Bộ quốc phòng: Hoa Kỳ 06-nay

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Báo cáo hợp tác quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ từ năm 2006 nay

Kính thưa: …………….

Thay mặt cho Bộ Quốc phòng, sau đây tôi xin được trình bày về công tác đối ngoại trên lĩnh vực quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ từ năm 2006 đến nay. Như đã nêu ở trên, bối cảnh trong nước cũng như khu vực và quốc tế trong quãng thời gian này có rất nhiều biến động…………………………

Lấy chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng HCM làm kim chỉ nam hành động, dựa trên định hướng chính sách đối ngoại của Bộ Chính trị, Bộ Quốc phòng đã hoạch định và triển khai chính sách quốc phòng nói chung và với Hoa Kỳ nói riêng cụ thể như sau:

1.      Về hoạch định chính sách chung, Sách trắng quốc phòng nước CHXHCN Việt Nam năm 2009 nêu rõ: Việt Nam tuyên bố tính chất cơ bản của quốc phòngViệt Nam là hòa bình và tự vệ: "Thực hiện chính sách quốc phòng độc lập, tự chủ, Việt Nam xây dựng sức mạnh quốc phòng bằng nguồn lực mọi mặt của đất nước và con người Việt Nam"."Việt Nam xây dựng chính sách quốc phòng nhằm mục đích bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước, xây dựng lực lượng vũ trang đủ mạnh để đảm bảo ổn định, hòa bình, phát triển kinh tế đất nước." Trong quan hệ quốc tế, Việt Nam phản đối chính sách quân sự sử dụng sức mạnh đe dọa các nước và chủ trương không tham gia các tổ chức liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại các nước khác.

Về cơ bản, chính sách Quốc phòng Việt Nam từ 2006 đến nay có thể chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn từ 2006 -2010 ( Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ X)

Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nêu rõ mục tiêu tổng quát cho 5 năm từ 2010 đến 2010 là: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế”

Trong đó, Bộ Quốc Phòng nước CHXHCN được giao phó trọng trách giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia, tạo môi trường hòa bình và thuận lợi để phát triển. Mà quan trọng nhất là kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh theo phương châm: phát triển kinh tế - xã hội là nền tảng để bảo vệ Tổ quốc; ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh vững mạnh là điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện tốt đường lối đối ngoại, tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ mọi cơ hội củng cố hoà bình, ổn định để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là vùng biển, đảo. Sự kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh phải được thực hiện ngay trên từng địa bàn lãnh thổ, từ công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch và hình thành các dự án đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, cần tích cực, chủ động tiến hành những hoạt động “ngoại giao quốc phòng và an ninh” song song với “ngoại giao chính trị” và “ngoại giao kinh tế” nhằm tạo dựng lòng tin, thúc đẩy hợp tác vì hòa bình và ổn định.

Từ năm 2011 đến nay (Những năm đầu tiên thực hiện nghị quyết Đại hội XI)

Mục tiêu tổng quát của Đại hội XI: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Với việc đặtLợi ích quốc gia - dân tộc vừa là mục tiêu vừa là nguyên tắc cao nhất của các hoạt động đối ngoại, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị - xã hội, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, trật tự an toàn xã hội; ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Tiếp nối thành công của đối ngoại Quốc phòng trong giai đoạn trước, chúng ta chủ trương tăng Hội nhập quốc tế trên lĩnh vực quốc phòng cần được hiểu là tăng cường hợp tác quốc phòng để phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với 3 mục tiêu chính: tạo sự ổn định để phát triển kinh tế, xây dựng – bảo vệ đất nước, đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, bảo vệ đất nước từ xa và mở rộng hợp tác trong các cơ chế hợp tác quốc phòng, an ninh khu vực và thế giới.

2.      Đối với đối tác chiến lược quan trọng như Hoa Kỳ, Việt Nam đã triển khai chính sách đối ngoại quốc phòng 3 phương diện chính, đó là: Đối thoại chiến lược quốc phòng giữa 2 bên, những chuyến viếng thăm của quan chức Bộ quốc phòng Việt Nam và hợp tác trong Chương trình tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh tại Việt Nam, được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ (Gọi tắt là chương trình MIA)

Thứ nhất, quan trọng hơn cả phải kể đến những cuộc Đối thoại chiến lược

quốc phòng giữa 2 bên, Việt Nam và Hoa Kỳ. Ngày 17 tháng 8 năm 2010, Việt Nam và Mỹ đã nhất trí cùng hợp tác trong một loạt các vấn đề an ninh tại cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng cấp thứ trưởng lần đầu tiên diễn ra ở Hà Nội. Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh và phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Cher dẫn đầu đoàn đại biểu hai nước tham gia cuộc đối thoại. Hai bên tập trung trao đổi chính sách quốc phòng của hai nước, đánh giá tình hình quốc tế, khu vực và bàn về hợp tác Việt Nam - Mỹ trên lĩnh vực quốc phòng. Thứ trưởng Vịnh cho biết hai bên đã vạch ra được những nội dung cơ bản trong chương trình hợp tác sắp tới như khắc phục hậu quả chiến tranh bao gồm rà phá bom mìn và tẩy độc, tìm kiếm quân nhân Mỹ và Việt Nam mất tích trong chiến tranh đồng thời bàn tới hợp tác về cứu hộ, cứu nạn ứng phó trên biển và trên đất liền. Và đến ngày 19 tháng 9 năm 2011, đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam - Mỹ lần thứ hai diễn ra tại Washington và hai bên ký Bản ghi nhớ thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương một cách thiết thực, vì lợi ích mỗi nước và duy trì hoà bình khu vực. Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, và ông Robert Scher, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đồng chủ trì cuộc đối thoại lần này. Văn bản trên có tính chất định hướng cho sự phát triển quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ. Chính sách đối ngoại và chính sách quốc phòng độc lập, tự chủ của Việt Nam, theo tinh thần chủ động hội nhập quốc tế mà Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra, và sự công khai, minh bạch, rõ ràng trong chính sách quốc phòng của Việt Nam cũng được thể hiện rõ trong văn kiện này. Hai bên cũng thống nhất việc hướng tới phát triển quan hệ quốc phòng trước tiên tập trung vào 5 lĩnh vực là thiết lập các cơ chế đối thoại thường xuyên cấp cao giữa Bộ Quốc phòng Mỹ và Bộ Quốc phòng Việt Nam; An ninh biển; Tìm kiếm cứu nạn; Nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; Hỗ trợ nhân đạo và Cứu trợ thảm họa. Trong khoảng thời gian giữa 2 cuộc Đối thoại quốc phòng trên, ngày 17 tháng 6 năm 2011, cuộc Đối thoại thường niên Chính trị-An ninh-Quốc phòng lần thứ tư diễn ra tại Washington, Việt Nam và Mỹ cùng kêu gọi tự do hàng hải và phản đối việc sử dụng vũ lực tại Biển Đông.

Bên lề các cuộc Đối thoại trên, các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao cũng như Bộ Quốc phòng đã liên tục có những chuyến viếng thăm tới những Hạm đội hải quân của Hoa Kỳ. Tháng 4 năm 2009, hàng chục sỹ quan cao cấp của Việt Nam đã có chuyến viếng thăm tầu USS John, đậu ngoài khơi cách bờ biển phía nam Việt Nam chừng 290 hải lý. Đầu tháng 4 năm 2010, quan chức ngoại giao Việt Nam cũng thăm hàng không mẫu hạm USS George H.W. Bush của hải quân Hoa Kỳ đậu tại Norfolk, bang Virginia. Tháng Tám năm 2010, trong đợt hoạt động chung giữa Hạm đội 7 với hải quân Việt Nam nhân 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai bên, các quan chức và sỹ quan Việt Nam đã tới quan sát các chiến đấu cơ cất cánh và hạ cánh, đồng thời tìm hiểu hoạt động của tàu USS George Washington đậu cách bờ biển Đà Nẵng chừng 200 hải lý.

Song song với những hoạt động kể trên, không thể không kể tới mối hợp tác chặt chẽ của 2 nước trong Chương trình tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh tại Việt Nam, được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ (Gọi tắt là chương trình MIA) mà Việt Nam tích cực tham gia. Hoa Kỳ và Việt Nam đã hợp tác với nhau trong các đợt hoạt động hỗn hợp đểkiểm kê tù binh và người mất tích từ những năm 80 trở lại đây trong đó hai nước đã tiến hành 103 đợt hoạt động hỗn hợp theo định kỳ.Hoạt động nhân đạo này đã nhận được sự ủng hộ tích cực của cả hai chính phủtrong đó có sự ủng hộ của các hội gia đình, các cựu chiến binh và hiện đang là mộtphần rất thành công đóng góp vào mối quan hệ song phương Việt Mỹ đang ngày càngphát triển.

3.      Nhìn lại quãng đường từ năm 2006 đến nay, hợp tác quốc phòng VN – Hoa Kỳ đã có những bước phát triển vượt bậc so với trước. Nếu như trước đây, hợp tác  quốc phòng giữa hai quốc gia chỉ chủ yếu là sự hợp tác trong việc tìm kiếm mộ binh lính Mỹ tại Việt Nam hoặc giải quyết hậu quả chiến tranh đặc biệt là vấn đề chất độc màu da cam thì nay, hai quốc gia đã có những cuộc gặp gỡ, viếng thăm giữa nguyên thủ, lãnh đạo Bộ hai bên nhằm thúc đẩy, tăng cường hợp tác quốc phòng song phương. Lần đầu tiên ta đã đối thoại chiến lược với Mỹ về Quốc phòng. Có thể nói đây là nấc thang mới trong quan hệ hợp tác nói chung và hợp tác quân sự nói riêng giữa hai quốc gia. Với những hành động này, Việt Nam đã thể hiện rõ phương châm "tích cực, chủ động và có trách nhiệm", thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng, phát huy tốt đối thoại chính sách quốc phòng cấp Thứ trưởng với Hoa Kỳ, và thực hiện đúng chính sách đã đề ra.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một vài hạn chế trong quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai quốc gia, đó là: Về phát triển hợp tác quốc phòng giữa hai nước, nhất là trong các lĩnh vực mà hai nước đặc biệt quan tâm như tìm người Mỹ mất tích trong chiến tranh, các vấn đề nhân đạo, khắc phục hậu quả chiến tranh, nạn nhân chất độc da cam... vẫn còn khiêm tốn; hai là Việt Nam chưa cho phép các quan chức quân sự của mình tham gia các khoá học, huấn luyện chuyên về quân sự tại các trường và các học viện quân sự của Mỹ mặc dù mong muốn chủ yếu của Việt Nam trong việc can dự với Mỹ là nhằm nâng cao khả năng và tính chuyên nghiệp của lực lượng quân đội Việt Nam để có thể đóng một vai trò lớn hơn đối với an ninh khu vực; cuối cùng là chúng ta vẫn chưa thuyết phục được Quốc hội Mỹ chưa gỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

4.      Khuyến nghị

Nhận thấy tình hình an khu vực trong thời gian tới sẽ diễn biến ngày càng phức tạp hơn về các vấn đề Triều Tiên, Trung Đông, hay nhất là vấn đề Biển Đông với sự gia tăng của những hành đồng khiêu khích trong mấy năm trở lại lại đây của Trung Quốc, đang đe dọa khu vực, trong đó có Việt Nam; cùng những nguy cơ đe dọa đến từ an ninh phi truyền thống; Tổng thống Obama đã tuyên bố chính sách “tái can dự và tăng cường” quân đội”, hướng trọng tâm sang khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2012. Có thể nói, quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kì gần đây có chiều hướng phát triển ngày càng chặt chẽ. Đặc biệt, đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam - Mỹ lần thứ hai diễn ra tại Washington tháng 9/2011 và hai bên ký Bản ghi nhớ thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương một cách thiết thực, vì lợi ích mỗi nước và duy trì hoà bình khu vực đã trở thành tiền đề cho quan hệ song phương của hai nước trong lĩnh vực quốc phòng.

Dựa vào những nhận định về nguy cơ cũng như đánh giá về mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kì, vì mục đích của từng nước, ta có thể thấy trong tương lai, hai nước sẽ ngày càng tăng cường hợp tác hơn nữa theo chiều hướng tích cực trong lĩnh vực quốc phòng để góp phần thực hiện mục tiêu nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược trong năm tới. Cụ thể:

Thứ nhất là thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Mỹ dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, tự chủ, chủ quyền lãnh thổ của nhau.

Thứ hai là hai nước sẽ tiếp tục phát triển quan hệ quốc phòng trước tiên tập trung vào năm lĩnh vực là thiết lập các cơ chế đối thoại thường xuyên cấp cao giữa Bộ Quốc phòng Mỹ và Bộ Quốc phòng Việt Nam; An ninh biển; Tìm kiếm cứu nạn; Nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; Hỗ trợ nhân đạo và Cứu trợ thảm họa. Thông qua việc hợp tác với Mỹ, Việt Nam có thể hiện đại hóa quân đội nhằm giúp đối phó với những nguy cơ truyền thống và phi truyền thống đang đe dọa trực tiếp đến an ninh chủ quyền dân tộc.

Thứ ba là thúc đẩy thực hiện hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh, nghiên cứu, đào tạo, vấn đề an ninh biển, vấn đề trao đổi kinh nghiệm, thông tin học thuật, vấn đề gìn giữ hòa bình và các vấn đề đào tạo cán bộ như bản cam kết được kí kết tháng 9 vừa qua giữa hai bộ.

Thứ tư là tăng cường nâng cao quan hệ với Hoa Kỳ trong lĩnh vực an ninh thông qua các cơ chế, thể chế khu vực và quốc tế (VD: ARF, ADMM, ...).

Trên đây là báo cáo tổng kết sáu năm triển khai chính sách quốc phòng Việt Nam-Hoa Kì (2006 đến nay) của Bộ quốc phòng. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro