chien tranh nhan dan 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

60 NĂM NGÀY TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN

Quan điểm chiến tranh nhân dân của Bác Hồ trong Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

Ngày 13/11/2006. Cập nhật lúc 17h 39'

(ĐCSVN)- Cách đây 60 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, hiệu triệu nhân dân Việt Nam nhất tề đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp, bảo vệ Tổ quốc. Đây là một tài liệu ngắn gọn, súc tích, thể hiện những quan điểm cốt lõi của Người về chiến tranh nhân dân Việt Nam, bao gồm những quan điểm cơ bản về mục đích, tính chất, phương thức, nghệ thuật quân sự.

Quán triệt, vận dụng và phát triển sáng tạo những quan điểm ấy, Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân tiến hành chiến tranh nhân dân Việt Nam đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp (1945 - 1954) và chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ (1954 - 1975), bảo vệ vững chắc nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc.

1. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân xuất phát từ quan điểm của Người về vai trò của nhân dân; về tính chất chính nghĩa, động lực của cuộc kháng chiến là bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc.

Mở đầu Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Không Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ; Bằng sự khẳng định đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định mục đích chính nghĩa của cuộc kháng chiến và lòng tin tưởng của Người vào sức mạnh ý chí bảo vệ độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc của nhân dân các dân tộc Việt Nam. Cái mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đã kế thừa những tinh hoa quân sự của lịch sử nhân loại, vận dụng phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh quân đội kết hợp với truyền thống quân sự độc đáo "cả nước một lòng chung sức đánh giặc" của dân tộc để huy động mọi tiềm năng của nhân dân với tinh thần thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Tinh thần ấy trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được Người khái quát thành chân lý: Không có gì quý hơn độc lập tự do.

Thực tiễn lịch sử thế giới xưa và nay cũng như toàn bộ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc đã xác nhận ý nghĩa quyết định của mục đích chính nghĩa của cuộc chiến tranh đối với xây dựng và động viên sức mạnh chính trị tinh thần của nhân dân. Nội dung chính trị của cuộc chiến tranh là nhân tố quyết định đến tinh thần của nhân dân và quân đội. Nếu chính trị của giai cấp nhà nước tiến hành chiến tranh mà tiến bộ, đáp ứng các quyền lợi của nhân dân, thì mục đích tiến bộ chính nghĩa của cuộc chiến tranh có tác dụng to lớn đối với xây dựng và động viên sức mạnh chính trị - tinh thần của nhân dân. V.I.Lênin đã từng khẳng định niềm tin của quần chúng nhân dân vào tính chất của cuộc chiến tranh chính nghĩa, sự nhận thức cần thiết phải hy sinh tính mạng cho hạnh phúc của anh em mình... khiến cho họ chịu đựng được những gánh nặng chưa từng thấy.

Đối với dân tộc Việt Nam, lòng quyết tâm, ý chí bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc của nhân dân các dân tộc Việt Nam là sức mạnh tinh thần bảo đảm cho dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn và chịu đựng được bất kỳ thử thách nào của chiến tranh đánh thắng bọn xâm lược, dù chúng có tàn bạo và hung ác đến đâu.

2. Quan điểm về phát huy sức mạnh của dân tộc, thực hiện toàn dân kháng chiến, lực lượng vũ trang làm nòng cốt.

Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu Tổ quốc... Hỡi anh em binh sỹ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Đây chính là thể hiện ý chí toàn thể dân tộc Việt Nam quyết "đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải" để bảo vệ nền tự do và độc lập của mình mà Người đã tuyên bố trong Tuyên ngôn độc lập trước toàn thế giới.

Đây là quan điểm cơ bản xuyên suốt tư tưởng về chiến tranh nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xuất phát từ quan điểm về con người, lòng tin vào sức mạnh của nhân dân - có dân là có tất cả. Vì vậy phải dựa vào dân khơi nguồn sức mạnh, sức sáng tạo của nhân dân. Nhân dân đối với Hồ Chí Minh là toàn dân Việt Nam không phân biệt già trẻ, trai gái, giai cấp, đảng phái, dân tộc. Người giải thích toàn dân kháng chiến nghĩa là ai cũng phải đánh giặc. Bất kỳ đàn ông, đàn bà, người già người trẻ ai cũng tham gia kháng chiến. Tổ quốc là Tổ quốc chung. Tổ quốc độc lập thì ai cũng được tự do, nếu mất nước thì ai cũng phải làm nô lệ. Cái mới trong tư tưởng của Người về toàn dân kháng chiến là ở chỗ người đã tìm thấy điểm tương đồng, chất keo kết dính các tầng lớp, giai cấp, dân tộc chính là lợi ích tối cao của dân tộc. Đây là nguyên tắc sống còn được Người khái quát ngắn gọn nhưng vô cùng sâu sắc: dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết. Phát triển tư tưởng đó, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh cục bộ ở miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi quân dân cả nước: 31 triệu đồng bào ta ở cả hai miền, bất kỳ già trẻ, gái trai, phải là 31 triệu chiến sỹ anh dũng diệt Mỹ, cứu nước quyết tâm giành thắng lợi cuối cùng. Quan điểm này của Người khác hẳn với quan điểm quân sự phong kiến, tư sản, thường chỉ nhấn mạnh vai trò của quân đội của các tướng lĩnh, của binh khí kỹ thuật mà không thấy vai trò to lớn của nhân dân trong chiến tranh.

Cùng với kêu gọi toàn dân kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi anh em binh sỹ, tự vệ dân quân phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn non sông đất nước. Đây chính là sự cụ thể hoá quan điểm về thực hiện toàn dân kháng chiến lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt mà Người đã đề cập trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân: Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân, cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân. Cho nên khi tập trung lực lượng để lập một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang các địa phương cùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện. Đội quân chủ lực trái lại có nhiệm vụ dìu dắt các đội vũ trang của các địa phương, giúp đỡ huấn luyện, giúp đỡ vũ khí nếu có thể được, làm cho các đội này trưởng thành mãi lên. Quan điểm đó của Người đã được Đảng ta vận dụng phát triển sáng tạo trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Trên cơ sở động viên toàn dân kháng chiến, Đảng đã tập trung xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương , dân quân tự vệ. Đây chính là phương thức tổ chức lực lượng thích hợp nhất để động viên và tổ chức toàn dân đánh giặc, kết hợp được lực lượng nòng cốt với lực lượng rộng khắp của toàn dân lực lượng cơ động và lực lượng tại chỗ trên cả nước và từng khu vực để tạo nên sức mạnh lớn nhất tiêu diệt quân thù.

3. Quan điểm kháng chiến toàn diện, đánh địch bằng mọi lực lượng, mọi thứ vũ khí.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hành kháng chiến toàn diện là mỗi ngành, mỗi giới, mỗi lĩnh vực công tác, chiến đấu sản xuất, công tác đều nỗ lực tạo ra hiệu quả to lớn để phục vụ cuộc kháng chiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã diễn đạt một cách dễ hiểu về tính toàn diện của cuộc kháng chiến: Nó lấy vũ lực ta không sợ. Nó lấy chính trị ta không mắc mưu, nó lấy kinh tế phong toả ta lấy kinh tế đánh nó. ở tiền tuyến, chiến sỹ hy sinh xương máu để bảo vệ non sông. ở hậu phương toàn dân gia sức tăng gia sản xuất... thế là đồng bào hậu phương cùng ra sức tham gia kháng chiến

Phát huy truyền thống quân sự của dân tộc " cả nước đánh giặc, trăm họ là binh"..., Người kêu gọi: "Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước". Tư tưởng kháng chiến toàn diện, đánh giặc bằng mọi loại vũ khí sau này được Người tiếp tục phát triển trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với tinh thần mỗi người dân là một chiến sỹ, mỗi làng xã là một pháo đài, mỗi chi bộ là một bộ tham mưu; và ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sỹ; văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, mỗi văn nghệ sỹ là chiến sỹ trên mặt trận đó.

Quan điểm về chiến tranh nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến được diễn đạt giản dị, dễ hiểu, phù hợp với trình độ của từng người dân, nhưng lại thể hiện những vấn đề có tính quy luật của chiến tranh nhân dân ở một nước nhỏ chống lại chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc. Những quan điểm ấy đã thấm vào lòng dân, trở thành sức mạnh vật chất to lớn đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp và chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Mác-xê-la Lôm-bác-đô, một học giả thuộc trung tâm nghiên cứu triết học - chính trị và xã hội Mê-hi-cô viết: Chúng ta có thể khẳng định rằng cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người về chiến tranh nhân dân đã góp phần làm phong phú học thuyết Mác- Lênin về phương pháp mà các dân tộc phải làm theo khi tiến hành một cuộc cách mạng dân chủ. Điều đó giải thích tại sao Người có thể tập hợp toàn dân tộc vào mặt trận cách mạng và tại sao tất cả mọi người Việt Nam tham gia vào cuộc kháng chiến với chủ nghĩa yêu nước vĩ đại. Đó là cống hiến của Người vào cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Quan điểm về chiến tranh nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến là sự vận dụng sáng tạo học thuyết quân sự Mác - Lênin, kế thừa phát triển truyền thống quân sự của dân tộc trong thời đại mới. Những quan điểm của Người về chiến tranh nhân dân tiếp tục chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

TS. Trần Ngọc Tuệ, Viện KHXHNV Quân sự

________________________________________

quangson

04-01-2007, 10:31 AM

Trong cuộc chiến chống lại kẻ thù xâm lược, tính dân tộc là yếu tố hàng đầu của cuộc chiến tranh nhân dân. Người dân bị xâm lược, bị áp bức, cho dù là một kẻ hèn hạ nhất cũng không chấp nhận kẻ ngoại bang làm mưa làm gió trên đất nước họ dù bất cứ lý do nào kể cả là "gìn giữ hoà bình" hay "tái thiết đất nuớc". Kẻ mà mới hôm qua đã oanh tạc quốc gia họ, cha mẹ, anh chị em họ bằng tên lửa, rockét, đạn pháo... thậm chí bật đèn xanh cho các đảng phái xung đột làm rối ren đất nước họ. Họ có thừa trí thông minh để hiểu rằng, sau khi tấn công họ, những kẻ xâm lược đang tranh nhau chia miếng bánh "tài nguyên" của chính họ, sau đó bố thí cho họ những chuyến hàng cứu trợ, hòng che đậy lòng tham của mình.

Và họ đã tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân như vậy đó. Bắt cóc, khủng bố, tấn công các mục tiêu dân sự và quân sự... là chiến thuật nhằm đi đến một mục đích duy nhất là đánh đuổi kẻ ngoại xâm trên đất nước họ, đòi sự công bằng cho họ. Họ như con thú trong đường cùng, tự do hoặc áp bức, chết chóc, không có cách lựa chọn khác. Đó là tính tất yếu của kẻ dưới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro