theo góc nhìn của người TQ. Và do được lấy

từ một trang web chống cộng nên không loại trừ khả năng trong đó có những chi tiết được cố tình

bịa đặt nhằm bôi nhọ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bài post dưới đây chỉ sửa về mặt từ ngữ cho

phù hợp với cách dùng của người Việt Nam (VD : Trung Cộng sửa thành Trung Quốc, Cao Miên

sửa thành Campuchia...) và giữ nguyên nội dung - chiangshan.

Trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất giữa Pháp và Việt Nam và nhất là trong trận

Điện Biên Phủ, thì sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với Việt Nam không những được coi như là vô

cùng quan trọng mà còn có tính quyết định nữa. Qua cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai

giữa miền Bắc và miền Nam với đồng minh Hoa Kỳ thì Trung Quốc cũng đã từng tỏ ra rất tích

cực trong việc giúp đỡ nước "anh em xã hội chủ nghĩa" của họ.

Nhưng qua năm 1972, sau khi tổng thống Nixon viếng thăm Bắc Kinh rồi tiếp theo việc hai nước

Trung-Mĩ tiến dần đến bình thường hóa quan hệ ngoại giao, thì quan hệ giữa Việt Nam và Trung

Quốc ngày càng trở nên lạnh nhạt. Sau khi Chu Ân Lai rồi đến Mao Trạch Đông qua đời vào năm

1976, thì những mâu thuẫn giữa đôi bên ngày càng tăng thêm và trở nên trầm trọng.

Đáng ghi nhất là vụ tranh chấp chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Nam

Hải (biển Đông), vụ chuyển "lậu" những hàng hóa của Trung Quốc qua biên giới phía bắc Việt

Nam, vụ ngược đãi kiều dân Trung Quốc ở Việt Nam và cuối cùng là vụ kình chống chế độ

Khmer Đỏ ở Campuchia do Trung Quốc bảo trợ.

Qua mùa thu năm 1978, Việt Nam phát động chiến dịch khủng bố Hoa kiều và trục xuất họ ra

khỏi Việt Nam, đồng thời Việt Nam ra lệnh oanh tạc các căn cứ của Khmer Đỏ ở dọc biên giới

Việt Nam-Campuchia. Đến tháng 7-1978, Trung Quốc ra lệnh hủy bỏ tất cả các dự án viện trợ

cho Việt Nam. Tháng 11 cùng năm đó, Việt Nam ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô,

địch thủ nguy hiểm nhất của Trung Quốc, đồng thời Việt Nam chấp nhận cho Liên Xô được

quyền sử dụng các căn cứ không quân và hải quân của họ kể cả căn cứ Cam Ranh.

Trước những hành động khiêu khích của Việt Nam, Đặng Tiểu Bình trong chuyến công du

Singapore vào tháng 11-1978, đã tuyên bố như sau về Việt Nam : "Trung Quốc đã từng viện trợ

cho họ 200 tỷ USD, đó là chưa kể mồ hôi và xương máu của dân chúng tôi đã đổ ra để giúp cho

họ, để rồi sự việc ngã ngũ như thế này đây ! Cần phải trừng trị những kẻ vong ân bội nghĩa này

mới được". Và để trả lời những đe dọa của Đặng Tiểu Bình, ngày 24-12-1978, Việt Nam tấn

công CPC, đuổi quân Khmer Đỏ chạy ra biên giới Thái Lan, và chiếm thủ đô Phnom Penh. Đối

với Trung Quốc, hành động tấn công CPC đã chứng tỏ rõ rệt ý đồ muốn làm bá chủ Đông Dương

của Việt Nam, một hành động mà Trung Quốc không bao giờ chấp nhận. Chỉ còn một giải pháp

duy nhất để cứu Thái Lan và dạy cho Việt Nam một bài học là dùng biện pháp quân sự, và Trung

Quốc đã cho dàn 225,000 quân dọc theo biên giới Hoa Việt. Ngày 17-2-1979, quân đội Trung

Quốc bắt đầu tấn công. Trọng pháo của Hồng quân nhã đạn dữ dội vào vị trí của quân đội Việt

Nam khiến cho một phóng viên Hoa Kỳ ở trong vùng phụ cận ví cuộc pháo kích này giống như

một cuộc oanh tạc của những pháo đài bay B52, có khác là ở thời gian, vì B52 chỉ oanh tạc

khoảng hơn một phút thôi, còn cuộc pháo kích này kéo dài hơn 20 phút, và sau đó, 85,000 quân

Trung Quốc tràn qua biên giới, xuất phát từ 26 địa điểm khác nhau.

Cuộc chiến tranh "trừng phạt" này kéo dài 16 ngày, từ 17-2, đến 5-3-1979, là một cuộc chiến ác

liệt và đẫm máu, vì chỉ trong một thời gian ngắn mà tổn thất của Hồng quân Trung Quốc - căn cứ

theo bản báo cáo lên thượng cấp - có thể xấp xỉ với số tổn thất của quân đội Hoa Kỳ trong cuộc

chiến tranh Đông Dương thứ hai.

Một sĩ quan Hồng quân Trung Quốc từng tham gia cuộc chiến cho biết : "Đây là một cuộc chiến

đẫm máu và vô cùng man rợ. Những bạn đồng ngũ của tôi - nhưng không tham gia các trận

đánh ở Triều Tiên hay ở Ấn Độ hoặc chưa từng tham gia một cuộc chiến tranh nào khác - đã cho

biết là họ không thể nào tưởng tượng được chiến tranh dã man, tàn độc như vậy. Một số lớn

đơn vị được đưa ra mặt trận đã không được chuẩn bị kỹ càng về tinh thần cũng như về vũ khí,

nên họ đã phải trả một giá rất đắt : đó là mạng sống của họ. Chỉ có một điều duy nhất làm cho

anh em binh sĩ vô cùng hể hả là việc san bằng thị xã Lạng Sơn thành bình địa, mà chính bản

thân tôi đã được chứng kiến tận mắt. Vụ phá hoại này đã làm cho chúng tôi vui lòng vì chúng tôi

muốn trả thù bọn Việt Nam và như một cấp chỉ huy của chúng tôi từng nói "đó là một cái hôn tạm

biệt " để cho bọn Việt Nam luôn luôn nhớ mãi chúng ta. Không phải riêng gì Lạng Sơn, mà tất cả

các thị xã dọc theo biên giới Việt-Trung đều bị san bằng trước khi quân đội chúng ta rút lui khỏi

Việt Nam; và chúng tôi không bao giờ ân hận hết, có đi chăng nữa là rất tiếc không có cơ hội để

san thành bình địa hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng".

Mấy tuần trước khi chiến tranh bùng nổ, quân đội Việt Nam đã mở chiến dịch khiêu khích Hồng

quân và sau đây là lời khai của một sĩ quan nhân chứng : "Binh sĩ chúng tôi rất bực tức khi bị

khiêu khích và nghĩ rằng bọn Việt Nam tưởng là chúng cũng mạnh tương đương với chúng ta vì

được xếp vào hàng thứ 3 trên thế giới về quân lực, cho nên giờ đây chúng nghĩ rằng chúng

muốn tác oai tác quái gì cũng được, vì chúng là bá chủ hiện nay trên bán đảo Đông Dương về

lãnh vực quân sự ".

Sau khi chiến tranh chấm dứt, chúng tôi có cơ hội để nghiên cứu và phân tích những bản báo

cáo về hành quân tại các chiến trường thì thấy rằng Hồng quân Trung Quốc đã trả một giá quá

đắt cho cuộc thắng trận này vì chưa được chuẩn bị kỹ càng trước khi tham gia cuộc chiến. Có rất

nhiều đơn vị được đánh thức dậy từ sáng sớm tinh sương để chuẩn bị hành trang xong là lên

đường ra mặt trận. Và qua ngày hôm sau là đã tham gia chiến đấu rồi. Còn đạn dược thì có rất

nhiều lô đã quá hạn sử dụng từ lâu, cho nên lắm khi đạn tuy rơi trúng mục tiêu nhưng lại không

nổ. Trong khi đó thì chúng tôi đã tìm thấy trong những vị trí mà chúng tôi đánh chiếm được của

Việt Nam vô số vũ khí hiện đại được tiếp tế trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương thứ hai, còn

đa số đạn dược của chúng ta gửi ra mặt trận được sản xuất trong thập niên 1950. Một số binh sĩ

xử dụng hoả tiễn chống tăng đã bị địch bắn chết vì mặc dầu đạn đã trúng đích rồi nhưng lại

không nổ. Tuy nhiên trong cái rủi lại có chỗ may là nhờ đó mà về sau đồng chí Đặng Tiểu Bình

mới phát động chiến dịch đổi mới vũ khí.

Thật đáng tiếc là chúng ta không chịu rút ra những kinh nghiệm của quân đội Hoa Kỳ trong cuộc

chiến ở Việt Nam. Chúng ta tin rằng Hoa Kỳ đã thua trận vì quân đội của họ không có niềm tin

khi lâm chiến. Chính Chủ tịch Mao đã từng bảo chúng ta là một đội quân dù cho có vũ khí tối tân

mấy đi nữa mà binh sĩ không có niềm tin ở mục tiêu chiến đấu của họ, thì họ không bao giờ

mang lại chiến thắng cho chính họ được.

Nếu chúng ta tin và thực sự tin là khi chúng ta dùng hết tiềm năng quân sự của chúng ta vào

cuộc chiến tranh " trừng phạt " này, thì quân đội của Việt Nam sẽ tan vỡ ngay trong vài giờ, và

chúng ta sẽ chiếm Hà Nội, Hải Phòng trong một hay hai ngày mà thôi. Sau khi trừng phạt xong

bọn vong ân bội nghĩa thì chúng ta rút quân về ngay. Nhưng đáng tiếc thay, mọi việc đến với

chúng ta không được suôn sẻ cho lắm. Và chúng ta đã phải trả một giá rất đắt cho cuộc chiến

thắng này. Một trong những vấn đề quan yếu trong cuộc chiến là việc sử dụng sao cho hữu hiệu

đoàn quân cơ giới của chúng ta, căn cứ vào địa hình, địa vật của miền sơn cước Việt Nam cũng

như rút ra những kinh nghiệm mà Hoa Kỳ đã thu thập được trong chiến tranh Đông Dương lần

thứ hai . Nhưng rất tiếc là chúng ta không chịu học hỏi những kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong khi

điều động các đoàn quân thiết giáp của chúng ta. Đó là một hành động có thể nói là ngu xuẩn, vì

mặc dầu chúng ta đã điều động các trung đoàn thiết giáp vượt qua biên giới trước tiên mà vẫn

không nắm được ưu thế. Sau đây là một trường hợp điển hình:

Một nữ cán bộ Việt Nam đóng chốt tại một vị trí sát ngay biên giới, đã dùng hoả tiễn (có lẽ là

B40/B41) phá hủy lần lượt từng chiếc thiết giáp của chúng ta và đã phá liền 7 chiếc. Những

trường hợp như thế này đã xảy đến cho rất nhiều trung đoàn, gây thiệt hại rất lớn cho Hồng quân

của chúng ta.

Có những đơn vị thiết giáp tiền sát nhận được lệnh phải vượt qua những chiếc cầu ở biên giới

nhưng cấp chỉ huy không biết ước lượng sức chịu đựng của những chiếc cầu này nên đã cho

đoàn xe chạy qua cầu cùng một lượt - thay vì cho qua từng chiếc một - nên cầu bị gãy và cả

đoàn chiến xa rơi cả xuống sông. Sở dĩ xảy ra những chuyện đáng tiếc như thế là vì các sĩ quan

chỉ huy thiết giáp của chúng ta nghĩ rằng sĩ quan công binh của Việt Nam có trình độ cao, nhưng

sự thật lại không phải thế.

Và đây là một trường hợp thật là hiếm có: một đoàn thiết giáp trên đường tiến quân gặp phải một

ngọn đồi cao, dốc đứng choáng cả lối đi. Viên sĩ quan chỉ huy đơn vị - vì muốn tiến nhanh - nên

đã ra lệnh cho tất cả các xe thiết giáp phải trực chỉ leo thẳng lên đỉnh đồi. Vì độ dốc của đồi quá

cao nên một số xe bị lật ngược trước khi lăn xuống chân đồi. Viên chỉ huy vẫn cứ ngoan cố, cho

rằng vì lái xe kém nên xe mới bị lật, nên vẫn duy trì lệnh tiến quân. Cuối cùng 6 thiết giáp bị lật và

không sử dụng được nữa. Còn viên sĩ quan chỉ huy đơn vị này thì bị truy tố ra trước tòa án của

mặt trận.

Rất nhiều binh sĩ đã bị đưa ra xử trước tòa án mặt trận trong cuộc chiến tranh "trừng phạt " này.

Tuy nhiên chỉ trong quân đội mới được biết những tin tức này mà thôi chứ đối với quần chúng thì

những tin này vẫn bị ém nhẹm.

Sự thiệt hại về nhân mạng cũng như về vũ khí tuy lớn nhưng cũng không lớn bằng sự thiệt hại

về uy tín của Hồng quân, vì mọi yếu kém của quân đội đã được phơi bày ra hết nhất là về

phương diện kỷ luật và tuân hành mệnh lệnh.

Vì bất tuân thượng lệnh mà từng xảy ra chậm trễ trong khi hành quân : tại một ngã tư vùng biên

giới gần thị xã Lạng Sơn, một số lớn xe cộ của nhiều đơn vị đồng thời đến nơi đây cùng một lúc;

và chả có đơn vị nào chịu nhường quyền ưu tiên cho đơn vị nào, nên chỉ trong chốc lát một cảnh

kẹt xe hỗn loạn xảy ra ngay trước mắt (Giá có một đơn vị pháo của ta rót xuống thì hết kẹt xe

ngay). Lúc bấy giờ trong quân đội chúng ta chưa có vụ mang huy hiệu trên quân phục vì cấp lãnh

đạo cho rằng mọi người lính đều ngang nhau, nên không thể nào phân biệt được ai là sĩ quan và

ai là lính. Vì giao thông bị tắt nghẽn quá lâu nên vị tư lệnh lộ quân XLI (quân đoàn 41 ? Có lẽ đơn

vị khác vì quân đoàn 41 TQ tham chiến ở Cao Bằng) bèn đứng ra điều động sự giao thông, giống

như tướng Patton đã từng làm khi ông chỉ huy quân đoàn III ở châu Âu. Nhưng khổ một nỗi là có

một số sĩ quan trẻ ở các đơn vị khác, không thuộc lộ quân XLI nên nhất định không chịu nghe

theo mệnh lệnh của ông và cứ đòi cho bằng được quyền ưu tiên qua trước vì họ không biết ông

ta là ai. Thậm chí có người sỉ vả rằng ông là ai mà dám đứng ra dành quyền điều khiển việc giao

thông tại nơi đây ? Khi ông cho biết mình là tư lệnh lộ quân XLI thì tiếng la ó lại càng to hơn nữa,

vì họ cho rằng làm gì có chuyện một vị tư lệnh của một lộ quân lại chịu hạ mình xuống làm nhiệm

vụ của một anh quân cảnh. Rồi trong tiếng la ó lại có xen lẫn tiếng : "Vậy tôi đây là tham mưu

trưởng Hồng quân", hoặc "Còn tôi là Đặng Tiểu Bình thì ông nghĩ sao?". Trong lúc đó, một số sĩ

quan phụ tá tư lệnh lộ quân XLI chạy đến giải thích thêm, nhưng cũng chả có ai chịu nghe và

cuối cùng họ đi đến xô xát nhau làm cho người nào người nấy quần áo bê bết bùn. May sao, khi

đó có một viên sĩ quan cao cấp kịp thời chạy đến và nhận diện được vị tư lệnh lộ quân XLI, và

các viên sĩ quan đang tranh chấp nhau cũng biết mặt viên sĩ quan đến sau cùng, nên mọi việc đã

được dàn xếp ổn thỏa. Cần nên ghi nhớ đây là một chuyện có thật. Và sau đó mọi sự việc đã

được báo cáo lên lãnh tụ Đặng Tiểu Bình. Hai năm sau cuộc chiến tranh " trừng phạt Việt Nam" ,

lãnh tụ Đặng Tiểu Bình ra lệnh mọi binh sĩ của Hồng quân đều phải mang huy hiệu về quân hàm

của họ trên bộ quân phục.

Một sĩ quan khác được phỏng vấn kể tiếp: "Rất nhiều binh sĩ của Hồng quân đã bị thiệt mạng vì

bị chính quân ta pháo kích. Sở dĩ có chuyện đáng tiếc như vậy là vì sĩ quan pháo binh của chúng

ta không được huấn luyện kỹ càng hoặc trong các đơn vị pháo binh không có sĩ quan trinh sát để

cho tọa độ tác xạ, nên xạ thủ chỉ bắn phỏng chừng mà thôi. Nếu đi sâu vào vấn đề thì nguyên do

cũng chỉ tại thiếu sự liên lạc giữa các vị chỉ huy từng vùng của mặt trận".

Vấn đề tiếp liệu cũng gặp nhiều khó khăn vì chúng ta đưa ra mặt trận quá nhiều quân. Chúng tôi

không rõ cấp chỉ huy của quân đội Hoa Kỳ đã rút ra được gì trong khi chiến đấu với quân đội Việt

Nam, chứ theo chúng tôi thì đánh nhau với Việt Nam không cần phải đưa ra thật nhiều quân mà

chỉ cần đưa ra một số đơn vị được huấn luyện thật kỹ càng, nhất là về chuyên môn. Một vấn đề

khác nữa là cấp chỉ huy của chúng ta cho rằng không dùng không quân để yểm trợ cho bộ binh

cũng có thể thắng được Việt Nam; vì Việt Nam có rất nhiều tên lửa SAM do Liên Xô cung cấp,

những tên lửa phòng không này đã từng hạ nhiều pháo đài bay B52 của Hoa Kỳ, nên cấp chỉ huy

của chúng ta mới dè dặt khi nói đến việc sử dụng không quân.

Khi phát động chiến tranh rồi mới thấy là chúng ta thiếu hẵn phương tiện để liên lạc và phối hợp

hành động giữa các đại đơn vị cùng được lệnh tấn công một mục tiêu chung. Đó là trường hợp

của 2 sư đoàn tuy được lệnh tiến chiếm một thị xã nhỏ mà vẫn cứ tưởng là chỉ có riêng đơn vị

của mình được lệnh này mà thôi. Ba sư đoàn được lệnh đánh chiếm Lạng Sơn và ai cũng tưởng

rằng thị xã này có rất nhiều quân Việt Nam trấn giữ. Trước khi tấn công, pháo binh của ta đã nhả

liên tục hàng trăm ngàn viên đạn đại bác trong vòng 8 tiếng đồng hồ vào thị xã này. Nhưng đến

khi vào chiếm Lạng Sơn, chúng ta mới thấy đó là một thị xã bỏ ngỏ và chỉ có khoảng vài trăm

thường dân còn sống sót nhưng đều bị điếc vì cuộc pháo kích, cho nên chúng ta cũng đã "giải

thoát" hộ cho họ. Khi cuộc chiến sắp chấm dứt, chúng ta đã huy động toàn bộ học viên sĩ quan

trường công binh của Hồng quân đến đặt mìn trong từng nhà một của thị xã Lạng Sơn, tất cả

những xác chết của dân chúng đều được chất thành từng đống và cũng được quấn mìn; khi mọi

việc phá hoại được chuẩn bị xong xuôi,ai nấy đều rút ra khỏi thị xã, thì viên chỉ huy mới nhấn nút

cho mìn nổ. Và Lạng Sơn, thị xã lớn nhất của Việt Nam ở vùng biên giới kể từ nay đã trở thành

bình địa và coi như đã bị xóa tên trên bản đồ thế giới.

Trong khi tiến xuống phía nam, một số lớn binh sĩ của chúng ta bị thiếu ngủ ngày này qua ngày

khác, nên khi có lệnh dừng lại để nghỉ ngơi là anh em rất hoan nghênh. Nhưng nào có nghỉ được

phút nào đâu vì du kích Việt Nam chỉ rình có cơ hội đó để phục kích chúng ta. Đó là chưa kể hầm

chông thì có khắp nơi, làm cho binh sĩ của chúng ta thiệt mạng cũng khá nhiều. Có nguồn tin cho

hay là nhiều rừng tre ở vùng Thanh Nghệ Tĩnh đã trở nên xơ xác vì tre đã bị đốn để làm hầm

chông ở trên vùng Việt Bắc nhằm làm chậm cuộc tiến quân của quân ta.

Nạn mìn bẫy cũng làm cho quân ta chết khá nhiều, và vì vậy mà quân ta ít khi bắt tù binh vì gặp

bất cứ dân Việt Nam nào họ cũng đều bắn hạ cho hả cơn giận. Về phía Việt Nam, binh sĩ họ

cũng có những hành động tương tự như quân của chúng ta. Cho nên sau khi ngưng chiến và

trao đổi tù binh thì chỉ có một số rất ít thôi vì đa số thì đã bị giết chết cả rồi.

Một trong những điều làm cho binh sĩ của chúng ta bực tức nhất là nữ du kích Việt Nam. Trong

khi tiến phía nam, chỗ nào đã đi qua rồi là chúng ta coi như vùng đó là nơi an toàn, nhưng sự

thật thì không phải như thế vì trên nội địa Việt Nam không có nơi nào có thể gọi là nơi an toàn

đối với chúng tôi cả. Một đoàn xe tăng T59 đi hàng một trên một con đường núi nhỏ hẹp. Gặp

khúc quanh ngặt, xe dẫn đầu phải chạy rất chậm mới có thể quẹo được; nhưng trong khi rẽ thì lổ

châu mai dùng để nhắm vẫn đứng yên bất động, không quay theo hướng của chiếc xe. Và chính

lúc đó là lúc mà tên du kích dùng súng của bắn vào lổ châu mai và giết chết người lái xe. Lái xe

của 7 chiếc xe tăng đều bị giết chết khi họ muốn quẹo xe và cả đoàn cơ giới đành phải dừng lại

vì không có bộ binh đi theo hộ tống, và ai cũng tưởng đã gặp phải sức chống cự của một lực

lượng hùng hậu của địch. Rồi mọi xe tăng đều bắt đầu xạ kích lung tung vì không thấy mục tiêu.

Khi dứt tiếng súng thì cảnh vật lại trở về im lặng với cây rừng. Sau đó một chốc, một đại đội bộ

binh được điều đến để lục soát trong vùng. Cuối cùng họ bắt được một nữ du kích Việt Nam với

một khẩu súng. Viên chỉ huy đoàn xe giận quá bèn cho lột trần cô ta, trói cả tay chân rồi ném ra

giữa đường. Ông ta nhảy lên một chiếc xe và lái xe này chạy qua chạy lại nhiều lần qua cô gái

cho đến khi chỉ còn một mớ thịt bầy nhầy trải trên mặt đường núi. Trong khi đó binh sĩ của ông ta

lên tiếng cổ vũ rầm rĩ vang cả khu rừng. Cảnh tượng này cho ta thấy rằng Hồng quân của chúng

ta không phải thiếu về vũ khí tối tân, mà thiếu sự chuẩn bị về tâm lý khi phát động cuộc chiến

tranh "trừng phạt Việt Nam". Chúng ta cứ tưởng rằng cuộc chiến này sẽ là một cuộc chiến tranh

qui ước và người dân thường không tham gia cuộc chiến như một người lính. Nhưng họ có biết

đâu ở Việt Nam mọi người dân đều là lính cả; và chính điều này đã cho ta thấy là chúng ta chưa

bao giờ chịu rút tỉa những bài học từ kinh nghiệm đã qua của Hoa Kỳ.

Phụ nữ Việt Nam thường hay giả vờ chào đón chúng ta, nhưng khi đến gần thì họ ném lựu đạn

vào chúng ta hoặc cầm lựu đạn nhảy vào giữa đám quân của ta để cùng chết. Có một lần có một

cô gái dân sự Việt Nam bị thương và được đưa vào điều trị tại một bệnh viện dã chiến của Hồng

quân. Khi vào trong bệnh viện cô ta cho nổ quả lựu đạn mang trong người để tự sát và cũng để

giết luôn một số người của chúng ta nữa.

Nói đến sự dã man của cuộc chiến tranh này thì quả thật không có bút nào tả xiết, nhất là khi

binh sĩ Việt Nam đối xử với tù binh Trung Quốc. Mỗi khi chúng bắt được nữ binh của chúng ta,

việc đầu tiên là chúng chia nhau hãm hiếp và sau đó chúng giết họ và quẳng xác lại để cho

chúng ta tìm. Có lúc chúng hãm hiếp xong còn dùng dây kẽm gai xiên qua vú của những nữ tù

binh ta, làm thành từng xâu năm sáu người để cho họ không thể di chuyển được. Có nhiều

trường hợp chúng bắt nữ tù binh của chúng ta ngồi trên những chiếc xiên tre vót nhọn, hoặc khi

bị họ từ chối thì chúng đá cho họ té nhào lên trên những cây xiên này. Binh sĩ của chúng ta khi

nghe kể lại những hành động dã man của quân đội Việt Nam thì họ rất căm thù và sau đó họ

cũng đối xử như vậy với nữ tù binh Việt Nam (rõ ràng đây là một chiêu nhằm kích động binh lính

TQ). Một khi binh sĩ ta đã nổi cơn thịnh nộ thì họ cũng biết bắn, giết, đốt phá nhà cửa như điên,

và họ rất lấy làm vui thích khi có dịp để trả thù lại quân đội Việt Nam.

Trong cuộc chiến tranh "trừng phạt " này, chúng ta đã áp dụng chính sách tiêu thổ đối với Việt

Nam. Ngay trong vùng Lạng Sơn có mỏ "lân tinh", chúng ta đã cho công binh tháo gỡ toàn bộ

máy móc và dụng cụ dùng để khai thác hầm mỏ này mang về Trung Quốc. Những gì không

mang đi được như đường sá, nhà cửa, các con đường hầm, đều bị phá sạch.

Đối với người ngoại quốc, nhất là đối với Hoa Kỳ - nước đã thất bại ở Việt Nam - thì Trung Quốc

đã không thành công trong cuộc chiến tranh "trừng phạt Việt Nam", nhưng sự thật thì ngược lại

vì nhờ có cuộc chiến tranh này mà quân đội Trung Quốc đã rút được rất nhiều ưu khuyết điểm

để ngày càng tiến bộ thêm lên.

Tù binh VN. Đây có lẽ là 1 đơn vị bộ đội địa phương và trang bị không được đồng bộ. Sử dụng

cả súng phóng lựu M79 của Mĩ và tiểu liên K50 (PPSh41) từ thời chiến tranh thế giới.

Lính Trung Quốc sửa cầu. Điều này cho thấy cây cầu đã bị lực lượng vũ trang Việt Nam phá để

cản bước quân địch.

Cái này thì phải nhờ mấy bác đi bộ đội vào kiểm tra lại. Tớ đã từng đọc tài liệu mà ở đó người ta

khẳng định: ngay cả một lính nam VN khoẻ mạnh cũng chỉ bắn liên tiếp được 3 đến 4 phát B40,

B41 được thôi. Một phụ nữ VN mà bắn đến 7 phát liên tiếp chỉ là điều viễn tưởng

Đạn B40, B41 có lực phản hồi cực mạnh, đòi hỏi người bắn phải có sức khoẻ rất tốt. Cố bắn đến

phát thứ 4 thì có thể được nhưng bắn xong sẽ bị trào máu mũi, máu mồm... và có khả năng...

ngất xỉu đấy

Cái này thì bác tranhoangtho nói đúng đấy, khó có ai bắn liên tiếp được 7 phát B40/41 được.

Ngay cả khi được trang bị đủ cả mũ che tai, mà thường là trong chiến tranh chả ai đeo cả. Riêng

trong trường hợp mà chiangshan kể trên có thể cô nữ " cán bộ " đó đã bắn cháy 7 xe tăng thật

nhưng mà là trong suốt trận đánh đánh { một trận đánh giữ chốt có thể kéo dài vài ngày }.

TỪ THẮNG MĨ TỚI THẮNG GIẶC BÀNH TRƯỚNG

Minh Tiến, ghi theo lời kể của Nguyễn Văn Loan

chính trị viên đại đội 3, tiểu đoàn 1, đoàn An Lão*.

Tôi vào bộ đội được 8 năm, từ một chiến sĩ trưởng thành lên cán bộ, nhưng chưa bao giờ xa đại

đội 3, tiểu đoàn 1, đoàn An Lão này lấy 1 tháng. Anh em bảo tôi là lính cựu nhất của đơn vị thì

cũng đúng. Năm 1972 tôi tham gia chiến dịch Quảng Trị, giải phóng thị xã Đông Hà**, sau đó

theo đơn vị vào chiến trường Khu 5, đánh Mĩ ở Quảng Nam-Đà Nẵng cho đến khi bước vào

chiến dịch Mùa Xuân đại thắng năm 1975.

Tôi còn nhớ buổi sáng ngày 16-4, hôm đó tôi được lệnh dẫn 2 chiến sĩ trong tổ của mình là

Phạm Văn Mưu và Nguyễn Văn Quân đi chặn địch ở nam thị xã Phan Rang. Chúng tôi mang

theo mỗi người 1 khẩu súng, 6 băng đạn, còn lựu đạn thì giắt kín thắt lưng. Từ sáng đến trưa, 3

chúng tôi vẫn nép mình trong những bờ cây lúp xúp ở 2 bên đường để đợi địch, nhưng chỉ thấy

hàng trăm chiếc xe chở bà con di tản từ Nha Trang chạy về Biên Hoà. Sốt ruột, Quân liền hỏi tôi :

- Anh Loan ạ, biết đâu tụi lính chẳng trà trộn trong đám bà con đó ?

Tôi dặn Quân và Mưu phải hết sức kiên trì, nóng máy là không ăn. Tin trinh sát buổi sáng cho

biết bọn sĩ quan của bộ tư lệnh tiền phương quân đoàn 3 ngụy, sau khi chạy khỏi thị xã vẫn còn

lẩn khuất đâu đây, chưa ra khỏi cánh đồng muối Cà Ná. Bỗng từ một bờ ruộng bên kia, tôi thấy

có một tốp người đang len lỏi theo những hàng cây đi lên đường. Mặt mũi đứa nào đứa nấy hốc

hác, quần áo lấm láp đầy bùn, vẻ mặt sợ hãi. Nhanh chóng, tôi ra lệnh cho Quân và Mưu vận

động sang bên kia đường. Vọt đến trước mặt chúng, tôi cắp ngang khẩu AK, đẩy nấc khoá an

toàn rồi quát :

- Hàng thì sống, chống thì chết ! Giơ tay lên !

Thế là cả bọn 7 tên, không đứa nào bảo đứa nào đều giơ tay lên trời. Được tôi và Quân yểm hộ,

Mưu bước đến chĩa súng vào một tên cao nhưng gầy, mặt vuông, râu lún phún ở cằm rồi hỏi :

- Mày tên gì ?

- Dạ, tôi là Nguyễn Vĩnh Nghi, trung tướng, tư lệnh quân đoàn 3 tiền phương.

- Súng mày đâu ?

- Dạ, thưa tôi không còn súng nữa.

Mưu đưa mắt hỏi tên thứ hai :

- Còn mày ?

- Thưa, tôi là Phạm Ngọc Sang, chuẩn tướng, tư lệnh sư đoàn không quân số 6, phụ tá cho ông

này. Thưa, tôi còn súng, còn đủ cả băng đạn.

Nói xong, hắn đặt khẩu súng ngắn lên lòng bàn tay. Tôi nhanh chóng tiến đến tước ngay khẩu

súng và chỉ vào máy điện đài đeo lủng lẳng trước ngực hắn, hỏi tiếp :

- Cái này của mày còn nói được không ?

- Dạ thưa, một đêm ngâm nước, có lẽ hỏng rồi.

Tôi hỏi đến 5 tên khác. Tất cả bọn chúng đều nằm trong bộ chỉ huy quân đoàn 3 ngụy, có tên làm

cận vệ cho tên Nghi. Chúng tôi dẫn chúng về đơn vị thì trời vừa tối. Sáng hôm sau tôi tiếp tục

dẫn tổ của mình đi chặn địch, bắt thêm được 65 tên khác, trước khi đơn vị được lệnh hành quân

tham gia giải phóng Sài Gòn.

Khẩu AK số hiệu 6907 của tôi trong trận đó, giờ còn để ở phòng truyền thống sư đoàn. Hôm bàn

giao nó tôi cứ tiếc mãi. Tôi nói với chính uỷ Biền :

- Chính ủy cứ cho tôi giữ khẩu súng đó. Xa nó thì tôi nhớ lắm !

Nhưng chính ủy không nghe, anh nói :

- Khẩu AK bây giờ không còn là của cậu nữa. Nó là kỉ vật chung của cả sư đoàn. Mình thay cho

cậu khẩu K54 mới toanh. Được chứ ?

Sau ngày miền Nam giải phóng, trong thời gian huấn luyện tôi được đề bạt làm cán bộ trung đội

rồi làm chính trị viên đại đội 3 này.

Tháng 7-1976, tôi được nghỉ phép 15 hôm, đó là chuyến phép đầu tiên trong đời bộ đội. Tôi cưới

vợ trong kì phép đó. Vợ tôi là một bạn gái học sinh cùng quê Lục Ngạn, Hà Bắc, và sau đó chúng

tôi có con.

Đơn vị chúng tôi được lệnh hành quân lên Lạng Sơn làm nhiệm vụ và đã chiến đấu suốt trong

thời gian qua với bọn giặc Bắc Kinh, từ đầu đến cuối chiến dịch.

Buổi sáng ngày 18-2, sau 1 ngày 1 đêm thúc quân lên chiếm các điểm cao ở khu vực Đồng Đăng

không xong, bọn chúng liền đánh chiếm chốt đơn vị tôi. Lúc đó tôi đi với trung đội 2, bên cạnh là

các chiến sĩ bắn trung liên Nguyễn Đình Lập, Nguyễn Văn Bình. Khoảng 8 giờ 20 thì tôi nhận

được thông báo có triệu chứng địch sắp tiến công. Chỉ 1 lúc sau, pháo địch đã bắn gấp vào trận

địa, vào các mỏm 2 bên, sau đó chúng ồ ạt xông lên. Tiếng kèn sừng dê, tiếng kèn đồng ré lên

trong tiếng đạn các cỡ. Chúng đặt khẩu đại liên trên 1 quả đồi Chậu Cảnh bắn chéo cánh sẻ vào

đội hình phòng ngự của 2 trung đội ta. Đạn tuôn xối xả. Tôi hỏi Bình :

- Cậu có cách nào kiềm chế nó không ?

- Báo cáo, có !

Nói xong, Bình cúi rạp người, bắn 1 loạt ngắn trung liên nhưng đạn đi thấp cắm vào đất, bụi mù.

Bình chuyển điểm ngắm, bắn tiếp, trúng ngay 1 tên đỡ băng đạn đại liên. 1 thằng khác nhảy lên

đúng vào lúc tôi vừa xoay khẩu AK về phía nó. Tôi bóp cò, 2 tên địch trúng đạn, chết ngay tại

chỗ. Diệt được khẩu đại liên rồi, đã đỡ 1 phần đạn thẳng nhưng hoả lực cối 60 ly của chúng lúc

này có phần dữ dội và ác liệt hơn. Chúng bắn theo kiểu ô vuông, quả nọ cách quả kia chưa đầy

3m, mảnh bay rào rào. Tôi động viên :

- Cối địch bắn nhiều đó, nhưng phải để mắt vào thằng bộ binh, chớ để nó leo lên.

Tôi nói chưa xong thì phía sau, 3 cái bóng đã nối nhau vụt lên. Đó là những tên lính Bắc Kinh

đầu tiên vượt qua được tầm lựu đạn của chúng tôi, đánh vu hồi. Bỗng tôi nghe tiếng đạn nổ rất

âm và sau đó là tiếng báng súng nện xuống một nhát. Một ý gnhĩ loé lên trong tôi : "Ta hay địch

ở đó ?".

Thì ra chiến sĩ Tĩnh tiểu đội 4 đã đoán trước được thủ đoạn của thằng địch, cậu ta nép mình vào

đoạn ngoặt của hào, giơ súng sát ngực tên đi trước bóp cò rồi quay báng súng nện vào đầu tên

đi sau. 2 tên chết tại chỗ, tên thứ 3 vội vàng tuột xuống dốc như kiểu trẻ con ngã cầu trượt. Cũng

ngay lúc đó, cậu Hợp, trung đội phó trung đội 2 nhanh chóng điều động chiến sĩ mình, nhảy ra

công sự, chia đồi hình đánh vòng sang quả đồi Bằng, tiêu diệt tại chỗ 30 tên lính Trung Quốc

ngay dưới chân dốc.

Đánh từ 8 rưỡi đến 15 giờ thì toàn đại đội tôi đã diệt được hơn 200 tên và thu được 38 khẩu

súng, trong đó có 2 khẩu B41 còn đạn thì 7, 8 hòm gì đó. Được trung đoàn chi viện, sang các

ngày 19, 20 và 21-2, đại đội vẫn đánh địch xung quanh khu vực các ngọn đồi Công Bình, đồi

Bằng, đồi Chậu Cảnh, giành đi giật lại với địch, có ngày chiến đấu đến 20 đợt, một số anh em bị

thương nhưng chốt vẫn vững. Tôi bị thương ở cánh tay vào sáng 22-2, vết thương ra nhiều máu,

không nâng được khẩu AK lên để bắn, có lúc ngất đi và anh em đã đưa tôi về bệnh xá trung

đoàn lúc nào không biết. Ba bốn ngày nằm sau hậu tuyến, tôi nhớ đơn vị quá, ai còn ai mất. Đơn

vị chỉ còn anh Quế là cán bộ cấp trưỏng. Tôi nhớ cậu Bình, cậu Lập, cậu Nhất những tay súng

mới vào trận đầu mà đã lập công xuất sắc. Tôi giơ thử cánh tay phải lên tập, ban đầu đau tưởng

ngất đi nhưng rồi dễ chịu dần. Vết thương tuy chưa lành nhưng có phần nào đỡ đau nhức. Tôi

nảy ra ý định rời bệnh xá để lên chốt. Không lên chốt lúc này cảm thấy không sao chịu được,

nhưng nếu tôi đề nghị thì chắc không được mà thêm rắc rối cho các anh phụ trách. Tôi xé mảnh

giấy trong sổ công tác và viết :

"Kính gửi anh Khuynh phụ trách bệnh xá trung đoàn

Trước khi về lại chốt đáng lẽ tôi phải đến gặp các anh nhưng tôi trình bày thì các anh sẽ không

chấp nhận. Tôi nằm ở bệnh xá trung đoàn đúng 4 đếm, 3 ngày rồi. Vết thương ở cánh tay đã đỡ,

tôi không quên ơn đó của các bác sĩ, y tá. Hiện nay anh em đại đội 3 đang chiến đấu trên đồi Địa

Chất, đồi Chậu Cảnh, tôi là 1 chính trị viên, 1 bí thư chi bộ nên phải có mặt ở chốt để động viên,

nắm đơn vị cùng anh em chiến đấu. Lúc bị thương, tôi chưa kịp trao đối công việc với một ai

trong đơn vị. Tôi chịu nhận khuyết điểm với các anh về việc chấp hành chưa tròn nội quy của

bệnh xá nhưng nếu tôi không có mặt ngoài đó lúc này thì tôi cảm thấy chưa tròn trách nhiệm.

Cũng có thể tôi suy nghĩ chưa đầy đủ lắm, nhưng thú thực với các anh, không lên chốt lúc này tôi

cảm thấy không chịu được. Tôi viết thư này và nhờ đồng chí Huấn, chiến sĩ đại đội 3 nằm cùng

lán gửi các anh.

Bệnh xá ngày 26-2-1979

Kính thư

Nguyễn Văn Loan

chính trị viên đại đội 3 tiểu đoàn 1

Tôi gấp lá thư vào 1 cái phong bì, để đầu giường Huấn rồi dặn :

- Các anh ấy có gay quá thì cậu nói giùm là mình sốt ruột quá nên đã ra đi từ đem hôm qua.

Nói xong tôi xốc balô và một mạch theo đường tải đạn đi về ga Tam Lung để lên chốt. Trong màn

sương mờ đục, tiếng súng lặng, thỉnh thoảng nghe tiếng pháo cầm canh của quân ta đang rót lên

khu vực Đồng Đăng. Con đường dốc đi lên điểm cao Công Bình mọi ngày là thế, bây giờ tôi thấy

dài hơn. Dọc đường, tôi tranh thủ quan sát các quả đồi để tìm dấu vết còn lại sau các trận đánh.

Ở đồi Công Bình, tôi đếm được 120 cái vỏ băng cá nhân của lính Trung Quốc vất dọc lối đi

nhuốm đầy máu. Một vài cái cáng làm bằng 2 đoạn tre tươi, giữa quấn dây thừng kiểu mắt cáo,

dùng để khiêng những thằng bị thương hoặc chết.

Tới 1 lối nhỏ ở đồi Chậu Cảnh, tôi nhìn thấy 3 xác lính Trung Quốc nằm úp lên nhau đã bốc mùi

thối.

Đi hết quãng nữa, bỗng tôi gnhe tiếng anh em reo to :

- Chính trị viên lên rồi anh em ơi !

Thế là không ai bảo ai, các chiến sĩ đều chạy ra quây quần lấy tôi. Anh em mừng lắm, 1 chiến sĩ

nói :

- Mấy bữa xa anh, tụi tôi rất nhớ, nhưng đơn vị vẫn kiên quyết đánh thắng giặc Trung Quốc bành

trướng.

Tôi ôm chặt vai Bình và hỏi :

- Bình giết được bao nhiêu tên rồi ?

- Báo cáo, bằng các bạn. Hai chục tên.

Tôi hỏi 1 chiến sĩ khác :

- Các cậu có bắt được tên tù binh nào không ?

- Chưa bắt được anh ạ. Làm thế nào để tóm gọn một lô như hồi anh tham gia chiến dịch Hồ Chí

Minh năm 1975, bắt một lúc 2 thằng tướng.

- Yên chí, nó còn thua đau, còn dốc quân vào đây thì anh em ta còn thời cơ bắt hàng đoàn.

Động viên anh em xong, tôi đi gặp ngay anh Quế để hội ý công việc. Chuẩn bị cho đơn vị đánh

lâu dài.

Anh Quế nói với tôi :

- Mấy bữa anh đi viện, anh em ở nhà đánh tốt lắm, nhất là anh em trẻ. Cậu Bình, cậu Hợp, chỉ

qua 1 trận là học được cách đánh của cán bộ, phán đoán đúng ý đồ của địch, diệt chúng từ lúc

chúng mới có ý định tiến công lên chốt. Cả 3 trung đội đánh rất đều.

Tôi cũng nghĩ như thế. Chiến sĩ phần lớn rất trẻ, lại có trình độ văn hoá, có lòng yêu thương và

tự hào dân tộc rất cao, có chí căm thù giặc sâu sắc, tiếp thu kĩ thuật, chiến thuật nhanh. Sức

mạnh 1 người hoá thành 5 thành 10. Sức mạnh của đại đội cũng bẻ gãy hàng chục đợt tấn công

của trung đoàn 870 địch trong suốt 1 tuần đầu chiến đấu.

Hội ý xong, chúng tôi đi tiếp đến từng ngách hào, nơi các chiến sĩ đang sẵn sàng nổ súng.

Không được đụng tới Việt Nam, NXB QĐND 1979.

* : có lẽ là trung đoàn 2, thuộc sư đoàn 3 Sao Vàng.

** : đơn vị giải phóng TX Đông Hà năm 1972 là trung đoàn 36 và 88 thuộc sư đoàn 308. Có lẽ

tiểu đoàn của đ/c Nguyễn Văn Loan sau này đã được nhập vào sư đoàn 3-thời điểm 1972 đang

chiến đấu ở Bình Định.

Lính TQ bị quân và dân Việt Nam bắt là tù binh ở Hoàng Liên Sơn...

Cám ơn các bác đã cho ý kiến.

Như trên em đã nói là chỉ sửa từ ngữ chứ không can thiệp vào nội dung. Theo đúng bài của mấy

bác CCCB mà em lấy về thì viết là "phá một lèo", em đã chỉnh lại là "phá liền", tất nhiên với cách

hiểu là bắn lần lượt và có nghỉ giữa chừng.

Các bác đọc bài về trận phục kích đoàn xe TQ sẽ thấy có tay súng VN đã bắn tổng cộng 6 phát

B41. Trận đánh diễn ra trong khoảng 20 phút. Xin hỏi các bác cựu binh liệu có thể làm được điều

đó không, nếu như bắn 3 phát rồi nghỉ 10 phút mới bắn tiếp và người bắn có thể lực tốt (đặc

công) ?

Xe tăng Trung Quốc bị diệt.

Thiếu xe chở quân buộc xe tăng phải cõng theo bộ binh, đạn dược dự trữ, cách sử dụng kém cỏi

trên địa hình đồi núi phức tạp cộng với sức chiến đấu mạnh mẽ của Việt Nam, đã khiến thiết giáp

Trung Quốc phải nhận những thiệt hại nặng nề : 60% xe tăng tham gia chiến dịch bị cháy hoặc

hỏng (nguồn : www.sino-defence.com).

Lực lượng quân đội Trung Quốc trong chiến dịch 1979 :

Theo www.china-defense.com)

Mặt trận phía đông, do tướng Xu Shiyou (Hứa Thế Hữu), tư lệnh ĐQK Quảng Châu, uỷ viên BCT

đảng TQ chỉ huy, gồm :

- Quân đoàn chủ lực 41 gồm các sư đoàn bộ binh 121, 122, 123.

- Quân đoàn chủ lực 42 gồm các sư đoàn bộ binh 124, 125, 126.

- Quân đoàn chủ lực 43 gồm các sư đoàn bộ binh 127, 128, 129.

- Quân đoàn chủ lực 50 (thiếu) gồm các sư đoàn bộ binh 148, 150.

- Quân đoàn chủ lực 54 gồm các sư đoàn bộ binh 160, 161, 162.

- Quân đoàn chủ lực 55 gồm các sư đoàn bộ binh 163, 164, 165.

- Sư đoàn bộ binh 58 thuộc quân đoàn chủ lực 20.

- Sư đoàn bộ binh độc lập địa phương quân tỉnh Quảng Tây.

- Trung đoàn xe tăng độc lập số 5 thuộc ĐQK Quảng Châu.

- Sư đoàn pháo binh số 1.

- Sư đoàn pháo cao xạ 70.

Mặt trận phía tây, do tướng Yang Dezhi (Dương Đắc Chí), tư lệnh ĐQK Côn Minh chỉ huy, gồm :

- Quân đoàn chủ lực 11 gồm các sư đoàn bộ binh 31, 32, 33.

- Quân đoàn chủ lực 13 gồm các sư đoàn bộ binh 37, 38, 39.

- Quân đoàn chủ lực 14 gồm các sư đoàn bộ binh 40, 41, 42.

- Sư đoàn bộ binh 149 thuộc quân đoàn chủ lực 50.

- Sư đoàn bộ binh độc lập địa phương quân tỉnh Vân Nam.

- Trung đoàn xe tăng độc lập số 1 thuộc ĐQK Côn Minh.

- Sư đoàn pháo binh số 4.

- Sư đoàn pháo cao xạ 65.

Theo kí sự lịch sử Sư đoàn Sao Vàng : lực lượng TQ có 9 quân đoàn chủ lực, 4 sư đoàn địa

phương, 1.908 khẩu pháo (chưa kể hoả tiễn).

Theo Ngoại giao Việt Nam của Lưu Văn Lợi :

Lực lượng TQ được huy động từ 5 đại quân khu. Cụ thể :

Hướng Lạng Sơn có quân đoàn 43, 54, 55.

Hướng Cao Bằng có quân đoàn 41, 42.

Hướng Hoàng Liên Sơn-Lào Cai có quân đoàn 13, 14.

Hướng Lai Châu có quân đoàn 11.

Về binh chủng có 2.558 khẩu pháo và 550 xe tăng, xe bọc thép.

Trong cuộc tấn công đầu tiên sáng 17-2-1979, tổng số lính TQ cả bộ binh, pháo binh, tăng-thiết

giáp... là gần 100.000 người.

Theo Chinese Aggression : How and Why it failed của Nguyen Huu Thuy (NXB Ngoại Ngữ, Hà

Nội, 1979) :

Lạng Sơn : 3 quân đoàn.

Cao Bằng : 2 quân đoàn.

Lào Cai : 2 quân đoàn.

Lai Châu : 2 sư đoàn.

Quảng Ninh : 2 sư đoàn.

Hà Tuyên : 1 sư đoàn.

Lực lượng tuyến 1 là 5 quân đoàn và một số sư đoàn độc lập, với 200.000 quân.

Lúc cao điểm lực lượng TQ lên tới 600.000 quân, gồm 44 sư đoàn thuộc 11 quân đoàn của 5 đại

quân khu : Côn Minh, Quảng Châu, Vũ Hán, Thành Đô và Bắc Kinh.

Binh chủng : 550 xe tăng thiết giáp, 480 pháo, 1.260 cối các cỡ.

Theo The Sino Vietnamese War của Li Man Kin, Kingsway International Publications, 1981, quân

TQ có tổng cộng 17 sư đoàn với 225.000 quân.

Theo The Sino-Vietnam War-1979: Case Studies in Limited Wars, Colonel G.D. Bakshi, lực

lượng TQ có 17 sư đoàn tham chiến từ đầu, sau đó tăng lên 25 sư đoàn, tổng cộng 250.000

quân. Lực lượng này được rút từ Dã chiến quân số 3-dã chiến quân lớn nhất của TQ (thực ra chi

tiết này không chính xac, vì từ năm 1955 cấp binh đoàn và Dã chiến quân đã được bãi bỏ, trong

quân giải phóng TQ biên chế cao nhất chỉ còn là cấp quân đoàn).

Ngoài ra theo một số tài liệu khác TQ cũng đã chuẩn bị 1.700 máy bay các loại và 211 tàu chiến

của hạm đội Nam hải sẵn sàng phía sau (nhưng không tham chiến).

Lực lượng quân đội Việt Nam trong chiến dịch 1979 :

(Tạm thời chưa thống kê được từ tư liệu VN).

Theo The Sino-Vietnam War-1979: Case Studies in Limited Wars : lực lượng biên phòng và dân

quân bố trí dọc biên giới khoảng 150.000 người. Ngoài ra có 5-7 sư đoàn bộ binh bố trí dọc theo

2 phòng tuyến, từ Yên Bái tới Quảng Yên để bảo vệ Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ.

Theo www.orbat.com :

Tuyến 1 :

Gồm các sư đoàn : 3 Sao Vàng, 304, 325b, 338, 346, 374; các trung đoàn 43, 49, 244, 576.

Mỗi tỉnh có 1 tiểu đoàn địa phương.

Tuyến 2 :

Gồm các sư đoàn 242, 312, 327, 329, 431; các trung đoàn 98, 196; lữ đoàn 38; 27 đại đội công

an vũ trang.

Khu vực HN có quân đoàn 1 và 2.

(chi tiết này không chính xác, quân đoàn 1 đang ở Ninh Bình, còn quân đoàn 2 ở CPC).

Theo The Sino Vietnamese War :

Trung đoàn 12.

Trung đoàn 141.

Trung đoàn 197.

Trung đoàn pháo 68 thuộc sư đoàn 3.

Trung đoàn pháo 188.

Trung đoàn pháo 190.

Trung đoàn pháo 166.

Trung đoàn 42 (sư đoàn 327).

Trung đoàn 192.

Trung đoàn 254 (sư đoàn 354).

Trung đoàn 741.

Trung đoàn công an vũ trang 16.

Trung đoàn thị xã Lào Cai.

Tiểu đoàn 2 độc lập.

Tiểu đoàn 3 độc lập.

Trung đoàn 193.

Trung đoàn 194.

Trung đoàn 95.

Trung đoàn 121 (sư đoàn 345).

Trung đoàn 147 (sư đoàn 316A).

Trung đoàn 148 (sư đoàn 316A).

Trung đoàn 677 (sư đoàn 346).

Trung đoàn 246 (sư đoàn 346).

Trung đoàn 851.

Trung đoàn độc lập 123.

Trung đoàn 751.

Trung đoàn pháo 681 thuộc sư đoàn 346.

Thông tin từ www.china-defense.com :

Sư đoàn 325B.

Sư đoàn 338.

Sư đoàn 3.

Sư đoàn 473.

Sư đoàn 304.

Sư đoàn 346.

Trung đoàn 224.

Trung đoàn 567.

Trung đoàn 576.

Trung đoàn 43.

Trung đoàn 49.

Sư đoàn 312.

Sư đoàn 431.

Sư đoàn 327.

Sư đoàn 329.

Sư đoàn 242.

Trung đoàn 196.

Lữ đoàn 38.

Trung đoàn 98.

Sư đoàn 345.

Sư đoàn 332.

Sư đoàn 305.

Trung đoàn 192.

Trung đoàn 123.

Trung đoàn 199.

Trung đoàn 193.

Trung đoàn 741.

Trung đoàn 183.

Sư đoàn 316A.

Bác nào biết tiếng Trung dịch hộ ở đây : http://www.chinadefense.

com/forum/index.php?showtopic=2505&st=40 vì tên các địa danh sau khi dịch bằng

altavista loạn cả lên, em chịu.

Tụi này đang thi midterm, đang thấy oải thì đọc được truyện này của bạn nên lại càng quyết tâm

học.

Nhìn mấy thằng Tàu học cùng lớp mà thấy ghét quá. Nhưng bọn Mỹ ở đây nhiều thằng cũng

ghét tàu không kém gì việt nam đâu.

Tổng kết về cuộc chiến theo các bên :

Phía Trung Quốc :

Tuyên bố chính thức do Bộ Tổng tham mưu QGPND TQ đưa ra : tổng thiệt hại của quân giải

phóng TQ là 6.954 chết, 14.800 bị thương và 240 bị bắt. Thiệt hại của Việt Nam là 60.000 chết

và bị thương, 1.600 bị bắt.

Theo The Sino Vietnamese War Trung Quốc tuyên bố đã tiêu diệt được trung đoàn 12, sư đoàn

316A, 345, 346 của Việt Nam.

Báo cáo nội bộ ban đầu của Quân giải phóng TQ tuyên bố đã diệt được và đánh thiệt hại nặng

sư đoàn 316A, 325B, 327, 338, 345, 346 của VN. Tổng cộng 19 trung đoàn và 25 tiểu đoàn, 35

đồn biên phòng (?). Diệt 55.000 người VN và bắt 2.173 người, thu 916 pháo cối, 1.606 RPG, 236

súng tự động, phá huỷ 54 xe tăng thiết giáp, 781 pháo cối (!). Gài lại trên đất VN 8 vạn quả mìn

(một số nguồn khác lại cho rằng số mìn gài lại lên tới hàng trăm ngàn quả).

Quân đoàn 41 diệt được 5.581 lính VN và bắt 320 người.

Quân đoàn 42 diệt được 4.605 lính VN và bắt 389 người.

Quân đoàn 43 diệt được 5.168 lính VN và bắt 101 người.

Quân đoàn 55 diệt được tới 10.786 lính VN và bắt 310 người. Riêng sư đoàn 163 của quân đoàn

này diệt được tới 5.293 lính VN.

(www.china-defense.com)

Phía Việt Nam :

Theo Chinese Aggression : How and Why it failed, Trung Quốc chết và bị thương 62.500 lính,

mất 280 xe tăng thiết giáp, 270 xe quân sự, 115 khẩu pháo cối.

Trong đó :

Mặt trận Lạng Sơn : diệt 19.000 lính TQ, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp và 52 xe quân sự, 95

khẩu pháo-cối và giàn phóng hoả tiễn, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 4 tiểu đoàn

(có hơi khác biệt so với kí sự Sư đoàn Sao Vàng).

Mặt trận Cao Bằng : diệt 18.000 lính TQ, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp và 23 xe quân sự, tiêu

diệt và đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn.

Mặt trận Hoàng Liên Sơn (Lào Cai) : diệt 11.500 lính TQ, phá hủy 66 xe tăng, thiết giáp và 189

xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn.

Mặt trận Quảng Ninh, Lai Châu và Hà Tuyên : diệt 14.000 lính TQ, phá hủy 4 xe tăng, thiết giáp,

6 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn.

Tính theo thời gian : trong tuần đầu tiên số thương vong của TQ là 16.000 người, đến 28-2 là

27.000 người, đến 5-3 là 45.000 người, đến 18-3 là 62.500 người.

Các tư liệu khác của VN cơ bản thống nhất với thống kê này.

Đánh giá của phương Tây :

Theo Brassey''''''''''''''''s Encyclopedia of Military History and Biography và The Sino Vietnamese

War :

Trung Quốc : chết 26.000, bị thương 37.000, bị bắt 260, thiệt hại 420 xe tăng thiết giáp, 66 khẩu

pháo cối.

Việt Nam : chết 30.000, bị thương 32.000, bị bắt 1.638, thiệt hại 185 xe tăng thiết giáp, 200 khẩu

pháo cối, 6 dàn tên lửa.

Theo The Chinese People's Liberation Army: "Short Arms and Slow Legs" : TQ mất 60.000 quân

với 26.000 chết.

Theo B&J : giai đoạn 1979-1982 có hơn 50.000 người chết của cả hai bên.

Theo Vietnam in Military Statistics (1995), Michael Clodfelter; WPA3, www.time.com có 20.000

người chết của cả hai bên.

Theo SIPRI 1988, Eckhardt, thiệt hại của cả hai bên là 21.000 về binh sĩ và 9.000 về dân thường.

Theo S&S : TQ có 13.000, VN có 8.000 người chết.

Theo FIGHTING TO MAKE A POINT: POLICY-MAKING BY AGGRESSIVE WAR ON THE

CHINESE BORDERS, quân đội TQ bị thương vong 46.000 người và mất 400 xe tăng.

Một tài liệu hải ngoại đưa ra con số : TQ tổn thất 60.000 quân và 280 xe tăng, VN tổn thất 30.000

người gồm cả bộ đội và dân thường. Không rõ nguồn.

Con số nào đúng ? Điều chắc chắn là cả hai bên đều sẽ cố phóng đại thương vong của đối

phương. Đồng thời, phải thấy rằng hầu hết các tài liệu nước ngoài đều khẳng định quân đội TQ bị

thiệt hại nặng, do đó khó có chuyện VN thiệt hại nặng hơn TQ mà họ lại không đề cập đến.

Theo cá nhân tôi, con số của S&S hợp lí nhất. Có lẽ TQ có 13.000-14.000 và khoảng 25.000 bị

thương, VN có 8.000 người chết và khoảng 15.000 người bị thương, trong đó thiệt hại của lực

lượng vũ trang là khoảng 6.000-7.000 hy sinh, 10.000-12.000 người bị thương.

Một số liệu khác được thành viên chenium (forum china-defense.com) trích lại từ 1 forum khác,

khá gần với phỏng đoán trên :

Tổng quân số tham gia : 558.952 người.

Tổng thiệt hại : 34.551 người.

Trong đó :

* Thiệt hại trong chiến đấu : 32.355 người.

- Chết : 7.814.

- Bị thương : 23.586.

- Mất tích : 955.

* Thiệt hại không trong chiến đấu : 2.196 người.

- Bệnh tật : 1.348.

- Chết vì tai nạn : 61.

- Bị thương vì tai nạn : 787.

Tổng cộng : 8.830 chết và 24.373 bị thương.

Trong đó số quân huy động rất sát với số liệu VN.

---chiangshan---

em đọc cái này bao nhiêu lần rồi mà vẫn ko chán , hehe các bác còn chưa đưa nhiều bức ảnh

quân đội TQ bị chết và bị tan thây ra vì cuộc chiến tranh này , có một số tài liệu còn cho bít rằng

ko phải chỉ có lực lượng vũ trang chiến đấu mà còn có cả người dân , cả nữ và họ chiến đấu rất

anh hùng và thông minh , có cô gái khi bị bắt đã rút chốt lựu đạn ra cùng chết luôn với mấy thằng

Trung Quốc , rồi tóm lại rằng chuyền thống của chúng ta chống lại Trung Quốc ăn vào máu của

mỗi người Việt Nam ta rồi , nhân dịp này ta hãy nhớ về chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa và hãy

luôn luôn cảnh giác trước mọi âm mưu của bọn Trung QUốc

Vì sao toàn là T34 trong khi Việt Nam đã sử dụng T54 trong CT chống Mĩ ? Rõ ràng là trưng bày

1 chiếc T54 sẽ oách hơn là 1 chiếc T34 cổ lỗ. Có thể là quân Trung Quốc đã chiếm được một

doanh trại huấn luyện của bộ đội tăng thiết giáp Việt Nam, và thu được những xe tăng trên ở đó.

Cũng xin bàn thêm về con số thiệt hại 420 xe tăng (TQ) và 185 xe tăng (VN) mà the Sino^=^

Vietnamese War đưa ra. Đây là con số rất khó tin. Đối với TQ, bản thân VN cũng chỉ công nhận

diệt 280 xe tăng thiết giáp TQ, và con số này phù hợp với mức tổn thất 60% trên 500 xe tăng

tham gia chiến dịch mà TQ đưa ra. Đối với VN, do không kịp chuyển quân lên nên tổn thất xe

tăng chỉ ở những đơn vị sẵn có. Và nếu đã có sẵn khoảng 200 xe tăng thì điều lạ là cả hai bên

không thấy ghi nhận một trận đụng độ xe tăng nào.

Có thể ở đây tác giả ghi nhận thiệt hại của cả xe tăng thiết giáp và các xe quân sự khác -

chiangshan.

Cái chuyện bọn ghẻ thu được xe tăng T34 của ta, có lẽ là ở Lào Cai, tớ ko có nguồn mà nghe

những người cùng quê đi tẩn ghẻ ở mạn đó kể, rằng thị xã Lào Cai ngay sát biên giới, ngay ngày

đầu tiên bọn ghẻ ập vào chiếm luôn , có lẽ sót mấy cái T34 ở trong đó ko chạy kịp.

Hồi hè em lên Cao Bằng chơi, được nghe một ông trước là giám đốc nhà máy nước ở mỏ thiếc

ông ấy kể về đánh nhau hồi 79. Ông ấy lúc đấy được trực tiếp tướng Đàm Văn Ngụy giao nhiệm

vụ từ giám đốc nhà máy chuyển thành chỉ huy đánh nhau. Ông ấy kể nhiều chuyện khá hay.

Theo lời ông ấy thì ngày đầu tiên, bọn Tàu nó cẩu được xe tăng qua biên giới ở khu vực gần

hang Pacbo rồi cứ thế tiến về thị xã Cao Bằng. Ta hoàn toàn bị bất ngờ, không phải vì không biết

là nó tấn công, mà là không ngờ là nó cẩu được xe tăng qua núi rồi đánh ngay vào sau lưng

mình. Thế nên có một số đơn vị bị đánh từ sau lưng, phải phá huỷ vũ khí nặng rồi phân tán rút

lui. Khi xe tăng Tàu tiến vào đến thị trấn Đông Khê thì cả thị trấn đã bỏ chạy hết, chỉ có duy nhất

một cô điện báo viên bưu điện dũng cảm đã ở lại và điện về thị xã Cao Bằng là quân Tàu đã vào

đến Đông Khê.

(các bác cứ nhìn bản đồ Việt Nam là thấy là cả đường số 4 chạy dọc theo biên giới toàn là đồi

núi, ta chỉ phòng thủ ở một số điểm có đường giao thông thôi nên Tàu nó vượt qua núi là chả có

anh bộ đội nào ra cản).

Thị xã Cao Bằng trở nên nháo nhác. Tuy nhiên, khi lực lượng tiền tiêu của Tàu vào đến thị xã thì

chỉ còn duy nhất một chiếc xe tăng (không hiểu sao không có thằng nào đi tùng thiết, chắc bị luộc

hết rồi). Và thế là chiếc xe này đã bị nhân dân Cao Bằng tóm gọn bằng cách đem chăn ra chùm

kín lại, nó không nhìn thấy đường, lại bị quây nên không còn cách nào khác là đầu hàng. Sau đó

thì nhân dân thị xã đã di tản hết. Trong suốt cuộc chiến 79, cả thị xã chỉ có hai người bị giết.

Cũng theo lời ông bác thì chỉ ngay sau đó, không biết chính xác thời gian vì em quên mất, quân

ta đã tổ chức tiến công, tiêu diện gọn một đơn vị xe tăng Tàu. Chuyện hài hước là ở chỗ, phe ta

đi trên xe tải truy kích nó theo đường từ thị xã đến thác Bản Dốc, do là quân phục hai bên màu

na ná nhau, xe tăng nó cũng sơn màu xanh, co sao đỏ vàng nên hai bên cứ tưởng đồng đội.

Thành ra phe ta lại "xin các đồng chí nhường đường". Chạy quá hơn chục km, mãi không thấy

địch, hỏi dân mới biết là mình vừa vượt qua xong. Lúc đấy mới quay lại choảng, luộc không xót

một cái nào. Ông bác mà em kể bảo là sau trận đánh, ông ấy chui vào xe định tháo mấy cái bóng

điện tử (đồ này hồi đấy đắt lắm) nhưng lại đi tháo toàn mấy cái bóng chống sét của xe, về lại phải

vứt đi.

Cũng theo ông bác thì bọn Tàu chết nhiều hơn ta hàng chục lần, nhưng tại vì nó đông quá. Các

bác cứ tính, ta một đại đội 100 người giữ chốt, nó cho một trung đoàn tấn công, thì tỷ dụ mỗi bác

hạ được 10 thằng rồi mới hy sinh thì mình cũng không đủ người để đánh. Chưa kể đạt dược. Mà

bọn Tàu thì xác chúng nó không mang về nước hay chôn đâu, chúng nó xếp thành đống rồi cho

ít thuốc nổ là xong. Kể cả chú nao lính Tàu bị thương hơi nặng một tí thì cho ra sau tường và

quay mặt lại. Dân Cao Bằng thấy xác lính Tàu nhiều quá nên lấy về nấu cao thành Cao Bành

trướng.

Theo tư liệu của phía TQ, hướng Cao Bằng quân PLA đã tập trung toàn bộ trung đoàn xe tăng

của quân đoàn 42 đột phá, chọc thủng phòng tuyến của ta. Do xe TQ sơn cờ hiệu VN nên nhiều

đơn vị ta dọc đường bị bất ngờ (cũng giống trường hợp ở trên). Sau đó phía VN tiến hành phá

đập, tạo thành bức tường nước cắt đôi cuộc tiến quân của gần 200 xe tăng, thiết giáp, xe cơ giới

địch trong mấy ngày liền.

Sau topic có tên "Chiến tranh biên giới 79-84" nhưng không thấy mô tả mặt trận Vị Xuyên-Thanh

Thủy (Hà Giang) đâu cả. Các trận đánh không lớn nhưng cũng dai giẳng và ác liệt lắm. Những

người đã tham gia mặt trận Quảng Trị năm 1972 cũng đều công nhận không kém ác liệt!!!

Những người đã từng có mặt tại Vị Xuyên-Thanh Thủy những năm 1983-1985 chắc không bao

giờ quên được nhũng địa danh: Thung lũng Ma, Cối xay thịt, thác gọi hồn cùng với cầu treo

Thanh Thủy và cánh đồng Hang Dơi!

các bác nè nhìn cái chú trong ảnh đội mũ cối nhìn hùng dũng nhỉ , em xem cái ảnh này ttrên

trang web Trung QUốc mà thấy tự hào , hehe nhìn hiên ngang vãi lúa , các bác có công nhận ko

Tôi đọc sách thấy có nói về lính ta ở Qủang Trị 72 , có chú bắn liền 20 phát B40,B41, sau về điếc

mất 3 tháng.

Theo tôi nghĩ, đã xông trận, sống chết gang tất, thấy nó xông lên là có cái gì bắn cái nấy, không

lẽ bắn B40 ,B41 tới phát thứ 4,5 là

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro