chống P trên lv QS+thành tựu kc chong P

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

2.3. Kháng chiến chống Pháp trên lĩnh vực quân sự. 2.3.1. Lực lượng vũ trang nhân dân từng bước trưởng thành - Số lượng: -9/ 1940: chúng ta có du kích Bắc Sơn - 1942: các đơn vị du kích tổ chức lại-> cứu quốc quân. Tuy nhiên đây chưa phải là lực lượng vũ trang chính qui. - 22/1944: lực lượng vũ trang chính qui của chúng ta được thành lập nhưng chỉ với 34 chiến sĩ. - Cuối năm 1945: Sau khi nước VNDCCH ra đời chúng ta có pháp lệnh xây dựng lực lượng vũ trang, chủ yếu là lực lượng bán vũ trang “ áo giáp bảo vệ tổ quốc”. - 1946: chúng ta đã cho ra đời Trung đoàn thủ đô. - 1948: chúng ta ra đời Đại toàn quân tiên phong. Đây có thể được coi là biên chế lớn nhất của quân đội ta trong kháng chiến chống Pháp. - 1954: Quân đội ta đã sử dụng được 5 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công pháo. - Có nhiều trung đoàn, tiểu đoàn với hàng trăm nghìn quân. - Trang bị: - Đối với người lính, trang bị vũ khí chiến trang, quân trang, quân dụng có vai trò to lớn trong chiến đấu chính vì vậy để đánh bại Pháp trong 9 năm chống Pháp tùy theo khả năng kinh tế chúng ta từng bước trang bị cho quân đội. - Sau CMT8 thành công, chúng ta chỉ có một số ít súng trường, vũ khí cũ kỹ, mã tấu, lựu đạn, bom 3 càng. - 1948-1950, nền công nghiệp quốc phòng của chúng ta sản xuất được nhiều loại súng mìn. - Bắt đầu từ năm 1951 chúng ta nhân được sự viện trợ của nước ngoài. Quân đội ta từng bước được trang bị kỹ thuật hiện đại trước hết là súng tấn công và súng phòng không. - 1954 thì quân đội ta có đủ vũ khí để mở những cuộc tấn công lớn.  - Phương châm tác chiến - Chứng tỏ nghệ thuật chiến tranh của mỗi bên. - Trước năm 1947, chúng ta sử dụng cách đánh du kích, xuất phát từ tương quan lực lượng. - Cuối 1950, về cơ bản chúng ta dùng lối vận động chiến. - Từ 1951- 1953, chúng ta đánh trận địa chiến. 2.3.2. Thắng lợi của ta là sự thụt lùi của Pháp. 2.3.2.1. Kháng chiến của nhân dân Nam Bộ - Chúng ta đã thực hiện được mục tiêu chiến tranh còn Pháp chiến tranh chớp nhoáng bị phá sản từng bước. - Được sự hỗ trợ của quân Anh và quân đội của quốc tế, Pháp đã quay trở lại xâm lược Nam Bộ trong bối cảnh lực lượng của ta ở miền Nam còn mỏng, Pháp lại là kẻ thù cũ, chủ trương của ta là làm chậm kế hoạch xâm lược của Pháp. - Về phía Pháp: khi quay trở lại xâm lược Miền Nam nước ta không phải Pháp không có khó khăn: khó khăn ở Miền Nam, khó khăn ở chính quốc, nhưng khó khăn lớn nhất mà chúng gặp phải là tinh thần chiến đấu bảo vệ cho ĐLTD của nhân dân Việt Nam. Các tướng lĩnh Pháp và bộ thuộc địa Pháp đều thống nhất thực hiện chiến tranh chớp nhoáng tuy nhiên trên thực tế đã không thực hiện được: các cơ sở của quần chúng vẫn được xây dựng, đầu não ta rút về an toàn. - Như vậy, cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ đã giành thắng lợi quân  sự đầu tiên và buộc Pháp phải nhận thất bại đầu tiên. 2.3.2.2. Mục đích qua từng chiến dịch 1. Chiến đấu ở Nam Bộ :   2. Cuộc chiến đấu ở các đô thị: giam chân địch 3. Chiến dịch Việt Bắc: phá tan cuộc hành quân mùa đông của Pháp 4. Chiến dịch Biên giới: mở rộng-> phá thế bao vây 5. Chiến dịch Điện Biên Phủ: đập tan căn cứ quân sự lớn nhất của Pháp 2.3.2.3. Quy mô của các chiến dịch lớn dần 2.3.2.4. Kết  quả của từng chiến dịch 2.3.2.5. Ý nghĩa của mỗi chiến dịch 

2.3.2.6. Sự thụt lùi từng bước của Pháp - Từ cuộc chiến đấu ở Nam Bộ đến Điện Biên Phủ: thụt lùi về mặt chiến lược. - Trong quá trình quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai, chứng kiến sự thụt lùi, thất bại của Pháp. - Ghi lại những mốc: + 1945: Pháp quay trở lại xâm lược theo hội nghị Poxdam + Khi không thực hiện được mục tiêu Pháp gửi cho ta tối hậu thư 1946 vs chiến lược “chiến lược chiến tranh chớp nhoáng” + Sau thất bại ở Việt Bắc chuyển sang đánh lâu dài với ta + 1954: Pháp muốn thoát ra khỏi chiến tranh với “chiến thắng trong danh dự”.

àSự thụt lùi về chiến thuật - Trong những năm đầu chiến tranh Pháp sử dụng chiến thuật quân đông, vũ khí hiện đại, chính qui. - Đến chiến dịch Việt Bắc Pháp sủ dụng chiến thuật cổ điển “ hai gọng kiềm và một mũi nhọn chọc tim” - Đến chiến dịch Biên Giới, Pháp sử dụng chiến thuật phòng ngự kiên cố với hệ thống đồn bốt dày đặc. - Đến Điện Biên Phủ, Pháo sử dụng chiến thuật mồi nhử Việt Minh (với 49 cứ điểm).

Tác chiến

2.4. Thành tựu về kiến quốc trong kháng chiến chống Pháp

2.4.1. Xây dựng chính quyền, xây dựng chế độ - Chính quyền là vấn đề cơ bản của bất cứ một cuộc cách mạng nào “ là bà đỡ của mọi cuôc cách mạng đang thai nghén”. - Kiến quốc của cách mạng là sự ra đời của 1 nhà nước, chế độ mà nhà nước đó, chế độ đó phải ưu việt hơn nhà nước mà cuộc cách mạng lật đổ. -  Sau khi nước VNDCCH ra đời, chính quyền của chúng ta chỉ là chính phủ lâm thời vafchinhs phủ liên hiệp, chưa thể đặt quan hệ ngoại giao với các nước. - Nó xuất phát từ yêu cầu tổ chức lực lượng chống Pháp, ngay trong năm đầu tiên sau CMT8, suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, Đảng, Chính phủ và Nhà nước CMVN đã nhận thức phải xây dựng chính quyền, chế độ ngày càng vững mạnh. -Thành tựu: - Xây dựng chính quyền mới: + Tổ chức Bầu cử Quốc hội (1946). + Thành lập chính phủ chính thức (2/1946). +Chúng ta đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên (9/11/1946). + Quốc hội thông qua nhiều luật Hiến pháp và Pháp luật: luật nghĩa vụ quân sự, luật bình đẳng nam nữ, luật kinh tế, luật cải cách ruống đất. + Chúng ta tiến hành củng cố chính quyền và các đoàn thể - Củng cố lực lượng vũ trang: củng cố về trang bị, tổ chức, lực lượng, tên gọi cho bộ đội địa phương, quân dân du kích, công an… - Củng cố các tổ chức chính trị- xã hội. - Thành lập hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam. - Thành lập liên đoàn lao động - Chúng ta thành lập hội Liên hiệp Phụ nữ. - Ý nghĩa - Thực hiện tầm nhìn và ý thức của những người lãnh đạo chính quyền cao nhất của nước Việt Nam. - Chúng ta đã có được một tổ chức hợp pháp, hợp tình để dộng viên lực lượng kháng chiến chống Pháp. - Chúng ta đã đập tan được sự xuyên tạc, nói xấu chế độ… - Chúng ta đã tạo được thế đối trọng với các thế lực đế quốc, thực dân.

2.4.2. Bồi dưỡng sức dân (dân sinh)

- Tại sao? - Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, kháng chiến chỉ thành công khi chúng ta huy động được sức dân. - Mục đích của CMDTDCND của Việt Nam là giành ĐLDT cho Tổ Quốc và mang lại những quyền lợi cho người dân. - Lòng tin của nhân dân, ủng hộ của nhân dân có tác dụng nhất định, quyết định sự thành bại của cuộc kháng chiến.

-Sự phát triển kinh tế (xây dựng hậu phương) - Chúng ta thực hiện nhiệm vụ chống lai giặc đói của chế độ thực dân - Có nhiều chính sách để phát triển kinh tế: thành lập hội khuyến nông, đưa cán bộ, học sinh, sinh viên về giúp đỡ nông dân, tịch thu ruộng đất. - Sau chiến dịch Việt Bắc nhu cầu đòi hỏi ngày càng ngày càng lớn do vậy Đảng và Chính phủ ta đã phát động phong trào thi đua ái quốc. - Trong vòng 3 năm 1948-1950 trong tất cả các ngành kih tế của nước ta đều có bước phát triển. - Cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn gây go, quyết liệt nhất do vậy nước ta đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, việc làm có ý nghĩa nhất là cải cách ruộng đất.

- Tạo tiền đề về Kinh tế- xã hội để xây dựng đất nước sau khi chiến tranh kết thúc - Chúng ta đã tạo ra được những cơ sở để sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp với qui mô vừa và nhỏ. - Cải cách giáo dục đảm bảo hệ thống giáo dục vừa phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Pháp vừa phục vụ cho công cuộc xây dựng CNXH sau khi chiến tranh kết thúc. - Thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể từng bước được xây dựng đó chính là hai thành phần kinh tế cơ bản của CNXH sau này. - Trong những năm kháng chiến chống Pháp trên các mặt trận kiến quốc với những nội dung đó là một bộ phận của kháng chiến chống Pháp, là một vế của mối quan hệ giữa kháng chiến và kiến quốc.  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro