Chu nghia xa hoi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Về Chủ nghĩa xã hội

Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ.

Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học - kĩ thuật.

Chủ nghĩa xã hội là chế độ không còn người bóc lột người.

Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức.[4]

"Mục đích của chủ nghĩa xã hội là gì? Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là: không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động" [5]

"Mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân"[5]

"Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ...Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội" [5]

[sửa] Về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Hồ Chí Minh đã khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội.[6]

Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam phải đi lên bằng con đường gián tiếp.

Phải thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc trước, sau đó mới từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Về thời gian của thời kỳ quá độ: xây dựng CNXH là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài.

Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:

Xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội.

Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, trong đó xây dựng là trọng tâm, là nội dung cốt lõi, lâu dài.[7]

Nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ:

Chính trị: giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng. Củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên minh công nhân, nông dân và trí thức, do Đảng cộng sản lãnh đạo.

Kinh tế: nhấn mạnh việc tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, củng cố hệ thống thương nghiệp làm cầu nối tốt nhất giữa các ngành sản xuất xã hội. Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Văn hóa - xã hội: nhấn mạnh vấn đề xây dựng con người mới.[8]

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dong