Người ấy từng là niên thiếu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

     ''Trông trăng mà thẹn với trời
Soi gương mà thẹn với người trong gương.
        Trăng thanh nguyệt rạng mái đình
Chén son chưa cạn sao tình đã quên?''

 Năm Quang Thuận thứ ba, Đại Việt chịu một đông rét đậm, hoa màu cây cỏ chẳng trồng nổi, gia súc chẳng chịu được lạnh mà chết. Khi tiết trời ấm áp lên chút lại lây lan bệnh dịch, đến cả Long thành cũng chẳng tránh nổi vẻ tiêu điều.

 Nhà vua lao tâm khổ tứ, phát kho thóc cứu đói, tiếp tế rất nhiều vùng mới phát hiện nạn tham nhũng trầm trọng của quan lại địa phương. Long nhan đại nộ, xuống tay mở cuộc thanh trừ rửa máu.

 Bộ máy nhà nước được chấn chỉnh, muôn dân tung hô vạn tuế anh minh.

Hôm nay Thuỵ Dung cung náo loạn chưa từng thấy, cung nhân mặt mày tái xanh, ra ra vào vào vội vàng, trên trán đổ không biết bao nhiêu mồ hôi lạnh. 

Chuyện là Lê Dung phi sinh non, cái thai mới sáu tháng, bình an là chuyện trước nay chưa từng có.

 Ai cũng biết đức vua đối với chuyện Lê Dung phi mang thai cẩn trọng đến thế nào, từng bữa ăn giấc ngủ đều phái người trông coi.

Đây là đứa con đầu lòng của vua, vốn nghĩ nếu là hoàng tử nhất định Lê Dung phi sẽ được phong quý phi.

 Lúc nhà vua vội vã đến, ngay cả võng cũng không ngồi, cước bộ như chạy. Long nhan tuấn mĩ hôm nay khó coi đến cực điểm. Mặc kệ đám phi tần hành lễ, liền muốn lao thẳng vào chỗ của Lê Dung phi, lúc ấy chỉ có Nguyễn Sung nghi có gan cản lại :

" Bệ hạ không thể vào trong. người bình tĩnh chút."

 Đám cung phi bị doạ sợ. nhà vua từ nhỏ đều được ca ngợi vẻ ngoài dịu dàng ôn hoà, họ cũng là lần đầu tiên thấy y đáng sợ như thế. Thầm mừng vì lần này chẳng ai giở thủ đoạn với Lê Dung phi, là nàng ta tự làm tự chịu, nếu không liền chết chắc.

 Nhà vua vào đến nhìn thấy nàng tái nhợt nằm đoan nghiêm trên giường lớn, ánh trăng đã lên cao.

Hương vị máu tanh còn vương đâu đó, y cảm thấy trong lòng chua xót chưa bao giờ có...là máu của con y. nhà vua không tự chủ mà run :

"Vì sao?"

 Lê Dung phi nghiêng mặt vào trong tường, giọng nói khô khốc lạnh nhạt:

"đời cha ăn mặn, đời con khát nước. là nhờ phúc của bệ hạ ban cho cả."

 Gân xanh nổi lên trên trán của vị vua trẻ, toàn thân y đỏ gay vì tức giận, y run tay chỉ vào nàng, giọng y cũng run, toàn thân đều run :

"được, được lắm... Lê Ngọc Dung, để trẫm xem ngươi máu lạnh thế nào."

Đức vua bỏ đi, lướt qua một luồng kình phong làm cây nến lẻ loi trong phòng vụt tắt. bóng trăng hôm ấy thanh lạnh vô cùng.

Nàng nghĩ y không xứng làm một minh quân, y liền dốc lòng cho nàng thấy vạn dân tung hô minh quân thánh đế. Y nghĩ nàng ghét bỏ mình mà không cần đứa nhỏ lại chẳng rõ lòng nàng cũng đau xót chứ.

 Nhiều năm sau nhớ lại, Quý phi ở Vĩnh Ninh cung nói rằng. Dù Lê Dung phi không tán thành việc hoàng đế đăng cơ như thế nhưng cũng đã thuần phục y là một vị vua tốt. dù đứa trẻ thế nào cũng là con của nàng mang nặng. 

do bản thân sơ xảy mà mất con, Dung phi đau lòng mới hồ ngôn, bệ hạ lại hiểu nhầm. Thành ra một cục diện chẳng thể cứu vãn.

Sau đêm Lê Dung phi sinh non. Hoàng Thượng phế Dung Phi xuống Lê Tiệp dư. Thuỵ Dung cung từ đó đóng cửa giam lỏng cho nàng xám hối. Trên dưới hậu cung không ai được phép nhắc lại chuyện này, sách sử cũng không cho lưu danh tính.

Cùng năm Lê dung phi xảy ra chuyện, Thái uý Lê Lăng, tức ông nội của Lê Thị vì có ý phò trợ Cung Vương Lê Khắc Xương mà bị tội chết, tịch thu gia sản. Lê Thị sau đó bệnh đến liệt giường cơ hồ chẳng từng tồn tại nơi hậu cung này.

Tuy Lê tiệp dư như thế nhưng cuộc sống ăn mặc than củi thuốc men ở Thuỵ Dung cung vẫn không bị cắt xén, lý do là quý phi luôn chống lưng giúp đỡ.

có cung nhân thân cận từng hỏi quý phi:

"Thưa lệnh bà, đối tốt với Lê tiệp dư như vậy có ý nghĩa gì? bệ hạ mấy năm nay cũng chẳng ngó đến nàng."

Quý phi chỉ cười yếu ớt, tư dung xinh đẹp đoan nhã có vài phần bất đắc dĩ :

"Ai cũng có một thời niên thiếu hết lòng say đắm. Ngoài mặt là vô tình, trong lòng lại lo lắng người kia sống không tốt."

Những năm nay hoàng thượng nạp không ít cung tần mỹ nữ, mỗi người một tư sắc lại đều có ẩn hiện nét gì đó tương tự dáng vẻ Lê Ngọc Dung thuở trẻ.

Ngay từ buổi đầu gặp gỡ, tuổi trẻ đầy nhiệt huyết năm xưa đã kết thành một mối duyên phức tạp. Bà chọn đi theo bệ hạ, bệ hạ vừa muốn giang sơn lại muốn cả Ngọc Dung. đó vốn đã không còn là tình yêu nữa, mà là cố chấp của nhà vua mà thôi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro