Chinhsachthongtrithoichien_chutruong

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 2 - Ptrào gpdt, khởi nghia giành chính quyền (1939 - 1945)

A. Chính sách thống trị thời chiến của Pháp - Nhật ở Đông Dương:

a. Hoàn cảnh lich sử

*) TG: - Ngày 1-9-1939, phát xít Đức tiến công Ba Lan, 2 ngày sau Anh, Pháp tuyên chiến với Đức, CTTG 2 bùng nổ. Phát xít Đức lần lượt chiếm các nước châu Âu. Đế quốc Pháp vào vòng chiến.Chính phủ Đalađiê (Daladier) thi hành một loạt biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ ở trong nước và phong trào cách mạng ở thuộc địa. Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ. ĐCS Pháp bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.

- Tháng 6-1940, Đức tiến công Pháp. Chính phủ Pháp đầu hàng Đức. Tháng 6-1941, Đức tiến công Liên Xô.

*)Đông Dương:- Ngày 4-1-1940, Toàn quyền Đông Dương Catơru (George Catroux) tuyên bố: "Chúng ta đánh toàn diện và mau chóng vào các tổ chức cộng sản; trong cuộc đấu tranh này, phải tiêu diệt cộng sản thì Đông Dương mới được yên ổn và trung thành với nước Pháp. Chúng ta không có quyền không thắng". Bộ máy đàn áp được tăng cường, lệnh thiết quân luật được ban bố.

- Ngày 28-9-1939, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cấm tuyên truyền cộng sản, cấm lưu hành, tàng trữ tài liệu cộng sản, đặt ĐCS Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật, giải tán các hội ái hữu, nghiệp đoàn và tịch thu tài sản của các tổ chức đó, đóng cửa các tờ báo và nhà xuất bản, cấm hội họp và tụ tập đông người.

b. Chính sách thống trị thời chiến : Ở ĐD bọn thực dân Pháp thi hành một chính sách thời chiến rất phản động:

+ Chúng phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta, tập trung lực lượng đánh vào ĐCS Đông Dương. Hàng nghìn cuộc khám xét bất ngờ đã diễn ra khắp nơi.

+ Chúng ban bố lệnh tổng động viên, thực hiện chính sách "kinh tế chỉ huy" nhằm tăng cường vơ vét sức người, sức của để phục vụ cuộc chiến tranh đế quốc. Hơn 7 vạn thanh niên bị bắt sang Pháp để làm bia đỡ đạn.

=>Chính sách phản động trên đây của thực dân Pháp đã đẩy nhân dân ta vào một cảnh sống ngột ngạt về chính trị, bần cùng về kinh tế. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc Pháp và tay sai càng trở nên gay gắt hơn.

- Tháng 9-1940, phát xít Nhật vào Đông Dương, thực dân Pháp đầu hàng và cấu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân ta, làm cho nhân dân ta phải chịu cảnh "một cổ hai tròng".

B. Chủ trương chiến lược mới của Đảng:

1. HN BCHTW 6(11/1939) : họp tại Bà Điểm-Hóc Môn-Gia Định dưới sự chủ trì của đc Nguyến Văn Cừ.

- Hoàn cảnh : CTTG 2 đang bùng nổ, ptrào gpdt trên TG đã phát triển. Ở ĐD, chính phủ phản động Pháp đang thực hiện chính sách thống trị thời chiến rất phản động. Nhật đang nhòm ngó vào đông dương.

- Nội dung cơ bản của HN :

+ Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và coi đây là nhiệm vụ cấp bách nhất của CM Đông Dương.Tất cả mọi vẫn đề khác của cuộc CM kể cả vaavs đề ruộng đất cũng phải nhằm mục tiêu ấy mà giải quyết .

+ Về mqh giữa 2 nhiệm vụ chống ĐQ ,gpdt và chống pk làm cho dân cày có ruộng,có mqh khăng khít với nhau.Tuy nhiên trong đk lịch sử mới cần giải quyết 1 cách khôn khéo để thực hiện kỳ được nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

+ Khẩu hiệu : Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu CM ruộng đất = khẩu hiệu "chống địa tô cao,chống cho vay nặng lãi"tịch thu ruộng đất của bọn ĐQ địa chủ phản bội quyền lợi của dân tộc đem chia cho dân cày nghèo.

+ Chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương nhằm thu hút tất cả các dân tộc ,giai cấp ,đảng phái,tổ chức cá nhân yêu nước,những người VN và những người Đông Dương cùng đấu tranh đế quốc, chống bọ phát xít và bè lũ tay sai.

+ Chủ trương thành lập chính phủ liên bang cộng hòa dân chủ Đong Dương thay cho chính phủ công nông

+ Tập trung mũi nhọn đấu tranh quần chúng vào đấu tranh ĐQ và tay sai chuẩn bị những đk tiến tới bạo động CM GPDT.

+ Coi trọng công tác xd Đảng về mọi mặt

=>Ý nghĩa : Hội nghị TW VI đánh dấu sự phát triển cơ bản về chiến lược CM và mở ra thời kỳ đấu tranh mới ,trực tiếp xúc tiến chuẩn bị lực lượng để khởi nghĩa giành chính quyền về tay nd.

2. HN BCHTW 8(5/1941)

- Hoàn cảnh:

+ CtrTG đang diễn ra ác liệt, ptrào gpdt phát triển mạnh mẽ ở khắp các châu lục. Toàn ĐD đang bị lôi cuốn vào vòng ctranh, chính quyền phản động pháp đang thực hiện chính sách thống trị thời chiến.

+ Trước tình hình quốc tế và trong nước diễn ra ngày càng khẩn trương 28/1/1941 NAQ bí mật trở về nước để tiếp tục lãnh đạo phong trào CM.

+ 5/1941 người triệu tập HN BCHTW 8 tại Pác Bó-Cao Bằng.

- Nội dung cơ bản của HN :

+ HN nhận định: ctr thế giới đang lan rộng ,phát xít Đức đang chuẩn bị tấn công Liên Xô và ctr CA-TBD sẽ bùng nổ.ctr sẽ làm cho các nước ĐQ suy yếu.Liên Xô nhất định thắng lợi và phong trào CMTG sẽ phát triển nhanh chóng,1 loạt các nước XHCN ra đời.

+ Mâu thuẫn chủ yếu cần giải quyết trong ĐD là >< giữa dân tộc ta với ĐQ pháp -phát xít Nhật.

+ Nhiệm vụ cơ bản đánh pháp đuổi Nhật ko phải là nhiệm vụ riêng của g/c vs và dân cày mà là nhiệm vụ chung của toàn thể nd Đ Dương

+ Tính chất của CM Đ Dương hiện tại ko phải là cuộc CMTS dân quyền để giải quyết 2 vấn đề phản đế và thổ địa ,mà là cuộc CM chỉ giải quyết vấn đề cần kíp: giải phóng dân tộc

+ HN tiếp tục chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu,tạm gác khẩu hiệu CM ruộng đất = khẩu hiệu "tịch thu ruộng đất của ĐQ việt gian chia cho dân cày nghèo"chia lại ruộng đất cho công bằng,thực hiện giảm tô,giảm tức .

+ Chủ trương giải quyết vấn đề đấu tranh trong khuôn khổ từng nước Đông Dương .Mỗi nước thành lập 1 mặt trận riêng,ở VN mặt trận mang tên"mặt trận Việt Minh"sau khi thành công tiến tới thành lập nước VNDCCH .

+ Quyết định xúc tiến ngay công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang coi đây là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nd ta trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt coi trọng công tác đào tạo cán bộ,nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và bầu BCHTW Đảng mới .

=>Ý nghĩa: HN đã hoàn chỉnh sự thay đổi chiến lược CM của Đảng được đề ra từ HN TW VI với đường lối giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc,đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu đã thu hút được đông đảo quần chúng nd vào mặt trận Việt Minh. Đây chính là sự chuẩn bị cần thiết cho thứng lợi cuả CM T8/1945.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro