Chiều tối

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hồ Chí Minh ko chỉ là nhà cách mạng, nhà lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Ta kính yêu và tự hào về bác ko chỉ vì những đóng góp to lớn của bác đối với sự nghiệp giải phóng đất nước mà còn vì những áng văn hào hùng, sâu sắc, thấm đẫm tình yêu quê hương. Và Nhật kí trong tù là 1 trong những tác phẩm điển hình, mang đậm phong cách Hồ Chí Minh. Tập thơ được viết trong thời kì bác bị giam giữ ở nhà lao Tưởng Giới Thạch từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943. Tuy bị đày ải vô cùng cực khổ, bị giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác trong suốt 13 tháng nhưng bác vẫn làm thơ, những bài thơ mang đậm ý chí quật cường, hiên ngang cùng tình yêu quê hương đất nước nồng nàn tha thiết. Điều đó đã được thể hiện rõ nét nhất qua bài thơ " Chiều Tối ".

" Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ "

" Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ "

Thơ bác luôn mang lại cho người đọc 1 cái gì đó thật thanh cao, tinh tế, có phải chăng vì tâm hồn bác quá nhạy cảm? Vào 1 buổi chiều trên con đường mòn heo hút, nhìn thấy cánh chim bay về rừng mà trong lòng bác dấy lên rung động, thật giống như những thi sĩ cổ kim đã từng rung động trước cánh chim chiều. Câu thơ được bác cất lên đầy tâm trạng. Có lẽ phải là người giàu tình cảm lắm, giàu tình yêu thương và chan hoà với thiên nhiên lắm mới có thể thấy được sự mệt mỏi uể oải trong đôi cánh chim kia. Chúng ta vẫn thường ngắm cánh chim bay trong buổi chiều tà nhưng mấy ai trong chúng ta hiểu được nó đang mỏi cánh? Phải thực sự giao cảm với thiên nhiên, fải thực sự có 1 tâm hồn đẹp mới có thể hạ được chữ " quyện " ấy, chỉ một chữ " quyện " ấy thôi mà đã thay đổi hẳn ý tưởng của cả câu thơ.

" Cô vân mạn mạn độ thiên ko "

" Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng ko "

Ở nguyên tác, bác khôg viết là chòm mây, làn mây hay đám mây mà là " Cô vân ". Ta không nói mà cũng ko phê fán rằng bản dịch thơ không hay nhưng nó thực chưa được sát với ý nghĩa mà bác muốn truyền đạt. Ở đây bác dùng " cô vân " nghĩa là chỉ mình nó cô độc, lẻ loi, nhỏ bé trên bầu trời mênh mông vô định. Có lẽ điều đó đã được người dịch hiểu rất rõ nhưng bất lực không thể dịch nổi nên đành dùng tạm " chòm mây ". Thế nhưng từ " cô vân " mà đổi sang " chòm mây " đã đánh mất hết vẻ đẹp của câu thơ. " Chòm mây " không biểu hiện được niềm cảm thông sâu sắc của bác mà chỉ có " cô vân " mới thể hiện được nỗi lòng thầm kín bác ẩn chứa bên trong. Chúng ta vẫn thường ngắm mây chiều chầm chậm trôi nhưng mấy ai trong chúng ta thấu hiểu nỗi niềm cô đơn, lẻ loi, bơ vơ của nó? Và cũng phải thực sự giao cảm vs thiên nhiên, thực sự có 1 tâm hồn đẹp mới có thể hạ được chữ " cô " ấy.Quả thật bác đã khiến người đọc, những con người thuộc thế hệ ngày nay fải nể fục. Trong điều kiện thể xác bị đày đoạ, chân bị xiềng, tay bị trói nhưng tâm hồn bác vẫn nhẹ tênh như 1 người đi ngoạn cảnh và đang thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên. Bác không chỉ đồng cảm với chim muông, với cỏ cây hoa lá mà còn đồng cảm cả với những đám mây đơn côi, vô định trôi trên bầu trời bao la rộng lớn. Nhưng dường như bác đang dùng cảnh để nói hộ lòng mình, tấm lòng cô đơn tím ngát nỗi buồn, nỗi nhớ thương quê hương đất nước. Thật vậy thôi, ngay đến cánh chim kia trong lúc chiều tàn, tuy rằng mỏi mệt mà vẫn đang vội vã trở về, trở về với gia đình, với tổ ấm. Còn bác lúc này chỉ là 1 người tù mắt mờ, chân yếu, lại bị gông cùm, gắng lê từng bước trên con đường chuyển lao dài đằng đẵng. Người không than vãn, không oán trách nửa lời, vẫn hiên ngang anh dũng như đang dạo chơi giữa chốn cỏ cây hoa lá, nhân cách người vĩ đại, song chúng ta, những con người bình thường của thế hệ ngày nay thì không ai là không cảm nhận được nỗi đau rất thật từ cảnh tình ấy.

" Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng "

" Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng "

Hình ảnh trong bức tranh " Chiều tối " là sự đơn nhất, thống nhất, lại đối lập giữa cảnh thiên nhiên với cảnh miêu tả cuộc sống của con người. Có lẽ đây chính là 1 trong những nét độc đáo tài hoa có tính phong cách của nhà thơ - Chiến sĩ Hồ Chí Minh. Chủ thể trữ tình tuy không xuất hiện trực tiếp trong thơ, nhưng chúng ta cũng hiểu đc trong không gian thơ bao hàm một cánh chim nhỏ nhoi tìm về chốn cũ, một đám mây lơ lửng giữa bầu trời, một cô gái miền sơn cước đang xay ngô, một lò than rực hồng và 1 người tù cô độc. Thế nhưng ta lại đặc biệt chú ý vào hình ảnh một cô gái đang xay ngô tối, nó toát lên 1 cái gì đó như vẻ trẻ trung mà cũng tựa như vẻ mạnh mẽ chân thực chỉ có ở những con người thuộc tầng lớp lao động. Có phải chăng tâm hồn Hồ Chí Minh luôn hướng về tương lai, về nơi có ánh sáng ấm áp của sự sống mà ta thấy câu thơ mang đậm sắc thái hiện đại? Cấu trúc lặp liên hoàn " Ma bao túc, bao túc ma " diễn tả hành động xay ngô lặp đi lặp lại đã giúp ta nhận ra những nhịp điệu trôi chảy của thời gian đang hoà vào nhịp điệu trong cuộc sống. Buổi chiều êm ả kết thúc để bước vào đêm tối, xong đêm tối không lạnh lẽo âm u mà bừng sáng bằng ngọn lửa hồng

Ở 2 câu thơ trên, tuy bác không một lần nhắc đến hoàng hôn hay chiều tà nhưng ta vẫn cảm nhận được cái rực đỏ của ánh nắng ngày dần tắt, có lẽ là nhờ cánh chim bay về chốn cũ. Vậy cớ sao với 2 câu thơ kết, ta cũng lại nhận ra bước đi âm thầm của thời gian, nhận ra rằng bóng đêm đã bao phủ cảnh vật? Chợt ta nhớ đến Nguyễn Khuyến trước kia đã lấy động để tả tĩnh: " Cá đâu đớp động dưới chân bèo! ". Nghe được tiếng cá đớp mồi hẳn xung quanh phải vô cùng tĩnh lặng. Và ở đây bác đã lấy sáng để tả tối, phải là màu đen tuyền của bóng đêm thì ta mới có thể thấy ngọn lửa rực hồng lên như vậy. Có lẽ chính vì màu đen thẳm của bóng đêm kia đã khiến cho ánh sáng như có sức lan toả, khiến lòng người như ấm lại, như tự do thanh thản hơn chăng?

Bài thơ kết thúc = chữ " hồng " và chữ " hồng " ấy cũng chính là nhãn tự của bài thơ, nó thu đc cả linh hồn, sức sống của toàn bài. Cả bức tranh " Chiều tối " dường như bừng sáng lên bởi chữ " hồng " đó. Và nếu như ta có thể hiểu theo đúng nghĩa chữ " hồng " trong bài thơ, chúng ta lại càng cảm thấy thương và cảm phục bác nhiều hơn. Lò than được nhóm lên khi một ngày sắp tàn như khẳng định ngọn lửa trong lòng người tù cách mạng không bao h tắt, nó tiếp tục được nhen nhóm lên nhiều hơn sau 1 ngày dài tưởng chừng trí lực đã cùng kiệt, mỗi giây mỗi phút trôi qua nó lại càng cháy mãnh liệt hơn,. Câu thơ được thắp lên cũng tựa như ngọn lửa ý chí trong bác, nó sẽ tiếp thêm cho bác sức mạnh và niềm tin trên con đường hành trình gian khổ đang đợi chờ phía trước.

Có lẽ đọc xong bài thơ, ta không thể tưởng tượng đc rằg bài thơ lại được trích trong tập " Nhật kí trong tù ". Không hề có bóng dáng của nhà tù cũng như hình ảnh của tù nhân, mà trước mắt ta chỉ có hình ảnh của 1 con người yêu thiên nhiên, đắm say với thiên nhiên đến độ mê mẩn và trong sâu thẳm trái tim của con người ấy là khát khao cháy bỏng đc tự do, đc trở về với quê hương đất nước. Dù bị buộc chặt bởi gông cùm xiềng xích, con người đó vẫn hết sức ung dung tự tại, luôn quên mình để ngắm nhìn cuộc sống, để rung động với những biểu hiện dù nhỏ nhoi tinh tế của thiên nhiên. Hồ Chí Minh quả thật là vị lãnh tụ vĩ đại, một nhà thơ - chiến sĩ đầy khí phách mà dân tộc ta luôn luôn kính yêu và tự hào.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro