chimchaomao11

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.Ghép Kênh : /Ta đặt 1 câu hỏi "Tại sao phải ghép kênh ?" : 1 đg truyền có băng thông quá lớn , mà t chỉ dùng băng thông nhỏ => ghép nhiều kênh vs tốc độ nhỏ trên 1 băng thông rộng cho đỡ lãng phí

=>Ghép kênh : là quá trình kết hợp nhiều tín hiệu để truyền dẫn đồng thời trên cùng 1 đg truyền dẫn/=> Mục đích : chia sẻ chung 1 tuyến vật lí dung lượng cao giữa 2 điểm trong 1 mạng ,hiệu quả cao /Phương thức ghép kênh :

-Ghép kênh là quá trình kết hợp nhiều tín hiệu để truyền dẫn đồng thời trên cùng một

đường truyền dẫn.

+Ghép kênh theo tần số (FDM) biến tần mỗi tín hiệu lên một tần số sóng mang khác

nhau. Các tín hiệu đã điều chế được truyền đi qua cùng một kênh truyền và bộ lọc đơn băng sẽ phân chia các tín hiệu khi đến bên thu. Băng tần của hệ thống được chia thành nhiều các kênh hẹp khác nhau, mỗi kênh dành cho một người sử dụng trong toàn bộ thời gian truyền tin (thường sử dụng cho truyền tin thoại). Bằng việc thay đổi bộ lựa chọn tần số ở phía thu, ta có thể dễ dàng thay đổi để nhận thông tin từ địa điểm phát khác.

+Ghép kênh theo thời gian (TDM) là phương pháp ghép kênh mới hơn FDM, phương

pháp này đưa các bản tin khác nhau, ví dụ, các từ mã PCM của những người sử dụng khác nhau, vào các khe thời gian không chồng lấn lên nhau. Mỗi kênh của người sử dụng dùng một băng tần lớn nhưng chỉ trong một khoảng nhỏ thời gian, gọi là khe thời gian. Thông tin của mỗi người sử dụng sẽ chiếm một khe thời gian của một khung và nguyên lý phân chia theo thời gian cho phép nhiều người sử dụng truy nhập mạng tại cùng một thời điểm và sử dụng cùng một tần số sóng mang

+Ghép kênh theo bước sóng (WDM) được dùng cho truyền dẫn cáp quang. Nhận thấy

việc sử dụng ghép kênh phân chia theo thời gian có nhiều hạn chế đối với các yêu cầu tăng dung lượng truyền dẫn nên WDM đã được thay thế. Ghép kênh theo bước sóng cho phép các kênh được truyền tại những bước sóng khác nhau cho cùng một hướng hay cả hai hướng trên cùng một sợi quang. Mặc dù có tên riêng nhưng ghép kênh theo bước sóng là một biến dạng của ghép kênh theo tần số. Để đạt được tốc độ bít lớn hơn 10Gbit/s người ta đã kết hợp ghép kênh theo thời gian với ghép kênh theo bước sóng.

2.Mã hóa :

a,Mã hóa nguồn : Là phương pháp mã hóa tín hiệu thành các bit thông tin để có thể truyền đi , đồng thời cũng để làm tối đa dung lượng kênh truyền (hay : là nén thông tin => giảm dữ liệu dư thừa ,ít số bit để mã hóa hơn)

Mã hóa nguồng chia theo các loại nguồn thông tin: thoại , số liệu , hình ảnh (analog => digital): /*Thoại :hay gặp trong mã hóa theo biên độ : PCM(điều chế sung mã PCM chuyển sang analog =>digital),DPCM : điều chế sung mã vi sai (truyền vi sai giũa các mẫu vs nhau ) , các bộ mã hóa theo dạng sóng :CELP : Mã hóa thoại qua VOIP

b,Mã hóa kênh: là phương pháp bổ sung thêm các bit vào vào bản tin truyền đi nhắm mục đích phát hiện và /hoặc sửa lỗi => Ưu điểm : truyền có độ tin cậy

3.Điều chế(Modulation) quá trình gắn tin tức vào vật mang tin , làm thay đổi 1 hoặc 1 số tham số của vật mang tin theo quy luật của tin tức

- Hình thức điều chế : /* điều biên (AM) thay đổi biên độ /* điều tần(FM)thay đổi tần số /*Đieuf pha (PM)thay đổi pha =>3 cách điều chế này phù hợp vào môi trg truyền dẫn

4.Truyền dẫn và môi trg truyền dẫn:

Độ rộng băng tần (Bandwidth)

-là Độ rộng tần số có thể sử dụng cho một kết nối

-độ rộng băng là 3,1kHz (300-3400Hz)

Môi trường truyền dẫn

-Ba môi trường quan trọng nhất hay được sử dụng trong truyền dẫn là: cáp đồng:có 2 kiểu : cáp đôi và cáp đòng trục , cáp quang : sử dụng trong sợi cáp quangvà vô tuyến: sử dụng trong các hệ thống thông tin mặt đất :điểm-điểm hoặc các hệ thống phủ sóng khu vực hoặc thông tin phủ sóng khu vục qua vệ tinh

-Về nguyên tắc, tất cả các môi trường truyền dẫn được sử dụng cho thông tin điểm-điểm, nhưng chỉ công nghệ vô tuyến có thể truyền thông với các đầu cuối di động.

Câu2:

1,PSTN(mạng thoại cố định) : Công nghệ nền tẳng là CMK

-Có cấu trúc phân thành 5 lớp :

*L1:Tổng đài cổng quốc tế (Regional centrel)_Do VPTI quản lí  gateway

*L2: Tổng đài chuyển tiếp vùng quốc tế _ko có tại VN

*L3:tổng đài chuyển tiếp quốc gia_Do VTN quản lí  Toll

*L4 : tổng đài chuyển tiếp nội hạt (vùng)_ lớp này chỉ có ở HN và TP HCM  tandem

*L5:tổng đài chuyển tiếp Local (tổng đài chủ của các các tỉnh)  Local

-RSS: đặt các chuyển mạch vệtinh đặt tại xa trung tâm (các huyện) => dưới sựu chỉ đạo của tổng đài chủ . Vệ tinh và tổng đài chủ kết nối = cáp quang

-RSS có thể hoạt động độc lập vs tổng đài chủ khi tổng đài chủ có lỗi nhưng RSS chỉ hoạt trong vùng , ngoài vùng thì ko đc

-Kết nối giữa thuê bao và tổng đài chủ gọi : đg dây thue bao hay mạch vòng nội hạt, kết nối giữa thiết bị chuyển mạch gọi : luồng trung kế

Kết nối(hoạt động): *Người dùng yêu cầu nối /*Mạng báo hiệu thiết lập kết nối/*Trao đổi thông tin/*Người dùng đặt máy /*Mạng giải phóng tài nguyên của kết nối

-Kế hoạch đánh số trong mạng PSTN: *Cung cấp nhận dạng duy nhất trong phạm vi quốc gia và quốc tế/*Đáp ứng đc các yêu cầu tăng trưởng của thiết bị đầu cuối /*Đọ dài các con số phù hợp vs khuyến nghị cử thiết bị đầu cuối

2,GSM (mạng thông tin di động) :

-Gồm 5 thành phần trong di động : MS : máy di động /* BTS : trạm thu phát gốc /*BSC : điều khiển trạm gốc /* MSC: trung tâm chuyển mạch di động/*GMSC: trung tâm chuyển mạch di đọng chuyển tiếp (kết nối di động vs các mạng khác)

Vùng phục vụ PLMN (Public Land Mobile Network)

Vùng phục vụ GSM là toàn bộ vùng phục vụ do sự kết hợp của các quốc gia thành viên nên những máy điện thoại di động GSM của các mạng GSM khác nhau ở có thể sử dụng được nhiều nơi trên thế giới.

Phân cấp tiếp theo là vùng phục vụ PLMN, đó có thể là một hay nhiều vùng trong một quốc gia tùy theo kích thước của vùng phục vụ.

Vùng phục vụ MSC

MSC (Trung tâm chuyển mạch các nghiệp vụ di động, gọi tắt là tổng đài di động). Vùng MSC là một bộ phận của mạng được một MSC quản lý. Để định tuyến một cuộc gọi đến một thuê bao di động. Mọi thông tin để định tuyến cuộc gọi tới thuê bao di động hiện đang trong vùng phục vụ của MSC được lưu giữ trong bộ ghi định vị tạm trú VLR.

Một vùng mạng GSM/PLMN được chia thành một hay nhiều vùng phục vụ MSC/VLR.

Vùng định vị (LA - Location Area)

Mỗi vùng phục vụ MSC/VLR được chia thành một số vùng định vị LA. Vùng định vị là một phần của vùng phục vụ MSC/VLR, mà ở đó một trạm di động có thể chuyển động tự do mà không cần cập nhật thông tin về vị trí cho tổng đài MSC/VLR điều khiển vùng định vị này. Vùng định vị này là một vùng mà ở đó thông báo tìm gọi sẽ được phát quảng bá để tìm một thuê bao di động bị gọi. Vùng định vị LA được hệ thống sử dụng để tìm một thuê bao đang ở trạng thái hoạt động.

Cell (Tế bào hay ô)

Vùng định vị được chia thành một số ô mà khi MS di chuyển trong đó thì không cần cập nhật thông tin về vị trí với mạng. Cell là đơn vị cơ sở của mạng, là một vùng phủ sóng vô tuyến được nhận dạng bằng nhận đạng ô toàn cầu (CGI). Mỗi ô được quản lý bởi một trạm vô tuyến gốc BTS.

3,NGN(mạng thế hệ kế tiếp): là mạng dựa trên nền gói có thể cung cấp các dịch vụ truyền thông và có thể tận dụng đc các dải băng tần rộng , các công nghệ truyền tải vs QoS cho phép và ở đó các chức năng liên quan đến dịch vụ sẽ độc lập vs các công nghệ truyền tải ở lớp dưới .NGN cho phép người dùng truy nhập không hạn ché tới các nhà cung cấp dịch vụ thích hợp và rộng khắp tới các người dùng .

NGN có cấu trúc phân tầng :

*Lớp UD và dvu mạng : Cung cấp các chức ăng điều khiển và kiến tạo môi trg dvu

*Lớp điều khiển : Lớp điều khiển có nhiệm vụ điều khiển kết nối giữa các đầu cuối, với yêu cầu tương thích với tất cả các loại giao thức và báo hiệu.

Lớp điều khiển có thể được tổ chức theo kiểu module, theo đó các bộ điều khiển độc lập sẽ thực hiện các chức năng điều khiển khác nhau.

Thiết bị chính trong lớp điều khiển là Softswitch (chuyển mạch mềm) làm nhiệm vụ báo hiệu và điều khiển cuộc gọi.

*Lớp truyền tải : Phần truyền dẫn: Áp dụng kỹ thuật ghép kênh phân chia theo mật độ bước sóng DWDM ở lớp vật l. nhằm đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ (QoS) theo yêu cầucủa ứng dụng.

*Lớp truy nhập : Phần truy nhập: Hướng tới sử dụng công nghệ quang cho thông tin hữu tuyến và CDMA cho thông tin vô tuyến. Thống nhất sử dụng công nghệ IP.

*Lớp quản lí mạng: Lớp quản lý là một lớp tác động trực tiếp lên tất cả các lớp c.n lại, làm nhiệm vụ giám sát các hoạt động của mạng. Lớp quản lý phải đảm bảo hoạt động được trong môi trường mở, với nhiều giao thức, dịch vụ và các nhà khai thác khác nhau.

- Cung cấp các dịch vụ đến người sử dụng 1 cách thống nhất và đồng bộ, các dịch vụ có băng thông khác nhau và ở nhiều mức độ khác nhau.

- Hệ thống ứng dụng/dịch vụ này liên kết với lớp điều khiển thông qua giao diện mở API.

- Cung cấp các ứng dụng và dịch vụ như: dịch vụ mạng thông minh ,trả tiền trước...

Đặc điểm :

*Truyền tải trên nên CMG

*Tách biệt các chức năng điều khiển vs các khả năng mạng , cuộc gọi /phiên và ứng dụng/dịch vụ

*Tách biệt vieecjcung cấp dịch vụ khỏi mạng và cung cấo các giao diện mở

*Hỗ trợ tất cae các dịch vụ ,các ứng dụng và các kỹ thuật dựa trên khối xây dựng dịch vụ

*Các khả năng băng thông rộng vs QoS đầu cuối tới đàu cuối và truyền tải trong suốt

*Tương tác vs các mạng trc đây thông qua các giao diện mở

* Tính linh động của thiết bị đàu cuối

*Truy nhâpk ko hạn chế cho người dùng tới các nhà cc dịch vụ chung duy nhất

*Hội tụ dịch vụ giữa mạng cố định và mạng di động

*Các chức năng liên quan đến dịch vụ độc lâpj vs các CN lớp dưới

*Phục vụ tất các thủ tục theo quy tắc như truyền thông khẩn cấp và anh ninh / riêng lẻ

Cau3:

I.Mô hình kết nối các hệ thống mở OSI

- Mục đích: giảm thiểu sự không tương thích giữa các hệ thống máy tính. Ban đầu, OSI được thiết kế cho hệ thống máy tính. Ngày nay dữ liệu và thoại không nhất thiết phải tách ra thành các mạng khác nhau.

- Tên OSI xuất phát từ mục đích làm cho các hệ thống trở thành "mở" với các hệ thống khác trong truyền thông

- Trong mô hình OSI, truyền thông được chia ra làm 7 tầng. Trong đó, tầng càng thấp càng có nhiều chức năng liên quan đến công nghệ mạng sử dụng cho truyền dữ liệu thực sự. Còn các tầng cao càng có nhiều chức năng phục vụ cho các ứng dụng mềm chạy trêm máy chủ.

1. Tầng vật lý:

Liên quan đến quá trình truyền dẫn dữ liệu qua một kênh truyền thông. Được thế kế trong các hệ thống truyền thông để làm giảm thiểu lỗi khi hoạt động. Các đặc tính kĩ thuật điển hình:

• Tốc độ bit

• Giá trị điện áp sử dụng để biểu diễn bit "0" và "1"

• Số chân cắm

• Loại bộ nối sử dụng

2. Tầng liên kết dữ liệu:

Có nhiệm vụ tạo lập các khung, gửi chúng tới các kênh truyền thông vật lý; nhận khung, kiểm tra lỗi và chuyển khung không có lỗi lên tầng mạng

3. Tầng mạng:

Có những kiến thức về kiến trúc mạng và cùng với tầng mạng của các nút nó phục vụ, các gói được định tuyến thông qua mạng để tới đích. Vấn đề là cần xác định có bao nhiêu gói tin được định tuyến từ điểm đầu với điểm đích. Việc định tuyến có thể dựa trên bảng định tuyến cố định tại tầng mạng.

4. Tầng giao vận:

Là tầng đầu cuối thực sự đầu tiên. Các giao thức từ tầng giao vận trở lên của các trạm sử dụng mạng như một kết nối điểm-điểm để truyền thông. Tầng giao vận hoạt động như một tầng giao diện giữa các tầng thấp (dành cho việc kết nối mạng) và tầng cao (dành cho các dịch vụ ứng dụng). Nhiệm vụ của tầng này là ngăn chặn thường xuyên việc truyền dẫn từ đầu cuối đến đầu cuối không bị lỗi và đảm bảo dữ liệu không bị mất trong quá trình truyền thông.

5. Tầng phiên:

Cho phép sử dụng các máy khác nhau thiết lập các phiên làm việc với nhau. Cho phép truyền thông các dữ liệu bình thường, giống như tầng giao vận thực hiện, nhưng nó còn cung cấp một số dịch vụ mở rộng hữu ích cho các ứng dụng.

6. Tầng trình diễn:

Liên quan đến dạng thông tin được truyền đi. Nhiệm vụ của tầng trình diễn là mã hóa dữ liệu theo định dạng của máy tính thành luồng dữ liệu phù hợp cho truyền dẫn

7. Tầng ứng dụng:

Bao hàm các ứng dụng truyền thống sử dụng dịch vụ của các tầng thấp hơn. Các ứng dụng của người dùng thao tác trên máy tính không thuộc tầng ứng dụng nhưng chúng trao đổi thông tin nhờ sự trợ giúp của tầng ứng dụng. Cần chú ý rằng, dịch vụ tầng ứng dụng cung cấp cho chúng ta các dịch vụ truyền thông nhưng chúng ta có thể nâng cao với các dịch vụ này cùng với một phần mềm ứng dụng để sử dụng nó cho các mục đích nội bộ

II.mô hình chồng giao thức TCP/IP

 Chồng giao thức TCP/IP

Được chia thành 4 tầng: Giao diện mạng, Liên mạng, Giao vận, Ứng dụng

OSI -------------------------------------------TCP/IP

Ứng dụng----------------------------------Ứng dụng

Trình diễn

Phiên

Giao vận------------------------------------Giao vận

Mạng-----------------------------------------Liên mạng

Liên kết dữ liệu----------------------------Giao diện mạng

Vật lý -------------------------------

1. Tầng ứng dụng:

Cung cấp các dịch vụ dưới dạng giao thức cho ứng dụng của người dùng:

• FTP: là dịch vụ hướng kết nối và tin cậy, sử dụng TCP để cung cấp truyền tệp giữa các hệ thống hỗ trợ FTP

• Telnet: cho phép các phiên đăng nhập từ xa giữa các máy tính

• HTTP: trao đổi tài liệu siêu văn bản để hỗ trợ web

• SMTP: truyền thư điện tử giữa các máy tính, là dạng đặc biệt của truyền tệp và được sử dụng để gửi thông báo tới một máy chủ hoặc giữa các máy chủ với nhau

• POP3: cho phép lấy thư điện tử từ hộp thư trên máy chủ

• DNS: chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP. Được sử dụng khi người dùng dùng tên miền chứ không dùng IP

• DHCP: cung cấp thông tin cấu hình động cho các trạm (VD: gán địa chỉ IP)

• SNMP: dùng để quản trị từ xa các thiết bị mạng chạy TCP/IP

2. Tầng giao vận:

Chịu trách nhiệm chuyển phát toàn bộ thông báo từ tiến trình tới tiến trình. Tại tầng này có 2 giao thức TCP và UDP

3. Tầng liên mạng:

Đánh địa chỉ logic và định tuyến gói tới đích

 Giao thức IP (thuộc tầng liên mạng)

- Là giao thức phi kết nối và không tin cậy. Nó cung cấp dịch vụ chuyển gói nỗi lực nhất( không cung cấp chức năng theo dõi và kiểm tra lỗi mà chỉ cố gắng chuyển gói tới đích, không có sự đảm bảo)

- IP là một dịch vụ phi kết nối, được thiết kế cho mạng chuyển mạch gói. Phi kết nối có nghĩa mỗi datagram được xử lý độc lập, mỗi gói có thể tới đích trên các đường đi khác nhau, chúng có thể đến sai thứ tự. Mỗi datagram có thể bị mất, bị hỏng khi truyền. IP dựa vào một giao thức ở tầng cao hơn để xử lý vấn đề này.

- Số hiệu nhận dạng được sử dụng ở lớp liên mạng của bộ giao thức TCP/IP, gọi là địa chỉ IP:

• Là địa chỉ nhị phân 32bit

• Được thực thi trong phần mềm

• Dùng để định danh duy nhất và toàn cục một trạm hoặc một router trên liên mạng

- Cấu trúc gói tin IPv4:

• Mỗi địa chỉ IP gồm 4 byte, định nghĩa 2 phần: Địa chỉ mạng, Địa chỉ trạm

• Các phần này có chiều dài khác nhau tùy thuộc vào lớp địa chỉ

• Các bit đầu tiên trong phần địa chỉ mạng xác định lớp địa chỉ IP

 Giao thức TCP( thuộc tầng giao vận)

- Là giao thức hướng kết nối. Có trách nhiệm thiết lập một kết nối đối với phía nhận, chia luồng dữ liệu thành các đơn vị có thể vận chuyển, đánh số chúng và sau đó gửi chúng lần lượt

- Chức năng: tạo một truyền thông tiến trình tới tiến trình, để thực hiện điều này, TCP sử dụng cổng. Nó còn có chức năng khác là, tạo một cơ chế điều khiển luồng và điều khiển lỗi ở mức giao vận.

- TCP sử dụng giap thức cửa trượt để thực hiện điều khiển luồng. Nó sử dụng gói xác nhận, thời gian chờ và truyền lại để thực hiện điều khiển lỗi.

 Giao thức UDP (thuộc tầng giao vận)

- UDP là giao thức truyền thông phi kết nối và không tin cậy, được dùng thay cho TCP theo yêu cầu của ứng dụng. UDP có trách nhiệm truyền các thông báo từ tiến trình tới tiến trình, nhưng không cung cấp các cơ chế giám sát và quản lý

- UDP cũng cung cấp cơ chế gán và quản lý các số cổng để định danh duy nhất cho các ứng dụng chạy trên một trạm của mạng. Do ít chức năng nên UDP có xu thế hoạt động nhanh hơn so vơi TCP. Thường được dùng cho các ứng dụng không đòi hỏi độ tin cậy cao trong giao vận.

Câu4:

I,ss CMK-CMG

1,Chuyển mạch kênh(CMK)

*Kênh đc thiết lập trc

*Ko đc chia sẻ tài nguyên kết nối

*3 pha riêng biệt/*khở tạo lại cuộc gọi nkhi có lỗi

*ghép kênh time(STDM)

*dich vụ thoại : thoại tốc độ thấp

-CMK sử dụng :

*CM time (T)thay dổi theo time : vào Ts1 ra Ts2 , Ts5 ....(vào 1 Ts , ra 1Ts bất kì ) => phải có 1 bộ đệm delay được => chỉ đc 1024 Ts

*CM không gian (S) không cần bộ đệm => không tốn bộ nhớ , vào Tsi , ra Tsi => hạn chế kênh và có hiện tg tắc nghẽn

-Trong thực tế : ghép tầng T và S theo : T-S-T ; T-S-S => mục đích : nâng cao hiệu quả ghép kênh , giảm tắc nghẽn và mềm dẻo

Nguyên Lí

Chuyển mạch kênh được định nghĩa là kỹ thuật chuyển mạch đảm bảo việc thiết lập

các đường truyền dẫn dành riêng cho việc truyền tin của một quá trình trao đổi thông tin giữa hai hay nhiều thuê bao khác nhau. Chuyển mạch kênh được ứng dụng cho việc liên lạc một cách tức thời, quá trình chuyển mạch được đưa ra một cách không có cảm giác về sự chậm trễ (thời gian thực) và độ trễ biến thiên giữa nơi thu và nơi phân phối tin hay ở bất kỳ phần nào của hệ thống truyền tin.

2,CM gói (CMG)

*Kênh đc xác lập tùy biến / *Chia sẻ tài nguyên kết nối /* 3 pha đồng thời /*kết nối ko định hướng /*khởi tạo từng phần khi có lỗi /*ghép kênh thống kê/*hàng đợi xử lí

-CMG sử dụng kĩ thuật:/*Tế bào(ATM thuộc lớp thứ 2 : liên kết ): kích thước 53bytes gồm 5bytes cho header , 48bytes cho payload/*CM IP (lớp 3) : Gói tin đóng gói , ko có kích thước cố định mf chỉ có kích thước max/*CM nhãn đa giao thức (MPLS): đưa thêm thành phần lable (nhãn ) nằm giữa lớp 2 và lớp 3 , nhân đc đính vs từng gói tin => ko phải đọc địachir IP ở lớp 3 , đc hỗ trợ nhiều giao thức ở lớp 2 và lớp 3

Nguyên Lí:là dựa trên khả năng của các máy tính tốc độ cao và các quy tắc để tác động vào bản tin cần truyền sao cho có thể chia cắt các cuộc gọi, các bản tin hoặc các giao dịch (Transaction) thànhcác thành phần nhỏ gọi là "Gói" tin. Tuỳ thuộc vào việc thực hiện và hình thức của thôngtin mà có thể có nhiều mức phân chia. Ví dụ một cách thực hiện phổ biến được áp dụng của chuyển mạch gói hiện nay là bản tin của Người sử dụng được chia thành các Segments và sau đó các Segments lại được chia tiếp thành các gói (Packet) có kích thước chuẩn hoá.

Bổ sung CM time và CM không gian:

1.Tầng chuyển mạch không gian số

a. Cấu trúc: Gồm 2 thành phần cơ bản - Ma trận điều khiển và khối điều khiển chuyển mạch cục bộ.

- Ma trận chuyển mạch vuông cấp NxM, trong đó hàng dùng cho các đường PCM phía đầu vào và cột dùng cho các đường PCM phía đầu ra. Tại giao điểm của hàng và cột đấu nối điểm chuyển mạch và thông thường đó là cổng logic AND hay cổng logic 3 trạng thái. Các điểm chuyển mạch trong mỗi cột được điều khiển bởi một bộ nhớ điều khiển C-Mem (Control Memory).

- Khối điều khiển cục bộ bao gồm bộ đếm khe thời gian TS-Counter, bộ chọn địa chỉ Selector và bộ nhớ điều khiển C-Mem để thực hiện chức năng điều khiển cục bộ ma trận chuyển mạch. Bộ nhớ C-Mem lưu trữ các số liệu liên quan đến các điểm chuyển mạch tương ứng với các khe thời gian TS trong khung tín hiệu đã cho.

- Mã địa chỉ nhị phân được gán cho mỗi điểm chuyển mạch trong một cột. Mỗi địa chỉ thích hợp sau đó sẽ được sử dụng để chọn một điểm chuyển mạch yêu cầu để thiết lập cuộc nối giữa một đầu vào và một đầu ra của ma trận chuyển mạch. Các địa chỉ chọn này được nhớ trong bộ nhớ điều khiển C-Mem theo thứ tự khe thời gian tương ứng với biểu đồ thời gian kết nối hiện thời.

b. Nguyên tắc hoạt động

- Ví dụ, một khe thời gian trong luồng đầu vào liên tục có "K" các từ PCM khác nhau kích hoạt một cổng thích hợp để thực hiện việc chuyển mạch tới trục nằm ngang mong muốn. Đầu vào của trục đứng còn lại có thể được nối với đầu ra của trục đứng nằm ngang bằng cách kích hoạt một cách phù hợp các cổng tương ứng. Đồng thời, ở khe thời gian tiếp theo, một đường dẫn hoàn toàn khác với đường trước đó có thể được lập ra. Ở đây chú ý là các khe thời gian của trục đứng và trục nằm ngang được phát sinh một cách tương ứng trong cùng một thời điểm và vì vậy ở thanh quét, việc chuyển khe thời gian không được thực hiện. Như trong trường hợp chuyển đổi khe thời gian, một bộ nhớ điều khiển có thông tin để kích hoạt các cổng tại các khe thời gian mong muốn là cần thiết.

- Vì vậy, đối với mạng chuyển mạch không gian, một thanh quét nhiều mức có thể được sử dụng. Khi muốn gửi các tín hiệu từ đầu vào 1 đến đầu ra 2, cổng S21 phải được kích hoạt trong thời hạn của khe thời gian mong muốn. Nếu Sm1 được kích hoạt vào cùng thời gian đó, đầu vào "m" được gửi đến dầu ra 1. Như đã giải thích, một vài thanh quét có thể được kích hoạt đồng thời trong thời hạn của khe thời gian nhất định, và vì vậy số các đường nối đồng thời có thể được là một trong 2 số "m" hoặc "n" tùy theo số nào là nhỏ hơn.

2 Tầng chuyển mạch thời gian số

a. Cấu trúc: bao gồm 2 thành phần chính là bộ nhớ tin S-Mem (Speak Memory) và bộ nhớ điều khiển C-Mem (Controller Memory).

- Chức năng cơ bản của S-Mem là để nhớ tạm thời các tín hiệu PCM chứa trong mỗi khe thời gian phía đầu vào để tạo độ trễ thích hợp theo yêu cầu mà nó có giá trị từ nhỏ nhất là 1 TS tới cực đại là (n-1) TS.

- Nếu việc ghi các tín hiệu PCM chứa trong các khe thời gian TS phía đầu vào của tầng chuyển mạch T vào S-Mem được thực hiện một cách tuần tự thì có thể sử dụng một bộ đếm nhị phân Module(n) cùng với bộ chọn rất đơn giản để điều khiển. Lưu ý rằng khi đó tín hiệu đồng hồ phải hoàn toàn đồng bộ với các thời điểm đầu của TS trong khung tín hiệu PCM được sử dụng trong hệ.

- Bộ nhớ C-Mem có chức năng dùng để điều khiển quá trình đọc thông tin đã lưu đệm tại S-Mem. Cũng như C-Mem trong chuyển mạch tầng S, bộ nhớ C-Mem của tầng T cũng có N ô nhớ bằng số lượng khe thời gian trong khung tín hiệu PCM sử dụng. Trong thời gian mỗi TS, C-Mem điều khiển quá trình đọc một ô nhớ tương ứng thích hợp trong T-Mem. Như vậy hiệu quả trễ của tín hiệu PCM của T-Mem được xác định một cách rõ ràng rành mạch bởi hiệu số giữa các khe thời gian ghi và đọc tin PCM ở bộ nhớ S-Mem.

b. Nguyên tắc hoạt động:

- Giả sử có yêu cầu chuyển mạch phục vụ cho cuộc nối giữa TS#5 của luồng tín hiệu PCM đầu vào với TS#9 của luồng tín hiệu PCM đầu ra của chuyển mạch tầng T.

- Căn cứ yêu cầu chuyển mạch, hệ thống điều khiển trung tâm CC của tổng đài sẽ tạo các số liệu điều khiển cho tầng T. Để thực hiện điều này CC sẽ nạp số liệu về địa chỉ nhị phân ô nhớ số 5 của T-Mem vào ô nhớ số 9 của C-Mem, sau đó CC giao quyền điều khiển cục bộ cho chuyển mạch tầng T trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi khe thời gian theo yêu cầu chuyển mạch.

- Tiếp theo để cho quá trình mô tả được hoàn toàn xác định và dễ theo dõi, chúng ta khảo sát thời điểm bắt đầu TS#0 của khung tín hiệu PCM. Quá trình ghi thông tin PCM chứa trong các khe thời gian phía đầu vào bộ nhớ S-Mem được thực hiện một cách lần lượt và đồng bộ nhờ hoạt động phối hợp giữa bộ đếm khe thời gian TS-Counter và bộ chọn địa chỉ Selector 1.

- Kết thúc thời gian TS#0 cũng là bắt đầu TS#1 song đồng hồ lại tác động vào TS-Counter làm cho nó chuyển sang trạng thái 1 để tạo địa chỉ nhị phân cho ô nhớ số 1 của S-Mem. Selector 1 chuyển số liệu này vào Bus địa chỉ của S-Mem, đồng thời tạo tín hiệu điều khiển ghi W do đó tổ hợp mã tín hiệu PCM trong khe thời gian TS 1 của luồng số đầu vào được ghi vào ô nhớ 1 của T-Mem. Quá trình xảy ra tương tự đối với các khe thời gian TS#2, TS#3, TS#4, TS#5 và tiếp theo cho tới khe thời gian cuối cùng TS#n của khung. Sau đó tiếp tục lặp lại cho các khung tiếp theo trong suốt thời gian thiết lập cuộc nối yêu cầu.

- Đồng thời với quá trình ghi tín hiệu vào S-Mem, C-Mem thực hiện điều khiển quá trình đọc các ô nhớ của S-Mem để đưa tín hiệu PCM ra luồng số PCM vào các khe thời gian cần thiết thích hợp tương ứng theo yêu cầu

II,Cấu trúc router

1,Nhiệm vụ :

*xử lí chuyển tiếp gói

*Bảng chuyến tiếp gói

* xử lí định tuyến (truyền đc thông tin của các nút vào trong mạng :/a,Truyền : /* một cách tràn lụt : truyền tới tất cả các nút trong mạng => nhược : 1 nút có thể nhận đc quá nhiều gói tin giống nhau =>tốn băng thông /*mọt các ngẫu nhiên : không lãng phí băng thông , bản tin có thể ko tới đích./b,Tìm đường: dựa vào các giải thuật tìm đg)

2,Chức năng:

*Điều khiển : thực hiện giao thức định tuyến : cơ sở lưu ở các bảng định tuyến (routing table)

*Dữ liệu : chứa các bảng chuyển tiếp và thực hiện chuyển mạch gồm : /* cổng chuyển tiếp /*cơ cấu chuyển mạch : chuyển tù 1 đầu vào đến 1 đầu ra

=> gói tin đến đưa vào mặt bằng điều khiển => sẽ thực hiện giao thức định tuyến

- có 1 bảng chuyển tiếp : chứa nhiều gói tin , dữ liệu vào bảng định tuyến của xủ lí (copy dữ liệu của định tuyến nhưng nhỏ hơn : chỉ có 1 cổng ) => việc tìm kiếm : ở bảng chuyển tiếp => sau 1 khaongr time nó sẽ cập nhập dữ liệu

Kiến trúc bộ định tuyến .

-Định tuyến là một công việc quan trọng trong quá trình truyền tin qua mạng. Nó được thực hiện ở tầng mạng (tầng 3 theo mô hình tham chiếu OSI). Mục đích của định tuyến là chuyển thông tin của người sử dụng từ điểm nguồn đến điểm đích.

-Quá trình định tuyến (routing) bao gồm hai hoạt động chính, đó là: xác định đường truyền (path determination) và chuyển tiếp thông tin (forwarding) theo đường đó (còn được gọi là switching). Việc truyền thông tin đi theo con đường đã chọn có thể nói là khá đơn giản (về mặt thuật toán), trong khi đó,việc xác định đường truyền phức tạp hơn rất nhiều.Trong các mạng thông tin khác nhau, việc xác định đường truyền cũng diễn ra khác nhau. Tuy nhiên, cách xác định đường truyền nào cũng bao gồm hai công việc cơ bản.

Thứ nhất là thu thập và phân phát thông tin về tình trạng của mạng (ví dụ như trạng thái đường truyền, tình trạng tắc nghẽn...) và của thông tin cần truyền (ví dụ như lưu lượng, yêu cầu dịch vụ...). Các thông tin này sẽ được sử dụng làm cơ sở cho việc xác định đường truyền.

Thứ hai là chọn ra đường truyền khả dụng (cũng có thể là đường truyền tối ưu) dựa trên các thông tin trạng thái trên. Đường truyền khả dụng là đường truyền thoả mãn mọi yêu cầu của thông tin cần truyền (ví dụ: tốc độ) và điều kiện của mạng (ví dụ: khả năng của đường truyền). Còn đường truyền tối ưu (theo một tiêu chuẩn nào đó) là đường truyền tốt nhất trong những đường truyền khả dụng.

III,VC-DG

Đặc điểm : CM gói : dựa trên nguyên tắc chuyển thông tin qua mạng dưới dạng gói tin , cho phép kết nối thông tin đầu cuối tới đầu cuối qua quá trình chia sẻ tái nguyên

1.VC(virtual circuit)

-ĐĐ : *đg đi đc tạo trc khi gửi các gói dữ liệu /*Các gói yêu cầu gọi , chấp nhận đc cuộc gọi đc dùng để tạo kết nối (handshake) /* Mỗi đg đi đc gắn 1 số ID /* Mỗi gói chứa ID của đg đi thay vì địa chỉ mấy đích /* không cần tìm đg cho từng gói /* đg đi ko giành riêng

-Ưu điểm : tuyến đc thiết lập cho tất cả các gói => độ hữu dụng của các gói cao hơn ,kiểu này phù hợp cho chuyển các bản tin dài . Kiểu này gồm 3 pha : thiết lập , chuyển thông tin , giải phóng

2.DG(datagram)

-Mỗi gói tin đc truyền độc lập vs các gói tin # , ko liên quan gì đến các gói tin đã đc truyền trc đó

-ĐĐ : * mỗi gói itn đc xử lí độc lập /* các gói có thể đi theo bất kì đg thích hợp nào /* các gói có thể đến đích kotheo thứ tự gửi /* các gói có thể thất lạc trên đg đi /* Bên nhận phải sắp xếp lại các gói theo trật tự , khôi phục các gói thất lạc /* Tiêu đề của DG khá lớn vì chứa toàn bộ thông tin về địa chỉ đích và các yêu cầu của lớp dịch vụ phía trên

-Ưu điểm : Không có pha thiết lập cho nên khi gửi số liệu ngắn (lưu lg thấp , time tồn tại ngắn thì DG phân tán nhanh hơn , DG mềm dẻo : khi 1 phần của mạng có sự cố nó sẽ tự định tuyến lại để tránh tắc nghẽn)

Đặc điểm Datagram Virtual Circuit

1,Trình tự gói tin Không theo thứ tự gửi nên phải sắp xếp lại khi đến đích Theo thứ tự gửi

2,Tính linh động về đg đi Mỗi gói đi theo 1 đg thích hợp Các gói đi thoe 1 đg có sẵn

3,Khả năng chịu lỗi Xảy ra hiện tg lặp gói , mất gói Không có hiện tg lặp gói , mất gói

4,Hiện tg trễ Do truyền các gói Do quá trình thiết lập , dô truyền các gói

Câu8:

15.Khái niệm, phân loại báo hiệu

Trong mạng viễn thông báo hiệu được coi là một phương tiện để chuyển thông tin và các lệnh từ điểm này đến điểm khác, các thông tin và các lệnh này có liên quan đến quá trình thiết lập, giám sát và giải phóng cuộc gọi

Phân loại ta có thể chia báo hiệu thành hai loại:

-Báo hiệu cho mạng chuyển mạch kênh:

+ báo hiệu đường thuê bao: là báo hiệu giữa máy đầu cuối với tổng đài

+ báo hiệu liên đài: là báo hiệu giữa các tổng đài với nhau.

- báo hiệu cho mạng chuyển mạch gói.

Báo hiệu kênh riêng

Báo hiệu kênh riêng là hệ thống báo hiệu trong đó các tín hiệu báo hiệu được truyền trên kênh tiếng hoặc trên đường riêng có liên quan rất chặt chẽ với kênh tiếng

Có nhiều hệ thống báo hiệu kênh riêng khác nhau được sử dụng như:

- Hệ thống báo hiệu xung thập phân, còn gọi đơn tần.

- Hệ thống báo hiệu 2 tần số,

- Hệ thống báo hiệu xung đa tần,

-Hệ thống báo hiệu đa tần bị khống chế,

Tất cả các hệ thống báo hiệu đã nêu trên đều có nhược điểm chung là tốc độ tương đối thấp, dung lượng thông tin bị hạn chế

Báo hiệu kênh chung

-Hệ thống báo hiệu liên đài tiên tiến hơn được gọi là CCS (Common Channel Signaling). Nó dựa trên nguyên tắc truyền thông tin giữa các máy tính nơi mà các khung thông tin được trao đổi giữa các máy tính theo yêu cầu. Các khung này bao gồm thông tin về tuyến nối dưới dạng các bản tin báo hiệu về địa chỉ của tổng đài bị gọi, các con số địa chỉ và thông tin khi thuê bao B nhấc máy trả lời. Trong hầu hết các trường hợp trên chỉ cần một kênh số liệu giữa hai tổng đài. Kênh số liệu 64 kbit/s trên một khe thời gian của một khung PCM thì có thể đủ dùng cho tất cả thông tin điều khiển giữa các tổng đài. -Một chuẩn quốc tế được áp dụng rộng rãi của CCS được gọi là CCS7 hay còn gọi là hệ thống báo hiệu kênh chung số 7 (SS7), ngoài ra còn có những tên gọi khác nhưng ít được sử dụng hơn như CCITT#7 hay ITU-T7. Hiện nay, hệ thống báo hiệu số 7 đang được sử dụng như một phương thức báo hiệu tin cậy, hiệu quả cho các mạng viễn thông

16. Khái niệm đồng bộ

Mạng đồng bộ là một mạng chức năng không thể thiếu được trong mạng viễn thông quốc gia số hiện đại. Đồng bộ có ảnh hưởng lớn đến độ ổn định và chất lượng dịch vụ của mạng thông tin. Việc mất đồng bộ hay kém đồng bộ gây nên rung pha, trôi pha, trượt... làm suy giảm chất lượng dịch vụ.

Các phương pháp đồng bộ mạng

1.Phương pháp cận đồng bộ

-Mạng sử dụng phương pháp cận đồng bộ là mạng trong đó các đồng hồ tại các nút chuyển mạch độc lập với nhau; tuy nhiên độ chính xác của chúng được duy trì trong một giới hạn hẹp xác định.

-Trong chế độ cận đồng bộ sử dụng các đồng hồ có độ chính xác cao hoạt động tự do và các bộ nhớ đệm thích hợp để giảm sai lệch tần số

2. Phương pháp đồng bộ chủ tớ

-Phương pháp đồng bộ chủ tớ dựa trên nguyên tắc một đồng hồ có cấp chính xác cao nhất hoạt động như một đồng hồ chủ, các đồng hồ khác được hoạt động bám (tham chiếu ) theo đồng hồ chủ.

-Trong phương pháp chủ tớ, sử dụng vòng khoá pha để duy trì sai pha giữa đồng hồ chủ và các đồng hồ tớ không đổi hoặc tiến tới 0. Các đồng hồ tớ phải bám theo đồng hồ chủ và kích cỡ bộ nhớ đệm và mạch điều khiển phải được thiết kế thích hợp sẽ hạn chế được trượt. Mục tiêu của đồng bộ là hạn chế tốc độ trượt bằng cách sử dụng một số phương pháp điều khiển tần số và pha.

-Về mặt kinh tế - kỹ thuật đây là mạng đồng bộ được dùng rộng rãi trên thế giới

3. Phương pháp đồng bộ tương hỗ

-Đây là nguyên lý thực hiện đồng bộ trong một mạng số nhiều liên kết mà không có đồng hồ chủ. Trong đồng bộ tương hỗ mỗi nút lấy trung bình các nguồn tham chiếu vào và sử dụng nó cho đồng hồ truyền dẫn và cục bộ của nút. Phương pháp này chỉ sử dụng cho mạng đa phần có cấu trúc lưới.

-Ưu điểm của đồng bộ tương hỗ là khả năng duy trì hoạt động của nó khi một đồng hồ nút bị hỏng.

-Nhược điểm:

+Tần số cuối cùng rất phức tạp, vì nó là một hàm của tần số các bộ dao động, topo mạng, trễ truyền dẫn và các tham số khác.

+ Sự biến đổi trễ đường truyền hoặc trễ nút có thể làm nhiễu loạn nghiêm trọng tần số nút và thay đổi lâu dài trong tần số hệ thống.

+ Việc thiếu nguồn chuẩn cố định làm cho đồng bộ tương hỗ không thích hợp đối với kết nối liên mạng.

4.Phương pháp đồng bộ kết hợp

Các node trong mạng đc phân thành 1 số mức. Một vùng thuộc khu vực điều khiển của một đồng hồ chủ hoạt động cận đồng bộ với các vùng khác.

-Trong 1 mạng có độ dài cây phân cấp lớn, phải triển khai nhiều đồng hồ chủ.

-Phương pháp này thích hợp cho các khu vực có địa hình an toàn, điều kiện thiết lập các tuyến truyền khó khăn.

-Phương pháp này kết hợp được cả ưu điểm của cận đồng bộ và chủ tớ, hoạt động tin cậy và khả năng hoạt động cao khi các đồng hồ chủ theo chuẩn sơ cấp:

+ Cải thiện khả năng hoạt động liên mạng của đồng bộ tương hỗ.

+Điểm tham chiếu chưa đc xác định tại đỉnh, trong cùng 1 cấp các đồng hồ hoạt động tương hỗ nhau.

+Nếu nguồn tham chiếu hỏng thì các node vẫn hoạt động tương hỗ.

+Sử dụng sơ đồ tương hỗ dự phòng nóng hoặc đa chủ

5.Phương pháp đồng bộ ngoài

Một số tài liệu về đồng bộ trình bày về phương pháp đồng bộ ngoài, thực chất phương pháp đồng bộ ngoài là sử dụng một số nguồn thời gian và tần số có sẵn như GPS (Hệ thống định vị toàn cầu) hoặc tham chiếu theo đồng hồ chủ của một quốc gia khác (gọi là"đồng hồ chủ giả")... Giải pháp đồng bộ này có ưu điểm là tiết kiệm đầu tư tuy nhiên có độ chính xác không cao và phụ thuộc vào nhiều yếu tố phi kỹ thuật khác.

Cau5,6,7:

5. Phân loại dịch vụ mạng viễn thông ( Các dịch vụ trên nền NGN)

(SGK)

a) Quan điểm người sử dụng

• Thông thường, dịch vụ viễn thông được phân chia thành các nhóm sau:

- Dịch vụ cơ bản: truyền đưa tức thời thông tin qua mạng viễn thông (bao gồm cả Internet*) mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin.

-Dịch vụ Internet: bao gồm dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ kết nối Internet và dịch vụ ứng dụng Internet.

-Dịch vụ giá trị gia tăng là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông.

- Các dịch vụ trên nền mạng thế hệ sau: Các dịch vụ được cung cấp trên nền mạng thế hệ sau (NGN) là mạng có hạ tầng thông tin duy nhất dựa trên công nghệ gói để có thể triển khai nhanh chóng các loại hình dịch vụ khác nhau dựa trên sự hội tụ giữa thoại và số liệu, giữa cố định và di động. Hiện tại VNPT đang cung cấp các dịch vụ NGN cho người sử dụng (dịch vụ thoại VoIP trả trước-1719, dịch vụ báo cuộc gọi từ Internet-CWI ...) và cho doanh nghiệp (dịch vụ thoại miễn phí-1800, Dịch vụ thông tin giải trí-1900 ...).

Theo địa điểm cung cấp dịch vụ, bao gồm dịch vụ tại nhà thuê bao và dịch vụ tại điểm công cộng.

Theo phương thức khai thác dịch vụ, dịch vụ trên mạng điện thoại công cộng

bao gồm dịch vụ quay số trực tiếp và dịch vụ qua điện thoại viên

Theo phạm vi cung cấp dịch vụ, bao gồm dịch vụ nội hạt, dịch vụ đường dài

trong nước và dịch vụ quốc tế

Theo phương thức thanh toán, dịch vụ trên mạng điện thoại công cộng bao

gồm dịch vụ trả tiền trước và dịch vụ trả tiền sau

b) Quan điểm của nhà cung cấp dịch vụ

Theo quan điểm của nhà cung cấp dịch vụ, có hai loại dịch vụ viễn thông cơ bản:

- Dịch vụ mang (Bearer service)

- Dịch vụ xa toàn phần (Teleservice*)

6. Chất lượng dịch vụ và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ

(SGK)

6.1.Chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ (QoS): là tổng hợp những tham số, ý kiến thể hiện sự hài lòng,không hài lòng của khách hàng đối với một dịch vụ viễn thông nào đó.

Chất lượng dịch vụ bao gồm:

- Chất lượng về hỗ trợ: Tạo điều kiện thuận lợi để cho khách hàng được sử dụng các dịch vụ đó. Ví dụ như việc cung cấp các thiết bị cần thiết cho khách hàng có thể đăng ký thuê bao... Tham số đánh giá kết quả hỗ trợ mật độ điện thoại cố định đo bằng số máy/100 dân.

- Chất lượng về khai thác dịch vụ: Về phía khách hàng có dễ khai thác hay không, về phía nhà cung cấp có khả năng sửa chữa dịch vụ, thao tác bổ trợ ...

- Chất lượng về thực hiện dịch vụ mạng (khả năng phục vụ): Việc truy cập tới các nút cung cấp dịch vụ:

+ Tính phục vụ liên tục trong mọi tình huống thể hiện khả năng duy trì

và cung cấp dịch vụ.

+ Tính phục vụ trọn vẹn của mạng thể hiện sự hoàn hảo của dịch vụ

cung cấp.

+ Yêu cầu truyền thông tăng liên tục gây nguy cơ suy giảm chất lượng

của mạng, do vậy phải thường xuyên phát triển, xây dựng cơ sở hạ

tầng mạng để đáp ứng nhu cầu dịch vụ. Đây chính là khả năng cung

cấp dịch vụ hay là khả năng truy nhập dịch vụ

- Chất lượng an toàn: Đảm bảo tính an toàn thông tin cho khách hàng, quyền truy nhập, an toàn cho hệ thống thiết bị, an toàn cho người sử dụng.

Chất lượng dịch vụ và hiệu năng mạng có mối liên hệ khá chặt chẽ.

Muốn có được chất lượng dịch vụ tốt thì nó phải được dựa trên cơ sở hiệu năng mạng tốt đi kèm.

6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào tính kết hợp của nhiều yếu tố: các thành phần mạng, cơ chế xử lý ở hai điểm đầu cuối, cơ chế điều khiển trong mạng. Đối với các thành phần mạng (cơ sở hạ tầng vật lý) thông thường có 3 phần quan trọng: Thiết bị đầu cuối, phương tiện truyền dẫn và thiết bị chuyển mạch (các thiết bị trung chuyển trên mạng). Đối với mỗi phần có các yêu cầu về QoS tương ứng. Nhìn chung QoS được các user (người dùng) ở hai đầu cuối truyền thông quyết định. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ nắm bắt được đánh giá QoS thông qua ý kiến khách hàng (dùng đơn vị MOS - Mean Opinion Score).

7. Báo hiệu và điều khiển ( định nghĩa, báo hiệu và điều khiển trong mạng kênh và mạng gói

(SGK)

Trong mạng viễn thông báo hiệu được coi là một phương tiện để chuyển

thông tin và các lệnh từ điểm này đến điểm khác, các thông tin và các lệnh này có liên quan đến thiết lập, giám sát và giải phóng cuộc gọi. Báo hiệu thực hiện 3 chức năng chính:

- Chức năng giám sát: giám sát đường thuê bao, đường trung kế...

- Chức năng tìm chọn: chức năng điều khiển và chuyển thông tin địa chỉ

- Chức năng khai thác và vận hành mạng: phục vụ cho việc khai thác

mạng một cách tối ưu nhất.

Thông thường báo hiệu được chia làm 2 loại tùy thuộc vào phương thức

xử lý tín hiệu báo hiệu và ứng dụng của nó là báo hiệu cho mạng chuyển mạch kênh và báo hiệu cho mạng chuyển mạch gói. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu hai loại báo hiệu này.

Báo hiệu trong mạng chuyển mạch kênh

Trong mạng chuyển mạch kênh, báo hiệu được chia thành hai loại là báo

hiệu đường thuê bao và báo hiệu liên đài. Báo hiệu đường thuê bao là báo hiệu thực hiện cho các máy đầu cuối, thường đó là máy điện thoại với tổng đài nội hạt,còn báo hiệu liên tổng đài là báo hiệu giữa các tổng đài với nhau.

Báo hiệu liên tổng đài gồm 2 loại là báo hiệu kênh riêng CAS (Channel

Asociated Signaling) và báo hiệu kênh chung CCS (Common Channel

Signaling). Báo hiệu kênh riêng hay còn gọi là báo hiệu kênh liên kết là hệ thống báo hiệu trong đó báo hiệu nằm trong kênh tiếng hoặc trong một kênh có liên quan chặt chẽ với kênh tiếng, còn báo hiệu kênh chung là hệ thống báo hiệu trong đó báo hiệu nằm trong một kênh tách biệt với các kênh tiếng và kênh báo hiệu này được sử dụng chung cho một số lượng lớn các kênh tiếng.

Báo hiệu trong mạng chuyển mạch gói

Trong mạng chuyển mạch gói, báo hiệu được thực hiện thông qua các giao

thức báo hiệu. Tùy thuộc vào công nghệ được sử dụng cho từng mạng cụ thể mà báo hiệu thực hiện trong các mạng là khác nhau. Tuy nhiên, cũng giống như trong mạng chuyển mạch kênh, chúng ta cũng có thể xem có hai loại báo hiệu trong mạng chuyển mạch gói hay chính xác hơn có hai loại nhóm giao thức báo hiệu trọng mạng chuyển mạch gói: các giao thức báo hiệu lớp ứng dụng và các giao thức báo hiệu lớp lõi. Các giao thức báo hiệu lớp ứng dụng thực hiện các chức năng cơ bản của một cuộc gọi: thiết lập, duy trì và giải phóng phiên truyền thông. Còn các giao thức báo hiệu lớp lõi thực hiện chức năng điều khiển, quản lý các phần tử trên mạng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro