tôi k viết văn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

      Nếu phải tìm bản nhạc hay nhất có lẽ tôi sẽ chọn văn chương Bởi chỉ khi nhắc đến Văn Chương người nghệ sĩ mới được tự do để trái tim dẫn dắt được thể hiện quan niệm của chính mình và rồi mang đến cho người đọc biết bao giai điệu cảm xúc với nhiều cung bậc cũng như khi nhắc đến Nguyễn Tuân, một nhà văn lớn có khuynh hướng văn học Việt Nam hiện đại, góp phần đưa thể tùy bút và bút ký đạt đến trình độ cao. Tác phẩm của ông là những tờ hoa, những trang văn đích thực thể hiện tấm lòng gắn bó thiết tha với những giá trị văn hóa của truyền với nếp sống thanh cao đầy nghệ thuật. Được ông khai thác chủ yếu xung quanh 3 đề tài: chủ nghĩa xê dịch, vẻ đẹp vang bóng một thời và đời sống trụy lạc. Những điều đó dần thể hiện rõ qua những tập thơ của ông "Vang bóng một thời"," Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi"," Sông Đà". Về tác phẩm Chữ người tử tù đã để lại trong lòng người đọc những khoảng lặng vô hình những cảm xúc khó tả
         Truyện ngắn "Chữ người tử tù" ban đầu có tên là "dòng chữ cuối cùng". Đây là tác phẩm kết tinh tài hoa của Nguyễn Tuân trước Cách Mạng và được nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đánh giá là "một văn phẩm đạt gần tới sự hoàn thiện, toàn mỹ". Nhân vật chính trong truyện ngắn này là Huấn Cao - một con người văn võ song toàn. Huấn Cao có tiếng là người có tài viết chữ Hán nhanh và đẹp. Ông không chỉ cái cái tài về nghệ thuật thư pháp mà còn có cái trí tuệ uyên bác. Từng nét chữ của ông ẩn chứa cả văn hóa, quan niệm về nhân thế. Người ta treo chữ ông trong nhà không chỉ để chiêm ngưỡng cái đẹp của bức thi họa, mà còn để ngẫm nghĩ những tư tưởng sâu sắc. Nhưng "tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ. Có được chữ ông Huấn mà treo là một vật báu trên đời". Không chỉ có tài về nghệ thuật, ông Huấn còn là người có thiên lương. Tính ông chính trực, khẳng khái, không vì tiền bạc, quyền thế mà ép mình cho chữ bao giờ.Gặp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm, khiến người đọc dễ dàng liên tưởng tới người thủ lĩnh tài ba văn võ song toàn, người anh hùng dân tộc Cao Bá Quát. Được nhân dân ca tụng:
"Văn như Siêu Quát vô tiền Hán
Thi đảo Tùng Tuy thất thịnh Đường".
Thật vậy, ngay lúc bước vào tù lao, vác trên vai cái gông lớn bằng gỗ lim, ông Huấn không những không mảy may run sợ trước lời quát nạt của tên lính áp giải mà vẫn lạnh lùng "thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái". Lúc bị giam trong nhà lao, trước sự biệt nhỡn của viên quản ngục, ngày ngày đưa rượu thịt vào cho ông và các đồng chí, ông vẫn thản nhiên đón nhận và coi đó là "hứng sinh bình", thậm chí ông còn coi khinh viên quản ngục, không muốn hắn bước vào buồng giam của ông thêm lần nào nữa.
 
        Một con người có tài năng về nghệ thuật, có thiên lương cao đẹp, lại có khí phách ngang tàn và tính khoảnh như Huấn Cao tưởng chừng như sẽ không bao giờ chịu chấp nhận tặng chữ của mình cho viên quản ngục. Thế nhưng, khi hiểu ra nỗi lòng và sở thích cao quý của viên quản ngục,  ông đã bất chấp cả tính mạng của mình vì thú vui cao quý, Huấn Cao đã thay đổi định kiến về một kẻ tiểu lại giữ tù như ông, ân hận vì thiếu chút nữa "đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ" và quyết định tặng chữ cho ông. 
 
        Cảnh ông Huấn cho chữ trong nhà giam được khắc họa bằng chi tiết gây ấn tượng, cảm hứng mãnh liệt trước cảnh tượng cho chữ “xưa nay chưa từng có” đã khiến Nguyễn Tuân say sưa sáng tạo bằng các ngôn từ sắc sảo, bút pháp dựng người, dựng cảnh đạt tới độ điêu luyện. Trong chính cái đêm hôm ấy, cái đẹp đã lên ngôi. Đối với phòng giam của kẻ tử tù những sự vật dường như đã ngưng đọng. Đó là một bức tường chật hẹp đầy những mạng nhện. Ánh sáng thì tối tăm, mùi hôi hám của không khí rất ẩm ướt, trên sàn thì bừa bãi những phân chuột phân gián. Trong không khí trang nghiêm 3 nhân vật hiện lên trong 3 tư thế khác nhau: từ một viên quản ngục hàng ngày khét tiếng tàn bạo giờ đây lại khúm núm. Một kẻ tử tù cổ đeo gông, chân vướng “xiềng” lại đĩnh đạc làm chủ nơi ngục tù, còn thầy thơ lại thì đang run run bê lấy chậu mực. Tuy là khác nhau về tư thế, về địa vị về con người nhưng họ đều có điểm chung là biết thưởng thức và trân trọng cái đẹp. Có lẽ, vì ánh sáng kia quá đẹp nên đã che lấp bóng tối,là nơi tồn tại của vương quyền phong kiến. Chính là nơi của cái ác, cái xấu xa ngự trị,  bóng tối ở đây càng làm tô đậm hơn nét đẹp của ánh sáng. Cái ánh sáng của ngọn đuốc cháy đỏ rực xóa tan bóng đêm tăm tối. Mùi thơm từ chậu mực bốc lên xoa dịu đi mùi hôi hám của căn phòng. Trên tấm lụa bạch còn nguyên lần hồ, từng nét chữ vừa đẹp vừa vuông của ông Huấn dần hiện ra. Thông qua cảnh “ xưa nay chưa từng có”Nguyễn Tuân muốn gửi gắm một quan niệm sâu sắc: cái đẹp hoàn toàn có thể được sinh ra từ môi trường của cái ác; thế nhưng cái đẹp  không thể ở lâu ngày chung đụng cùng cái ác, cái đẹp phải rời khỏi cái ác để làm sứ mệnh của nó.  Vì thế, sau khi cho chữ xong, Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục đổi nghề, đổi chỗ ở để giữ thiên lương cho lành vững, phải có thiên lương lành vững mới thưởng thức được cái đẹp. Cái thiên lương cao đẹp của ông Huấn cũng là sáng bừng cả thiên lương ẩn giấu của quản ngục. Hành động xin "bái lĩnh" của y chính là sự chiến thắng của cái đẹp, sự thất bại thảm hại của cái xấu, cái ác.  Cảnh cho chữ không diễn ra ở nơi có trăng hoa tuyết nguyệt mà lại ở trong căn buồng tăm tối chật hẹp. Nơi ngự trị của cái ác lại là nơi cái đẹp được "khai sinh", thăng hoa. Toàn bộ bóng đêm tăm tối của ngục tù đã sụp đổ, chỉ còn lại vẻ đẹp thuần khiết của khí phách của thiên lương. Người tử tù dù ngày mai có phải chịu án tử hình nhưng kẻ ấy không chết mà sẽ đi vào cõi bất tử cùng với cái đẹp. Huấn Cao là hiện thân cho vẻ đẹp hoàn mỹ, con người ấy chỉ có thể chết về tinh thần , những tử tưởng đẹp của ông Huấn và từng lời dạy của ông sẽ còn lại với đời, sẽ theo viên quản ngục trong suốt cuộc đời còn lại.
 
Câu chuyện thành công không chỉ vì nó phê phán đúng thực trạng xã hội đương thời mà còn vì cái độc đáo khác lạ của tình huống truyện. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ giữa hai con người hoàn toàn khác nhau. Một người là viên quan quản ngục- một công cụ trấn áp kẻ tù tội phục vụ cho triều đình, còn người kia là kẻ tử tù chống lại triều đình. Thế nhưng chính cái đẹp đã đẩy hai con người hoàn toàn khác biệt ấy trở thành tri kỉ. Họ là người nghệ sĩ, biết yêu và coi trọng cái đẹp. Cái độc đáo của truyện cũng nằm trong chính từng nhân vật. Huấn Cao - tên tử tù - lại là một nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp. Viên quản ngục - công cụ trấn áp tội phạm của triều đình- lại là con người có mong muốn thưởng thức cái đẹp. Cả câu chuyện mang vẻ cổ kính từ nhân vật, cảnh cho chữ cho đến ngôn ngữ câu văn.
Chính nghệ thuật đối lập tương phản, kết hợp với bút pháp tả thực và bút pháp lãng mạn đã đem đến thành công cho tác phẩm. Không gian ẩm thấp nơi buồng giam, thời gian đêm tối bóng dáng con người trong đêm và ánh sáng bó đuốc như ánh sáng của thiên lương, của tài năng, khí phách. Màn đêm tăm tối của ngục từ - hiện thân cho cái ác- lại bị ánh sáng của tài năng, thiên lương làm sụp đổ. Không gian được miêu tả hẹp dần: từ căn phòng đến ánh sáng ngọn đuốc, tấm lụa trắng tinh rồi đến từng con chữ vuông vắn.

Dường như, cảnh cho chữ và hình tượng nhân vật Huấn Cao đã giúp Nguyễn Tuân thể hiện thành công phong cách nghệ thuật của mình. Ông luôn hướng tới cái đẹp, cái phi thường lí tưởng, đã đẹp phải tuyệt mĩ, đã tài phải siêu phàm, nhưng cũng có cá tính độc đáo.

Câu chuyện kết thúc nhưng dư âm về cái đẹp các khí phách hiên ngang và thiêng liêng cao quý của ông vẫn còn vương vấn. Qua việc sáng tạo nên tình huống truyện đặc sắc, kết hợp với thủ pháp đối lập tương phản gay gắt, hình ảnh sống động Chữ Người Tử Tù của Nguyễn Tuân không chỉ thành công dựng lên hình tượng Huấn Cao một người nghệ sĩ tài hoa người anh hùng khí phách bản lĩnh mà còn gửi gắm được những thông điệp lớn lao. Chữ Người Tử Tù cho thấy được chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, sức mạnh của cái đẹp, cái cao thượng có thể đẩy lùi bóng tối cái bạo tàng, đó cũng là chiến thắng của tinh thần hiên ngang bất khuất không cam chịu cuộc sống nô lệ của dân tộc

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro