Lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bên trên mộ bao bọc bởi một lớp đất đắp nổi cao 76 m, từ Nam đến Bắc dài 350 m, từ Tây sang Đông rộng 354 m. Trên mặt đất chung quanh lăng còn có hai lớp tường thành, diện tích thành bên ngoài là 2 km² có cửa. Giữa hai lớp thành có các giác lâu, cung tẩm, chùa chiền, nhà ở... Bên dưới mặt đất là địa cung hình chữ nhật, dài 460 m từ Nam sang Bắc, rộng 392 m từ Tây sang Đông, bốn phía có tường bao bọc. Tường bao cao 27 m, dày 4 m, bốn phía đều có cửa. Tổng diện tích địa cung là 18 vạn m².

Từ trên xuống dưới có ba tầng: trên cùng là ngoại cung, tiếp theo là nội cung và sau cùng là tẩm cung. Diện tích tẩm cung khoảng 2 vạn m². Trong tẩm cung phát hiện nồng độ thủy ngân cao hơn mức bình thường 280 lần. Ngoài địa cung, gần khu vực có lớp đất bao bọc bên trên phát hiện thấy 300 đường hầm bồi táng (chôn kèm theo xác) với trên 5 vạn cổ vật quan trọng. Bộ Sử kí của sử gia thời Tây Hán - Tư Mã Thiên - thuật lại việc xây lăng mộ Tần Thủy Hoàng như sau: "Khi Thủy Hoàng mới lên ngôi đã sai đào núi Ly Sơn. Đến khi thôn tính được thiên hạ thì dời 70 vạn người trong thiên hạ đến xây lăng mộ, đào ba con suối, ở dưới đổ đồng và đưa quách vào. Đem những đồ quý báu của các cung, của trăm quan xuống cất đầy ở dưới. Lại sai thợ làm máy bắn tên hễ có ai đào đến gần thì bắn ra. Sai lấy thủy ngân làm một trăm con sông, Trường Giang, Hoàng Hà và biển lớn. Các máy móc làm cho nước sông và biển chảy vào nhau. Ở trên có đủ thiên văn, ở dưới có đủ địa lý, lấy đầu cá nhân ngư để thắp đuốc, trù tính thế nào để cháy lâu không tắt."

Sau khi chôn cất xong, có người nói: "Những người thợ làm máy và cất giấu đều biết chỗ cất giấu, thế nào họ cũng tiết lộ việc lớn". Cho nên sau khi cất giấu xong, Tần Nhị Thế (con trai Tần Thủy Hoàng) sai đóng đường hầm đi đến huyệt và cửa ngoài hầm. Những người thợ và người cất giấu không làm sao thoát ra được. Rồi sai trồng cây, trồng cỏ lên trên ngụy trang thành cái núi.

[sửa] Công việc khai quật

Năm 1974, một phần hầm mộ được khai quật. Đầu tiên là đường hầm Binh mã dũng số 1. Các nhà khảo cổ ước lượng có đến 8000 tượng đất sét gồm có quan văn, quan võ, binh lính và ngựa. Năm 1994 tiếp tục khai quật đường hầm số 2. Đây được coi là "tinh hoa trong tinh hoa" của Binh mã dũng, chứa đựng trận thế kị binh và các cung thủ với các tư thế bắn tạo hình phong phú, tính nghệ thuật cao.

Một phần của bộ sưu tập tượng đất sét nung trong mộ

Tuy nhiên việc khai quật lăng mộ gặp rất nhiều khó khăn: vượt qua lớp thủy ngân bao bọc (nồng độ cực kỳ lớn), phải di chuyển một khối lượng đất khổng lồ, mực nước ngầm dưới lòng đất khá cao. Quan trọng nhất là việc bảo quản các văn vật được đào lên. Các tượng binh mã khi vừa đào lên thì có màu sắc riêng biệt, sau thời gian đều bị phai nhạt hết. Vì vậy bảo quản bằng phương pháp "đông khô" để tránh nứt, vỡ, phai màu. Hiện vật đào lên được đưa ngay vào hầm lạnh -40 độ C để tạo lớp băng mỏng bao bọc, sau đó bảo quản lâu dài trong kho chứa. Trước khi khai quật không quên dựng một nhà bảo quản khổng lồ bao toàn bộ khu lăng mộ. Vì vậy muốn khai quật toàn bộ khu lăng mộ thì phải tốn hàng trăm triệu đôla Mỹ. Cuộc khai quật thường tiến hành trong nhiều năm. Những hiện vật phát hiện được là những tư liệu quý về lịch sử Trung Quốc cổ đại.

Cho đến bây giờ thì những bí ẩn xung quanh lăng mộ của ông vua đầu tiên của Trung Quốc – Tần Thủy Hoàng vẫn còn là một câu hỏi lớn chưa có một lời giải đáp thỏa đáng.

Lăng mộ này được coi là một trong những hình ảnh thu nhỏ hoàn hảo của đế chế Tần Thủy Hoàng tọa lạc phía Bắc núi Lệ, huyện Lâm Đồng tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Tần Thủy Hoàng là vị vua có công thống nhất 7 phe phái đang tranh giành và thành lập nhà Tần năm 221 trước công nguyên. Ông cũng là người có công vĩ đại trong việc xây dựng một trong 7 kì quan của thế giới cổ đại – Vạn lí trường thành.

Những bức tượng bằng đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Mỗi người mang một dáng vẻ khác nhau

Vị vua vĩ đại này đã ghi lại những kỉ lục về quân sự và ngoại giao của mình bằng một series những tấm thẻ gỗ, thẻ tre. Ông đã thành công trong việc phát huy tôn giáo cũng như xây dựng một chế độ cai trị hoàn hảo. Trong số những thành tựu quan trọng khác của vị vua đầu tiên này còn có việc tiêu chuẩn hóa hệ thống các văn bản khác nhau, thống nhất đơn vị đo lường và tiền tệ. Mặc dù có những tiến bộ nhưng Tần Thủy Hoàng là vị vua chuyên chế trong triều đại cai trị của mình.

700 chiến binh đầu tiên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã được khám phá năm 1974. Đây là đội quân canh gác cho lăng mộ của vị vua nổi tiếng này.

Những bức tượng sống động như thật

Điều thú vị là những thợ xây dựng tuyệt vời này đã sắp xếp rất ngăn nắp các buồng an táng sau khi vị vua này lên ngôi năm 246 trước công nguyên khi mới 13 tuổi. Theo sau những tài liệu về đặc điểm cá nhân của mình, Tần Thủy Hoàng mong muốn có một công thức hoàn hảo để giúp ông có thể duy trì đế chế cai trị linh thiêng của mình. Tuy nhiên, công trình này phải mất 36 năm mới được hoàn thành (hoàn thành năm 210 trước CN).

Việc khám phá ra kho tàng bảo cổ này diễn ra năm 1974 khi một nhóm các nông dân Trung Quốc đi qua lăng mộ này trong khi cố gắng khoan một nguồn nước. Điều gây nên ấn tượng mạnh mẽ của nó là kích thước vô cùng lớn và những tác phẩm nghệ thuật độc đáo được lưu giữ trong đó. Nó bao gồm 8.000 quân nhân được thực hiện bằng đất nung với kích thước như người thật và cả một đội quân ngựa. Bởi vì mỗi bức tượng là một cá thể riêng biệt nên chúng được xây dựng với loại đất sét nung với bề dày khoảng 8 cm. Bạn có thể phân biệt từng người lính, những con ngựa trong vẻ độc đáo riêng, có vũ khí và cả trang phục.

Khu vực đã được khai quật

Các chiến binh được đặt theo cấp bậc mà họ nắm giữ trong thời gian đó. Sự khác nhau của 8.000 chiến binh này được đặt trong 3 gian phòng tách biệt. Căn phòng đầu tiên và lớn nhất là hầu hết những người đang hoạt động tích cực. Căn phòng thứ hai là nơi dự trữ trong khi căn phòng thứ 3 nhỏ hơn có 68 chỉ huy ưu tú. Tất cả binh lính đều quay mặt về hướng Đông để bảo vệ sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời từ những cuộc tấn công của đối phương có thể đến từ hướng đó.

Bí ẩn về những căn phòng với những tượng đất nung các binh lính trên thực tế chỉ chiếm 1% diện tích của toàn lăng mộ. Phần trung tâm với chiều cao gần 30 mét xây dựng bên dưới một kim tự tháp bằng đất nung vẫn chưa hề được khai quật. Theo các tài liệu sử học Trung Quốc và những truyền thuyết được lưu truyền rộng rãi, nó giống như một phần của bản đồ thành phố với những bức tường, cung điện, nghĩa trang tức là có thể phục vụ Tần Thủy Hoàng khi ông sang thế giới bên kia. Các con sông và dòng nước được làm từ thủy ngân trong khi bầu trời được thiết kế với những chòm sao làm từ ngọc trai.

Toàn cảnh đội quân khổng lồ

Hiện tại đang là điểm thu hút khách thăm quan

Cung điện ngầm này được cho là một cấu trúc phức hợp hùng vĩ nhất với những tiện ích xa hoa. Nó có thể là địa điểm chôn cất của những kho báu: đá quý, vàng bạc, nhiều kim loại quý khác… Cấu trúc phức tạp của nó được trang bị cả hệ thống chống thấm trong diện tích gần 7 km2 đã lấy đi sinh mạng của khoảng 700.000 tù nhân chiến tranh và những nô lệ. Sau khi công trình hoàn thành họ đều bị thủ tiêu để đảm bảo bí mật của lăng mộ. Để đảm bảo cộc sống thứ hai hoa lệ như cuộc sống khi ông còn sống, những mĩ nhân của ông cũng được chôn theo cùng với lăng mộ.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Tập tin

Lịch sử tập tin

Liên kết đến tập tin

Sử dụng tập tin toàn cục

Uy phong của ông vua họ Tần

Mặc dù việc mở cửa cho khách du lịch đã được thực hiện nhưng người ta cũng chưa biết đến khi nào toàn bộ bí ẩn của lăng mộ này mới được hé lộ hoàn toàn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro