chua mui hong

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

 

VIÊM MŨI CẤP

 

Là b

ệnh hay gặp, thường do các Rhinovirus.

CHẨN ĐOÁNKhởi phát ( giai đoạ

n "khô"):

Mũi khô, rát, ngứa, nhảy mũi

+    Niêm mạc khô, đỏ

+    Sốt, nhức đầu, mệt mỏi.

Toàn phát ( giai đoạn "long tiết"):

+    Sổ mũi trong, nghẹt mũi, giảm khứu

+    Niêm mạc sưng nề, đỏ sậm

Kết thúc( giai đoạn " nhầy"):

+    Sổ mũi nhầy, giảm nghẹt mũi, khứu giác phục hồi

Khi có nhiễm khuẩn thứ phát:

+    Sổ mũi vàng, xanh. Nghẹt mũi.

ĐIỀU TRỊ Không có điều trị đặc hiệu. Điều trị tại chỗ và điều trị triệu chứng là chính.

Tại chỗ:

Nhỏ/xịt thuốc co mạch ( không dùng qúa 7 ngày): Naphtazoline, Oxymetazoline, Xylometazoline…

Xông hơi: Nước ấm, tinh dầu thơm.

Toàn thân:

Hạ sốt, giảm đau: Paracetamol

Kháng Histamin: Chlorpheniramine,Cetirizine,Fexofenadine,Desloratadine…

Kháng sinh ( khi có nhiễm khuẩn thứphát, đợt điều trị thường 05 ngày):

Dùng 1 trong các loại sau:

+    Amoxicilline:50mg/kg/ngày

+    Amoxiclav:1,5 - 2g/ ngày

+    Cefaclor : 25mg/kg/ngày

+    Cefuroxim :0.25g/12h

+    Spriramycine: 3MUI/12h

VIÊM MŨI MẠN THỂ THÔNG THƯỜNG

 

 

  

 

CHẨN ĐOÁN +    Nghẹt mũi, sổ mũi nhầy trong

+    Giai đoạn sung huyết xuất tiết: Niêm mạc phù nề, sung huyết tím

+    Giai đoạn tiến triển: Niêm mạc dày, cuốn dưới phì đại.

ĐIỀU TRỊ Bảo tồn:

Tại chỗ:

+    Nhỏ/xịt thuốc co mạch ( không dùng quá 7 ngày): Naphtazoline, Oxymetazoline, Xylometazoline…

+    Xông/xịt corticoids: Hydrocortisone, Dexamethasone, Fluticasone, Budesonide.

Toàn thân:

+    Kháng Histamin: Chlorpheniramine, Cetirizine…

Thủ thuật:

+    Đốt điện, đốt lạnh, đốt laser, cắt cuốn dưới.

VIÊM  MŨI TEO TRĨ MŨI (OZENA)

 

 

  

 

CHẨN ĐOÁN +    Nhiều vẩy vàng xanh, nâu đen trong hốc mũi

+    Niêm mạc bị teo: hốc mũi rộng, cuốn mũi nhỏ, niêm mạc mỏng khô

+    Mất mùi

+    Được gọi là trĩ mũi (Ozena) khi: Viêm mũi teo + vẩy mũi thối.

ĐIỀU TRỊ Bảo tồn:

Tại chỗ:

+    Rửa mũi:

          Nước ấm

          Nước muối + borate

          Nước muối + bicarbonate

          Sau khi sạch vẩy: Thoa dầu hoặc pommade ( thường dùng dầu vitamine A)

+    Xông mũi:

          Dung dịch kháng sinh họ Aminosides.

Toàn thân:

+    Uống vitamine A, vitamine AD, thuốc có lưu huỳnh hoặc tắm suối khoáng.

Phẫu thuật:

+    Độn chất nhựa (Acrylic, Silastic), xương, sụn, cơ vòng môi vào dưới niêm mạc của vách ngăn, cuốn mũi, sàn mũi nhằm làm hẹp hốc mũi.

VIÊM MŨI DỊ ỨNG

 

 

  

 

 CHẨN ĐOÁN +    Ngứa mũi, hắt hơi

+    Sổ mũi nước, nghẹt mũi

+    Niêm mạc mũi nhợt nhạt

+    Xuất tiết dịch nhầy trong ở mũi

+    Công thức máu: IgE trong máu tăng

+    Dịch mũi có nhiều tế bào ái toan

ĐIỀU TRỊ Nội khoa:

+    Giải mẫn cảm

+    Điều trị triệu chứng:

+    Toàn thân:

          Tránh tiếp xúc với dị nguyên

          Kháng Histamin H1 : có thể dùng một trong các loại như:

          Chlorpheniramin 4mg: 02viên/ngày

          Zyrtec 10mg: 1viên/ngày

          Clarityne 10mg: 1viên/ngày

          Aerius 5mg: 1 viên/ngày

+    Tại chỗ:

          Corticoide xịt mũi:

              Nasonex : mỗi lần xịt 2 nhát mỗi bên, 1lần/ngày

              Flixonase: mỗi lần 2 nhát/mỗi bên mũi, 1 lần/ngày

              Béconase, Pivalon: 1-2 nhát/mỗi bên mũi, 3 lần/ngày

          Anticholinergiques:

              Atroven xịt mũi:2nhát/mỗi bên mũi, 3 lần/ngày

              Cromoglycate: Lomusol:1 nhát/mỗi bên mũi, 6 lần/ngày

Ngoại khoa:

Can thiệp thủ thuật để giải quyết vấn đề nghẹt mũi khi điều trị nội thất bại.

+    Đốt điện, đốt lạnh, laser cuốn mũi dưới.

+    Cắt một phần cuốn mũi dưới ( chỉ cắt phần xương hoặc cắt cả xương và niêm mạc)

VIÊM XOANG CẤP

 

 

  

 

CHẨN ĐOÁN +    Bệnh diễn tiến 4 tuần với các triệu chứng sau:

          Nhức đầu, nhức vùng má, trán, quanh mắt, mũi

          Sổ mũi trong, mũi nhầy, mủ vàng xanh

          Nghẹt mũi

          Giảm hoặc mất mùi

          Ấn đauở các điểm đối chiếu của xoang

+    Niêm mạc các ngách mũi sung huyết, phù nề, đọng nhầy/ mủ ở ngách mũi và sàn mũi

+    Hội chứng nhiễm trùng: sốt, bạch cầu tăng

+    X-quang: hình mờ xoang, có thể có mức khí- dịch trong xoang.

ĐIỀU TRỊ Nội khoa:

Tại chỗ:

+    Nhỏ/xịt mũi, đặt thuốc co mạch ở khe giữa (không dùng quá 7 ngày):

+    Naphtazoline, Oxymetazoline, Xylometazoline.

+    Xông hơi:

+    Nước ấm

+    Tinh dầu thơm

+    Khí dung:

          Corticoids (Hydrocortisone, Dexamethasone) + Kháng sinh họ Aminosides (Gentamycine,Tobramycine, Neomycine) : Pha 40mg Gentamycin với 5mg Dexamethasone trong 15ml nước muối sinh lý. Khí dung 2-3 lần/ngày.

Toàn thân:

+    Hạ sốt, giảm đau: Acetaminophen

+    Kháng Histamin: Chlorpheniramine, Cetirizine, Fexofenadine,…(sử dụng khi viêm xoang có nguồn gốc dị ứng)

+    Kháng viêm:

          Dạng men ( Alpha-chymotrypsine, Serrapeptidase)

          Corticoids (Prednisone, Dexamethasone)

+    Kháng sinh (7-14 ngày):

Lựa chọn đầu tiên là dùng

         

Amoxicilline có hoặc không kết hợp với clavulanate: 50mg/kg/ngày, nếu bệnh nhân có dị ứng với Pénicillin thì chuyển qua:

         

Erythromycine: 50mg/kg/ngày + Bactrim: 48mg/kg/ngày; hoặc Doxycycline 4mg/kg/ngày uống 1 lần trong ngày (không dùng cho trẻ < 8 tuổi)

         

Sau 3-5 ngày bệnh không giảm, hoặc bệnh sử nghi ngờ kháng

          Amoxicilline thì chuyển qua dùng 1 trong các loại sau:

          Amoxiclav: 1,5-2g/ngày

          Cephalosporin thế hệ II: cefaclor 25 mg/kg/ngày, Cefuroxim 0,25g/12h

          Cephalosporin thế hệ III: cefdinir 600mg/ngày, Cefpodoxime 200mg-2 lần/ngày

          Quinolone: Ciprofloxacine 0,5g/12h, Ofloxacine 0,2g/12h, Gatifloxacin 400mg/ngày, Moxifloxacin 400mg/ngày, Levofloxacin 500mg/ngày

Phẫu thuật:

+    Mở dẫn lưu xoang khi có biến chứng nặng nề.

VIÊM XOANG MẠN

 

 

  

 

CHẨN ĐOÁN

 

+    Bệnh diễn tiến > 3 tháng, với các triệu chứng sau:

          Nặng đầu, nặng vùng má, trán, quanh mắt, chẫm

          Sổ mũi nhầy hoặc mủ vàng xanh (mùi thối nếu do răng)

          Nghẹt mũi

          Giảm khứu

          Cuốn giữa thoái hoá (trong trường hợp viêm các xoang trước)

          Các ngách mũi phù nề, dày lên, ± polyp, đọng nhầy/mủ

          Tổng trạng mệt mỏi, kém ăn, kém tập trung, trí nhớ giảm, mỏi mắt, mờ mắt

          X-quang: dày niêm mạc, hình nang/polyp, mờ toàn bộ, mức khí- dịch trong xoang

ĐIỀU TRỊ +    Loại bỏ những nguyên nhân có thể như: nhổ răng sâu, chỉnh hình vách ngăn lệch, lấy bỏ polyp mũi

Nội khoa:

Tại chỗ:

+    Nhỏ/xịt mũi, đặt thuốc co mạch khe giữa: Naphtazoline, xymetazoline, Xylometazoline.

+    Khí dung: Corticoids (Hydrocortisone, Dexamethasone) + kháng sinh (Gentamycine, Tobramycine, Neomycine): Pha 40mg Gentamycin với 5mg Dexaméthasone trong 15ml nước muối sinh lý.Khí dung 2-3 lần/ngày.

+    Xịt mũi:

          Mometasone: mỗi lần 2 nhát/mỗi bên mũi, 1 lần/ngày

          Fluticasone: mỗi lần 2 nhát/mỗi bên mũi, 1 lần/ngày

          Budesonide: 1-2 nhát/mỗi bên mũi, 3 lần/ngày

Toàn thân:

+    Kháng Histamin H1: có thể dùng một trong các loại như:

          Chlophéniramin 4mg: 2 viên/ngày

          Zyrtec 10mg: 1 viên/ngày

          Clarytine 10mg: 1 viên/ngày

          Aerius 5mg: 1 viên/ngày

+    Thuốc tiêu nhầy: có thể dùng một trong các loại như:

          Acetylcystein, Ambroxol: 3 gói/ngày

          Eprazinone: 3 viên/ngày

+    Corticoide:

          Prednisone: 1mg/kg/ngày, dùng liều duy nhất buổi sáng, trong 7 ngày.

+    Kháng sinh (7-14 ngày): nếu là đợt cấp của viêm xoang mãn thì dùng:

          Augmentin: 50mg/kg/ngày hoặc Metronidazole kết hợp với cefuroxime hoặc Levofloxacin, Gatifloxacin, Moxifloxacin, những quinolone này có thể uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

+    Nếu là viêm xoang mãn thì dùng:

+    Trong nhiễm trùng tụ cầu:

          Clindamycin hoặc Augmentin hoặc Cephalexin kết hợp Metronidazole

+    Trong nhiễm trùng Pseudomonas:

          Ciprofloxacin, Ofloxacin, Levofloxacin (những Quinolone này có thể uống hoặc tiêm tĩnh mạch) hoặc tiêm tĩnh mạch hoặc rửa hoặc phun sương:

          Ceftazidime hoặc Gentamycin, Kanamycin, Neomycin, Tobramycin, Amikacin

+    Trong nhiễm nấm:

          Itraconazole hoặc ketoconazole, Fluconazole

Thủ thuật:

+    Chọc rửa xoang hàm

+    Khoan thông rửa xoang trán

+    Kỹ thuật di chuyển thuốc vào xoang (thủ thuật Proetz)

Ngoại khoa:

+    Sau khi đã điều trị nội khoa tích cực nhưng không hiệu quả

+    Phẫu thuật xoang qua nội soi hoặc phẫu thuật kinh điển (nếu bệnh tích trầm trọng và không hồi phục).

VIÊM HỌNG CẤP

 

 

  

 

VIÊM HỌNG ĐỎ +    Thường do virus

CHẨN ĐOÁN

+    Sốt cao 38-390 C đột ngột kèm ớn lạnh, nhức đầu, đau họng…

+    Niêm mạc họng sung huyết

+    Amygdales khẩu cái to đỏ, hai trụ sung huyết

ĐIỀU TRỊ

Điều trị triệu chứng:

+    Paracetamol 10-15 mg/kg/lần x 3-4 lần/ngày

+    Súc họng bằng NaCl 9‰

+    Khí dung: xông họng (Dexacol lọ, Gentamycine 0.08g ống…)

+    hoặc Locabiotal xịt họng.

Điều trị bổ trợ:

+    Vitamine C, Supravit…

VIÊM HỌNG ĐỎ BỰA TRẮNG Do vi khuẩn ái khí: Streptocoque ß hémolitique A(+), Strep pyogenes, Mycoplasma pneumoniae ngoài ra còn có thể do GroupC Beta hemolytic strep, Chlamydia species.

CHẨN ĐOÁN

+    Sốt cao 380 -390C, ớn lạnh, nhức đầu, đau họng…

+    Niêm mạc họng đỏ

+    Amygdales sưng đỏ, các khe Amygdales giãn, có lớp bựa trắng bao phủ miệng khe (bựa trắng này dễ bong tróc, không gây chảy máu).

+    Hạch góc hàm sưng đau

+    CTM: Bạch cầu tăng (10.000-12.000), chuyển trái.

ĐIỀU TRỊ

Kháng sinh: Dùng một trong các nhóm và một trong các loại sau, kéo dài đến 3 ngày sau khi hết triệu chứng.

+    Nhóm Macrolides dùng Erythromycin hoặc Clarithromycin.

+    Thay thế có Nhóm ß lactam là nhóm thuốc có tác dụng tốt:

          Penicillin V (Oracilline hay Ospen): 50.000-100.000UI/kg/ngày hoặc Benzathinepénicilin G (tiêm bắp)

          Amoxicilline: 30-50mg/kg/ngày hoặc Augmentin

+    Nhóm céphalosporine thế hệ 1,2,3,4.

          Cefalexine: 25mg/kg/ngày

          Ceclor375mg: 2viên/ngày

          Cefdinir 300mg: 2viên/ngày

          Orélox, Oroken:400mg/ngày

+    Nhóm Lincosamides ,Clindamycin 300mg: 2viên/ngày

VIÊM HỌNG MẠN TÍNH

 

 

  

 

VIÊM HỌNG XUẤT TIẾT CHẨN ĐOÁN

Niêm mạc họng đỏ ướt, xuất tiết nhầy, mao mạch dãn

Nang lympho nề đỏ

ĐIỀU TRỊ

Dibromuré d'Atropine (Unilabo): 1 ống pha vào nửa ly nước, uống trước bữa ăn( trưa, tối) trong 2 tuần.

Xông nước nóng với Natribicarbonat hoặc kaliclorat

Bôi Iodo- Iodure 3%

VIÊM HỌNG QUÁ PHÁT CHẨN ĐOÁN

Niêm mạc họng dày

Các trụ Amygdales to đỏ

Eo họng hẹp

Quá phát thành sau họng + thành bên họng thành những nẹp giả.

ĐIỀU TRỊ

Súc miệng:

Dung dịch Natribicarbonat (khi có sung huyết)

Alpha-chymotrypsin: 6viên/ngày, trong 10-15 ngày(Ngậm)

Alphintern:1 viên x 3lần/ngày,trong 2-3 tuần (Uống)

Mucothiol: 3-6 viên/ngày (Uống)

Đốt Nitrat bạc, đốt điện, đốt lạnh, laser.

VIÊM HỌNG TEO CHẨN ĐOÁN

Viêm quá phát lâu ngày dẫn đến teo niêm mạc

Các tuyến nhầy và tân nang bị xơ hoá

Niêm mạc nhẵn, bóng, mỏng

Eo họng rộng

ĐIỀU TRỊ

Tại chỗ:

+    Súc miệng:

          Dung dịch Natribicarbonat

          Dung dịch NaCl 9‰

+    Bôi họng:

          Glyceriniode 0,5%

          Glycerin borat 5%

Toàn thân:

+    Vitamin A: Avibon 500mg, 1 viên sáng x 20ngày

+    Solacy: 3 viên/ngày trước bữa ăn x 15 ngày/tháng, trong 3 tháng

+    Bepanthene 100mg: 4 viên/ngày x 20ngày

VÉGÉTATIONS ADÉNOIDES(VA)

 

 

  

 

Vòng Waldeyer: Amygdale vòm họng (Luschka), Amygdale vòi (Gerlach), Amygdale khẩu cái. Amygdale lưỡi

VA: Viêm sùi t

ổ chức lympho ở vòm họng (Luschka)

CHẨN ĐOÁN +   Nghẹt mũi tăng dầ

n.

+    Hay bị viêm mũi: tiết nhầy, dịch chảy thò lò ra cửa mũi trước.

+    Ngủ ngáy, quấy khóc, biếng ăn nghe kém.

+    Ho, sốt vặt.

+    Soi mũi trước:Có thể thấy chùm VA đỏ,mấp mé cửa mũi sau

+    Soi mũi sau: Chỉ thực hiện ở trẻ em lớn, thấy khối sùi chiếm vòm mũi họng , che lấp cửa mũi sau.

+    Sờ vòm: Đánh giá khối lượng, mật độ của VA

ĐIỀU TRỊ Nội khoa:

Nhỏ mũi:

+    Argyrol 1-3%

+    NaCl 9‰

+    Kháng sinh: 7-10, dùng một trong cácloại sau:

          Amoxicilline: 30-50mg/kg/ngày

         

Augmentin:liều từ 50mg/kg/ngày

          Cefalexine:25mg/kg/ngày

          Ceclor 20-40 mg/kg/ngày

+    Thuốc ho, long đờm: Acetylcysteine (Exomuc)

+    Thuốc kháng Histamine:

          Sirop théralène

          Sirop phénergan

          Sirop Actifed…

Ngoại khoa:

+    NạoVA

VIÊM AMIDAN CẤP

 

 

  

 

Viêm Amidan gặp ở trẻ em và người lớn, chủ yếu do nhiễm vi khuẩn ái khí: Strepto pyogenes, Streptococcus pneumoniae, Strep viridans, M.catarrhalis, Staphylococcus aureus, H.influenzae

Nhiễm vi khuẩn yếm khí như:Bacteroides sp. Peptococcus sp, Peptostreptococcus.Nhiễm viruses như: Epstein -Barr, Adenovirus.

Nhiễm nấm như: Candida, viêm nhiễm khác như: Toxoplasma.

CHẨN ĐOÁN Sốt, ớn lạnh, nhức đầu, mệt mỏi, đau khớp

Đau họng, nuốt khó

Amidan sưng to, sung huyết, có dịch tiết màu trắng đục ( mềm, bở, không dính chặt) đọng ở trong các hốc Amidan. Đôi khi có giả mạc trên bề mặt Amidan. ( Cần chẩn đoán phân biệt với viêm họng do bạch hầu)

Công thức máu: Tăng bạch cầu đa nhân trung tính ĐIỀU TRỊ Kháng sinh: 7-10 ngày hoặc kéo dài thêm ít nhất 48 giờ sau khi có biểu hiện giảm triệu chứng. Nên sử dụng kháng sinh phổ rộng nhóm betalactam , cephalosporin 1,2,3,4 phối hợp với metronidazole. Những kháng sinh sau đây đều dùng được trong cả viêm Amiđan cấp và mạn:

Cephalexine phối hợp với metronidazole:

          Cefalexine: 1,5 -3g/ngày

          Metronidazole: 1 -1,5g/ngày

Hoặc Amoxicilline (liều cao) hoặc Amoxicilline + acid clavulanic:

          Amoxicilline: 1,5 -3g/ngày

          Amoxicilline + acid clavulanic: 1,5 - 2g/ngày

Hoặc các cephalosporins thế hệ 2,3,4 dùng riêng hoặc phối hợp với Flagyl.

Trường hợp kháng betalactam:

          Clindamycin: 600 -1800mg/ngày

Các thuốc phối hợp:

          Thuốc giảm đau

          Hạ sốt

          Vitamine…

          Nghỉ ngơi, ăn nhẹ, uống nhiều nước .

VIÊM AMIDAN MẠN TÍNH

 

 

  

 

CHẨN ĐOÁN Viêm amiđan tái phát nhiều lần, nuốt vướng

Hay sốt nhẹ, mệt mỏi, đau khớp

Có thể có hơi thở hôi

Khám họng có thể thấy:

          Amiđan to

          Khe, hốc Amiđan có mủ

          Amiđan nhỏ, niêm mạc lồi lõm (viêm Amiđan thể teo)

ĐIỀU TRỊ Nếu trong đợt cấp thì điều trị giống như trong viêm Amidan cấp

Nên cắt Amiđan khi qua đợt viêm tái diễn

ÁP XE  QUANH  AMIDAN

 

 

  

 

Áp xe quanh Amidan là sự tích mủ tại chổ, trong những mô xung quanh Amidan, thường là hậu quả của viêm Amidan mủ (mủ đi xuyên qua vỏ bao Amidan, thường ở cực trên, và lan rộng vào khoảng mô liên kết nằm giữa vỏ bao và thành sau của hố Amidan).

Bất kỳ loại vi khuẩn nào có thể gây viêm Amidan cấp đều có thể là vi khuẩn gây bệnh của áp xe quanh Amidan, tuy nhiên vi khuẩn yếm khí là tác nhân gây bệnh thường gặp nhất.

CHẨN ĐOÁN Đau họng ngày càng tăng, nuốt khó, nói khó

Sốt cao, môi khô, lưỡidơ, hạch cổ viêm…

Khám họng (có thể khó khăn do khít hàm): Các trụ Amidan và khẩu cái phồng lên ở một bên, lưỡi gà phù nề và bị đẩy lệch sang bên lành.

Biến chứng có thể rất nặng như nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc, viêm vi cầu thận cấp, áp xe não, phù nề thượng thanh môn, áp xe quanh họng…

ĐIỀU TRỊ Cần cho bệnh nhân nhập viện điều trị theo các bước sau:

Nội khoa:

Tại chổ:

+    Trích rạch và dẫn lưu áp xe quanh Amidan

+    Lấy mủ làm kháng sinh đồ

Toàn thân:

Kháng sinh liều cao: ít nhất 10 ngày liên tục, trước khi có kháng sinh đồ có thể dùng như viêm Amidan cấp .

Kháng sinh:

7-10 ngày hoặc kéo dài thêm ít nhất 48 giờ sau khi có biểu hiện giảm triệu chứng. Nên sử dụng kháng sinh phổ rộng nhóm betalactam , cephalosporins 1,2,3,4 phối hợp với metronidazole. Những kháng sinh sau đây đều dùng được trong cả viêm Amidan cấp và mạn:

Cephalexine phối hợp với metronidazole:

+    Cefalexine: 1,5 -3g/ngày

+    Metronidazole: 1 -1,5g/ngày

+    Hoặc Amoxicilline (liều cao) hoặc Amoxicilline + acid clavulanic:

+    Amoxicilline: 1,5 -3g/ngày

+    Amoxicilline + acid clavulanic: 1,5 - 2g/ngày

Hoặc các cephalosporins thế hệ 2, 3, 4 dùng riêng hoặc phối hợp với Flagyl.

Trường hợp kháng betalactam:

+    Clindamycin: 600 -1800mg/ngày

Sau khi có kháng sinh đồ: Dùng thuốc theo kháng sinh đồ.

Điều trị hỗ trợ:

+    Kháng viêm steroid

+    Giảm đau

+    Hạ sốt, bổ sung dinh dưỡng…

Sau khi bị áp xe quanh Amidan, có 20 đến 40% bệnh tái phát. Do đó nên cắt Amidan (khoảng 8 tuần sau ).

VIÊM THANH QUẢN CẤP

 

 

  

 

Là tình trạng viêm cấp ở niêm mạc thanh quản, thanh thiệt, sụn phễu, băng thanh thất, dây thanh hạ thanh môn và có thể cả khí quản. Thường do vi rus nhưng nếu tình trạng khàn tiếng kéo dài hơn bình thường một vài ngày thì có thể có bội nhiễm vi khuẩn như M.catarrhalis và H.Influenzae.

CHẨN ĐOÁN +    Đau rát họng, ho khan, khàn tiếng

+    Trẻ con: khó nuốt, bỏ ăn, chảy nước bọt

+    Khó thở kiểu thanh quản

+    Sốt cao, ho, thở có tiếng rít

+    Soi thanh quản:

+    Niêm mạc thanh quản và hai dây thanh đỏ

+    Phù nề niêm mạc hạ thanh môn, niêm mạc sụn thanh thiệt, niêm mạc sụn phễu.

ĐIỀU TRỊ Thể nặng :

Thể phù nề, có thể có khó thở thanh quản, cần nhập viện điều trị theo dõi khó thở

+    Medexa hoặc Solumezol 1 ống tiêm tĩnh mạch

+    Trẻ em: 1mg/kg/lần

+    Kháng sinh: Dùng một trong các loại sau:

+    Azithromycin 500mg/ngày

+    Doxycyline 100mg 2 viên/ngày

+    Gatifloxacin 400mg/ngày hoặc Moxifloxacin 400mg/ngày hoặc Levofloxacin 500mg/ngày, Cefuroxim (Zinnat): 30-100mg/kg/ngày ( tiêm tĩnh mạch)

+    Ceftriaxone 1-2g/ngày (tiêm tĩnh mạch)

+    Unasyn(Ampicillin/sulbactam) 1,5g tiêm tĩnh mạch 3-4lần/ngày

Nếu điều trị 3-5 ngày mà dấu hiệulâm sàng không cải thiện: đổi kháng sinh hoặc dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.

Thể nhẹ:

+    Điều trị trung bình 7-10ngày

+    Hạn chế nói (nói ít, nói nhẹ)

+    Xông họng:

          Corticoid (hydrocortison) + Aminosides (Gentamycin): Pha 40mg Gentamycin với 5mg Dexamethasone trong 15ml nước muối sinh lý. Khí dung 2-3 lần /ngày hoặc xịt hít Locabital.

+    Kháng sinh: Dùng một trong những kháng sinh ở phần thể nặng

+    Kháng viêm:

          Corticoid (Dexamethason, prednisolon): 0,5 -1,5mg/kg/ngày

+    Hạ sốt:

          Paracetamol

+    An thần:

          Phenobarbital: 2mg/kg/ngày chia 2 lần

+    Chăm sóc:

          Lau mát

          Nằm đầu cao, thở 02

          Khó thở nặng: Hồi sức và mở khí quản khi cần

VIÊM THANH QUẢN MÃN

 

 

  

 

CHẨN ĐOÁN +    Khàn giọng kéo dài từng đợt

+    Tăng tiết nhầy nhất là buổi sáng

+    Cảm giác ngứa, khô rát

+    Tiết nhầy đọng 1/3 trước và 1/3 giữa của dây thanh

+    Tổn thương dây thanh:

          Nhẹ: niêm mạc dây thanh sung huyết đỏ

          Nặng: quá sản, dây thanh như sợi dây thừng, niêm mạc hồng mất bóng.

ĐIỀU TRỊ Điều trị nguyên nhân:

+    Điều trị ổ viêm nhiễm ở: mũi, xoang, họng

+    Tránh: hơi hoá chất, bụi

+    Nói ít, nói nhỏ

Điều trị tại chỗ:

+    Khí dung họng: Cortcoid (Hydrocortisone, Dexaméthasone) + Aminosides (Gentamycine) như trong viêm cấp hoặc xịt hít Locabiotal.

Điều trị toàn thân:

Khi có đợt viêm cấp

+    Kháng sinh từ 7-10 (chọn những kháng sinh giống như phần viêm thanh quản cấp)

+    Kháng viêm:

+    Corticoid ( Dexamethasone, Prednisone): 0,5 -1,5mg/kg/ngày

VIÊM TAI GIỮA CẤP

 

 

  

 

CHẨN ĐOÁN +    Đau sâu trong tai

+    Sốt, nhức đầu.

+    Có thể có buồn nôn và tiêu chảy

+    Nghe kém

+    Màng nhĩ đỏ, sung huyết cán búa

+    Màng nhĩ phồng hoặc có thể có mức dịch

+

    Chảy dịch mủ, nhầy qua lỗ thủng màng nhĩ

ĐIỀU TRỊCác vi khuẩn thường gặp: Strep. Preumoniae, H.influenzae, M.catarrhalis, Strep pyogenes, Stah.aureus.

Nội khoa:

Kháng sinh:

+    7-14 ngày hoặc kéo dài đến 3 ngày sau khi hết triệu chứng. Dùng một trong các nhóm và một trong các thuốc sau:

+    Nhómß -lactamine:

          Amoxicillin:50mg/kg/ngày

         

Amox + A.clavu (Augmentin):1,5 - 2g/ngày

         

Nếu điều trị từ 3-5 ngày mà dấu hiệu lâm sàng không thay đổi, đổi kháng sinh hoặc làm kháng sinh đồ.

+    Nhóm Céphalosporine thế hệ 1,2,3,4 .

          Cefpodoxime 200mg -2lần/ngày

          Céfaclor: 40mg/kg/ngày

          Cefdinir 14mg/kg/ngày

          Cefuroxime: 30mg/kg/ngày

          Ceftriaxone 1-2g/ngày (tiêm bắp)

          Céfixim: 8mg/kg/ngày

+    Nhóm quinolone: Levo hoặc Gati hoặc Moxifloxacin

+    Nếu các kháng sinh trên không có hiệu quả thì có thể dùng Vancomycin (tĩnh mạch), có thể kết hợp với Rifampin.

Kháng viêm:

+    Prednisolon: 1 -2mg/kg/ngày

Giảm đau:

+    Acetaminophene: 40mg/kg/ngày

Thuốc nhỏ tai:

+    Otipax: giảm đau, chống viêm, sát khuẩn (dùng khi màng nhĩ kín)

+    Otifar, Otofa, Ciplox: Dùng khi có chảy mủ tai

+    Thường nhỏ 4 giọt/lần 3-4 lần/ngày

Thuốc nhỏ mũi:

+    Dung dịch NaCl 0,9%, Rhinex

Ngoại khoa:

+    Thủ thuật trích nhĩ, đặt Diabolo (nếu không giảm triệu chứng sau 3 ngày dùng thuốc) hoặc mổ hòm nhĩ - xương chũm khi có đe dọa biến chứng

VIÊM TAI GIỮA MẠN

 

 

  

 

Tiến trình viêm tai giữa kéo dài trên 3 tháng.

CHẨN ĐOÁN VIÊM TAI GIỮA MẠN TÍNH TIẾT DỊCH

+    Là viêm tai xơ,

+    Không chảy dịch ra ngoài tai, ít khi thủng nhĩ, còn gọi là xơ nhĩ.

+    Điếc: tăng dần có tính chất dẫn truyền

+    Ù tai, giọng trầm

+    Khám tai: màng nhĩ đục, lõm hoặc mỏng, có mức dịch, tắc vòi.

VIÊM TAI GIỮA MẠN TÍNH TIẾT NHẦY

+    Nguyên nhân do mũi xoang, Vòm (VA) kèm thêm bệnh tích ở sào bào, thượng nhĩ gây chảy mủ tai kéo dài.

+    Chảy tai từng đợt, mủ vàng nhạt hoặc trong quánh, không thối

+    Thủng màng nhĩ ( phần màng căng)

+    Không có cholesteatoma

+    Xương chũm không đặc ngà

+    Thính lực: điếc dẫn truyền nhẹ

+    X_quang: xương chũm kém thông bào

VIÊM TAI GIỮA MẠN TÍNH MỦ

+    Hay gặp, thường kèm bệnh tính xương chũm

+    Chảy mủ tai vàng hoặc xanh thối

+    Điếc : kiểu dẫn truyền

+    Đau : khi hồi viêm, nặng hoặc nhức nửa đầu bên bệnh

+    Khám tai: lỗ thủng nguy hiểm khi ở ¼ sau trên, thủng hoặc sùi ở màng chùng.

+    Đôi khi thấy cholesteatoma là một khối mềm trắng giống bã đậu

ĐIỀU TRỊ Điều trị nguyên nhân:

+    Viêm tai giữa mạn tiết dịch:

+    Giải quyết nguyên nhân ở mũi, họng và thông khí tai giữa ( thông vòi, đặt Diabolo).

Viêm tai giữa mạn tiết nhầy:

+    Giải quyết nguyên nhân ở mũi, vòm họng và làm thuốc tai.

Viêm tai giữa mạn mủ:

+    Dẫn lưu mủ ( lấy bỏ sùi, polyp) làm thuốc tai (rửa H2O26-12 thể tích, nhỏ tai dung dịch Chloramphenicol 4% hoặc Otofa hoặc Ciplox 3%

+    Phẫu thuật vá nhĩ ( khi không có cholesteatoma).

Kháng sinh:

+    Đợt điều trị trung bình 14 ngày

+    Chọn dùng kháng sinh như trong điều trị viêm tai giữa cấp, nhưng tốt nhất nên cấy khuẩn và dùng theo kháng sinh đồ.

+    7-14 ngày hoặc kéo dài đến 3 ngày sau khi hết triệu chứng. Dùng một trong các nhóm và một trong các thuốc sau:

          Amoxicillin:50mg/kg/ngày

         

Amox + A.clavu (Augmentin):1,5 - 2g/ngày

+    Nếu điều trị từ 3-5 ngày mà dấu hiệu lâm sàng không thay đổi, đổi kháng sinh hoặc làm kháng sinh đồ.

+    Ngoài ra có thể dùng Cipro kết hợp với Clindamycin hoặc: ceftazidine kết hợp với Clindamycin

+    Hoặc: Gentamycin, Tobramycin, Amikacin kết hợp với clindamycin

Kháng viêm:

+    Enzym (gazren, danzen)5mg: 1 viên x 3lần/ngày

VIÊM TAI XƯƠNG CHŨM CẤP

 

 

  

 

CHẨN ĐOÁN +    Thường gặp ở trẻ em, theo sau viêm tai giữa mủ kéo dài 3 tuần không khỏi

+    Đau tai, đau đầu, nghe kém

+    Chảy mủ tai đặc, rất thối.

+    Màng nhĩ thủng, nề đỏ, xoá mất góc sau trên hoặc sụp thành sau trên ống tai.

+    Vùng sau tai nề đỏ, ấn đau.

+    XQ Schuller: thông bào mờ, vách giữa các thông bào còn hoặc bị xoá

ĐIỀU TRỊ Nội khoa: Sau phẫu thuật

Kháng sinh: trung bình 10 ngày

+    Vancomycin (tiêm tĩnh mạch) 1g/12h ( truyền chậm trong ít nhất là 1h) phối hợp với Ceftriaxone (tiêm tĩnh mạch)

+    Hoặc dùng Levo - hoặc Gati - hoặc Moxifloxacin (đều dùng đường tĩnh mạch)

+    Hoặc Clindamycin (tiêm tĩnh mạch) kết hợp với Rifampin hoặc với Ceftriaxone (tĩnh mạch)

+    Hoặc Ampicillin/Sulbactam (Usasyn) tiêm tĩnh mạch.

+    Ngoài ra có thể dùng Cipro kết hợp với Clindamycin hoặc: Ceftazidine kết hợp với Clindamycin.

+    Hoặc: Gentamycin, Tobramycin, Amikacin kết hợp với Clindamycin

Điều trị hỗ trợ:

+    Giảm đau, hạ nhiệt: Paracetamol 30-60mg/kg/ngày

Kháng viêm:

+    Corticoid:Prednisone: 0,5mg/kg/ngày

+    Non steroide: Profenid 50mg: 1v x 3lần/ngày

+    Alpha-chymotrypsine : 1v x 4 ngậm dưới lưỡi/ngày

+    Nâng tổng trạng:

+    Enervon-C: 1v x 2lần/ngày

Ngoại khoa:

+    Phẫu thuật sau đó điều trị nội khoa (mở sào bào thượng nhĩ (bảo tồn màng nhĩ và chuỗi xương con)).

VIÊM TAI XƯƠNG CHŨM MẠN (VTXCM)

 

 

  

 

CHẨN ĐOÁN Viêm tai xương chũm mạn thông thường:

+    Tiền căn chảy mủ tai đã lâu

+    Đau tai từng lúc, đau nữa đầu, nghe kém tăng dần

+    Chảy mủ tai thường xuyên, hôi

+    Màng nhĩ thủng rộng, có thể thủng toàn bộ, còn rìa hoặc mất rìa

+    Hòm nhĩ bẩn, có thể phát hiện cholesteatome hay polyp

+    XQ Schuller: thông bào xương chũm có hình ảnh: đặc ngà, huỷ xương hoặc cholesteatoma.

Viêm tai xương chũm mạn hồi viêm:

+    Là xuất hiện đợt cấp trên nền VTXCM, đe dọa biến chứng nội sọ

+    Viêm tai xương chũm mạn hồi viêm xuất ngoại:

+    Là VTXCM hồi viêm mà sự nhiễm trùng lan ra khỏi phạm vi tai giữa và xương chũm xâm lấn ra ngoài (ngoài sọ)

ĐIỀU TRỊ Nội khoa:

Kháng sinh: trung bình 10/ngày

+    Họ ß-lactamine được ưu tiên chọn lựa:

          Kinh điển: Ampicilline 50-100mg/kg/ngày phối hợp Gentamycin 160mg/ngày

          Amoxicilline +Acid Clavulanique: 1,5-2g/ngày

+    Céphalosporines thế hệ 1,2,3:

          Céfalexine: 1 -4g/ngày

          Cefaclor (Ceclor 375)20-40mg/kg/ngày

          Cefixime 200mg -2lần/ngày

          Ceftriaxone (Rocephine): 20-50mg/kg/ngày

+    Có thể dùng họ kháng sinh khác: Clindamycin 300mg-2lần/ngày hoặc Quinolone phối hợp với metronidazol khi có nhiễm trùng yếm khí : 1,5-2g/ngày

Điều trị hỗ trợ:

+    Giảm đau, hạ nhiệt: Paracetamol 30-60mg/kg/ngày

+    Kháng viêm:

          Corticoid: Prednisone: 0,5mg/kg/ngày

         

Non steroide: Profenid 50mg: 1 v x 3lần/ngày

         

Alpha-chymotrypsine: 1v x 4 ngậm dưới lưỡi/ngày

+    Nâng tổng trạng:

+    Enervon-C: 1v x 2lần/ngày

Ngoại khoa:

+    Phẫu thuật bảo tồn chức năng:

+    Mở sào bào thượng nhĩ, chỉnh hình tai giữa đối với VTXCM thông thường

+    Phẫu thuật triệt căn:

+    Khoét rổng đá chũm toàn phần đối với VTXCM có cholesteatome, hồi viêm, có biến chứng, xuất ngoại.

 

ĐIẾC ĐỘT NGỘT

 

 

  

 

CHẨN ĐOÁN +    Nặng tai, ù tai

+    Nghe kém đột ngột một bên tai

+    Có thể có chóng mặt

+    Thính lực mất ít nhất 30dB ở tối thiểu 3 tần số so với tai kia, điếc tiếp nhận.

+    Cần cho bệnh nhân làm thêm một số xét nghiệm khác để phát hiện điếc đột ngột:

+    Nhĩ lượng đồ, phản xạ cơ bàn đạp

+    Hct, Vs, XQ phổi

+

    ABR nếu cần để chẩn đoán điếc sau ốc tai

ĐIỀU TRỊĐiều trị theo một trong hai phác đồ sau:

1. Nootropyl+ Corticoid:

+    Nootropyl 12g: 60ml (TTM)

+    Sibelium 5mg: 1v x2 lần/ngày (u)

+    Cortioid:

          Ngày thứ 1,2: Solumedrol 40mg: 1 lọ x 3 (TM)

          Ngày thứ3: Solumedrol 40mg: 1 lọ x 2 (TM)

          Ngày thứ 4,5: Solumedrol 40mg: 1 lọ (TM)

          Ngày thứ 6,7: Prenisolone 5mg : 4v x 2 (u)

          Ngày thứ8: Prenisolone 5mg : 4v (u)

          Ngày thứ 9,10: Prenisolone 5mg : 2v (u)

Oxy cao áp + Corticoid:

+    Oxy cao áp (2,5 ATA. 100% O2 ): Thở oxy cao áp mỗi ngày 1h x 10ngày

+    Corticoid: Giống như phác đồ 1. sau 10 ngày điều trị bệnh nhân không đáp ứng sẽ được thay thế bằng phương pháp khác.

+    Kiểm tra thính lực đồ vào ngày thứ 5 và ngày thứ 10.

+    Chống chỉ định oxy cap áp:

          Tràn khí màng phổi

          Bệnh phổi tắc nghẹn mãn tính nặng

          Tiền sử phẫu thuật ngực

          Viêm xoang mãn tính

          Có thai

BIẾN CHỨNG NỘI SỌ DO TAI

 

 

  

 

Xảy ra trong giai đoạn hồi viêm của viêm tai xương chũm mạn, nhiễm trùng lan ra khỏi phạm vi tai giữa và xương chũm vào nội sọ.

CHẨN ĐOÁN Abcès đại não:

+    Hội chứng nhiễm trùng: sốt cao, môi khô, lưỡi dơ, bạch cầu tăng…

+    Hội chứng tăng áp lực nội sọ: nhức đầu, nôn vọt, tinh thần trì trệ, mạch chậm, phù gai thị.

+    Hội chứng thần kinh định vị: liệt nửa người, tăng phản xạ gân xương…

+    Phim Schuller. CT Scaner xác định bệnh lý xương chũm và vị trí ổ abcès

+    Cấy dịch abcès vi trùng (+) giống vi trùng mủ tai.

Abcès tiểu não:

+    Hội chứng nhiễm trùng

+    Hội chứng tăng áp lực nội sọ

+    Hội chứng thần kinh định vị :hội chứng tiểu não, hội chứng tiền đình

+    CT Scaner xác định ổ abcès.

+    Cấy dịch ổ abcès và mủ tai vi trùng giống nhau

Abcès ngoài màng cứng:

+    Chủ yếu là triệu chứng của viêm tai xương chũm mạn hồi viêm

+    Có thể: Hội chứng tăng áp lực nộisọ, không có dấu thần kinh định vị có phản ứng màng não nhưng dịch não tuỷ vô trùng.

+    CT Scanser: phát hiện ổ abces

Viêm xoang tĩnh mạch bên:

+    Sốt cao lạnh run nhiều cơn trong ngày

+    Hiện tượng đóng bánh dưới da vùng tĩnh mạch thoát, ấn đau chói

+    Cấy máu vi trùng (+) giống vi trùng mủ tai

+    Nghiệm pháp QS âm tính

Viêm màng não:

+    Hội chứng nhiễm trùng

+    Tam chứng màng não: nhức đầu, nôn vọt, táo bón

+    Rối loại tri giác: lo lắng, hốt hoảng, cáu gắt

+    Dịch não tuỷ(+): đạm tăng , đường giảm, bạch cầu tăng, vi trùng(+) giống vi trùng mủ tai.

ĐIỀU TRỊ Ngoại khoa:

+    Phẫu thuật khoét rỗng đá chũm toàn phần

+    Giải quyết biến chứng: mở tháo abcès, thắt tĩnh mạch cảnh trong nếu cần

+    Để hở da sau tai, khâu da thì 2, chỉnh hình vành tai, ống tai

Nội khoa:

Kháng sinh: trung bình 2-3 tuần.

+    Trước khi có kháng sinh đồ: thường chọn ß-lactam

+    Amipicilline 400mg/kg/ngày chia 4 lần kết hợp với Amikacin tiêm bắp hoặc truyền tĩnhmạch 15mg/kg/ngày, chia 2 lần, hoặc kết hợp với Kanamycin 7,5mg/kg/2lần/ngày.

          Amoxicilline-Acid + Clavulanique (Augmentin, Enhancin): 50-100mg/kg/ngày kết hợp với Amikacin hoặc Kanamycin

+    Cephalosporine thế hệ 3:

          Ceftriaxone (Rocephine): 20-100mg/kg/ngày

+    Kết hợp Metronidazol 1,5-2g/ngày, khi có nhiễm trùng yếm khí hoặc Vancomycin 1g/12h (truyền tĩnh mạch chậm³ 1h) kết hợp Ceftriaxone (tiêm tĩnh mạch)

+    Sau khi có kháng sinh đồ: dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.

Chống phù não, tăng áp lực nội sọ:

+    Thở oxy

+    Truyền nhanh Glucose 30% hay Mannitol 20%

+    Corticoid: Prednisone 0,5mg/kg/ngày

Điều trị hỗ trợ:

+    Giảm đau hạ nhiệt: Paracetamol 30-60mg/kg/ngày

+    Nâng tổng trạng:

          Vitamine

          Truyền đạm

·

          Bù nước điện giả

i…

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#phamthanh