16 - 17 - 18

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 16: trình bày quan điểm cơ bản của Đảng về Đoàn kết dân tộc và đoàn kết tôn giáo? Liên hệ những quan điểm đó ở nước ta trong thời gian qua.?(VIP)

Trả lời

Quan điểm cơ bản của Đảng;

- Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân  tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng là nguồn gốc sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đoàn kết của Đảng ta rất rộng rãi và lâu dài, đoàn kết là một chính sách lớn của Đảng và cả dân tộc, không phải là một khẩu hiệu chính trị có tính nhất thời.

- Đại đoàn kết dân tộc lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của tổ quốc, dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

- Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng Sản Việt Nam và các tổ chức của Đảng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức trong đó các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.

- Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo của mình thông qua đường lối và chính sách, liệ hệ mật thiết với nhân dân. Nhà nước không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và quản lý, tạo điều kiện để nhân dân làm chủ và được làm những việc mà pháp luật không cấm, nhà nước và nhân dân cùng lỗ lực phấn đấu cho sự phát triển của đất nước. Đảng chủ trương mỗi một việc làm có sự kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội.

- Thực hiện đồng bộ các chính sách và pháp luật của Nhà nước nhằm phát huy dân chủ và giữ vững kỷ cương trong xã hội.

- Đảng, Nhà nước luôn chăm lo và bảo vệ lợi ích của các tầng lớp nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội. Tôn trọng và phát huy vai trò gương mẫu, dẫn dắt của những người tiêu biểu, có uy tín trong cộng đồng dân cư, các dân tộc, các tôn giáo….

Liên hệ quan điểm đó ở nước ta: Sinh viên chưa dlàm được.

Câu 17. Dân chủ là gì? Tại sao việc thực hiện và phát huy dân chủ phải gắn liền với tăng cường pháp chế XHCN?

  Dân chủ là 1 phạm trù chính trị, theo nghĩa hẹp là quyền lực của nhân dân, quyền tự do và bình đẳng của nhà nước, là sản phẩm của quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp, phản ánh bản chất của giai cấp cầm quyền và bị qui định của quan hệ sản xuất đặc trưng cho XH đó. Vấn đề dân chủ bao giờ cũng gắn liền với vấn đề dân chủ với giai cấp nào, tầng lớp nào và chuyên trí với ai, với giai cấp nào. Đảng ta quan niệm dân chủ là bản chất của.... trong đó 1 quyền lực thuộc về nhân dân; trước hết là nhân dân lao động là người chủ của đất nước, dân chủ được thể hiện qua các khía cạnh sau:

 - Chế độ ta là chế độ do nhân dân LĐ làm chủ, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân là chủ thể của nhà nước và của quyền lực.

 - Quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống XH được bảo đảm bằng hiến pháp và pháp luật, chính sách và cơ chế, điều kiện thực hiện được hoàn thiện và nâng cao trong quá trình phát triển kinh tế XH, phát triển của con người. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình đổi mới.

Dân chủ phải đi đôi với tăng cường pháp chế XH vì:

  ­ quyền làm chủ của nhân dân phải được thể chế hóa bằng pháp luật & những điều qui định thì mới có cơ sở thực thi thống nhất và bắt buộc trog toàn XH.

  ­ quyền làm chủ của nhân dân phải được bảo vệ bởi các cơ quan bảo vệ pháp luật. Pháp luật là công cụ quản lí  XH giữ vững và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Pháp luật bảo đảm điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế. Nó qui định chủ quyền của công dân, của tập thể, nhà nước trong việc:

- Sở hữu, sử dụng, quản lí tư liệu SX.

- SX kinh doanh trao đổi và phân phối sản phẩm.

- Thu nhập hợp pháp và nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước.

Pháp luật góp phần điều chỉnh các quan hệ khác kể cả các quan hệ hoạt động của hệ thống chính trị. Pháp luật được thi hành thống nhất và bình đẳng với mọi công dân, tổ chức, là sức mạnh để thực hiện chế độ dân chủ.

 Trong điều kiện nước ta hiện nay để tăng cường pháp chế, bảo đảm thực thi và phát huy quyền dân chủ của nhân dân cần:

± Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật

± Nâng cao ý thức pháp luật, trật tự, khẳng định dứt khoát quan điểm không chấp nhận đa nguyên đa đảng.

± Thực hiện nguyên tắc mở rộng dân chủ phải đi đôi với tăng cường kỉ luật, kỉ cương. Quyền lợi đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ dân chủ được thể chế hóa bằng pháp luật, khắc phục tình trạng vô kỉ luật, dân chủ cực đoan, lợi dụng dân chủ để gây rối, dân chủ trong khuôn khổ pháp luật.

Câu 18: Phân tích sự cần thiết xây dựng nhà nước pháp quyền XHCNVN?

*Đặc trưng chung của nhà nước pháp quyền

- Sự đảm bảo tối cao của hiến pháp và pháp luật trong đời sống XH: PL phải phản ánh ý chí chung của nhân dân và lợi ích chung của XH và bảo vệ các quyền của công dân. Công dân tự do làm những gì không có hại XH mà PL không cấm

- Nhà nước và nhân dân bảo đảm trách nhiệm lẫn nhau, có quan hệ mật thiết và ràng buộc lẫn nhau về quyền và nghĩa vụ do PL điều chỉnh

- Nhà nước pháp quyền phải có cơ chế, hệ thống tổ chức để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

- Nhà nước pháp quyền không phải là kiểu gắn liền 1 giai cấp, như nhà nước phong kiến, tư sản, nhà nước XHCN mà là 1 hình thức tổ chức nhà nước , trong đó có sự phân công , tổ chức quyền lực để bảo đảm Hiến pháp, pháp luật giữ địa vị tối cao

* Sự cần thiết cần thiết xây dựng nhà nước pháp quyền XHCNVN

HCM khẳng định, nhà nước lun là vấn đề cơ bản của mọi cuộc CM. Nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới, khác về chất so với các kiểu nhà nước trong lịch sử. Người cũng là người sáng lập và trực tíếp lãnh đạo xây dựng bô máy nhà nước, hệ thống Pháp luật VN dân chủ cộng hòa và rất coi trọng vai trò của pháp quyền” trăm đều phải có thần linh pháp quyền”

Theo Người, bản chất Nhà nước ta là nhà nước dân chủ, của dân, vì dân do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Nhà nước phải chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân, phải trong sạch đầy đủ PL và giáo dục, chống quan liêu, tham nhũng…Đặc trưng nhà nước pháp quyền XHCNVN:

Một là, Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Hai là, quyền lực nhà nước là thông nhất, có sự phân công rành mạch và phối hợp chật chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện luật pháp, hiến pháp và tư pháp

Ba là, Nhà nước tổ chức hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và đảm bảo cho Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng

Bốn là, Nhà nước tôn trọng bảo đảm quyên con người , quyền công dân, nâng cao trách nhiệm pháp lí , thực hành dân chủ, tăng cường kỉ luật, kỉ cương

Năm là, Nhà nước pháp quyền XHCNVN do Đảng CSVN lãnh đạo , bảo đảm sự giám sát của nhân dân, sự phản biện XH cua mặt trận TQVN và các tổ chức thành viên của mặt trận

Trong thời kì dổi mới, chúng ta có những tiến bộ quan trong về việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dan, do dân, vì dân. Tuy nhiên  nhà nước ta vẫn còn có những mặt yếu kém cần giải quyết như bô máy nhà nước chưa thật trong sạch vững mạnh, tình trạng tham nhũng, hiệu lực quản lý, đìều hành chưa nghiêm, kỉ cương XH buông lỏng…  và sự đáp ứng của đảng chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới. Trong đó, việc chống tham nhũng làm sách bộ máy nhà nước, phát huy quyền làm chủ nhân dân là vấn đề bức xúc

Vì vậy, trước xu thế toàn cầu hóa KT, hội nhập Quốc tế, canh tranh gay gắt, CN đế quốc và các thế lực thù địch đang thực hiện chiến lược “ diển biến hòa bình” hòng chia rẽ nước ta thì việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN đang đặt ra ngày càng cần thiết.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro