chuan kien thuc hoa 8

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

55

VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng

Của chương trình giáo dục phổ thông

Môn hoá học lớp 8 thcs

HÀ NỘI - 2009

Trong Chương trình Giáo dục phổ thông, Chuẩn kiến thức, kĩ năng được thể hiện, cụ thể hoá ở các chủ đề của chương trình môn học, theo từng lớp học. Tài liệu này giới thiệu các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong đó có chú ý tham khảo các nội dung được trình bày trong SGK hiện hành, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy, học tập và kiểm tra, đánh giá.

Giới thiệu chung về chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông

I - Giới thiệu chung về chuẩn

1. Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí(gọi chung là yêu cầu) tuân theo những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó. Đạt được những yêu cầu của chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lí hoạt động, công việc, sản phẩm đó.

Yêu cầu là sự cụ thể hoá, chi tiết hoá, tường minh hoá những nội dung, những căn cứ để đánh giá chất lượng. Yêu cầu có thể được đo thông qua chỉ số thực hiện. Yêu cầu được xem như những"chốt kiểm soát" để đánh giá chất lượng đầu vào, đầu ra cũng như quá trình thực hiện.

2.  Những yêu cầu cơ bản của chuẩn

2.1.Có tính khách quan, Chuẩn không lệ thuộc vào quan điểm hay thái độ chủ quan của người sử dụng Chuẩn.

2.2.Có tính ổn định, nghĩa là có hiệu lực cả về phạm vi lẫn thời gian áp dụng.

2.3.Có tính khả thi, nghĩa là Chuẩn có thể thực hiện được (Chuẩn phù hợp với trình độ hay mức độ dung hoà hợp lí giữa yêu cầu phát triển ở mức cao hơn với những thực tiễn đang diễn ra).

2.4.Có tính cụ thể, tường minh và có chức năng định lượng.

2.5.Không mâu thuẫn với các chuẩn khác trong cùng lĩnh vực hoặc những lĩnh vực có liên quan.

II -Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông

Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của Chương trình Giáo dục phổ thông (CTGDPT) được thể hiện cụ thể trong các chương trình môn học, hoạt động giáo dục (gọi chung là môn học) và các chương trình cấp học.

1.  Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình môn họclà các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun).

Chuẩn kiến thức, kĩ năng của một đơn vị kiến thứclà các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của đơn vị kiến thức mà học sinh cần phải và có thể đạtđược.

Yêu cầuvề kiến thức, kĩ năng thể hiệnmức độcần đạt vềkiến thức, kĩ năng.

Mỗiyêu cầuvề kiến thức, kĩ năng có thể đượcchi tiết hoáhơnbằng nhữngyêu cầuvề kiến thức, kĩ năng cụ thể, tường minh hơn ; được minh chứng bằng nhữngví dụthể hiện được cả nội dung kiến thức, kĩ năng và mức độ cần đạt về kiến thức, kĩnăng.

2.  Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình cấp họclà các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của các môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập trong cấp học.

2.1.Chuẩn kiến thức, kĩ năng ở chương trình các cấp học đề cập tới những yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kĩ năng mà học sinh (HS) cần và có thể đạt được sau khi hoàn thành chương trình giáo dục của từng lớp học và cấp học. Các chuẩn này cho thấy ý nghĩa quan trọng của việc gắn kết, phối hợp giữa các môn học nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của cấp học.

2.2.Việc thể hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng ở cuối chương trình cấp học biểu hiện hình mẫu mong đợi về người học sau mỗi cấp học và cần thiết cho công tác quản lí, chỉ đạo, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên (GV).

2.3.Chương trình cấp học thể hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng không phải đối với từng môn học mà đối với từng lĩnh vực học tập. Trong văn bản về chương trình của các cấp học, các chuẩn kiến thức, kĩ năng được biên soạn theo tinh thần :

a) Các chuẩn kiến thức, kĩ năng không những được đưa vào cho từng môn học riêng biệt mà còn cho từng lĩnh vực học tập nhằm thể hiện sự gắn kết giữa các môn học và hoạt động giáo dục trong nhiệm vụ thực hiện mục tiêu của cấp học.

b) Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được thể hiện trong chương trình cấp học là các chuẩn của cấp học, tức là những yêu cầu cụ thể mà HS cần đạt được ở cuối cấp học. Cách thể hiện này tạo một tầm nhìn về sự phát triển của người học sau mỗi cấp học, đối chiếu với những gì mà mục tiêu của cấp học đã đềra.

3.  Những đặc điểm của Chuẩn kiến thức, kĩ năng

3.1.Chuẩn kiến thức, kĩ năng được chi tiết hoá, tường minh hoá bằng các yêu cầu cụ thể, rõ ràng về kiến thức, kĩ năng.

3.2.Chuẩn kiến thức, kĩ năng có tính tối thiểu, nhằm đảm bảo mọi HS cần phải và có thể đạt được những yêu cầu cụ thể này.

3.3.Chuẩn kiến thức, kĩ năng là thành phần của CTGDPT.

Trong CTGDPT, Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ đối với người học được thể hiện, cụ thể hoá ở các chủ đề của chương trình môn học theo từng lớp và ở các lĩnh vực học tập. Đồng thời, Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ cũng được thể hiện ở phần cuối của chương trình mỗi cấp học.

Chuẩn kiến thức, kĩ năng là thành phần của CTGDPT nên việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng sẽ tạo nên sự thống nhất ; hạn chế tình trạng dạy học quá tải, đưa thêm nhiều nội dung nặng nề, quá cao so với chuẩn kiến thức, kĩ năng vào dạy học, kiểm tra, đánh giá ; góp phần làm giảm tiêu cực của dạy thêm, học thêm ; tạo điều kiện cơ bản, quan trọng để có thể tổ chức giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá và thi theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng.

III - Các mức độ về kiến thức, kĩ năng

Các mức độ về kiến thức, kĩ năng được thể hiện cụ thể trong Chuẩn kiến thức, kĩ năng của CTGDPT.

Về kiến thức:Yêu cầu HS phải hiểu rõ và nắm vững các kiến thức cơ bản trong chương trình, sách giáo khoa để từ đó có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn.

Về kĩ năng :Yêu cầu HS phải biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành ; có kĩ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ,...

Kiến thức, kĩ năngphải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ HS ở các mức độ, từ đơn giản đến phức tạp, bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức.

Mức độ cần đạt được về kiến thứcđược xác định theo 6 mức độ : nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo (có thể tham khảo thêm phân loại Nikko gồm 4 mức độ : nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở mức thấp, vận dụng ở mức cao).

1.  Nhận biếtlàsự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây ; là sự nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lí thuyết phức tạp. Đây là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận thức, thể hiện ở chỗ HS có thể và chỉ cần nhớ hoặc nhận ra khi được đưa ra hoặc dựa trên những thông tin có tính đặc thù của một khái niệm, một sự vật, một hiện tượng.

HS phát biểu đúng một định nghĩa, định lí, định luật nhưng chưa giải thích và vận dụng được chúng.

Có thể cụ thể hoá mức độ nhận biết bằng các yêu cầu :

- Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, định lí, định luật, tính chất.

- Nhận dạng được (không cần giải thích) các khái niệm, hình thể, vị trí tương đối giữa các đối tượng trong các tình huống đơn giản.

- Liệt kê, xác định các vị trí tương đối, các mối quan hệ đã biết giữa các yếu tố, các hiện tượng.

2.  Thông hiểulà khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, sự vật, hiện tượng ; giải thích, chứng minh được ý nghĩa của các khái niệm, sự vật, hiện tượng. Thông hiểu là mức độ cao hơn nhận biết nhưng là mức độ thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng, liên quan đến ý nghĩa của các mối quan hệ giữa các khái niệm, thông tin mà HS đã học hoặc đã biết. Điều đó có thể được thể hiện bằng việc chuyển thông tin từ dạng này sang dạng khác, bằng cách giải thích thông tin (giải thích hoặc tóm tắt) và bằng cách ước lượng xu hướng tương lai (dự báo các hệ quả hoặc ảnh hưởng).

Có thể cụ thể hoá mức độ thông hiểu bằng các yêu cầu :

- Diễn tả bằng ngôn ngữ cá nhân các khái niệm, định lí, định luật, tính chất, chuyển đổi được từ hình thức ngôn ngữ này sang hình thức ngôn ngữ khác (ví dụ : từ lời sang công thức, kí hiệu, số liệu và ngược lại).

- Biểu thị, minh hoạ, giải thích được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, định nghĩa, định lí, định luật.

- Lựa chọn, bổ sung, sắp xếp lại những thông tin cần thiết để giải quyết một vấn đề nào đó.

- Sắp xếp lại các ý trả lời câu hỏi hoặc lời giải bài toán theo cấu trúc lôgic.

3.  Vận dụnglà khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới như vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra. Vận dụng là khả năng đòi hỏi HS phải biết khai thác kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lí hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó.

Đây là mức độ cao hơn mức độ thông hiểu ở trên, yêu cầu áp dụng được các quy tắc, phương pháp, khái niệm, nguyên lí, định lí, định luật, công thức để giải quyết một vấn đề trong học tập hoặc của thực tiễn.

Có thể cụ thể hoá mức độ vận dụng bằng các yêu cầu :

- So sánh các phương án giải quyết vấn đề.

- Phát hiện lời giải có mâu thuẫn, sai lầm và chỉnh sửa được.

- Giải quyết được những tình huống mới bằng cách vận dụng các khái niệm, định lí, định luật, tính chất đã biết.

- Biết khái quát hoá, trừu tượng hoá từ tình huống đơn giản, đơn lẻ quen thuộc sang tình huống mới, phức tạp hơn.

4.  Phân tíchlà khả năng phân chia một thông tin ra thành các phần thông tin nhỏ sao cho có thể hiểu được cấu trúc, tổ chức của các bộ phận cấu thành và thiết lập mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.

Đây là mức độ cao hơn mức độ vận dụng vì nó đòi hỏi sự thấu hiểu cả về nội dung lẫn hình thái cấu trúc của thông tin, sự vật, hiện tượng. Mức độ phân tích yêu cầu chỉ ra được các bộ phận cấu thành, xác định được mối quan hệ giữa các bộ phận, nhận biết và hiểu được nguyên lí cấu trúc của các bộ phận cấu thành.

Có thể cụ thể hoá mức độ phân tích bằng các yêu cầu :

- Phân tích các sự kiện, dữ kiện thừa, thiếu hoặc đủ để giải quyết được vấn đề.

- Xác định được mối quan hệ giữa các bộ phận trong toàn thể.

- Cụ thể hoá được những vấn đề trừu tượng.

- Nhận biết và hiểu được cấu trúc các bộ phận cấu thành.

5.  Đánh giálà khả năng xác định giá trị của thông tin : bình xét, nhận định, xác định được giá trị của một tư tưởng, một nội dung kiến thức, một phương pháp. Đây là một bước mới trong việc lĩnh hội kiến thức được đặc trưng bởi việc đi sâu vào bản chất của đối tượng, sự vật, hiện tượng. Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định ; đó có thể là các tiêu chí bên trong (cách tổ chức) hoặc các tiêu chí bên ngoài (phù hợp với mục đích).

Mức độ đánh giá yêu cầu xác định được các tiêu chí đánh giá (người đánh giá tự xác định hoặc được cung cấp các tiêu chí) và vận dụng được các tiêu chí đó để đánh giá.

Có thể cụ thể hoá mức độ đánh giá bằng các yêu cầu :

- Xác định được các tiêu chí đánh giá và vận dụng chúng để đánh giá thông tin, sự vật, hiện tượng, sự kiện.

- Đánh giá, nhận định giá trị của các thông tin, tư liệu theo một mục đích, yêu cầu xác định.

- Phân tích những yếu tố, dữ kiện đã cho để đánh giá sự thay đổi về chất của sự vật, sự kiện.

- Đánh giá, nhận định được giá trị của nhân tố mới xuất hiện khi thay đổi các mối quan hệ cũ.

Các công cụ đánh giá có hiệu quả phải giúp xác định được kết quả học tập ở mọi cấp độ nói trên để đưa ra một nhận định chính xác về năng lực của người được đánh giá về chuyên môn liên quan.

6.  Sáng tạolà khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin ; khai thác, bổ sung thông tin từ các nguồn tư liệu khác để sáng lập một hình mẫu mới.

Mức độ sáng tạo yêu cầu tạo ra được một hình mẫu mới, một mạng lưới các quan hệ trừu tượng (sơ đồ phân lớp thông tin). Kết quả học tập trong lĩnh vực này nhấn mạnh vào các hành vi, năng lực sáng tạo, đặc biệt là trong việc hình thành các cấu trúc và mô hình mới.

Có thể cụ thể hoá mức độ sáng tạo bằng các yêu cầu :

- Mở rộng một mô hình ban đầu thành mô hình mới.

- Khái quát hoá những vấn đề riêng lẻ, cụ thể thành vấn đề tổng quát mới.

- Kết hợp nhiều yếu tố riêng thành một tổng thể hoàn chỉnh mới.

- Dự đoán, dự báo sự xuất hiện nhân tố mới khi thay đổi các mối quan hệ cũ.

Đây là mức độ cao nhất của nhận thức, vì nó chứa đựng các yếu tố của những mức độ nhận thức trên và đồng thời cũng phát triển chúng.

IV - Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trìnhgiáo dục phổ thông vừa là căn cứ, vừa là mục tiêu của giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá

Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của CTGDPT bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi, phù hợp của CTGDPT ; bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục.

1.  Chuẩn kiến thức, kĩ năng là căn cứ để

1.1.Biên soạn sách giáo khoa (SGK) và các tài liệu hướng dẫn dạy học, kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá.

1.2.Chỉ đạo, quản lí, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá, sinh hoạt chuyên môn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí và GV.

1.3.Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học, đảm bảo chất lượng giáo dục.

1.4.Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi ; đánh giá kết quả giáo dục từng môn học, lớp học, cấp học.

2.  Tài liệuHướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năngđược biên soạn theo hướng chi tiết hoá các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩnăng của Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong đó có tham khảo các nội dung được thể hiện trongSGK hiện hành.

Tài liệu giúp các cán bộ quản lí giáo dục, các cán bộ chuyên môn, GV, HS nắm vững và thực hiện đúng theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng.

3.  Yêu cầu dạy học bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng

3.1. Yêu cầu chung

a) Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năngđể xác định mục tiêu bài học. Chú trọng dạy học nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, đảm bảo không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK. Mức độ khai thác sâu kiến thức, kĩ năng trong SGK phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS.

b) Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năngđể sáng tạo về phương pháp dạy học, phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của HS. Chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu ; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS.

c) Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng để trong dạy học thể hiện được mối quan hệ tích cực giữa GV và HS, giữa HS với HS ; tiến hành dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS, kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, làm việc theo nhóm.

d) Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng để trong dạy học, chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống.

e) Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng để trong dạy học, chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học được trang bị hoặc do GV và HS tự làm ; quan tâm đến ứng dụng công nghệ thông tin.

g) Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng để trong dạy học, chú trọng đến việc động viên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của HS trong quá trình học tập ; đa dạng hoá nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá và tăng cường hiệu quả việc đánh giá.

3.2. Yêu cầu đối với cán bộ quản lí cơ sở giáo dục

a) Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông của Đảng, Nhà nước ; nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung đổi mới thể hiện cụ thể trong các văn bản chỉ đạo của Ngành, trong Chương trình và SGK, phương pháp dạy học (PPDH), sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục.

b) Nắm vững yêu cầu dạy học bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong CTGDPT, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho GV, động viên, khuyến khích GV tích cực đổi mới PPDH.

c) Có biện pháp quản lí, chỉ đạo tổ chức thực hiện đổi mới PPDH trong nhà trường một cách hiệu quả. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy học theo định hướng dạy học bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng đồng thời với tích cực đổi mới PPDH.

d) Động viên, khen thưởng kịp thời những GV thực hiện có hiệu quả đồng thời với phê bình, nhắc nhở những người chưa tích cực đổi mới PPDH, dạy quá tải do không bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng.

3.3. Yêu cầu đối với giáo viên

a) Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng, với mục tiêu là đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, dạy không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK. Việc khai thác sâu kiến thức, kĩ năng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS.

b) Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương.

c) Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho HS được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức. Chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của HS. Tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS. Giúp HS phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân.

d) Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng. Hướng dẫn sử dụng các thiết bị dạy học. Tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành. Hướng dẫn HS có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

e) Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học; nội dung, tính chất của bài học ; đặc điểm và trình độ HS ; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương.

4.  Yêu cầu kiểm tra, đánh giá bám sát Chuẩn kiến thức,

kĩ năng

4.1. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra và đánh giá là hai khâu trong một quy trình thống nhất nhằm xác định kết quả thực hiện mục tiêu dạy học. Kiểm tra là thu thập thông tin từ riêng lẻ đến hệ thống về kết quả thực hiện mục tiêu dạy học. Đánh giá là xác định mức độ đạt được về thực hiện mục tiêu dạy học.

Đánh giá kết quả học tập thực chất là việc xem xét mức độ đạt được của hoạt động học của HS so với mục tiêu đề ra đối với từng môn học, từng lớp học, cấp học. Mục tiêu của mỗi môn học được cụ thể hoá thành các chuẩn kiến thức, kĩ năng. Từ các chuẩn này, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học, cần phải thiết kế thành những tiêu chí nhằm kiểm tra được đầy đủ cả về định tính và định lượng kết quả học tập của HS.

4.2. Hai chức năng cơ bản của kiểm tra, đánh giá

a) Chức năng xác định

- Xác định được mức độ cần đạt trong việc thực hiện mục tiêu dạy học, mức độ thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục mà HS đạt được khi kết thúc một giai đoạn học tập (kết thúc một bài, chương, chủ đề, chủ điểm, mô đun, lớp học, cấp học).

- Xác định được tính chính xác, khách quan, công bằng trong kiểm tra, đánh giá.

b) Chức năng điều khiển : Phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn, vướng mắc và xác định nguyên nhân. Kết quả đánh giá là căn cứ để quyết định giải pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục thông qua việc đổi mới, tối ưu hoá PPDH của GV và hướng dẫn HS biết tự đánh giá để tối ưu hoá phương pháp học tập. Thông qua chức năng này, kiểm tra, đánh giá sẽ là điều kiện cần thiết để:

- Giúp GV nắm được tình hình học tập, mức độ phân hoá về trình độ học lực của HS trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ HS yếu kém và bồi dưỡng HS giỏi ; giúp GV điều chỉnh, hoàn thiện PPDH ;

- Giúp HS biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu

của chương trình ; xác định nguyên nhân thành công cũng như chưa thành công, từ đó điều chỉnh phương pháp học tập ; phát triển kĩ năng tự đánh giá ;

- Giúp cán bộ quản lí giáo dục đề ra giải pháp quản lí phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục ;

- Giúp cha mẹ HS và cộng đồng biết được kết quả giáo dục của từng HS, từng lớp và của cả cơ sở giáo dục.

4.3. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá

a) Kiểm tra, đánh giá phảicăn cứ vàoChuẩn kiến thức, kĩnăngcủa từng môn học ở từng lớp ; các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của HS sau mỗi giai đoạn, mỗi lớp, mỗi cấp học.

b) Kiểm tra, đánh thể hiện được vai trò chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập của các nhà trường. Cần tăng cường đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì; đảm bảo chất lượng kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì chính xác, khách quan, công bằng ; không hình thức, đối phó nhưng cũng không gây áp lực nặng nề. Kiểm tra thường xuyên và định kì theo hướng vừa đánh giá được đúng Chuẩn kiến thức, kĩ năng, vừa có khả năng phân hoá cao ; kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức của người học, thay vì chỉ kiểm tra học thuộc lòng, nhớ máy móc kiến thức.

c) áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại để tăng cường tính tương đương của các đề kiểm tra, thi. Kết hợp thật hợp lí các hình thức kiểm tra, thi vấn đáp, tự luận và trắc nghiệm nhằm hạn chế lối học tủ, học lệch, học vẹt ; phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức.

d) Đánh giá chính xác, đúng thực trạng. Đánh giá thấp hơn thực tế sẽ triệt tiêu động lực phấn đấu vươn lên ; ngược lại, đánh giá khắt khe quá mức hoặc thái độ thiếu thân thiện, không thấy được sự tiến bộ, sẽ ức chế tình cảm, trí tuệ, giảm vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

e) Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của HS, giúp HS sửa chữa thiếu sót. Đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của HS, chú trọng đánh giá hành động, tình cảm của HS: nghĩ và làm ; năng lực vận dụng vào thực tiễn, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp. Quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của HS trong từng tiết học tiếp thu tri thức mới, ôn luyện cũng như các tiết thực hành, thí nghiệm.

g) Đánh giá kết quả học tập, thành tích học tập của HS không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng, mà cần chú ý cả quá trình học tập. Cần tạo điều kiện cho HS cùng tham gia xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập với yêu cầu không tập trung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp. Có nhiều hình thức và độ phân hoá cao trong đánh giá.

h) Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của HS, mà còn đánh giá cả quá trình dạy học nhằm cải tiến hoạt động dạy học. Chú trọng phương pháp, kĩ thuật lấy thông tin phản hồi từ HS để đánh giá quá trình dạy học.

i) Kết hợp thật hợp lí giữa đánh giá định tính và định lượng : Căn cứ vào đặc điểm của từng môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp học, cấp học, quy định đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của GV hay đánh giá bằng nhận xét, xếp loại của GV.

k) Kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài.

Để có thêm các kênh thông tin phản hồi khách quan, cần kết hợp hài hoà giữa đánh giá trong và đánh giá ngoài. Cụ thể là cần chú ý đến :

- Tự đánh giá của HS với đánh giá của bạn học, của GV, của cơ sở giáo dục, của gia đình và cộng đồng.

- Tự đánh giá của GV với đánh giá của đồng nghiệp, của HS, gia đình HS, của các cơ quan quản lí giáo dục và của cộng đồng.

- Tự đánh giá của cơ sở giáo dục với đánh giá của các cơ quan quản lí giáo dục và của cộng đồng.

- Tự đánh giá của ngành Giáo dục với đánh giá của xã hội và đánh giá quốctế.

l) Kiểm tra, đánh giá phải là động lực thúc đẩy đổi mới PPDH. Đổi mới kiểm tra, đánh giá tạo điều kiện thúc đẩy và là động lực của đổi mới PPDH trong quá trình dạy học, là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo chất lượng dạy học.

4.4. Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá

a) Đảm bảo tính toàn diện : Đánh giá được các mặt kiến thức, kĩ năng, năng lực, ý thức, thái độ, hành vi của HS.

b) Đảm bảo độ tin cậy : chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, công bằng trong đánh giá, phản ánh được chất lượng thực của HS, của các cơ sở giáo dục.

c) Đảm bảo tính khả thi : Nội dung, hình thức, cách thức, phương tiện tổ chức kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với điều kiện HS, cơ sở giáo dục, đặc biệt là phù hợp với mục tiêu theo từng môn học.

d) Đảm bảo yêu cầu phân hoá: Phân loại được chính xác trình độ, mức độ, năng lực nhận thức của học sinh, cơ sở giáo dục ; cần đảm bảo dải phân hoá rộng đủ cho phân loại đối tượng.

e) Đảm bảo hiệu quả : Đánh giá được tất cả các lĩnh vực cần đánh giá HS, cơ sở giáo dục ; thực hiện được đầy đủ các mục tiêu đề ra ; tạo động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

PHẦN THỨ HAI

Đ1. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG

CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

MÔN HOÁ HỌC LỚP 8 THCS

Bài 1: MỞ ĐẦU

A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

1. Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.

2. Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

3. Cần phải làm gì để học tốt môn hoá học?

* Khi học tập môn hoá học, cần thực hiện các hoạt động sau: tự thu thập, tìm kiến thức, xử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ.

* Học tốt môn hoá học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học.

B. Hướng dẫn thực hiện

- Khi dạy và học bài này: cần cho học sinh được trực tiếp quan sát thí nghiệm và các phương tiện trực quan, được nhận xét, trả lời câu hỏi, thảo luận rút ra kết luận cần thiết. 

- Từ 2 thí nghiệm (SGK) HS được quan sát trực tiếp, nhận xét: “có sự biến đổi của các chất để tạo ra chất mới (chất mới khôngtan trong nước, chất khí sủi bọt trong chất lỏng)”  từ đó rút ra nhận xét: Hóa học là gì?

“là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất”

+ Từ các vật dụng, sản phẩm... trong thực tiễn đời sống HS thấy rõ được vai trò quan trọng của hóa học trong cuộc sống. 

+ Bước đầu hình thành phương pháp học tập hoá học ngay trong bài học đầu tiên, coi trọng việc dạy cho học sinh phương pháp học tập ngay từ bài đầu và tiếp tục áp dụng trong các bài sau đó trong suốt quá trình học tập môn hoá học.

CHƯƠNG I. CHẤT  NGUYÊN TỬ  PHÂN TỬ

Bài 2: CHẤT

A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Kiến thức

Biết được:

- Khái niệm chất và một số tính chất của chất.

          (Chất có trong các vật thể xung quanh ta. Chủ yếu là tính chất vật lí

của chất )

- Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp.

- Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. 

Kĩ năng

 - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu chất... rút ra được nhận xét về tính chất của chất.

- Phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp 

- Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát. 

- So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống, thí dụ đường, muối ăn, tinh bột.

B. Trọng tâm 

- Tính chất của chất 

- Phân biệt chất nguyên chất và hỗn hợp  

C. Hướng dẫn thực hiện

- Phân biệt được vật thể (tự nhiên và nhân tạo), vật liệu và chất (chỉ giới hạn những chất được giới thiệu). Các vật thể tự nhiên được hình thành từ các chất, còn các vật thể nhân tạo được làm ra từ các vật liệu, còn vật liệu là chất hay hỗn hợp của một số chất.

Vật thể là những vật cụ thể mà ta thấy hay cảm nhận được. Vật liệu là những vật dùng để làm ra vật thể. Ở đây không đưa ra cho học sinh định nghĩa về chất, không đặt câu hỏi cho học sinh chẳng hạn như “Chất là gì?”, mà chỉ nhấn mạnh hai đặc trưng của chất là: có thành phần hoá học xác định và có một số tính chất nhất định, không đổi (đặc trưng thứ hai được nói trong bài này, còn đặc trưng thứ nhất nên để đến cuối chương sẽ tổng kết lại).

- Tính chất của chất gồm tính chất vật lí và tính chất hóa học:

+ Tính chất vật lí: gồm trạng thái, tính tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt…

   + Tính chất hóa học: khả năng biến đổi chất thành chất mới

- Biết mỗi chất được sử dụng làm gì là tuỳ thuộc vào tính chất của nó. Biết dựa vào tính chất để nhận biết và giữ an toàn khi dùng hoá chất.

- Một chất, chỉ khi không lẫn chất nào khác (tức là chất tinh khiết), mới có những tính chất nhất định, còn hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn thì không có. Để biết được tính chất của một chất, cân dùng nhiều cách, chẳng hạn như quan sát, dùng dụng cụ đo hoặc làm thí nghiệm.

- Luyện tập: + Nêu các tính chất để thấy các chất khác nhau

    + Nêu một số tính chất để thấy chất nguyên chất khác với hỗn hợp

    + Tách từng chất ra khỏi một hỗn hợp hai chất rắn, hai chất lỏng, hai chất khí…

Bài 3 (Bài thực hành 1): LÀM QUEN VỚI NỘI QUY TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ DỤNG CỤ, HOÁ CHẤT. LÀM SẠCH MUỐI ĂN CÓ LẪN TẠP CHẤT LÀ CÁT.

A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Kiến thức

Biết được:

- Nội quy và một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm hoá học; Cách sử dụng một số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.

- Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể:

+ Quan sát sự nóng chảy và so sánh nhiệt độ nóng chảy của parafin và lưu huỳnh.

+ Làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát.

Kĩ năng

-  Sử dụng được một số dụng cụ, hoá chất để thực hiện một số thí nghiệm đơn giản nêu ở trên.

- Viết tường trình thí nghiệm.

B. Trọng tâm

- Nội quy và quy tắc an toàn khi làm thí nghiệm

- Các thao tác sử dụng dụng cụ và hóa chất

- Cách quan sát hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm và rút ra nhận xét 

C. Hướng dẫn thực hiện

- Trước khi cho học sinh tiến hành thí nghiệm 1 và 2 (SGK), cần giới thiệu một số quy tắc an toàn và cách sử dụng một số hoá chất (trang 154 SGK), một số dụng cụ (trang 12 và 155 SGK). 

  Chú ý cách rót chất lỏng, cách khuấy chất lỏng, cách đun nóng chất lỏng trong ống nghiệm, cách kẹp giữ ống nghiệm, cách lọc chất lỏng…

  Đặc biệt chú ý đến sự nguy hiểm (cháy, nổ, độc hại…) khi tiếp xúc với hóa chất

 Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: 

+ Khuấy chất lỏng trong ống nghiệm

+ Đun nóng ống nghiệm

+ Gạn chất lỏng ra khỏi ống nghiệm bằng phễu

+ Cô cạn chất lỏng trong ống nghiệm để giữ lại cặn

 Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét

Thí nghiệm 1. Theo dõi sự nóng chảy của farafin và lưu huỳnh

- Mục đích của thí nghiệm 1 là quan sát sự nóng chảy của parafin, của lưu huỳnh và so sánh nhiệt độ của chúng, do đó nếu không có nhiệt kế với thang nhiệt độ đến 150oC thì chấp nhận nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh ở trên 100oC, so sánh với tonc của parafin ≈ 42oC  rút ra nhận xét: lưu huỳnh và farafin khác nhau về tính chất vật lí là “nhiệt độ nóng chảy” 

Thí nghiệm 2. Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát 

- Thí nghiệm 2 cần các thao tác: khuấy, lọc, cầm ống nghiệm bằng kẹp ống nghiệm, đun nóng chất lỏng trong ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn và cuối cùng là quan sát chất cặn còn lại trong ống nghiệm sau khi đun nóng  rút ra kết luận: muối ăn và cát khác nhau về tính chất vật lí là “tính tan” nên tách muối ăn ra khỏi cát bằng cách hòa tan và cô cạn.

Bài 4: NGUYÊN TỬ

A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Kiến thức

Biết được:- Các chất đều được tạo nên từ các nguyên tử.

- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử là các electron (e) mang điện tích âm.

- Hạt nhân gồm proton (p) mang điện tích dương và nơtron (n) không mang điện.

- Vỏ nguyên tử gồm các eletron luôn chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và được sắp xếp thành từng lớp.

- Trong nguyên tử, số p bằng số e, điện tích của 1p bằng điện tích của 1e về giá trị tuyệt đối nhưng trái dấu, nên nguyên tử trung hoà về điện.

(Chưa có khái  niệm phân lớp electron, tên các lớp K, L, M, N)

Kĩ năng

Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e, số lớp e, số e trong mỗi lớp dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ thể (H, C, Cl, Na).

B. Trọng tâm 

- Cấu tạo của nguyên tử gồm hạt nhân và lớp vỏ electrron  

- Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron

- Trong nguyên tử các electron chuyển động theo các lớp. 

C. Hướng dẫn thực hiện

- Dựa vào dữ liệu về đường kính nguyên tử để HS thấy nguyên tử nhỏ bé thế nào  khối lượng các loại hạt p, n, e cấu tạo nên nguyên tử (khối lượng e quá nhỏ bé không đáng kể nên khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử)

- Giới thiệu với HS hạt n không mang điện, mà nguyên tử trung hòa về điện nên số hạt p = số hạt e (trái dấu nhau)

- Trong nguyên tử, các e chuyển động theo các lớp  các nguyên tử có đường kính khác nhau  

- Nhờ electron mà nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau.

- Những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân.

- Luyện tập: 

     + So sánh khối lượng, kích thước, điện tích của các loại hạt p, n, e

     + Từ số khối và số hạt p của một số nguyên tố đã cho, tính số hạt n và số hạt e trong nguyên tử của các nguyên tố đó

     + Từ sơ đồ một số nguyên tử  xác định số p, e, n, số lớp e và số e lớp ngoài cùng. 

Bài 5: NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Kiến thức

Biết được:

- Những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hoá học. Kí hiệu hoá học biểu diễn nguyên tố hoá học.

- Khối lượng nguyên tử và nguyên tử khối.

Kĩ năng

- Đọc được tên một nguyên tố khi biết kí hiệu hoá học và ngược lại

- Tra bảng tìm được nguyên tử khối của một số nguyên tố cụ thể.

B. Trọng tâm

- Khái niệm về nguyên tố hóa học và cách biểu diễn nguyên tố dựa vào kí hiệu hóa học.

- Khái niệm về nguyên tử khối và cách so sánh đơn vị khối lượng nguyên tử.

C. Hướng dẫn thực hiện 

- Có thể giới thiệu một số loại nguyên tử (H, O, X, Y... ) và hướng dẫn HS biết những nguyên tử có số p = nhau thuộc về cùng một nguyên tố (X là H và y là O...)

- Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân. (hạn chế ở 20 nguyên tố đầu)

- Kí hiệu hoá học dùng để biểu diễn nguyên tố hoá học và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó. Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng một hay hai chũ cái trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng chữ cái in hoa.

- Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt. Mỗi đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon.

 Dùng số liệu để giúp HS phân biệt rõ khối lượng nguyên tử tính ra gam khác với khối lượng nguyên tử tính ra đvC (nguyên tử khối)  

- Lượng các nguyên tố có trong vỏ trái đất không đồng đều, oxi là nguyên tố phổ biến nhất.

- Luyện tập: + Cách biểu diễn nguyên tố dựa vào kí hiệu hóa học và đọc tên nguyên tố khi biết kí hiệu hóa học.

    + So sánh khối lượng nguyên tử của một số nguyên tố

    + Tính ra gam của một số nguyên tử khi biết nguyên tử khối của C và khối lượng tính ra gam của một nguyên tử C 

Bài 6: ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT. PHÂN TỬ

A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Kiến thức

Biết được:

- Các chất (đơn chất và hợp chất) thường tồn tại ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí.

- Đơn chất là những chất do một nguyên tố hoá học cấu tạo nên.

- Hợp chất là những chất được cấu tạo từ hai nguyên tố hoá học trở lên

- Phân tử là những hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện các tính chất hoá học của chất đó.

- Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.

Kĩ năng

- Quan sát mô hình, hình ảnh minh hoạ về ba trạng thái của chất.  

- Tính phân tử khối của một số phân tử đơn chất và hợp chất.

- Xác định được trạng thái vật lý của một vài chất cụ thể. Phân biệt một chất là đơn chất hay hợp chất theo thành phần nguyên tố tạo nên chất đó.

B. Trọng tâm

- Khái niệm đơn chất và hợp chất

- Đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất 

- Khái niệm phân tử và phân tử khối

C. Hướng dẫn thực hiện 

- Bằng một số nguyên tố đã biết trong tự nhiên (H2, O2, N2, e, Cu, Al...) giúp HS phân biệt được: đơn chất kim loại (có tính chất dẫn điện và nhiệt) và phi kim (không dẫn điện và nhiệt). 

- Bằng một số chất đã biết trong tự nhiên (H2O, O2, CuO, Al...) giúp HS phân biệt được: đơn chất khác hợp chất ở chỗ nào?  rút ra đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất (Trong một mẫu chất, các nguyên tử không tách rời mà đều có liên kết với nhau theo một tỉ lệ và một thứ tự nhất định hoặc sắp xếp liền sát nhau theo một trật tự nhất định.)

- Dựa vào hình vẽ, mô hình hoặc hình mô phỏng hướng dẫn cho HS thấy các nguyên tử kết hợp với nhau thì tạo thành các hạt lớn hơn gọi là “phân tử” và khối lượng của phân tử tính ra đvC gọi là phân tử khối  cách tính phân tử khối.

- Mỗi mẫu chất là một tập hợp vô cùng lớn những hạt là phân tử hay nguyên tử. Tính chất hóa học của chất là tính chất của các hạt đó.

Tuỳ điều kiện, một chất có thể ở ba trạng thái (hay thể): rắn, lỏng và khí (hay hơi). Ở trạng thái khí các hạt rất xa nhau.

- Luyện tập: + Nhận biết những chất nào là đơn chất? hợp chất? từ một số công thức hóa học cho trước

    + Tính phân tử khối của một số phân tử chất từ một số công thức hóa học cho trước

Bài 7 (Bài thực hành 2): SỰ KHUẾCH TÁN CỦA CÁC PHÂN TỬ

A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Kiến thức

Biết được:

Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể:

- Sự khuếch tán của các phân tử một chất khí vào trong không khí.

- Sự khuếch tán của các phân tử thuốc tím hoặc etanol trong nước.

Kĩ năng

-  Sử dụng dụng cụ, hoá chất tiến hành thành công, an toàn các thí nghiệm nêu ở trên.

- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét về sự chuyển động khuếch tán của một số phân tử chất lỏng, chất khí.

- Viết tường trình thí nghiệm.

B. Trọng tâm

- Sự lan tỏa của một chất khí trong không khí

- Sự lan tỏa của một chất rắn khi tan trong nước

C. Hướng dẫn thực hiện 

- Sự lan toả (trong SGK) chính là sự khuếch tán.

 Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: 

+ Rót chất lỏng vào ống nghiệm

+ Thả mẩu giấy quỳ tím ướt vào đáy ống nghiệm

+ Tẩm dung dịch NH3 vào bông và đặt vào ống nghiệm

+ Thả chất rắn vào chất lỏng và khuấy đều

+ Thả từ từ từng mẩu chất rắn vào chất lóng

 Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét

Thí nghiệm 1. Sự lan tỏa của amoniac

+ Sau khi đậy ống nghiệm thấy màu quỳ tím chuyển thành màu xanh dần từ đầu này sang đầu kia  amoniac đã lan tỏa trong không khí, tan trong nước và làm xanh quỳ tím 

Thí nghiệm 2. Sự lan tỏa của kali pemanganat trong nước

+ Trong cốc (1) sau khi khuấy tan hết, toàn bộ dung dịch nhuốm màu tím

+ Trong cốc (2), những chỗ thuốc tím rơi xuống tạo thành các vết màu tím, sau đó các vết màu tím sẽ loang dần ra xung quanh

Bài 9: CÔNG THỨC HOÁ HỌC

A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Kiến thức

Biết được:

- Công thức hoá học (CTHH) biểu diễn thành phần phân tử của chất.

- Công thức hoá học của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hoá học của một nguyên tố (kèm theo số nguyên tử nếu có).

- Công thức hoá học của hợp chất gồm kí hiệu của hai hay nhiều nguyên tố tạo ra chất, kèm theo số nguyên tử của mỗi nguyên tố tương ứng.

- Cách viết công thức hoá học đơn chất và hợp chất.

- Công thức hoá học cho biết: Nguyên tố nào tạo ra chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử và phân tử khối của chất.

Kĩ năng

- Nhận xét công thức hoá học, rút ra nhận xét về cách viết công thức hoá học của đơn chất và hợp chất.

- Viết được công thức hoá học của chất cụ thể khi biết tên các nguyên tố và số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo nên một phân tử và ngược lại.

- Nêu được ý nghĩa công thức hoá học của chất cụ thể.

B. Trọng tâm

- Cách viết công thức hóa học của một chất

- ý nghĩa của công thức hóa học

C. Hướng dẫn thực hiện 

- Từ một số công thức hóa học cụ thể giúp HS nhận xét: Công thức hoá học dùng để biểu diễn chất, gồm một kí hiệu hoá học (đối với đơn chất) hoặc hai, ba... kí hiệu hoá học (đối với hợp chất), với các chỉ số ghi ở chân phía bên phải mỗi kí hiệu (khi chỉ số là 1 thì không ghi). Ví dụ, công thức hoá học của kim loại như Cu, Zn ..., của phi kim như O2, H2 ..., của hợp chất như Ax By Cz.

- Hướng dẫn HS phân biệt chỉ số và hệ số khi viết công thức hóa học (chỉ số biểu diễn số nguyên tử đã liên kết với các nguyên tử khác, hệ số biểu diễn số nguyên tử hoặc số phân tử độc lập chưa liên kết)

- Hướng dẫn HS viết công thức khi biết phân tử gồm những nguyên tố nào? số nguyên tử của mỗi nguyên tố (chỉ số)? số lượng phân tử độc lập đã viết (hệ số) và tính khối lượng của một phân tử ra đvC (phân tử khối)

- Khi yêu cầu HS đọc lại những phần đã làm thì đó là ý nghĩa của công thức hóa học (nguyên tố nào? số nguyên tử riêng phần? phân tử khối)

- Luyện tập: + Xác định công thức nào là của đơn chất? của hợp chất từ một số công thức hóa học cho trước.

     + Viết công thức hóa học của một số chất khi biết tên nguyên tố, số nguyên tử của mỗi nguyên tố

     + Nêu ý nghĩa của một số công thức hóa học cho trước 

Bài 10: HOÁ TRỊ

A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Kiến thức

Biết được:

- Hoá trị biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử của nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác hay với nhóm nguyên tử khác.

- Quy ước: Hoá trị của H là I, hoá trị của O là II; Hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất cụ thể được xác định theo hoá trị của H và O.

- Quy tắc hoá trị: Trong hợp chất 2 nguyên tố AxBy thì:

a.x = b.y    (a, b là hoá trị tương ứng của 2 nguyên tố A, B)

(Quy tắc hóa trị đúng với cả khi A hay B là nhóm nguyên tử)

Kĩ năng

- Tìm được hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử theo công thức hoá học cụ thể.

- Lập được công thức hoá học của hợp chất khi biết hoá trị của hai nguyên tố hoá học hoặc nguyên tố và nhóm nguyên tử tạo nên chất.

B. Trọng tâm

- Khái niệm hóa trị 

- Cách lập công thức hóa học của một chất dựa vào hóa trị

C. Hướng dẫn thực hiện 

- Đưa ra các công thức HCl, H2O, NH3, CH4 và giúp HS nhận thấy số nguyên tử H trong các phân tử trên tăng dần từ 1 đến 4  khả năng kết hợp với H của các nguyên tử Cl, O, N và C khác nhau (khả năng đó được gọi là “hóa trị” )

   Nếu quy ước hóa trị của H là đơn vị (I) thì hóa trị của Cl, O, N và C sẽ lần lượt là I, II, III, IV.

   Khi biết hóa trị của O bằng II thì có thể biết được hóa trị của các nguyên tố khác trong công thức Na2O, CaO, SO2, CrO3...

   Tương tự, biết hóa trị của Na bằng I thì có thể biết được hóa trị của các nhóm nguyên tử khác (PO4), (NO3) trong công thức Na3PO4, NaNO3...  

- Hoá trị của nguyên tố (hoặc nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử), được xác định theo hoá trị của H chọn làm đơn vị và hoá trị của O là hai đơn vị.

- Từ một số công thức hóa học đã nêu, hướng dẫn cho HS thấy một quy luật về hóa trị trong các công thức đó  Quy tắc hóa trị. Biết và vận dụng được quy tắc về hoá trị trong hợp chất hai nguyên tố: “Tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia” quy tắc này đúng cả khi trong hợp chất có nhóm nguyên tử.

- Luyện tập: + Xác định hóa trị của một số nguyên tố trong công thức hóa học cho trước

    + Lập công thức hóa học của một số chất từ hóa trị của các nguyên tố đã biết.

CHƯƠNG 2. PHẢN ỨNG HOÁ HỌC

Bài 12: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT

A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Kiến thức

Biết được:

- Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác.

- Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác.

Kĩ năng

- Quan sát được một số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.

- Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.

B. Trọng tâm

- Khái niệm về hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học 

- Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.

C. Hướng dẫn thực hiện 

- Từ sự quan sát một số hiện tượng trong tự nhiên hoặc quan sát các hình 2.1; 2.2; 2.3; 2.4 SGK hoặc có thể quan sát các thí nghiệm cụ thể, giúp HS nhận xét sự khác nhau giữa các hiện tượng.

  Trên cơ sở sự khác nhau hướng dẫn cho HS thấy thế nào là hiện tượng vật lí? hiện tượng hóa học? và dấu hiệu để phân biệt hai loại hiện tượng trên.

- Hiện tượng chất có biến đổi nhưng không tạo ra chất khác (vẫn giữ nguyên là chất ban đầu) được gọi là hiện tượng vật lí.

- Hiện tượng chất biến đổi và có tạo ra chất khác được gọi là hiện tượng hoá học.

- Dùng hình ảnh hoặc các đoạn phim, thí nghiệm hoặc mô phỏng yêu cầu HS chỉ rõ đâu là hiện tượng vật lí, đâu là hiện tượng hóa học. 

- Luyện tập: + Chỉ rõ hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học trong một số hiện tượng nêu ra

     + Phân biệt giai đoạn nào là hiện tượng vật lí và giai đoạn nào là hiện tượng hóa học trong một chuỗi các giai đoạn nối tiếp nhau

Bài 13: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC

A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Kiến thức

Biết được:

- Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

- Để xảy ra phản ứng hoá học, các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau, hoặc cần thêm nhiệt độ cao, áp suất cao hay chất xúc tác.

- Để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra, dựa vào một số dấu hiệu có chất mới tạo thành mà ta quan sát được như thay đổi màu sắc, tạo kết tủa, khí thoát ra…

Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể, rút ra được nhận xét về phản ứng hoá học, điều kiện và dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra.

- Viết được phương trình hoá học bằng chữ để biểu diễn phản ứng hoá học.

- Xác định được chất phản ứng (chất tham gia, chất ban đầu) và sản phẩm (chất tạo thành).

B. Trọng tâm

- Khái niệm về phản ứng hóa học (sự biến đổi chất và sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử) 

- Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra và dấu hiệu để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra.

C. Hướng dẫn thực hiện 

- Dựa vào thí nghiệm của bài trước (Fe + S và đường  than) chỉ cho HS nhận xét về chất cũ, chất mới  khái niệm về phản ứng hóa học

- Dùng hình vẽ 2.5 SGK hoặc đoạn phim mô phỏng để HS thấy diễn biến của phản ứng hóa học là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử

- Phản ứng hoá học là một quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác (Fe thành FeS). Bản chất của phản ứng là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

- Bằng một số thí nghiệm tương phản (có phản ứng và không có phản ứng xảy ra) để hướng dẫn HS rút ra điều kiện để có phản ứng xảy ra

- Phản ứng hoá học chỉ xảy ra khi các chất phản ứng tiếp xúc với nhau 

(bột Fe và bột S), có trường hợp cần đun nóng (đường than) hoặc cần có chất xúc tác (là chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và giữ nguyên không biến đổi)(ancol axit axetic), hoặc cần có áp suất cao.

- Tiến hành một số thí nghiệm: phản ứng tạo kết tủa, phản ứng tạo chất khí, phản ứng thay đổi màu sắc và phản ứng không xảy ra để hướng dẫn HS rút ra dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học.

- Luyện tập: Dựa vào sự mô tả thí nghiệm hóa học hoặc các hiện tượng trong đời sống luyện tập về:

     + Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra

     + Dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra

Bài 14 (Bài thực hành 3): PHẢN ỨNG HOÁ HỌC

VÀ DẤU HIỆU CỦA PHẢN ỨNG HOÁ HỌC

A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Kiến thức 

Biết được:

Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm: 

- Hiện tượng vật lí: sự thay đổi trạng thái của nước.

- Hiện tượng hoá học: đá vôi sủi bọt trong axit, đường bị hoá than.

Kĩ năng

-  Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm nêu trên.

- Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hoá học.

- Viết tường trình hoá học.

B. Trọng tâm

- Phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học 

- Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra và dấu hiệu để nhận biết phản 

ứng hóa học xảy ra.

C. Hướng dẫn thực hiện 

 Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: 

+ Rót chất lỏng vào ống nghiệm

+ Hòa tan chất rắn trong ống nghiệm có nước

+ Lắc ống nghiệm

+ Đun nóng ống nghiệm

+ Thổi hơi thở vào chất lỏng trong ống nghiệm qua ống dẫn thủy tinh

+ Đưa tàn đóm lên miệng ống nghiệm

 Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét

Thí nghiệm 1. Hòa tan và đun nóng kali pemanganat

+ ống nghiệm (1) chỉ xảy ra hiện tượng vật lí (KMnO4 tan hết trong nước thành dung dịch và vẫn giữ nguyên màu tím)

   + Tàn đóm sẽ bùng cháy khi đưa lên miệng ống nghiệm (2) do có oxi thoát ra từ KMnO4 bị nhiệt phân khi đun nóng (phản ứng xảy ra và đó là hiện tượng hóa học)

+ Đổ nước vào ống nghiệm (2) sau khi để nguội thì chất rắn không tan hết  KMnO4 đã tham gia phản ứng hóa học biến đổi thành chất rắn khác, chất rắn này không tan trong nước và màu của dung dịch trong ống nghiệm (2) sau phản ứng hóa học không còn màu tím

Thí nghiệm 2. Phản ứng của Canxi hiđroxit

+ ống nghiệm (1) đựng nước không có hiện tượng gì  không có phản ứng hóa học xảy ra, ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong (dung dịch canxi hiđroxit) thấy có vẩn đục  có phản ứng hóa học xảy ra giữa CO2 trong hơi thở với dung dịch canxi hiđroxit.

+ ống nghiệm (1) đựng nước không có hiện tượng gì  không có phản ứng hóa học xảy ra, ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong thấy có vẩn đục  có phản ứng hóa học xảy ra giữa natri cacbonat với dung dịch canxi hiđroxit.

Bài 15: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG

A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Kiến thức

Hiểu được: Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm.

Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hoá học.

- Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một số phản ứng cụ thể.

- Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại.

B. Trọng tâm

- Nội dung định luật bảo toàn khối lượng 

- Vận dụng định luật trong tính toán.

C. Hướng dẫn thực hiện 

- Dùng hình vẽ 2,7 SGK hoặc làm thí nghiệm, mô phỏng thí nghiệm giúp HS nhận thấy: khối lượng ban đầu (khi chưa đổ hai cốc vào nhau) bằng với khối lượng sau phản ứng (sau khi đổ hai cốc vào nhau).

Chú ý để HS nhận biết đã có phản ứng hóa học xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất kết tủa trắng  nội dung định luật

- Hiểu được định luật, biết giải thích dựa vào sự bảo toàn về khối lượng của nguyên tử trong phản ứng hoá học.

- Dùng một số phản ứng hóa học đơn giản như:

sắt + lưu huỳnh  sắt sunfua

Natri + oxi  natri oxit

Vôi sống + nước  vôi tôi

Đá vôi  vôi sống + khí cacbonic v.v...

yêu cầu HS xác định khối lượng một chất khi biết khối lượng hai chất còn lại

- Luyện tập: + Vận dụng được định luật, tính được khối lượng của một chất khi biết khối lượng của các chất khác trong phản ứng.

Bài 16: PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC

A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Kiến thức

Biết được:

- Phương trình hoá học biểu diễn phản ứng hoá học.

- Các bước lập phương trình hoá học.

- Ý nghĩa của phương trình hoá học: Cho biết các chất phản ứng và sản phẩm, tỉ lệ số phân tử, số nguyên tử giữa các chất trong phản ứng.

Kĩ năng

- Biết lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng (tham gia) và sản phẩm.

- Xác định được ý nghĩa của một số phương trình hoá học cụ thể.

B. Trọng tâm

- Biết cách lập phương trình hóa học

- Nắm được ý nghĩa của phương trình hóa học và phần nào vận dụng được định luật bảo toàn khối lượng vào các phương trình hóa học đã lập 

C. Hướng dẫn thực hiện 

- Từ một số phương trình chữ của phản ứng hóa học, cung cấp các công thức hóa học, yêu cầu HS lập sơ đồ của phản ứng.

   Trên mỗi sơ đồ, yêu cầu HS đếm số nguyên tử và nhận xét xem sơ đồ đã tuân theo định luật bảo toàn khối lượng chưa? sau đó yêu cầu HS thêm các hệ số để sơ đồ tuân theo định luật bảo toàn khối lượng  Khái niệm về phương trình hóa học (Phương trình hoá học biểu diễn một cách ngắn gọn phản ứng hoá học, gồm công thức hoá học của các chất phản ứng và sản phẩm với các hệ số thích hợp).

- Lưu ý HS: + thêm các hệ số để sơ đồ tuân theo định luật bảo toàn khối lượng được gọi là phép cân bằng phương trình hóa học. 

      + Công thức có hai phần hoặc là nguyên tử, hoặc là nhóm nguyên tử thì đều là đơn vị để cân bằng. Trước và sau phản ứng số nhóm nguyên tử phải bằng nhau  Các bước lập phương trình hóa học

- Ba bước lập phương trình hoá học gồm: Viết sơ đồ của phản ứng (gồm công thức hoá học của các chất phản ứng và sản phẩm); cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố (tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức); viết phương trình hoá học.

- Luyện tập: + Đọc một phương trình hóa học cho trước

     + Lập phương trình hóa học từ sơ đồ chữ hoặc sơ đồ có công thức hóa học cho trước.

     + Điền hệ số hoặc công thức vào sơ đồ phản ứng khuyết sao cho thành phương trình hóa học đã cân bằng

     + Vận dụng định luật bảo toàn khối lượng để tính toán theo các phương trình hóa học đã lập.

CHƯƠNG 3. MOL VÀ TÍNH TOÁN HOÁ HỌC

Bài 18 - 19 - 20: MOℓ. CHUYỂN ĐỔI GIỮA KHỐI LƯỢNG, THỂ TÍCH VÀ LƯỢNG CHẤT. TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ

A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Kiến thức

Biết được:

- Định nghĩa: moℓ, khối lượng moℓ, thể tích moℓ của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc): (0oC, 1 atm).

- Biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa lượng chất (n), khối lượng (m) và thể tích (V).

- Biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B và đối với không khí.

Kĩ năng

- Tính được khối lượng moℓ nguyên tử, moℓ phân tử của các chất theo công thức.

- Tính được m (hoặc n hoặc V) của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn khi biết các đại lượng có liên quan.

- Tính được tỉ khối của khí A đối với khí B, tỉ khối của khí A đối với không khí.

B. Trọng tâm

- ý nghĩa của mol, khối lượng mol, thể tích mol

- Biết cách chuyển đổi giữa mol, khối lượng, thể tích của chất

- Biết cách sử dụng tỉ khối để so sanh khối lượng các khí 

C. Hướng dẫn thực hiện 

- Giới thiệu khái niệm và ý nghĩa của Moℓ,  Khối lượng moℓ , Thể tích moℓ của chất khí và số Avogađro (N)

- Bằng một số bài toán cụ thể: 

    + Tính khối lượng từ số mol chất cho trước

    + Tính số mol từ khối lượng chất cho trước

    + Tính số mol từ thể tích khí cho trước (ở đktc)

    + Tính thể tích khí (ở đktc) từ số mol khí cho trước

    + Tính khối lượng chất khí từ thể tích khí cho trước (ở đktc)

    + Tính thể tích khí (ở đktc) từ khối lượng chất khí cho trước

giúp HS xây dựng biểu thức chuyển đổi giữa lượng chất (n) (số moℓ chất) với khối lượng chất (m) và thể tích của chất khí (V) ở điều kiện tiêu chuẩn.     n = 

Trong đó, M là khối lượng moℓ của chất, 

                n là số mol chất 

                m là khối lượng chất 

              và V là thể tích của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn

- So sánh khối lượng mol của hai chất khí  số lần gấp nhau được gọi là tỉ khối giữa hai chất khí. Ví dụ: = 2  tỉ khối của SO2 so với O2 bằng 2 và ký hiệu là d. Biểu thức chung:  d= 

- Nếu coi khối lượng mol của không khí  29 thì tỉ khối của khí A bất kỳ đối với không khí tính theo biểu thức d= 

- Luyện tập: + Bài toán chuyển đổi giữa lượng chất (n) (số moℓ chất) với khối lượng chất (m) và thể tích của chất khí (V) ở điều kiện tiêu chuẩn.

   + Bài toán tính tỉ khối của chất khí này so với khí khác và xác định khối lượng mol của một trong hai chất khí khi biết tỉ khối và khối lượng mol của chất khí còn lại.

Bài 21: TÍNH THEO CÔNG THỨC HOÁ HỌC

A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Kiến thức

Biết được:

- Ý nghĩa của công thức hoá học cụ thể theo số moℓ, theo khối lượng hoặc theo thể tích (nếu là chất khí).

- Các bước tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hoá học

- Các bước lập công thức hoá học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất.

Kĩ năng

- Dựa vào công thức hoá học:

    + Tính được tỉ lệ số moℓ, tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, giữa các nguyên tố và hợp chất.

     + Tính được thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố khi biết công thức hoá học của một số hợp chất và ngược lại.

- Xác định được công thức hoá học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố tạo nên hợp chất.

B. Trọng tâm

- Xác định tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, % khối lượng các nguyên tố, khối lượng mol của chất từ công thức hóa học cho trước 

- Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tố

C. Hướng dẫn thực hiện 

- Các bước tiến hành tìm thành phần các nguyên tố khi biết công thức hoá học; tìm khối lượng moℓ của hợp chất; tìm số moℓ nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một moℓ hợp chất; tìm thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi nguyên tố.

- Các bước tiến hành tìm công thức hoá học khi biết thành phần các nguyên tố: tìm số moℓ nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một moℓ hợp  chất;  lập công thức hoá học của hợp chất.

hoặc lập công thức hợp chất từ % khối lượng các nguyên tố theo tỉ lệ     

số mol (CxHyOzNt) =  

                                          x : y : z : t = 

- Luyện tập: 

     + Bài toán tính tỉ lệ khối lượng hoặc % khối lượng các nguyên tố trong hợp chất 

     + Bài toán tính khối lượng từng nguyên tố trong hợp chất khi biết khối lượng hợp chất và ngược lại

     + Bài toán lập công thức hợp chất từ % khối lượng các nguyên tố

     + Bài toán tìm khối lượng mol hợp chất từ tỉ khối hơi hoặc tìm tỉ khối của chất khí này so với khí khác

Bài 22: TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC

A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Kiến thức

Biết được:

- Phương trình hoá học cho biết tỉ lệ số moℓ, tỉ lệ thể tích giữa các chất bằng tỉ lệ số nguyên tử hoặc phân tử các chất trong phản ứng.

- Các bước tính theo phương trình hoá học.

Kĩ năng

- Tính được tỉ lệ số moℓ giữa các chất theo phương trình hoá học cụ thể.

- Tính được khối lượng chất phản ứng để thu được một lượng sản phẩm xác định hoặc ngược lại.

Tính được thể tích chất khí tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hoá học.

B. Trọng tâm

- Xác định tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, % khối lượng các nguyên tố, khối lượng mol của chất từ công thức hóa học cho trước 

- Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tố

C. Hướng dẫn thực hiện 

- Các bước tính theo phương trình hoá học:

    + Viết phương trình hoá học.

      + Chuyển đổi khối lượng chất hoặc thể tích chất khí thành số moℓ chất.

              + Dựa vào phương trình hoá học để tìm số moℓ chất phản ứng hoặc sản phẩm.

              + Chuyển đổi số moℓ chất thành khối lượng (m = n.M) hoặc thể tích khí ở đktc (V = 22,4.n)

- Có thể tính theo phương trình hóa học dựa vào tỉ lệ khối lượng các chất trong phương trình kèm theo hệ số 

- Luyện tập: + Bài toán tính khối lượng (hoặc thể tích) của chất này từ khối lượng (hoặc thể tích) của chất khác trong phương trình hóa học 

CHƯƠNG 4: OXI - KHÔNG KHí

Bài 24: TÍNH CHẤT CỦA OXI

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được:

- Tính chất vật lí của oxi: Trạng thái, màu sắc, mùi, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.

- Tính chất hoá học của oxi : oxi là phi kim hoạt động hóa học mạnh đặc biệt ở nhiệt độ cao: tác dụng với hầu hết kim loại (Fe, Cu...),  nhiều phi kim (S, P...) và hợp chất (CH4...). Hoá trị của oxi trong các hợp chất thường bằng II.

- Sự cần thiết của oxi trong đời sống 

Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm  hoặc hình ảnh phản ứng của  oxi với Fe, S, P, C, rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của oxi. 

- Viết được các PTHH.

- Tính  được thể tích khí oxi (đktc) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.

B. Trọng tâm

 Tính chất hóa học của oxi

C. Hướng dẫn thực hiện

- Vì lần đầu tiên học sinh học tính chất vật lí của mộtchất nên phân tích cho học sinh biết khi nghiên cứu về tinh chất vật lí cần nghiên cứu : trạng thái tồn tại, màu sắc ,mùi vị, tính tan trong  nước, nhiệt độ nóng chảy ,nhiệt độ sôi ... để học sinh tựhọc phần tính chất vật lí của các chất khác sau này. Đối với khí cần thêm phần so sánh với không khí và giải thích đượctại sao khí nghiên cứu nặng hay nhẹ hơn so vớikhông khí. Từ tính tan và tỉ khối của chất khí đối với không khí hướng dẫn học sinh cách thu khí trong PTN      

 Từ các thí nghiệm O2 tác dụng với S, P, Fe, Cu, C4H10 (trong bật lửa)...giúp cho HS thấy Oxi là phi kim hoạt động hóa học mạnh, tác dụng với nhiều kim loại, phi kim khác và nhiều hợp chất. 

 Luyện tập,củng cố :

 + Viết phương trình hóa học biểu diễn các phản ứng của oxi; từ các phương trình giúp HS thấy rõ “trong các hợp chất tạo ra, oxi luôn có hóa trị II” 

+ Bài toán tính theo phương trình hóa học,liên quan đến sự đốt cháy nhiên liệu.

+ Làm bài tập số 5 SGK trang 87 để liên hệ thực tế sự cần thiết của oxi trong đời sống 

Bài 25: SỰ OXI HÓA - PHẢN ỨNG HÓA HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được:

- Sự  oxi hoá  là sự tác dụng của oxi với một chất khác.

- Khái niệm phản ứng hoá hợp.

- ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.

Kĩ năng

- Xác định được có sự oxi hoá trong một số hiện tượng thực tế.

- Nhận biết được một số phản ứng hoá học cụ thể thuộc loại phản ứng hoá hợp.

B. Trọng tâm

 Khái niệm về sự oxi hóa

 Khái niệm về phản ứng hóa hợp

C. Hướng dẫn thực hiện

 Từ các câu hỏi kiểm tra bài cũ về tính chất hóa học của oxi, yêu cầu HS viết các phương trình hóa học giữa oxi với một kimloại,một phi kimvà CH4), qua đó chỉ ra cho HS thấy thế nào là “sự oxi hóa”;

 Phân biệt kim loại ở dạng đơn chất và kim loại trong hợp chất (kim loại ở dạng đơn chất trung hòa về điện tích, kim loại trong hợp chất có hóa trị và có điện tích, sự xuất hiện điện tích do quá trình nhường electron của nguyên tử)  Cu  Cu2+ + 2e  giới thiệu thêm khái niệm sự oxi hóa là quá trình nhường electron (qua trình nêu trên là sự oxi hóa Cu)

 Từ các phản ứng của oxi đã nêu trên( kimloại,phi kim và CH4, chỉ cho HS thấy có hai loại phản ứng khác nhau (yêu cầu HS nêu nhận xét về điểm khác nhau đó)  qua đó thấy một trong hai loại phản ứng này gọi là “phản ứng hóa hợp” (Nêu thêm một số ví dụ về phản ứng hóa hợp không có mặt O2)

 Luyện tập, củng cố: + Nêu một số sự oxi hóa trong thực tế cuộc sống và ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.

    + Viết thành thạo các phương trình phản ứng hóa hợp

    + Bài toán tính theo phương trình hóa hợp.

Bài 26: OXIT

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

-Biết được 

+ Định nghĩa oxit 

+ Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị ,oxit của phi kim nhiều hóa trị 

+ Cách lập CTHH của oxit 

+ Khái niệm oxit axit ,oxit bazơ 

Kĩ năng

 + Lập được CTHH của oxit dựa vào hóa trị, dựa vào % các nguyên tố 

+ Đọc tên oxit 

+ Lập được CTHH của oxit 

+ Nhận ra được oxit axit, oxit bazơ khi nhìn CTHH  

B. Trọng tâm

+ Khái niệm oxit, oxit axit, oxit bazơ 

+ Cách lập được CTHH của oxit và cách gọi tên 

C. Hướng dẫn thực hiện

+ Kiểm tra bài cũ về phản ứng hóa học của O2 dẫn đến sự hình thành một số oxit bazơ , oxit axit (MgO, Na2O, CO2, P2O5 ..). Cho học sinh nhận xét về thành phần nguyên tố của oxit để dẫn đến định nghĩa oxit. 

+ Đặt vấn đề lập CTHH một oxit thì cần có giả thiết nào ?Hướng dẫn để học sinh trả lời : cần biết hóa trị của nguyên tố tạo oxit hoặc % các nguyên tố trong oxit và phân tử khối. Cho làm hai bài tập liên quan. 

+ Từ các oxit trong kiểm tra bài cũ , chobiết MgO,Na2O..là oxit bazơ ,có bazơ tương ứng là Mg(OH)2,NaOH và CO2,P2O5là oxit axit, có axit tương ứng là H2CO3, H3PO4. Sau đó cho học sinh tự kết luận về sự phân loại ,nêu định nghĩa về oxit axit, oxit bazơ. Cho 1 số ví dụ để cũng cố phần phân loại (cần đưa ra 1 số trường hợp như Mn2O7 , NO để lưu ý học sinh không phải oxit của kim loại nào cũng là oxit bazơ, oxit của phi kim chỉ là oxit axit khi có axit tương ứng) 

+ GV giới thiệu cách gọi tên chung, gọi tên một số oxit – sau đó cho học sinh gọi tên một số oxit, trong đó có oxit của kim loại nhiều hóa trị và oxit của phi kim nhiều hóa trị.

       + Củng cố, luyện tập: Học sinh thành thạo cách gọi tên, nhất cách gọi tên các oxit axit và tên các oxit bazơ ứng với kim loại nhiều hóa trị. Học sinh biết cách lập CT nhanh một oxit khi biết hóa trị và biết cách lập CT HH của oxit khi biết % khối lượng các nguyên tố. Học sinh phân biệt được oxit nào thuộc loại oxit bazơ, oxit axit (chú ý chọn ví dụ phù hợp, không đưa các oxit lưỡng tính, oxit không tạo muối, oxit hỗn tạp vào mục ví dụ về các oxit bazơ ...)   

Bài 27: ĐIỀU CHẾ OXI - PHẢN ỨNG PHÂN HỦY

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

-Biết được 

+ Hai cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và công nghiệp. Hai cách thu khí oxi trong phòng TN   

+ Khái niệm phản ứng phân hủy  

Kĩ năng

 + Viết được phương trình điều chế khí O2 từ KClO3 và KMnO4  

+ Tính được thể tích khí oxi ở điều kiện chuẩn được điều chế từ Phòng TN và công nghiệp 

+ Nhận biết được một số phản ứng cụ thể là phản ứng phân hủy hay hóa hợp. 

B. Trọng tâm

+  Cách điều chế oxi trong phòng TN và CN ( từ không khí và nước)   

+ Khái niệm phản ứng phân hủy  

C. Hướng dẫn thực hiện

+ Kiểm tra bài cũ (có thể dùng hình thức trắc nghiệm khách quan) về phân loại oxit, gọi tên oxit, viết một số phản ứng hóa hợp trong đó có oxi tham gia. 

+ Phân tích để chohọc sinh thấy để có các oxit từ các phản ứng trực tiếp thì cần có oxi Chohọc sinh nêu một vài ứng dụng của oxi trong thực tế mà học sinh biết. Từ đó đặt vấn đề nghiên cứu bài mới 

+GV tiến hành làm các thí nghiệm trong sách GK, cho học sinh nhận xétđể đi đến kết luận để điều chế khí oxi trong phòng TN và cách thu khí oxi. GV khắc sâu kiến thức bằng cách yêu cầu học sinh giải thích vì sao có thể thu oxi bằng phương pháp đẩy không khí (O2 nặng hơn không khí) và đẩy nước (do oxi ít tan trong nước), học sinh tự viết phương trình điều chế oxi từ KClO3 và KMnO4(GV chobiết sản phẩm). 

+ Đặt vấn đề điều chế oxi trong công nghiệp.Đốivới việc sản xuất oxi từ không khí cần cho học sinh nêu thành phần không khí, GV cung cấp nhiệt độ sôi của oxi và nitơ  và yêu cầu học sinh suy nghĩ trả lời cách làm. Đối với trường hợp điều chế oxi từ nước GVnên giới thiệu cáchlàm và cho học sinh viết PTHH.  

+ GV cho học sinh phân tích, so sánh điểm khác nhau về số chất tham gia phản ứng và sản phẩm giữa các phản ứng hóa hợp (trong phần kiểm tra bài cũ), phản ứng nhiệt phân KClO3, KMnO4, từ đó giới thiệu phản ứng phân hủy và yêu cầu học sinh nêu định nghĩa phản ứng phân hủy . 

+ Củng cố:  

- Làm bài tập tính thể tích oxi sinh ra trong phòng TN hoặc công nghiệp (ở đkc)

- Nhận biết phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy trong 1 số phản ứng cho trước.  

Bài 28: KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được: 

+ Thành phần của không khí theo thể tích và khối lượng.

+ Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và không phát sáng. 

+ Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng. 

+ Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy, cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách hiệu quả. 

+ Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ không khí khỏi bị ô nhiễm. 

Kĩ năng

 + Hiểu cách tiến hành thí nghiệm xác định thành phần thể tích của không khí 

+Phân biệt được sự oxi hóa chậm và sự cháy trong một số hiện tượng của đời sống và sản xuất.  

+ Biết việc cần làm khi xảy ra sự cháy. 

B. Trọng tâm

+ Thành phần của không khí.  

+Khái niệm sự oxi hóa chậm và sự cháy. 

+ Điều kiện phát sinh sự cháy và biện pháp dập tắt sự cháy 

C. Hướng dẫn thực hiện

+ Hướng dẫn học sinh làm rõ hai phần: thành phần hóa chất có trong không khí (chủ yếu là oxi, nitơ, ngoài ra còn có rất ít hơi nước, khí cacbonic, khí hiếm v.v.. ), phương pháp xác định % thể tích của oxi và nitơ trong không khí nếu giả sử không khí chỉ chứa chủ yếu 2 chất này (cách tiến hành thí nghiệm và cách dựa vào kết quả thí nghiệm để kết luận)   

+ Dùng hình ảnh, tư liệu, phương pháp đàm thoại  để hướng dẫn cho học sinh xác định được tầm quan trọng của không khí và tác hại của không khí bị ô nhiễm, từ đó tìm ra một số biện pháp làm giảm ô nhiễm không khí (hướng cho học sinh đưa ra những hành động cụ thể mà học sinh có thể thực hiện) 

+ Đưa ra một số ví dụ phản ứng cháy như các phản ứng đốt cháy S,C, P, Fe.., cho học sinh nêu hiện tượng kèm theo, sau đó hướng dẫn học sinh định nghĩa sự cháy. Hướng dẫn học sinh phân tích được sự giống nhau và sự khác nhau đối với sự cháy của một chất trong không khí và trong oxi. Dùng grap hoặc bảng so sánh để cho ghi bài để học sinh dễ nhớ 

+ Lấy ví dụ để giới thiệu về sự oxi hóa chậm, hướng dẫn học sinh nắm được định nghĩa của sự oxi hóa chậm và điều kiện để sự oxi hóa chậm chuyển thành chất cháy.

+ Dùng phương pháp đàm thoại để học sinh nêu được điều kiện phát sinh sự cháy và biện pháp dập tắt sự cháy. Nên ghi hai phần này song song để học sinh dễ đối chiếu. Cho học sinh nêu ra những việc cần làm khi gặp một đám cháy (điện thoại 119, phụ giúp dập tắt đám cháy nêu có thể với các biện pháp phù hợp cho từng loại đám cháy do xăng dầu, do gỗ...)  

Bài 29 : BÀI LUYỆN TẬP 5

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Các mục từ 1 đến 8 phần kiến thức ghi nhớ trong sách giáo khoa 

Kĩ năng

Viết phương trình hóa học thể hiện tính chất của oxi, điều chế oxi, quađócủng cố kĩ năng đọctên oxit, phân loại oxit (oxit bazơ, oxit axit), phân loại phản ứng (phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp, phản ứng thể hiện sự cháy ... Củng cố các khái niệm sự oxi hóa, phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp.

B. Trọng tâm

Xem các bài trước 

C. Hướng dẫn thực hiện

Chọn và sắp xếp bài tập sách GK, sách bài tập theo hệ thống kiến thức và kĩ năng cần ôn tập (10 câu trắc nghiệm nhiều hình thức, 2 câu hỏi LT ngắn, 1bài tập tự luận liên quan đến việc tính lượng oxi trong phản ứng điều chế oxi, cho oxi tác dụng với hóa chất  và tính lượng sản phẩm, đồng thời tính thể tích không khí cần để thực hiện phản ứng đó nếu thay oxi bằng không khí. 

Phương pháp: Cho học sinh làm bài tập theo nhóm, cá nhân; trả lời tại chỗ hoặc trình bày trên bảng trong..., qua bài tập hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ.

Bài 30: BÀI THỰC HÀNH 4

ĐIỀU CHẾ – THU KHÍ OXI VÀ THỬ TÍNH CHẤT CỦA OXI

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

+Thí nghiệm điều chế oxi và thu khí oxi.

+Phản ứng cháy của S trong không khí và oxi 

Kĩ năng

+Lắp dụng cụ điều chế khí oxi bằng phương pháp nhiệt phân KMnO4 hoặc KClO3. Thu 2 bình khí oxi, một bình khí oxi theo phương pháp đẩy không khí, một bình khí oxi theo phương pháp đẩy nước.

+Thực hiện phản ứng đốt cháy S trong không khí và trong oxi, đốt sắt trong O2  

+Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng 

+Viết phương trình phản ứng điều chế oxi và phương trình phản ứng cháy của S, dây Fe    

B. Trọng tâm

      +Biết tiến hành thí nghiệm điều chế oxi trong phòng TN,  

C. Hướng dẫn thực hiện

+ Nên chia học sinh thành nhiều nhóm(tốt nhất khoảng từ 4 – 5 em / 1 nhóm). Mỗi nhóm phải có danh sách, cử nhóm trưởng .  

+ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất cho mỗi nhóm: Đèn cồn có cồn (1), giá ống nghiệm (1), ống nghiệm (6), ống dẫn khí hình chữ L , ống dẫn thu khí qua nước + nút cao su có kích thước vừa với ống nghiệm, 2 bình tam giác có nút đậy để thu khí O2, một chậu nước, một muỗng sắt, chổi rửa, kẹp ống nghiệp, giá sắt . Hóa chất: KMnO4 hoặc KClO3 (+MnO2), bông gòn, S, dây thép mỏng, cát (1 ít, để trong bình đốt cháy thép), nước vôi trong.     

      +  Chuẩn bị sẵn mẫu tường trình thí nghiệm cho học sinh 

+  Trước TN cần cho học sinh kiểm tra dụng cụ, hóa chất. Sau đó GV cho học sinh tham khảo SGK trình bày cách tiến hành, GV lưu ý các em về vấn đề an toàn thí nghiệm (đốt S trong không khí cần làm nhanh, cho vào bình oxi xong thì sau đó dùng dung dịch nước vôi đổ vào, đậy nắp để khử SO2; lắp ống nghiệm đựng KClO3 hoặc KMnO4 hơi chúc miệng xuống) và điều kiện tiến hành các TN có kết qủa (dây thép cần mắc một mảnh than nhỏ để làm mồi), nếu cần làm mẫu cho học sinh. Sau đó cho học sinh tiến hành từng thí nghiệm. 

     +GV theo dõi, quan sát, nhận xét, đánh giá kết quả từng nhóm công khai trên bảng. Sau mỗi TN cần cho học sinh báo cáo, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời (viết phương trình, ý nghĩa thí nghiệm, kinh nghiệm ...) và đánh giá câu trả lời.    

+ Cho học sinh viết tường trình, thu bảng tường trình    

CHƯƠNG 5 : HIĐRO - NƯỚC 

Bài 31:  TÍNH CHẤT - ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được: 

+ Tính chất vật lí của hiđro: Trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước.

+ Tính chất hóa học của hiđro: tác dụng với oxi, với oxit kim loại. Khái niệm về sự khử và chất khử.

+ ứng dụng của hiđro: Làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp.       

Kĩ năng

 + Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hóa học của hiđro. 

+ Viết được phương trình hóa học minh họa được tính khử của hiđro.

+ Tính được thể tích khí hiđro ( đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm.  

B. Trọng tâm

+  Tính chất hóa học của hiđro

+ Khái niệm về chất khử, sự khử. 

C. Hướng dẫn thực hiện

+ Cho học sinh đọc sách GK và phát biểu về tínhchất vật lí của hiđro – so sánh với oxiđã học, tự trìnhbày cách thu khí hiđro trong PTN ( đã hướng dẫn ở phần tính chất vật lí của oxi )

+ Thực hiện thí nghiệm đốt cháy H2 trong oxi (hoặc dùng thí nghiệm ảo hoặc dùng tranh vẽ), qua đó cho học sinh tự viết PTHH, trả lời đầy đủ các câu hỏi ở mục c) trang 106 sách GK. Qua đó lưu ý học sinhsự nguy hiểm của việc đốt khí hiđro mới điều chế trong thí nghiệm và nhấn mạnh cần phải thử xemhiđro có tinhkhiết không  trước khi đốt và cách thử 

+ Thực hành thínghiệm CuO + H2 , cho học sinh quan sát,phát biểu và chốt lại ý : H2 có tính khử (tác dụng với oxi đơnchất, có khả năng khử được oxit của một số kimloại ở nhiệt độ thích hợp tạo ra kimloại và hiđro). Chohọc sinh viết một số phản ứng  như H2 + Fe2O3, H2+ PbO...

+ Dùng hình vẽ minh họa trang 108 để học sinh phát biểu về ứng dụng của hiđro, GV đặt thêm câu hỏi để làm rõ thêm hoặc để củng cố. 

+ Củng cố, luyện tập:  Điều chế hiđro từ kimloại + dung dịch axit . Tính thể tích hiđro sinh ra.Sau đó cho hiđro tác dụng với CuO,tính lượng Cu sinh ra hoặc lượng CuO tham gia phản ứng     

( có thể ra ở dạng bài tập về nhà, có hướng dẫn cho học sinh cách làm ) 

Bài 32:  PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được: 

+ Khái niệm về chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa dựa trên cơ sở sự nhường oxi và sự nhận oxi)     

Kĩ năng

 + Phân biệt được chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa trong các phương trình hóa học cụ thể.  

+  Phân biệt được phản ứng oxi hóa – khử với các loại phản ứng đã học. 

+ Tính được lượng chất khử, chất oxi hóa hoặc sản phẩm theo phương trình hóa học. 

B. Trọng tâm

+  Khái niệm chất khử , chất oxi hóa ( nhắc lại), sự oxi hóa, sự khử, phản ứng oxi hóa khử 

C. Hướng dẫn thực hiện

+ Kiểm tra bài cũ về tính chất hóa học của hiđro ( H2 + O2, CuO+ H2) , sau đó cho học sinh nhắc lại khái niệm chất khử, sự oxi hóa (đã học). Chỉ cần dùng mũi tên hình thành sơ đồ các khái niệm chất khử, chất oxi hóa, sự oxi hóa, sự khử, phản ứng oxi hóa khử ở phản ứng CuO và H2với một hệ thống câu hỏi phát vấn hợp lývà dồn 3 mục 1,2,3 trong sách GK trang 110 và 111 thành 1 mục. Cách làm: trên cơ sở phân tích để học sinh hiểu rõ quá trình kết hợp của nguyên tử O trong CuOvới hiđro là sự oxi hóa H2 thành H2O, sự tách oxi ra khỏi CuO gọi là  sự khử CuO, từ đó cho học sinh nêu lại khái niệm sự oxi hóa và sự khử .Học sinh đã biết khái niệm chất khử, GV giới thiệu CuO được gọi là chất oxi hóa và cho học sinh phát biểu khái niệm về chất oxi hóa . Đặt thêm câu hỏi trong phản ứng giữa H2 và O2,O2 có được gọi là chất oxi hóa không?...  

+ Luyện tập, củng cố: Đưa ra 1 số phản ứng để học sinh nhận ra được phản ứng oxi hóa khử (cẩn thận, không đưa ra các phản ứng oxi hóa – khử như KL + Cl2, H2 + S ...vì học sinh chưa học sẽ cho rằng đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử). Cho học sinh viết PTHH của một số các phản ứng oxi hóa khử (CO khử oxit kimloại, PK + O2 , KL+ O2 ...), lập sơ đồ xác định chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa trên phản ứng.  

+ Nếu có thời gian, nên đặt vấn đề: Fe + HCl, Na + Cl2 có phải là phản ứng oxi hóa –khử không – sau đó phân tích để học sinh nắm được phần đọc thêm trang 114 để học sinh không hiểu lầm chỉ có phản ứng trong đó có oxi tham gia hoặc có quá trình cho nhận oxi mới là phản ứng oxi hóa – khử .   

Bài 33:  ĐIỀU CHẾ KHÍ  HIĐRO - PHẢN ỨNG THẾ

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được: 

+ Phương pháp điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, cách thu khí hiđro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí  

+ Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong phân tử hợp chất.  

Kĩ năng

 + Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về phương pháp điều chế và cách thu khí hiđro. Hoạt động của bình Kíp đơn giản. 

+ Viết được PTHH điều chế hiđro từ kim loại (Zn, Fe) và dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng) 

+  Phân biệt phản ứng thế với phản ứng oxi hóa – khử. Nhận biết phản ứng thế trong các PTHH cụ thể 

+ Tính được thể tích khí hiđro điều chế được ở đkc 

B. Trọng tâm

+  Phương pháp điều chế hiđro trong phòng TN và CN 

+  Khái niệm phản ứng thế 

C. Hướng dẫn thực hiện

+ Vào bài mới bằng cách kiểm tra lại tính chất vật lý và tính chất hóa học của hiđro, qua đó đặt vấn đề để học sinh nêu cách thu khí hiđro trong PTN, nhắc lại cách điều chế hiđro đã biết, sau đó hướng dẫn cho học sinh tự làm thí nghiệm điều chế hiđro từ Zn và dung dịch HCl,  thử độ tinh khiết, đốt cháy H2, cô cạn dung dịch muối để xác nhận sự hình thành muối ZnCl2 và cho học sinh nhận xét. GV giới thiệu cách điều chế hiđro trong CN, cho học sinh viết phương trình 

+ Từ phản ứng điều chế hiđro, cho học sinh viết thêm một số phản ứng tương tự và hình thành khái niệm phản ứng thế cho học sinh. 

+ Củng cố, luyện tập:  Cho học sinh viết một số phản ứng điều chế H2 từ kim loại khác ( Mg, Al, Fe...) và dung dịch HCl hoặc H2SO4 loãng. Cho học sinh nêu dấu hiệu để nhân ra một phản ứng thế , sau đó áp dụng nhân ra phản ứng thế trong một số phản ứng cho trước (trong đó có phản ứng trao đổi, phản ứng oxi hóa – khử) . Cho làm 1 bài tập tính thể tích khí hiđro sinh ra ở điều kiện chuẩn (cho axit dư hoặc kim loại dư, vì dạng tính vừa đủ đã làm rồi) .       

Bài 34 : BÀI LUYỆN TẬP 6

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Các mục từ 1 đến 7 phần kiến thức ghi nhớ trong sách giáo khoa, trang 118  

Kĩ năng

Học sinh nắm vững các khái niệm: phản ứng oxi hóa – khử, chất khử, sự khử, chất oxi hóa, sự oxi hóa, phản ứng oxi hóa – khử, phản ứng thế,  phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy .

Học sinh có kĩ năng xác định chất khử, sự khử , chất oxi hóa , sự oxi hóa trên một phản ứng oxi hóa – khử cụ thể , phân biệt được các loại phản ứng 

Học sinh viết được các phương trình phản ứng thế và tính toán theo phương trình 

Học sinh không hiểu lầm: phản ứng thế không phải là phản ứng oxi hóa – khử , hay phản ứng hóa hợp luôn luôn là phản ứng oxi hóa –khử ..    

B. Trọng tâm

Xem các bài trước 

C. Hướng dẫn thực hiện

Chọn và sắp xếp bài tập sách GK, sách bài tập theo hệ thống kiến thức và kĩ năng cần ôn tập (một  số câu trắc nghiệm nhiều hình thức, một số câu hỏi LT ngắn, 2bài tập tự luận (bài 5, 6 sách GK)  

Phương pháp: Cho học sinh làm bài tập theo nhóm, cá nhân (linh động); trả lời nhanh tại chỗ hoặc trình bày trên bảng trong..., qua bài tập GV hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ. 

Bài 35: BÀI THỰC HÀNH 5

ĐIỀU CHẾ – THU KHÍ HIĐRO VÀ THỬ TÍNH CHẤT CỦA HIĐRO

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

+Thí nghiệm điều chế hiđro từ dung dịch HCl và Zn ( hoặc Fe, Mg, Al...) . Đốt cháy khí hiđro trong không khí. Thu khí H2 bằng cách đẩy không khí  

+ Thí nghiệm chứng minh H2 khử được CuO 

Kĩ năng

+Lắp dụng cụ điều chế khí hiđro, thu khí hiđro bằng phương pháp đẩy không khí. 

+Thực hiện thí nghiệm cho H2 khử CuO 

+Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng 

+Viết phương trình phản ứng điều chế hiđro và phương trình phản ứng giữa CuO và H2  

+Biết cách tiến hành thí nghiệm an toàn, có kết quả      

B. Trọng tâm

      Biết tiến hành thí nghiệm điều chế hiđro, thử tính chất khử của H2 trong phòng TN.    

C. Hướng dẫn thực hiện

+  Chia lớp thành nhiều nhóm TN có cử nhóm trưởng ( tốt nhất là 5 học sinh / nhóm ) 

+  Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất cho mỗi nhóm: Đèn cồn có cồn (1), giá ống nghiệm (1), ống nghiệm (6), ống dẫn khí vuốt nhọn và ống dẫn khí thường + nút cao su có kích thước vừa với ống nghiệm, ống dẫn khí cong (theo hình 5.9 trang 120 SGK) hoặc chuẩn bị một hệ thống thực hiện thí nghiệm CuO + H2 như hình 5.2 trang 106 sách GK. Hóa chất:  Zn ( hoặc Fe, Mg , Al ...), dung dịch HCl, CuO, diêm quẹt.

      +  Chuẩn bị sẵn mẫu tường trình thí nghiệm cho học sinh 

+  Trước TN cần cho học sinh kiểm tra dụng cụ, hóa chất. Sau đó cho học sinh trình bày cách tiến hành, GV lưu ý các em về vấn đề an toàn thí nghiệm (trước khi đốt hiđro nhất thiết phải thử độ tinh khiết, không ghé mắt vào gần khi đốt khí) và tiết kiệm (ví dụ: lấy đủ lượng HCl và Zn để làm đủ ba thí nghiệm (thu khí hiđro, đốt trực tiếp), điều kiện để thí nghiệm thành công (CuO cần được sấy khô, ống đựng CuO không bị ướt...   

     +GV theo dõi, quan sát, nhận xét, đánh giá kết quả từng nhóm công khai trên bảng. Sau mỗi TN cần cho học sinh báo cáo, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời (viết phương trình, ý nghĩa thí nghiệm, kinh nghiệm ...) và đánh giá câu trả lời.    

+ Cho học sinh viết tường trình, thu bảng tường trình    

Bài 36: NƯỚC

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được: 

+ Thành phần định tính và định lượng của nước  

+ Tính chất của nước: Nước hòa tan được nhiều chất, nước phản ứng được với nhiều chất ở điều kiện thường như kim loại ( Na, Ca..),  oxit bazơ (CaO, Na2O,...) , oxit axit ( P2O5, SO2,...) .

+ Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, sự ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước sạch.  

Kĩ năng

+ Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm phân tích và tổng hợp nước, rút ra được nhận xét về thành phần của nước.

+ Viết được PTHH của nước với một số kim loại (Na, Ca...), oxit bazơ, oxit axit. 

+ Biết sử dụng giấy quỳ tím để nhận biết được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể 

B. Trọng tâm

+ Thành phần khối lượng của các nguyên tố H, O trong nước.  

+ Tính chất hóa học của nước 

+ Sử dụng tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.

C. Hướng dẫn thực hiện

+  Dùng thí nghiệm, đặt câu hỏi phát vấn hợp lý để học sinh đi đến kết luận: 

- Phân tích nước sẽ được H2 và O2 có tỉ lệ thể tích 2 : 1 

- Tổng hợp H2 và O2 theo tỉ lệ thể tích 2 : 1 sẽ được nước 

- Thành phần % khối lượng của H và O trong nước lần lượt là 11,11 % và 88,89% hay mH:mO  = 1 : 8  Số nguyên tử H : số nguyên tử O = 2 : 1  Công thức phân tử của nước được thực nghiệm chứng minh là H2O. 

+ Tính chất vật lí: cho học sinh phát biểu 

+  Tính chất hóa học: Tiến hành các thí nghiệm, cho học sinh quan sát, phát biểu, kết luận , GV hướng dẫn học sinh tổng kết theo bảng để tiện so sánh

Hóa tínhTác dụng với nướcTác dụng với một số oxit bazơTác dụng với một số oxit axit

Thí nghiệmNa + H2OCaO + H2OP2O5 ( SO2) + H2O

Cách tiến hành

Hiện tượng

Phương trình hóa học

Kết luận

+ Dùng sơ đồ cho học sinh tóm tắt ích lợi của nước.

+ GV thông báo về lượng nước ngọt trên toàn thế giới (rất ít)

+ Cho học sinh nêu thực trạng ô nhiễm nước và nguyên nhân, tự học sinh nêu ra các biện pháp tiết kiệm nước ngọt trong gia đình và biện pháp cụ thể mà học sinh có thể tham gia để bảo vệ nguồn nước.  

Bài 37: AXIT - BAZƠ - MUỐI

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

+ Biết được: Định nghĩa axit, bazơ, muối theo thành phần phân tử 

+ Cách gọi tên axit ,bazơ, muối 

+ Phân loại axit, bazơ, muối 

Kĩ năng

+ Phân loại được axit, bazơ, muối theo công thức hóa họccụ thể 

+ Viết được CTHH của một số axit, bazơ, muối khi biết hóa trị của kim loại và gốc axit 

+ Đọc được tênmột số axit, bazơ, muối theo CTHH cụ thể và ngược lại 

+ Phânbiệt được một sốdung dịch axit, bazơ cụ thể bằng giấy quỳ tím

+ Tính được khối lượngmột số axit ,bazơ,muối tạo thành trong phảnứng 

B. Trọng tâm

+ Định nghĩa axit, bazơ, muối 

+ Cách gọi tên axit ,bazơ ,muối 

+ Phân loại axit, bazơ, muối 

C. Hướng dẫn thực hiện

+ Từ ví dụ của một số axit ,bazơ, muối đã biết – chohọc sinh phân tích thành phần của axit bazơ, muối xây dựng định nghĩa axit, bazơ, muối(Cho học sinh phát biểu về những từ quan trọng ( từ khóa)cần nhớ trong định nghĩa). Sau đó GV gợi ý, đặt vấn đề để học sinh tự kết luận về công thức hóa học của axit, bazơ, muối và công thức chung của 3 loại chất này.

+ Phân loại axit, bazơ , muối ghi cùng một mục với cách gọi tên

+ Lưu ý trong phân tử axit luôn luôn có những nguyên tử H có thể được thay thế bằng các kimloại(nguyên tử H axit), có thể có nguyên tử H không có khả năng này. Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử H của axit ta được muối. Vìvậy khi muối không còn nguyên tử H axit là muối trung hòa, phân tử muối còn nguyên tử H axit ở gốc axit làmuối axit. 

         +Ghi bài theo bảng sauđểhọc sinh dễ theo dõi bài học 

AxitBazơMuối

Một số ví dụ

Định nghĩa

Công thức hóa học

Phân loại và cách gọi tên

+ Luyện tập, củng cố:  Nên dùng nhiều hình thức ( trả lời nhanh, bài tập chạy, trắc nghiệm khách quan...) 

-Cách lập nhanh:công thức axit khi biết gốc axit, xác định gốc axit khi biết CTHH của axit ( có oxi và không có oxi )  – CTHH của bazơ (bazơ tan và không tan) – Lập CTHH củamuối ( muối trung hòa và muối axit) – Sau khi có công thức thì phân loại,gọi tên. 

   - Chomột phản ứng trung hòagiữa axit và bazơ tạomuối.Tinh toán theo PTHH lượngmuối sinh ra khi chobiết lượng axit hoặc lượngbazơ 

Bài 38: BÀI LUYỆN TẬP 7 

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

+ Theo 5mục ở phần kiến thức cần nhớ trang 131 sách GK (chủ yếu ôn tập 2 bài “Nước “và “Axit – Bazơ –Muối “

Kĩ năng

+ Viết phương trình phản ứng của nước với một số kimloại, oxit bazơ ,oxit axit – Gọi tên và phân loại sản phẩm thu được ,nhận biết được loạiphản ứng 

+ Viết được CTHH của một số axit, bazơ, muối khi biết hóa trị của kim loại và gốc axit, khi biết thành phần khối lượng các nguyên tố.  

+ Viết được CTHH của axit ,muối,bazơ khi biết tên 

+ Phânbiệt được một sốdung dịch axit, bazơ cụ thể bằng giấy quỳ tím

+ Tính được khối lượngmột số axit ,bazơ,muối tạo thành trong phảnứng 

B. Trọng tâm

+ Hóa tính của nước. 

+ Lập CTHH của axit ,bazơ ,muối và phân loại

+Tính toán theo phương trình phản ứng :axit + bazơ tạo muối và nước ,có lượng dư axit hoặcbazơ   

C. Hướng dẫn thực hiện

+ Đưa ra các bài tậpLT,định lượng phù hợp, nhiều hình thức cho học sinh làm ( cá nhân,theo nhóm), qua đó chốt lại các kiến thức trọng tâm 

Bài 39: BÀI THỰC HÀNH 6

TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NƯỚC

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

+Thí nghiệm thể hiện tính chất hóa học của nước :nước tác dụng với Na , CaO,P2O5

Kĩ năng

+Thực hiện các thí nghiệm trên thành công , an toàn ,tiết kiệm. 

+Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng 

+Viết phương trình hóa học minh họa kếtquả thí nghiệm  

B. Trọng tâm

      Biết tiến hành thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của nước: tác dụngvới một số kimloại,một số oxit bazơ tạo ra dung dịch bazơ, tác dụng với một số oxit axit tạo ra dung dịch axit.    

C. Hướng dẫn thực hiện

+  Chia lớp thành nhiều nhóm TN có cử nhóm trưởng ( tốt nhất là 5 học sinh / nhóm ) 

+  Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất cho mỗi nhóm: Giá ống nghiệm (1), ống nghiệm (6), chổi rửa(1), becher 100ml (2),bát sứ (1), daocắt(1), lọ thủy tinh có nút đậy bằng cao su (1), đèn cồn (1), muỗng sắt (1), kẹp ống nghiệm (1) .Hóa chất:  Na,CaO, P đỏ, diêm quẹt,nước cất 

      +  Chuẩn bị sẵn mẫu tường trình thí nghiệm cho học sinh 

+  Trước TN cần cho học sinh kiểm tra dụng cụ, hóa chất. Sau đó cho học sinh trình bày cách tiến hành, GV lưu ý các em về vấn đề an toàn thí nghiệm (không ghé mắt vào gần bình phản ứng của Na) và tiết kiệm (ví dụ: lấy vừa đủ Na, P,CaO) , điều kiện để thí nghiệm thành công (CaO mới ,chưa bị cacbonat hóa )    

     +GV theo dõi, quan sát, nhận xét, đánh giá kết quả từng nhóm công khai trên bảng. Sau mỗi TN cần cho học sinh báo cáo, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời (viết phương trình, ý nghĩa thí nghiệm, kinh nghiệm ...) và đánh giá câu trả lời.    

+ Cho học sinh viết tường trình, thu bảng tường trình    

CHƯƠNG 6. DUNG DỊCH

Bài 40 : DUNG DỊCH

A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Kiến thức

Biết được:

- Khái niệm về dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà.

- Biện pháp làm quá trình hoà tan một số chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn.

Kĩ năng

- Hoà tan nhanh được một số chất rắn cụ thể (đường, muối ăn, thuốc tím...) trong nước.

- Phân biệt được hỗn hợp với dung dịch, chất tan với dung môi, dung dịch bão hoà với dung dịch chưa bão hoà trong một số hiện tượng của đời sống hàng ngày.

B. Trọng tâm

- Khái niệm về dung dịch

- Biện pháp hòa tan chất rắn trong chất lỏng

C. Hướng dẫn thực hiện

- Từ một số dung dịch cụ thể: nước đường, nước muối...và một số chất lỏng: dầu ăn, xăng, nước...tiến hành các thí nghiệm để giúp HS rút ra nhận xét về chất tan, dung môi, dung dịch...

- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

- Ở nhiệt độ xác định:

  + Dung dịch chưa bão hoà là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan.

  + Dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan.

- Làm lại các thí nghiệm trên với các thao tác:

  + nghiền nhỏ đường hoặc muối

  + đun nóng dung dịch

  + khuấy dung dịch

  Qua đó giúp HS rút ra nhận xét về biện pháp để sự hòa tan tốt hơn:

- Muốn chất rắn tan nhanh trong nước, cần thực hiện 1, 2 hay 3 biện pháp sau:

+ Khuấy dung dịch;  Đun nóng dung dịch; Nghiền nhỏ chất rắn.

- Luyện tập: + Nhận biết: chất tan, dung môi

         + Nhận biết: dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa

         + Câu hỏi sử dụng biện pháp để hòa tan nhanh hơn

Bài 41: ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC

A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Kiến thức

Biết được:

- Khái niệm về độ tan theo khối lượng hoặc thể tích.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn, chất khí: nhiệt độ,            áp suất

Kĩ năng

- Tra bảng tính tan để xác định được chất tan, chất không tan, chất ít tan trong nước.

- Thực hiện thí nghiệm đơn giản thử tính tan của một vài chất rắn, lỏng, khí cụ thể.

- Tính được độ tan của một vài chất rắn ở những nhiệt độ xác định dựa theo các số liệu thực nghiệm.

B. Trọng tâm

- Độ tan của một chất trong nước

C. Hướng dẫn thực hiện

- Tiến hành thí nghiệm hòa tan CaCO3 và NaCl trong nước (TN trang 139 SGK) và hòa tan vôi tôi trong nước để giúp HS nhận xét: có chất tan trong nước, có chất không tan trong nước, khả năng tan của các chất trong nước là khác nhau  các chất có độ tan khác nhau.

- Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó tan được trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở một nhiệt độ xác định.

- Làm thêm một số thí nghiệm hòa tan kèm theo đun nóng để HS thấy yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của các chất.

- Nói chung độ tan của chất rắn sẽ tăng nếu tăng nhiệt độ. Độ tan của chất khí sẽ tăng nếu giảm nhiệt độ và tăng áp suất.

- Luyện tập: + Bài toán xác định độ tan của chất tan hoặc từ độ tan tính khối lượng chất tan trong dung dịch

Bài 42: NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH

A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Kiến thức

Biết được:

- Khái niệm về nồng độ phần trăm (C%) và nồng độ moℓ (CM).

- Công thức tính C%, CM của dung dịch

Kĩ năng

- Xác định chất tan, dung môi, dung dịch trong một số trường hợp cụ thể.

- Vận dụng được công thức để tính C%, CM của một số dung dịch hoặc các đại lượng có liên quan.

B. Trọng tâm

- Biết cách tính nồng độ % và nồng độ mol của dung dịch

C. Hướng dẫn thực hiện

- Giới thiệu khái niệm và biểu thức tính nồng độ %, nồng độ mol của dung dịch và áp dụng

- Nồng độ phần trăm cho biết số gam chất tan có trong 100gam dung dịch:                   C%  =  100%

- Nồng độ moℓ cho biết số moℓ chất tan trong một lít dung dịch:

       CM  =    (moℓ/ℓ)

- Luyện tập: + Tính nồng độ khi biết lượng chất và khối lượng chất hòa tan trong lượng và khối lượng dung môi

     + Tính lượng chất và khối lượng chất hòa tan trong lượng và khối lượng dung môi khi biết nồng độ 

Bài 43: PHA CHẾ DUNG DỊCH

A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Kiến thức

Biết được:

Các bước tính toán, tiến hành pha chế dung dịch, pha loãng dung dịch theo nồng độ cho trước.

Kĩ năng

Tính toán được lượng chất cần lấy để pha chế được một dung dịch cụ thể có nồng độ cho trước.

B. Trọng tâm

- Biết cách pha chế hoặc pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước

C. Hướng dẫn thực hiện

- Cách pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước. Thí dụ

ãHãy tính toán cách pha chế 50 gam dung dịch CuSO4 có nồng độ 10%.

+ Tìm khối lượng chất tan

+ Tính khối luượng dung môi (nước)

ãHãy tính toán cách pha chế 50ml dung dịch CuSO4 có nồng độ 1M.

+ Tính số moℓ chất tan có trong thể tích  cần pha chế.

+ Tính khối lượng của số moℓ chất tan trong thể tích dung dịch cần pha chế.

- Cách pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước. Thí dụ.

ãHãy tính toán cách pha loãng dung dịch MgSO4 2M thành 100ml dung dịch MgSO4  0,4M:

+ Tìm số moℓ chất tan có trong 100ml dd MgSO4 0,4M: 0,04 moℓ.

+ Tìm thể tích dung dịch MgSO4 2M trong đó có chứa 0,04 moℓ.     

    MgSO4: 20ml.

ãHãy tính toán cách pha loãng dung dịch NaCℓ 10% thành 150 gam dung dịch NaCℓ 2,5%:

+ Tìm khối lượng NaCℓ có trong 150g dd NaCℓ 2,5%: 3,75 gam.

+ Tìm khối lượng dd NaCℓ ban đầu có chứa 3,75g NaCℓ: 37,5 gam.

+ Tìm khối lượng nước cần dùng để pha chế: 150 – 37,5 = 112,5gam.

- Luyện tập: + Tính nồng độ khi biết lượng chất và khối lượng chất hòa tan trong lượng và khối lượng dung môi

     + Tính lượng chất và khối lượng chất hòa tan trong lượng và khối lượng dung môi khi biết nồng độ 

Bài 48 (Bài thực hành 7): PHA CHẾ DUNG DỊCH

THEO NỒNG ĐỘ CHO TRƯỚC

A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Kiến thức

Biết được:

Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm sau:

ãPha chế dung dịch (đường, natri clorua) có nồng độ xác định.

ãPha loãng hai dung dịch trên để thu được dung dịch có nồng độ xác định.

Kĩ năng

-  Tính toán được lượng hoá chất cần dùng.

- Cân, đo được lượng dung môi, dung dịch, chất tan để pha chế được một khối lượng hoặc thể tích dung dịch cần thiết.

- Viết tường trình thí nghiệm.

B. Trọng tâm

- Biết cách pha chế hoặc pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước

C. Hướng dẫn thực hiện

 Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: 

+ Rót chất lỏng vào ống nghiệm

    + Cân một khối lượng chất rắn

+ Lắc ống nghiệm

+ Khuấy dung dịch bằng đũa thủy tinh

 Hướng dẫn HS tính toán và thực hành pha chế

Thực hành 1. Tính toán và thực hành pha chế 50 gam dung dịch đường có nồng độ 15%.

- Tính khối lượng đường

- Tính khối lượng nước 

- Thực hành pha chế

Thực hành 2. Tính toán và thực hành pha chế 100ml dung dịch natri clorua có nồng độ 0,2M.

- Tính số mol NaCl  khối lượng NaCl

- Thực hành pha chế với một lượng nước rồi thêm đến 100 ml

Thực hành 3. Tính toán và thực hành pha chế 50 gam dung dịch đường có nồng độ 5% từ dung dịch có nồng độ 15% trên

- Tính khối lượng đường trong dung dịch 5%

- Tính khối lượng dung dịch đường 15% chứa lượng đường trên

- Tính khối lượng nước cần

- Thực hành với lượng đường và lượng nước trên

Thực hành 4. Tính toán và thực hành pha chế 50 ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,1M từ dung dịch natri clorua có nồng độ 0,2M trên

- Tính số mol NaCl trong 50 ml dung dịch cuối

- Tính thể tích dung dịch 0,2 M cần để có số mol NaCl trên

- Thực hành pha chế với một lượng nước rồi thêm đến 50 ml

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#fdsfs