Chude3TTCK

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chủ đề Bản cáo bạch

1. Bản cáo bạch là gì?

Khi phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty phát hành phải công bố cho người mua chứng khoán những thông tin về bản thân công ty, nêu rõ những cam kết của công ty và những quyền lợi cơ bản của người mua chứng khoán...để trên cơ sở đó người đầu tư có thể ra quyết định đầu tư hay không. Tài liệu phục vụ cho mục đích đó gọi là Bản cáo bạch hay Bản công bố thông tin.

Bản cáo bạch chính là một lời mời hay chào bán để công chúng đầu tư đăng ký hoặc mua chứng khoán của công ty phát hành. Bản cáo bạch bao gồm mọi thông tin liên quan đến đợt phát hành. Do đó, thông tin đưa ra trong Bản cáo bạch sẽ gắn với các điều khoản thực hiện lời mời hay chào bán.

Thông thường, một công ty muốn phát hành chứng khoán phải lập Bản cáo bạch để Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xem xét, gọi là Bản cáo bạch sơ bộ. Bản cáo bạch sơ bộ khi đã được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận sẽ được coi là Bản cáo bạch chính thức. Khi thực hiện chào bán chứng khoán, ngoài Bản cáo bạch chính thức, công ty phát hành thường cung cấp Bản cáo bạch tóm tắt. Nội dung Bản cáo bạch tóm tắt là tóm gọn lại những nội dung chính của Bản cáo bạch chính thức nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ theo các quy định của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

2. Tại sao cần phải đọc Bản cáo bạch

Bản cáo bạch là một tài liệu rất quan trọng.Với tư cách là một nhà đầu tư, Bản cáo bạch là phương tiện giúp bạn đánh giá mức độ sinh lời và triển vọng của công ty trước khi bạn quyết định có đầu tư vào công ty hay không. Một quyết định thiếu thông tin có thể làm bạn phải trả giá đắt.

Bởi vậy, bạn nên đọc Bản cáo bạch một cách kỹ lưỡng và tìm hiểu rõ những may rủi thực sự của công ty trước khi ra quyết định đầu tư. Bạn nên đánh giá cẩn thận những yếu tố cơ bản của công ty đăng ký niêm yết thông qua nghiên cứu các thông tin trong Bản cáo bạch. Mặc dù những đợt chào bán lần đầu ra công chúng thường là cơ hội đầu tư tốt vì chúng thường mang lại lợi nhuận ban đầu cao, do cổ phiếu tăng giá, nhưng rủi ro vẫn tồn tại.

3. Bản cáo bạch bao gồm những thông tin gì?

Bản cáo bạch thường gồm 8 mục chính sau:

- Trang bìa;

- Tóm tắt Bản cáo bạch;

- Các nhân tố rủi ro;

- Các khái niệm;

- Chứng khoán phát hành;

- Các đối tác liên quan tới đợt phát hành;

- Tình hình và đặc điểm của tổ chức phát hành;

- Phụ lục.

4. Cách sử dụng bản cáo bạch

Bạn nên bắt đầu phân tích một công ty phát hành bằng Bản cáo bạch của công ty. Trong quá trình thực hiện bạn nên tự đặt ra cho mình một số câu hỏi quan trọng. Ví dụ, việc kinh doanh của công ty đó có tiến triển hay không?, doanh số bán hàng tăng có nghĩa là lợi nhuận cũng tăng và dẫn tới giá cổ phiếu tăng. Nhưng các con số chưa phải nói lên tất cả. Do vậy, bạn nên nghiên cứu kỹ Bản cáo bạch để tìm ra những dấu hiệu tăng trưởng của công ty.

Bạn cũng nên tìm hiểu về Ban giám đốc của công ty phát hành, các sản phẩm của công ty và tự đặt ra câu hỏi liệu các sản phẩn này có tiếp tục bán được nữa không?

5. Những thông tin cần xem

- Trang bìa (mặt trước và mặt sau);

- Thời gian chào bán;

- Các khái niệm;

- Tình hình và đặc điểm của tổ chức phát hành;

- Bảng mục lục;

- Tóm tắt Bản cáo bạch;

- Tóm tắt về vốn cổ phần, thống kê sô liệu phát hành / chào bán, số nợ và phương án sử dụng tiền thu được từ đợt phát hành;

- Chứng khoán phát hành;

- Thông tin về ngành kinh doanh;

- Thông tin tài chính;

- Thông tin về cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc;

- Các đối tác liên quan tới đợt phát hành;

- Các nhân tố rủi ro liên quan đến ngành kinh doanh và triển vọng của công ty;

- Phụ lục;

- Thủ tục nộp hồ sơ và chấp thuận.

6. Thông tin chính của trang bìa

- Các chứng khoán sẽ được bán;

- Số lượng chứng khoán sẽ được bán;

- Giá bán các chứng khoán;

- Tổ chức liên quan đến đợt phát hành.

7. Tóm tắt bản cáo bạch

Phần này giúp bạn tìm hiểu khái quát những thông tin tóm tắt về công ty.

- Giới thiệu chung về công ty phát hành, các hoạt động kinh doanh, người hỗ trợ phát hành, các cổ đông lớn và Ban giám đốc của công ty;

- Tóm tắt về thông tin tài chính của công ty phát hành, kể cả triển vọng của công ty;

- Tóm tắt về các yếu tố rủi ro liên quan hoặc ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty phát hành;

- Tóm tắt về vốn cổ phần, thống kê phát hành hoặc chào bán, số nợ, số tiền thu được từ đợt phát hành và mục đích sử dụng số tiền này.

Ngoài ra bạn nên đối chiếu với các phần tương ứng khác trong Bản cáo bạch để có được các thông tin chi tiết mà bạn cần quan tâm.

Thông tin về ngành kinh doanh - công ty đang có những hoạt động kinh doanh gì?

Thông tin đưa ra thường bao gồm:

- Tình hình (các) ngành kinh doanh chính mà công ty phát hành tham gia;

- Triển vọng của (các) ngành liên quan có ảnh hưởng tới hoạt động ngành kinh doanh chính của công ty phát hành;

- Loại sản phẩm, dịch vụ kinh doanh chính của công ty;

- Khách hàng và nhà cung cấp của công ty phát hành;

- Công nghệ, phương thức sản xuất và kênh phân phối sử dụng;

- Các nhân tố thương mại như hệ thống bán lẻ, đại lý, hệ thống phân phối, nhãn hiệu sản phẩm, giấy phép kinh doanh, bằng sáng chế và khả năng nghiên cứu và phát triển.

Đối với các công ty đăng ký niêm yết được hưởng chính sách ưu đãi thì phần thông tin về ngành kinh doanh này trong Bản cáo bạch cũng cần phải công bố chi tiết các vấn đề về công nghệ của những công ty này.

8. Thông tin tài chính - công chúng đầu tư tham gia có làm lợi nhuận giảm?

Thông tin tài chính là một phần quan trọng trong Bản cáo bạch và thường được chia thành 2 phần:

- Thông tin tài chính trong quá khứ;

- Thông tin tài chính trong tương lai.

a) Phần thông tin tài chính trong quá khứP

Thường bao gồm tóm tắt các bản báo cáo tài chính đã được kiểm toán, và bảng cân đối kế toán (trên cơ sở tổng hợp) theo mẫu, được trích ra từ Báo cáo của kiểm toán trong phần phụ lục của Bản cáo bạch. Một số ngành kinh doanh còn yêu cầu cung cấp cả thông tin về luồng thu nhập. Việc công bố thông tin tài chính trong quá khứ thường được tính từ 2 năm tài chính trước. Thông tin phải đi kèm với phần giải thích và phân tích hoạt động tài chính trong quá khứ. Nếu có bất cứ một sai sót nào trong các thông tin tài chính được công bố mà Uỷ ban Chứng khoán phát hiện được thì tổ chức kiểm toán cũng như tổ chức bảo lãnh phát hành phải chịu trách nhiệm liên đới trước pháp luật cùng với tổ chức phát hành.

b) Phần thông tin tài chính tương lai

Gồm các dự tính về:

- Doanh thu;

- Lợi nhuận trước thuế trước và sau khi tính lãi cho cổ đông thiểu số ngoài công ty;

- Lợi nhuận sau thuế;

- Tổng cổ tức và cổ tức ròng.

Từ dự tính về lợi nhuận và giá chào bán cổ phiếu của công ty phát hành, bạn có thể tính ra các mức giá thị trường của một cổ phiếu tính theo thu nhập trên mỗi cổ phiếu trong năm của công ty phát hành (được ký hiệu là P /E). Hệ số này cho thấy khi nào thì giá cổ phiếu phù hợp với thu nhập. Tức là các công ty có nhiều cơ hội tăng trưởng thường có P /E cao hơn các công ty có ít cơ hội tăng truởng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý trường hợp P /E cao có thể là do mức thu nhập (E) thấp. Căn cứ vào hệ số P /E, cùng với sự phân tích về mặt chất lượng của công ty phát hành, bạn có thể đánh giá đợt phát hành, chào bán cổ phiếu của công ty so với các mức cổ phiếu đã được niêm yết của các công ty trong cùng ngành.

9. Cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc - những ai là người điều hành đợt phát hành

Bạn nên đọc danh sách các cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Mặc dù các dữ liệu đưa ra không phải là con dấu đảm bảo về chất lượng kỹ năng quản lý của họ, nhưng bạn vẫn có thể biết được trình độ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý của những con người này.

Bạn cần chú ý các quyền lợi của các cổ đông lớn, Hội đồng quản trị và đội ngũ lãnh đạo chủ chốt trong các ngành tương tự hoặc các ngành cạnh tranh nếu chúng được nêu trong Bản cáo bạch. Bạn cũng nên chú ý các giao dịch trong quá khứ hoặc trong tương lai với các công ty liên quan. Bản cáo bạch sẽ cung cấp đầy đủ các nhóm thành viên sau:

- Cổ đông lớn và các nhà sáng lập của công ty phát hành, kể cả tên và cổ phần của các cá nhân đứng đằng sau công ty;

- Hội đồng quản trị bao gồm cổ phần mà họ đại diện, chi tiết về trình độ, kinh nghiệm và phần trách nhiệm của mỗi giám đốc, và họ có phải là các giám đốc điều hành hay không;

- Đội ngũ cán bộ quản lý dưới cấp uỷ viên Hội đồng quản trị, chi tiết về trình độ, kinh nghiệm và phần trách nhiệm của họ;

- Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu, trái phiếu của từng thành viên nói trên.

10. Các yếu tố rủi ro

Các rủi ro chung bao gồm:

- Việc tăng, giảm giá chứng khoán phụ thuộc vào các điều kiện của thị trường chứng khoán nói chung, của tình trạng kinh tế đất nước và thế giới;

- Những thay đổi trong chính sách của Chính phủ;

- Những rủi ro về ngoại hối;

- Những thay đổi về tỷ lệ lãi suất;

Những rủi ro có thể xảy ra của công ty bao gồm:

- Sự phụ thuộc vào những cán bộ chủ chốt;

- Sự phụ thuộc vào một số ít các khách hàng, nhà cung cấp hoặc các dự án trong nội bộ công ty;

- Những thay đổi về giá nguyên liệu thô;

- Sự hợp nhất giưã các đối thủ cạnh tranh hoặc các công ty mới tham gia vào ngành;

- Tranh chấp cụ thể đã bắt đầu phát sinh hoặc bị mang ra toà.

Trong phần này bạn cần tìm hiểu xem Hội đồng quản trị của công ty định giải quyết hoặc làm giảm ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro đã xác định như thế nào.

Chủ đề Tìm hiểu và cách đọc Bản cáo bạch

1. Bản cáo bạch là gì?

Khi phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty phát hành phải công bố cho người mua chứng khoán những thông tin về bản thân công ty, nêu rõ những cam kết của công ty và những quyền lợi cơ bản của người mua chứng khoán...để trên cơ sở đó người đầu tư có thể ra quyết định đầu tư hay không. Tài liệu phục vụ cho mục đích đó gọi là Bản cáo bạch hay Bản công bố thông tin.

Bản cáo bạch chính là một lời mời hay chào bán để công chúng đầu tư đăng ký hoặc mua chứng khoán của công ty phát hành. Bản cáo bạch bao gồm mọi thông tin liên quan đến đợt phát hành. Do đó, thông tin đưa ra trong Bản cáo bạch sẽ gắn với các điều khoản thực hiện lời mời hay chào bán.

Thông thường, một công ty muốn phát hành chứng khoán phải lập Bản cáo bạch để Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xem xét, gọi là Bản cáo bạch sơ bộ. Bản cáo bạch sơ bộ khi đã được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận sẽ được coi là Bản cáo bạch chính thức. Khi thực hiện chào bán chứng khoán, ngoài Bản cáo bạch chính thức, công ty phát hành thường cung cấp Bản cáo bạch tóm tắt. Nội dung Bản cáo bạch tóm tắt là tóm gọn lại những nội dung chính của Bản cáo bạch chính thức nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ theo các quy định của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

2. Tại sao cần phải đọc Bản cáo bạch

Bản cáo bạch là một tài liệu rất quan trọng.Với tư cách là một nhà đầu tư, Bản cáo bạch là phương tiện giúp bạn đánh giá mức độ sinh lời và triển vọng của công ty trước khi bạn quyết định có đầu tư vào công ty hay không. Một quyết định thiếu thông tin có thể làm bạn phải trả giá đắt.

Bởi vậy, bạn nên đọc Bản cáo bạch một cách kỹ lưỡng và tìm hiểu rõ những may rủi thực sự của công ty trước khi ra quyết định đầu tư. Bạn nên đánh giá cẩn thận những yếu tố cơ bản của công ty đăng ký niêm yết thông qua nghiên cứu các thông tin trong Bản cáo bạch. Mặc dù những đợt chào bán lần đầu ra công chúng thường là cơ hội đầu tư tốt vì chúng thường mang lại lợi nhuận ban đầu cao, do cổ phiếu tăng giá, nhưng rủi ro vẫn tồn tại.

3. Bản cáo bạch bao gồm những thông tin gì?

Bản cáo bạch thường gồm 8 mục chính sau:

- Trang bìa;

- Tóm tắt Bản cáo bạch;

- Các nhân tố rủi ro;

- Các khái niệm;

- Chứng khoán phát hành;

- Các đối tác liên quan tới đợt phát hành;

- Tình hình và đặc điểm của tổ chức phát hành;

- Phụ lục.

4. Cách sử dụng bản cáo bạch

Bạn nên bắt đầu phân tích một công ty phát hành bằng Bản cáo bạch của công ty. Trong quá trình thực hiện bạn nên tự đặt ra cho mình một số câu hỏi quan trọng. Ví dụ, việc kinh doanh của công ty đó có tiến triển hay không?, doanh số bán hàng tăng có nghĩa là lợi nhuận cũng tăng và dẫn tới giá cổ phiếu tăng. Nhưng các con số chưa phải nói lên tất cả. Do vậy, bạn nên nghiên cứu kỹ Bản cáo bạch để tìm ra những dấu hiệu tăng trưởng của công ty.

Bạn cũng nên tìm hiểu về Ban giám đốc của công ty phát hành, các sản phẩm của công ty và tự đặt ra câu hỏi liệu các sản phẩn này có tiếp tục bán được nữa không?

5. Những thông tin cần xem

- Trang bìa (mặt trước và mặt sau);

- Thời gian chào bán;

- Các khái niệm;

- Tình hình và đặc điểm của tổ chức phát hành;

- Bảng mục lục;

- Tóm tắt Bản cáo bạch;

- Tóm tắt về vốn cổ phần, thống kê sô liệu phát hành / chào bán, số nợ và phương án sử dụng tiền thu được từ đợt phát hành;

- Chứng khoán phát hành;

- Thông tin về ngành kinh doanh;

- Thông tin tài chính;

- Thông tin về cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc;

- Các đối tác liên quan tới đợt phát hành;

- Các nhân tố rủi ro liên quan đến ngành kinh doanh và triển vọng của công ty;

- Phụ lục;

- Thủ tục nộp hồ sơ và chấp thuận.

6. Thông tin chính của trang bìa

- Các chứng khoán sẽ được bán;

- Số lượng chứng khoán sẽ được bán;

- Giá bán các chứng khoán;

- Tổ chức liên quan đến đợt phát hành.

7. Tóm tắt bản cáo bạch

Phần này giúp bạn tìm hiểu khái quát những thông tin tóm tắt về công ty.

- Giới thiệu chung về công ty phát hành, các hoạt động kinh doanh, người hỗ trợ phát hành, các cổ đông lớn và Ban giám đốc của công ty;

- Tóm tắt về thông tin tài chính của công ty phát hành, kể cả triển vọng của công ty;

- Tóm tắt về các yếu tố rủi ro liên quan hoặc ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty phát hành;

- Tóm tắt về vốn cổ phần, thống kê phát hành hoặc chào bán, số nợ, số tiền thu được từ đợt phát hành và mục đích sử dụng số tiền này.

Ngoài ra bạn nên đối chiếu với các phần tương ứng khác trong Bản cáo bạch để có được các thông tin chi tiết mà bạn cần quan tâm.

Thông tin về ngành kinh doanh - công ty đang có những hoạt động kinh doanh gì?

Thông tin đưa ra thường bao gồm:

- Tình hình (các) ngành kinh doanh chính mà công ty phát hành tham gia;

- Triển vọng của (các) ngành liên quan có ảnh hưởng tới hoạt động ngành kinh doanh chính của công ty phát hành;

- Loại sản phẩm, dịch vụ kinh doanh chính của công ty;

- Khách hàng và nhà cung cấp của công ty phát hành;

- Công nghệ, phương thức sản xuất và kênh phân phối sử dụng;

- Các nhân tố thương mại như hệ thống bán lẻ, đại lý, hệ thống phân phối, nhãn hiệu sản phẩm, giấy phép kinh doanh, bằng sáng chế và khả năng nghiên cứu và phát triển.

Đối với các công ty đăng ký niêm yết được hưởng chính sách ưu đãi thì phần thông tin về ngành kinh doanh này trong Bản cáo bạch cũng cần phải công bố chi tiết các vấn đề về công nghệ của những công ty này.

8. Thông tin tài chính - công chúng đầu tư tham gia có làm lợi nhuận giảm?

Thông tin tài chính là một phần quan trọng trong Bản cáo bạch và thường được chia thành 2 phần:

- Thông tin tài chính trong quá khứ;

- Thông tin tài chính trong tương lai.

a) Phần thông tin tài chính trong quá khứP

Thường bao gồm tóm tắt các bản báo cáo tài chính đã được kiểm toán, và bảng cân đối kế toán (trên cơ sở tổng hợp) theo mẫu, được trích ra từ Báo cáo của kiểm toán trong phần phụ lục của Bản cáo bạch. Một số ngành kinh doanh còn yêu cầu cung cấp cả thông tin về luồng thu nhập. Việc công bố thông tin tài chính trong quá khứ thường được tính từ 2 năm tài chính trước. Thông tin phải đi kèm với phần giải thích và phân tích hoạt động tài chính trong quá khứ. Nếu có bất cứ một sai sót nào trong các thông tin tài chính được công bố mà Uỷ ban Chứng khoán phát hiện được thì tổ chức kiểm toán cũng như tổ chức bảo lãnh phát hành phải chịu trách nhiệm liên đới trước pháp luật cùng với tổ chức phát hành.

b) Phần thông tin tài chính tương lai

Gồm các dự tính về:

- Doanh thu;

- Lợi nhuận trước thuế trước và sau khi tính lãi cho cổ đông thiểu số ngoài công ty;

- Lợi nhuận sau thuế;

- Tổng cổ tức và cổ tức ròng.

Từ dự tính về lợi nhuận và giá chào bán cổ phiếu của công ty phát hành, bạn có thể tính ra các mức giá thị trường của một cổ phiếu tính theo thu nhập trên mỗi cổ phiếu trong năm của công ty phát hành (được ký hiệu là P /E). Hệ số này cho thấy khi nào thì giá cổ phiếu phù hợp với thu nhập. Tức là các công ty có nhiều cơ hội tăng trưởng thường có P /E cao hơn các công ty có ít cơ hội tăng truởng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý trường hợp P /E cao có thể là do mức thu nhập (E) thấp. Căn cứ vào hệ số P /E, cùng với sự phân tích về mặt chất lượng của công ty phát hành, bạn có thể đánh giá đợt phát hành, chào bán cổ phiếu của công ty so với các mức cổ phiếu đã được niêm yết của các công ty trong cùng ngành.

9. Cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc - những ai là người điều hành đợt phát hành

Bạn nên đọc danh sách các cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Mặc dù các dữ liệu đưa ra không phải là con dấu đảm bảo về chất lượng kỹ năng quản lý của họ, nhưng bạn vẫn có thể biết được trình độ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý của những con người này.

Bạn cần chú ý các quyền lợi của các cổ đông lớn, Hội đồng quản trị và đội ngũ lãnh đạo chủ chốt trong các ngành tương tự hoặc các ngành cạnh tranh nếu chúng được nêu trong Bản cáo bạch. Bạn cũng nên chú ý các giao dịch trong quá khứ hoặc trong tương lai với các công ty liên quan. Bản cáo bạch sẽ cung cấp đầy đủ các nhóm thành viên sau:

- Cổ đông lớn và các nhà sáng lập của công ty phát hành, kể cả tên và cổ phần của các cá nhân đứng đằng sau công ty;

- Hội đồng quản trị bao gồm cổ phần mà họ đại diện, chi tiết về trình độ, kinh nghiệm và phần trách nhiệm của mỗi giám đốc, và họ có phải là các giám đốc điều hành hay không;

- Đội ngũ cán bộ quản lý dưới cấp uỷ viên Hội đồng quản trị, chi tiết về trình độ, kinh nghiệm và phần trách nhiệm của họ;

- Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu, trái phiếu của từng thành viên nói trên.

10. Các yếu tố rủi ro

Các rủi ro chung bao gồm:

- Việc tăng, giảm giá chứng khoán phụ thuộc vào các điều kiện của thị trường chứng khoán nói chung, của tình trạng kinh tế đất nước và thế giới;

- Những thay đổi trong chính sách của Chính phủ;

- Những rủi ro về ngoại hối;

- Những thay đổi về tỷ lệ lãi suất;

Những rủi ro có thể xảy ra của công ty bao gồm:

- Sự phụ thuộc vào những cán bộ chủ chốt;

- Sự phụ thuộc vào một số ít các khách hàng, nhà cung cấp hoặc các dự án trong nội bộ công ty;

- Những thay đổi về giá nguyên liệu thô;

- Sự hợp nhất giưã các đối thủ cạnh tranh hoặc các công ty mới tham gia vào ngành;

- Tranh chấp cụ thể đã bắt đầu phát sinh hoặc bị mang ra toà.

Trong phần này bạn cần tìm hiểu xem Hội đồng quản trị của công ty định giải quyết hoặc làm giảm ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro đã xác định như thế nào

Chủ đề Chỉ số Nasdaq 100

Nasdaq 100 là gì ?

Nasdaq 100 (AMEX: QQQ) theo 100 cổ phiếu lớn nhất được niêm yết bởi thị trường Nasdaq. Đây là một mạng máy tính cho phép những nhà môi giới mua bán với nhau. Nasdaq 100 bắt đầu mua bán vào tháng 3 năm 1999 dưới biểu tượng QQQ. Những nhà môi giới gọi những chỉ số cổ phiếu này là Qs hay Qubes (nó là Q được luỹ thừa ba lần).

Một thực tế

NASDAQ là những chữ cái đầu của nhóm từ Hiệp hội quốc gia về thông báo tự động hoá những nhà kinh doanh chứng khoán. Như New Kids on the Block(NKOTB)

Các công ty

Các công ty trên NASDAQ có khuynh hướng nhỏ hơn và trẻ hơn những công ty trên New York, nhưng thị trường cũng liệt kê chỉ số công nghiệp trung bình DowJones của những nhà khổng lồ Microssoft và Itel. Mặc dù không có nỗ lực nào để lựa chọn những cổ phiếu kỹ thuật đối với Nasdaq 100, chỉ số này thường được coi như một chỉ số "cổ phiếu kỹ thuật" đơn giản bởi vì hỗn hợp của nó là hầu hết các công ty công nghệ kỹ thuật mới.

Nó được đo lường như thế nào ?

Nasdaq 100 được đo lường sử dụng một phương thức nghiêng về tư bản hoá bổ sung. Những công ty lớn hơn được đánh giá chú trọng hơn và việc thiên vị đó được làm để duy trì những công ty lớn đối lại việc xâm nhập của công ty nhỏ hơn. Thuật toán thực tế có xu hướng nghiêng về độc quyền.

Sức mạnh

Những cổ phiếu của Nasdaq 100 là những cổ phiếu kỹ thuật và hâud hết các công ty này không có mặt trong 25 năm trước. Nếu bạn tin tưởng rằng những kỹ thuật mới cuối cùng sẽ cung cấp phần thưởng đầu tư cao hơn những công ty đã ổn định, Qubes là một con đường dễ dàng để nắm một "giỏ" đa dạng gì đó của những công ty này.

Hạn chế

VÌ thiên nhiều về các cổ phiếu kỹ thuật, Nasdaq 100 có thể vô cùng dễ thay đổi. Trong năm 1999 nó lên đến 81%. Hoạt động hiện hành đó bị kéo theo một cuộc sụt giảm 37% trong năm 2000. Đối với những nhà đầu tư Qubes có thể là một cuộc dạo chơi liều lĩnh.

Đầu tư trong hỗn hợp Nasdaq

Bạn có thể mua cổ phần của Nasdaq 100 từ bất kỳ một nhà môi giới chứng khoán nào. Cổ phiếu được mua bán trong ngày dưới biểu tượng mua bán QQQ. Những cổ phiếu QQQ được định giá xấp xỉ 1/40 giá trị của chỉ số Nasdaq 100. Nasdaq 100 Trust Series là một đầu tư thoả hiệp được thiết kế để cung cấp những kết quả đầu tư mà nói chung là phù hợp với việc thực hiện giá và hoa lợi của chỉ số Nasdaq 100. Không có gì chắc chắn rằng việc thực hiện của chỉ số Nasdaq 100 có thể được đáp ứng hoàn toàn.

Chủ đề Chỉ số trung bình DOW JONES (DJIA)

Chỉ số này là gì?

Một trăm năm đã qua, DJIA vẫn tiếp tục là chỉ số lâu năm nhất trong thị trường Mỹ. DJIA bao gồm cổ phiếu của 30 công ty với sự lớn mạnh đi kèm. DJIA là một chỉ số biểu thị thị trường nổi tiếng nhất thế giới, một phần bởi vì nó đã đủ chín muồi để nhiều thế hệ các nhà đầu tư trở nên quen thuộc để định giá nó, và một phần bởi vì thị trường cổ phiếu Mỹ là thị trường có giá trị nhất trên thế giới.

Một thực tế : Chỉ một trong số 12 cổ phiếu DJIA nguyên gốc nằm trong chỉ số ngày nay.

Các công ty: Ở đây tập hợp các công ty lớn đại diện của công nghiệp Mỹ. Dow bao gồm các công ty đầy quyền lực như Proctor và Gamble, Home Depot, Coca cola, và Microsoft. Mặc dù nó gồm toàn bộ tất cả những công ty lớn, nó được thiết kế để đại diện cho hầu hết bất kỳ công ty Mỹ nào không nằm trong diện doanh nghiệp vãng lai hay một ích lợi nào. Chỉ những công ty công nghiệp đáng kể với một lịch sử tăng trưởng thành công và lãi suất lớn giữa những nhà đầu tư mới được xem để liệt vào sanh sách.

Dow được định giá không giống như những chỉ số khác, những công ty có ảnh hưởng nhất là những công ty có giá cổ phiếu cao nhất.

Chỉ số được đo như thế nào

Từ "trung bình" nằm trong tiêu đề bởi vì những cách tính chỉ số được tính nguyên gốc bằng cách cộng các giá cổ phiếu và chia cho số cổ phiếu. Hệ thống phương pháp chính tương tự như ngày nay, nhưng số chia được thay đổi để bảo tồn sự liên tục dựa trên nghiên cứu về lịch sử. DJIA là một chỉ số nghiêng về giá được tính hàng ngày dựa trên giá của mỗi công ty không một đánh giá nào về cỡ của mỗi công ty.

Sức mạnh

Đảm bảo các công ty cung cấp những trạng thái ổn định có ý nghĩa cho DJIA. Mỗi công ty có khả năng nhận thức đầu tư tập thể. Như một chỉ số lâu đời nhất và chỉ số được tác động thường xuyên nhất, khi mọi người hỏi thị trường được hoạt động như thế nào, họ thường sẽ hỏi về DJIA.

Hạn chế

Bởi vì nó bị hạn chế đối với những công ty thuộc Mỹ và 30 công ty lúc đó DJIA rất không đa dạng hoá. Vì theo định nghĩa, nó tập trung trên diện rộng đối với những công ty công nghiệp,. Bởi vì nó là chỉ số nghiêng về giá, nó không theo sát hoạt động của công ty ở một mức nào đó mà phản ánh những kết quả một nhà đầu tư có lý trí. Để đủ khả năng thực hiện chỉ số Dow, một nhà đầu tư sẽ phải mua một số cổ phiếu tương đương nhau của mỗi công ty, như một chiến lược sẽ buộc nhà đầu tư để đầu tư nhiều tiền trong các công ty với giá cổ phiếu cao hơn, không phải là một cách thực sự để đầu tư.

Đầu tư trong DJIA

DJIA có vài sản phẩm tài chính liên quan đến nó, bao gồm chỉ số các quỹ và chỉ số các quỹ ngoại thương như Dow Diamonds (Amex: DIA). Những công ty của DJIA không thể biến mất - chúng là một vài trong số những công ty lớn nhất của Mỹ. Một nhà đầu tư đang tìm kiếm sự ít mạo hiểm, bảo tồn vốn, và nhiều thu nhập từ các cổ phần sẽ là người mua lý tưởng của những sản phẩm được liên kết với Dow.

Chủ đề Giao dịch chứng khoán

Hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán có thể diễn ra trên thị trường tập trung (Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán) và thị trường phi tập trung.

I. MUA CHỨNG KHOÁN CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH

Đối với loại chứng khoán này, bạn có thể thực hiện theo 2 hình thức:

- Mua trực tiếp tại tổ chức phát hành (công ty): nhà đầu tư phải đăng ký mua và nộp tiền trực tiếp tại tổ chức phát hành chứng khoán. Hình thức này rất bất cập, nhất là về mặt địa lý.

- Mua thông qua trung gian: tức là mua thông qua các nhà đại lý hoặc bảo lãnh phát hành, thông thường là các công ty chứng khoán và các Ngân hàng thương mại.

Nếu bạn mua chứng khoán của tổ chức phát hành chưa niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán thì việc chuyển nhượng hoặc bán lại chứng khoán đó cho người khác hiện nay gặp nhiều khó khăn vì không dễ tìm được người mua và bạn cũng phải trực tiếp đến tổ chức phát hành (hoặc uỷ quyền) để thực hiện chuyển nhượng cho người mua.

II. MUA BÁN CHỨNG KHOÁN NIÊM YẾT TRÊN TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

Chứng khoán niêm yết là chứng khoán có đủ điều kiện và tiêu chuẩn được đăng ký để mua bán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán. Khi mua bán chứng khoán niêm yết, phải tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:

- Mọi giao dịch mua bán chứng khoán đều phải qua hệ thống tại Sở Giao dịch, Trung tâm Giao dịch chứng khoán theo phương thức khớp lệnh hoặc phương thức thoả thuận;

- Giao dịch chứng khoán thực hiện theo phương thức khớp lệnh trên nguyên tắc ưu tiên về giá và ưu tiên về thời gian;

- Giao dịch chứng khoán niêm yết lô lẻ được thực hiện trực tiếp giữa người đầu tư với công ty chứng khoán thành viên là thành viên của Trung tâm Giao dịch chứng khoán trên nguyên tắc thoả thuận về giá.

Quy trình giao dịch chứng khoán niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán:

Toàn bộ quy trình này được tiến hành theo 5 bước:

- Bước 1: Nhà đầu tư đến mở tài khoản và đặt lệnh mua hay bán chứng khoán tại một công ty chứng khoán.

- Bước 2: Công ty chứng khoán chuyển lệnh đó cho đại diện của công ty tại Trung tâm giao dịch chứng khoán để nhập vào hệ thống giao dịch của Trung tâm.

- Bước 3: Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện ghép lệnh và thông báo kết quả giao dịch cho công ty chứng khoán.

- Bước 4: Công ty chứng khoán thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu tư.

- Bước 5: Nhà đầu tư nhận được chứng khoán (nếu là người mua) hoặc tiền (nếu là người bán) trên tài khoản của mình tại công ty chứng khoán sau 3 ngày làm việc kể từ ngày mua bán nếu quy định về thời gian thực hiện thanh toán bù trừ chứng khoán là T +3.

Chủ đề Giá tham chiếu của cổ phiếu trong những ngày đặc biệt

Trong quá trình theo dõi và tham gia thị trường, thỉnh thoảng người đầu tư nhận thấy Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (TTGDCK Tp. HCM) không lấy giá đóng cửa của một cổ phiếu nào đó trong phiên giao dịch trước đó làm giá tham chiếu cho cổ phiếu này trong ngày giao dịch tiếp theo như thường lệ. Đó là ở trường hợp ở những phiên giao dịch người đầu tư giao dịch không được nhận cổ tức bằng tiền, không được nhận thưởng bằng tiền, ngày giao dịch không được hưởng quyền mua cổ phiếu mới trong đợt phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn hay trong ngày giao dịch không được hưởng phần phát thưởng bằng cổ phiếu, ngày không được hưởng cổ tức bằng cổ phiếu hoặc tổ hợp nào đó của các yếu tố trên.

Điểm qua một số thông tin liên quan, chúng ta thấy việc phát hành thêm cổ phiếu để huy động thêm vốn phát triển sản xuất của Công ty cổ phần (CtyCP) giấy Hải phòng (Haphaco). Công ty này đã phát hành tăng vốn lên gấp đôi, từ hơn 10 tỷ lên hơn 20 tỷ để xây dựng một dây chuyền sản xuất giấy Craft. Và cứ mỗi cổ phiếu sở hữu nhận được một quyền mua một cổ phiếu trong đợt phát hành mới. Tại đây đã xuất hiện nhu cầu về định giá chứng khoán phái sinh là quyền mua cổ phiếu và làm cơ sở để định giá bán cổ phiếu cho người có quyền. Trong thời gian đó, giá cổ phiếu Haphaco đang ở mức cao trên 60-70 ngàn đồng/cổ phiếu và thị trường đang có xu hướng suy giảm. Công ty Haphaco đã xác định giá bán cho người có quyền là 50, sau đó là 40 và cuối cùng là 32 ngàn đồng/cổ phiếu trong đợt phát hành mới khi giá cổ phiếu này trên thị trường giảm xuống trên dưới 50 ngàn đồng. Và trên thực tế đã xuất hiện ngày giao dịch không hưởng quyền mua cổ phiếu này và TTGDCK Tp. HCM đã điều chỉnh giá tham chiếu.

Ngoài ra, đối với những công ty niêm yết (CtyNY) khác, đã có một số công ty phát hành thêm cổ phiếu để thưởng hay cổ phiếu dùng để trả cổ tức như CtyCP Xuất nhập khẩu Bình Thạnh, CtyCP Giao nhận kho vận ngoại thương, CtyCP nước giải khát Sài gòn, CtyCP cáp và vật liệu viễn thông...Vì vậy, việc định giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không có thưởng, không hưởng cổ tức bằng cổ phiếu cũng đã được TTGDCK Tp. HCM tính toán và thông báo...

Ví dụ, như Công ty Haphaco đã phát cổ tức năm 2004 đợt 1 là 12% tương đương với 1200đ/1 cổ phần và công bố phát cổ tức đợt 2 năm 2004 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 100 cổ phiếu cũ được nhận 12 cổ phiếu mới ( tất nhiên là sau khi được phép của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN)). CtyCP Xuất nhập khẩu Khánh Hội (KHA) cũng đã được phép của UBCKNN phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn dưới hình thức thưởng cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ 20,9 tỷ lên gấp rưỡi, tức là phát hành thêm thêm 1.045.000 cổ phiếu với trị giá 10,450 tỷ đồng. Ngày cuối cùng để cổ đông đăng ký quyền mua cổ phiếu này là ngày 15/10/2004. Ngày 18/10/2004 TTGDCK Tp. HCM đã có công văn số 734/TTGDCK-LK gửi các thành viên hướng dẫn việc chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu mới của cổ đông CtyCP Xuất nhập khẩu Khánh Hội. Theo đó, việc chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu mới của công ty này chỉ xảy ra duy nhất 1 lần đối với mỗi cá nhân, tổ chức có quyền mua cổ phiếu từ ngày 28/10 đến ngày 17/11/2004. Việc chuyển nhượng quyền có thể được thực hiện một phần hay toàn bộ số quyền và chuyển nhượng cũng có thể cho một hay nhiều khách hàng. Tuy nhiên, người đi mua sẽ không được bán quyền kể cả quyền của riêng mình và quyền vừa mới mua. Chúng ta lại thấy ở đây do TTCK phái sinh chưa được tổ chức nên việc mua, bán quyền bị biện pháp hành chính thu hẹp. CtyCP Cơ điện lạnh (Ree) cũng đã được UBCKNN cho phép phát hành tối đa 1.462.500 cổ phiếu để trả cổ tức năm 2004. Tuy nhiên, khối lượng phát hành cũng phụ thuộc vào lượng vốn công ty này dành để trả cổ tức. Công ty cũng đã được phép trên nguyên tắc về phát hành thêm 1.125.000 cổ phiếu để thưởng từ nay cho đến năm 2008. Cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi của công ty (chuyển đổi thành cổ phiếu thường) cũng sẽ đến hạn chuyển đổi vào năm 2009. Nhu cầu định giá tham chiếu của cổ phiếu này trong ngày không hưởng quyền cũng đã xuất hiện.

Công ty Gemadept đã trả cổ tức đợt 1 năm 2004 là 12% và công bố sẽ trả cổ tức lần hai của năm này bằng cổ phiếu (họ cũng đã được phép của UBCKNN) với tỷ lệ 20:1. Có nghĩa là, cổ đông cứ có 20 cổ phiếu cũ (kể cả cổ phiếu trả chậm) sẽ được phát thêm 1 cổ phiếu từ nguồn vốn chia cổ tức năm 2004. Công ty Haphaco đã được phép của UBCKNN chia cổ tức đợt hai bằng cổ phiếu (1200đ/cổ phiếu), với giá được tính theo mệnh giá là10.000đ/cổ phiếu, tức là cổ đông có 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 12 cổ phiếu, đồng thời thưởng cổ phiếu cho cổ đông để tăng vốn với tỷ lệ 2:1, tức là có hai cổ phiếu cũ được nhận thêm 1 cổ phiếu mới. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 6/12/2004.

Để lý giải về giá tham chiếu của cổ phiếu trong những ngày đặc biệt trên, chúng tôi xin giới thiệu một số kết quả của công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này[1][1].

1) Giá tham chiếu (Ptc) của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng cổ tức được tính theo công thức:

Ptc = Giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó - giá trị cổ tức

Giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng cổ tức đúng bằng giá đóng cửa của cổ phiếu này trong phiên trước đó trừ đi giá trị cổ tức.

2) Giá tham chiếu của cổ phiếu (Ptc) trong ngày giao dịch không hưởng phần chia lãi bằng tiền

Ptc = Giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó - giá trị tiền thưởng

Giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng phần thưởng bằng tiền đúng bằng giá đóng cửa của cổ phiếu này trong phiên trước đó trừ đi giá trị tiền thưởng.

3) Giá tham chiếu của cổ phiếu trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn

Trong trường hợp này giá tham chiếu của cổ phiếu ngày không hưởng quyền mua cổ phiếu mới (Ptc) được tính theo công thức:

PR t-1 + (I x PR )

Ptc = ------------------------

1+ I

Trong đó : Ptc : là giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền mua cổ phiếu trong đợt phát hành mới để tăng vốn, đây là giá cần xác định

PRt-1 : là giá chứng khoán phiên trước phiên giao dịch không hưởng quyền.

I : là tỷ lệ vốn tăng

PR : là giá cổ phiếu sẽ bán cho người nắm giữ quyền mua cổ phiếu trong đợt phát hành mới.

Ví dụ: Giả sử ta muốn tính giá tham chiếu của cổ phiếu Haphaco vào ngày không hưởng quyền mua cổ phiếu mới trong đợt phát hành thêm cổ phiếu lần đầu để huy động vốn đầu tư xây dựng Nhà máy giấy Craft. Thông tin chúng ta có được như sau: Tổng vốn huy động mới là 20 tỷ đồng (tổng vốn Haphaco trước lúc phát hành quyền mua cổ phiếu là 10 tỷ đồng). Tức là mỗi cổ phiếu cũ được mua thêm 2 cổ phiếu mới. Giá tham chiếu của cổ phiếu này vào phiên trước phiên giao dịch không hưởng quyền là 50.000đồng/cổ phiếu (PRt-1). Tỷ lệ vốn tăng là gấp 2 lần vốn hiện có ( I=2). Giá cổ phiếu sẽ bán cho cổ đông ghi trong quyền là 32.000đồng/cổ phiếu (PR).

5 0000 + 2 x 32000

Ptc = ----------------------------- = 38 000 đồng

1+ 2

Như vậy, giá tham chiếu cổ phiếu trong phiên giao dịch không hưởng quyền là 38.000 đồng. Trong khi đó giá bán theo quyền của cổ phiếu (hay giá ấn định) là 32. 000 đồng.

Trong trường hợp này giá của quyền mua đối với mỗi cổ phiếu là :

38.000 đồng - 32.000 đồng = 6.000 đồng.

Trong thực tế, khi có một cổ phiếu ta có hai quyền mua cổ phiếu mới và tổng giá trị quyền cho việc sở hữu một cổ phiếu cũ là 12.000 đồng

Đây là thông tin hết sức quan trọng trong quá trình giao dịch quyền mua cổ phiếu này.

Bài toán này được gặp khá thường xuyên trong quá trình vận hành của TTCK. Bởi vì, việc phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất là mục đích quan trọng nhất của TTCK và các doanh nghiệp sẽ tranh thủ tối đa nguồn vốn huy động bằng phương pháp này.

4) Giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng phần chia lãi, hay phát thưởng bằng cổ phiếu

Thực tiễn TTCK Việt nam hiện nay đã cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp niêm yết muốn thực hiện việc chia cổ tức, chia lãi bằng cổ phiếu. Thực chất đây là đợt phát hành mới và bán cho cổ đông hiện hữu. Quyền "mua" cổ phiếu tiềm ẩn trong hoạt động này và coi như người có quyền dùng luôn tiền thưởng hay cổ tức để mua cổ phiếu mới. Thực chất, hoạt động chia lãi, chia cổ tức và hoạt động phát hành thêm cổ phiếu cùng xẩy ra cùng một lúc.

Ví dụ: CtyCP Xuất nhập khẩu Khánh Hội (KHA) đã được phép của UBCKNN phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn dưới hình thức thưởng cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ 20,9 tỷ đồng lên gấp rưỡi, tức là phát hành thêm 1.045.000 cổ phiếu với trị giá 10,450 tỷ đồng. Ngày cuối cùng để cổ đông đăng ký quyền mua cổ phiếu là ngày 15/10/2004 (Thứ 6). Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày Thứ 4 ngày 13/10. Câu hỏi ở đây là, giá tham chiếu của cổ phiếu này tại ngày 13/10 này là bao nhiêu? Giá trị của quyền bằng bao nhiêu? Biết rằng giá cổ phiếu ngày 12/10 của KHA là 25.500đồng.

Trong trường hợp này, cùng một lúc có 2 sự kiện xẩy ra: KHA phát thưởng và phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn. Mức thưởng là 5.000đồng /cổ phiếu; Phát hành để tăng thêm 50% vốn và giá tính cho người có quyền (cổ đông hiện hữu) với giá 10.000đồng /cổ phiếu. Chúng ta dùng công thức sau:

PR t-1 + (I x PR )-TTH

Ptc = ------------------------------

1+ I

Trong đó : Ptc : là giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền nhận thưởng bằng cổ phiếu

PRt-1 : là giá chứng khoán phiên trước phiên không hưởng quyền nhận thưởng bằng cổ phiếu. (25.500đ)

I : là tỷ lệ vốn tăng: 50%=0,5

PR : là giá cổ phiếu sẽ tính toán cho người có quyền nhận thưởng bằng tiền (10.000đ)

TTH : Giá trị tiền thưởng bằng cổ phiếu (5.000 đồng)

Thay số vào ta có:

25.500 + (0.5x 10.000 ) -5.000

P tc (ngày 13/10) = ------------------------------------- = 17.000 đồng

1+ 0.5

Tức là, nếu ngày 13/10 giá cổ phiếu KHA hình thành là 17.000 đồng/cổ phiếu thì được coi là không có biến động giá, không có tác động đến Vn-Index. Việc giảm giá từ 25.500 đồng /cổ phiếu xuống 17.000 đồng/cổ phiếu chỉ là sự biến động về giá trị, chứ không phải là biến động về giá.

Giá của quyền ở đây là 17.000đồng - 10.000đồng = 7.000đồng

5) Giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng phần chia lãi và đồng thời chia cổ tức bằng cổ phiếu

Ví dụ : Công ty Haphaco đã được phép của UBCKNN chia cổ tức đợt hai bằng cổ phiếu (1.200đ/cổ phiếu), với giá được tính theo mệnh giá là10.000đồng/cổ phiếu, tức là cổ đông có 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 12 cổ phiếu, đồng thời thưởng cổ phiếu cho cổ đông để tăng vốn với tỷ lệ 2 :1, tức là có hai cổ phiếu cũ được nhận thêm 1 cổ phiếu mới. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 6/12/04. Chúng ta hãy tính giá tham chiếu của cổ phiếu này vào ngày 6/12/04 theo công thức :

Công thức của chúng ta :

PR t-1 + (I x PR )-TTH- Div

Ptc (ngày 6/12) = -------------------------------------

1+ I

Trong đó : Ptc (ngày 6/12) : là giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dich không hưởng quyền nhận thưởng và nhận cổ tức bằng cổ phiếu

PRt-1 : là giá chứng khoán trước khi phát hành chứng quyền.

(Giá vào ngày 3/12/2004 là 39.300 đồng)

I : là tỷ lệ vốn tăng: 50%+12%= 62%= 0,62

PR : là giá cổ phiếu sẽ bán cho người có quyền hưởng cổ tức và tiền thưởng bằng cổ phiếu (=10.000 đồng)

TTH: giá trị tiền thưởng (=5.000 đồng)

Div: là giá trị cổ tức (= 1.200 đồng)

39.300 + (0.62x 10.000 ) -5.000-1.200

P tc ngày 6/12 = -------------------- -------- -------------- = 24.259 đồng

1+ 0.62

Trong trường hợp này giá trị quyền nhận cổ tức và tiền thưởng bằng cổ phiếu là:

24.259- 1.0000 = 14.259 đồng.

Tuy nhiên, trong thực tế TTGDCK Tp. HCM đã quy định giá tham chiếu của Haphaco ở phiên giao dịch đầu tiên không hưởng quyền (ngày 6/12/04) là 25.000đ (cao hơn giá trị thực hơn 700 đồng). Lẽ ra phải thông báo giá tham chiếu của Haphaco vào ngày 6/12/04 - Phiên giao dịch 931 là 24.300 đồng thay vì 25.000 đồng.

Đây là thông tin quan trọng đối với người đầu tư để họ có cơ sở để giao dịch cổ phiếu trong những phiên trước ngày 6/12 và ngay ngày 6/12

Việc giảm giá của Haphaco từ 39.300 đồng vào phiên giao dịch 930 xuống 24.300 đồng vào phiên thứ 931 không coi là giảm giá và không tính vào Vn-Index, vì đây là khoản giảm giá trị của cổ phiếu chứ không phải giảm giá.

6) Tổng quát hóa

Nếu tất cả các yếu tố kể trên cùng xẩy ra một lúc thì ta tính giá tham chiếu ra sao. Ví dụ cùng một lúc có các sự kiện như sau xảy ra :

- Công ty có phát hành thêm chứng quyền để tăng vốn

- Công ty có một phần tiền thưởng bằng tiền mặt.

- Công ty có chia một phần cổ tức bằng tiền mặt

- Công ty có một phần tiền thưởng bằng cổ phiếu.

- Công ty có chia một phần cổ tức bằng cổ phiếu.

Đồng thời giá cổ phiếu tính cho chứng quyền, quyền nhận thưởng bằng cổ phiếu, quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu khác nhau. Câu hỏi đặt ra là vào ngày giao dịch không hưởng các quyền trên giá tham chiếu của cổ phiếu tính ra sao? Thực tế đây là bài toán tổng hợp của tất cả các bài toán trên. Chúng ta hãy dùng công thức tổng quát sau:

PR t-1 + (I1 x Pr1 ) + (I2 x Pr2 ) + (I3 x Pr3 ) -TTHcp- Divcp- TTHt -Divt

Ptc = ----------------------------------------------------------------------------------------------

1+ I1 + I2 + I3

Trong đó :

Ptc : Giá tham chiếu trong ngày không hưởng các quyền trên

I1 : Tỷ lệ vốn tăng theo phát hành quyền mua cổ phiếu

I2 : Tỷ lệ vốn tăng do phát thưởng bằng cổ phiếu

I3 : Tỷ lệ vốn tăng do phát cổ tức bằng cổ phiếu

TTHcp : Giá trị tiền thưởng bằng cổ phiếu

Divcp : Giá trị cổ tức bằng cổ phiếu

TTHt : Giá trị tiền thưởng bằng tiền

Divt : Giá trị cổ tức bằng tiền

Pr1 : Giá cổ phiếu bán cho người có quyền mua cổ phiếu

Pr2 : Giá cổ phiếu tính cho người được thưởng bằng cổ phiếu

Pr2 : Giá cổ phiếu tính cho người được nhận cổ tức bằng cổ phiếu

Trong thực tế, chúng ta có thể dùng công thức tổng quát này để tính toán cho tất cả các trường hợp. Đối với những nhân tố không xẩy ra ta đánh số 0. Đây là kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng thực tiễn khá cao, mong các nhà đầu tư tham gia góp ý, bàn luận thêm.

Việc điều chỉnh giá tham chiếu theo những yếu tố kể trên là những biến động về giá trị cổ phiếu (phải được loại bỏ trong quá trình tính toán Vn-Index), không ảnh hưởng đến chỉ số giá Vn-Index. Trong một số trường hợp, một số người không hiểu về phương pháp tính Vn-Index nên đã giải thích việc giảm Vn-Index là do ngày phát cổ tức, ngày phát hành thêm cổ phiếu, ngày phát thưởng bằng tiền, bằng cổ phiếu... Đây chỉ là sai lầm trong cách nhận biết và liên quan đến một số kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK./.

Chủ đề HƯỚNG DẪN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

Để tham gia giao dịch chứng khoán và trở thành một nhà đầu tư thành công tạiThị trường Chứng khoán Việt Nam trước hết nhà đầu tư phải nắm rõ vềcác quy định và các thủ tục giao dịch. Dưới đây là các quy định về hoạt động giao dịch chứng khoán tại Thị trường Chứng khoán Việt Nam và các thủ tục giao dịch tại Công ty Chứng khoán Tràng An.

I. Các quy định về chung về giao dịch

1. Sở giao dịch

2. Chứng khoán niêm yết

3. Đơn vị chứng khoán

4. Các quy định khác

II. Các quy định về giao dịch tại Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh

1. Phương thức giao dịch

2. Thời gian giao dịch

3. Đơn vị chứng khoán

4. Đơn vị yết giá

5. Giá tham chiếu

6. Biên độ dao động giá

7. Lệnh giao dịch

8. Nguyên tắc thực hiện giao dịch

9. Thời gian thanh toán bù trừ

III. Các quy định về giao dịch tại Sở GDCK Hà Nội

1. Phương thức giao dịch

2. Thời gian giao dịch

3. Đơn vị chứng khoán

4. Đơn vị yết giá

5. Giá tham chiếu

6. Biên độ dao động giá

7. Lệnh giao dịch

8. Nguyên tắc thực hiện giao dịch

9. Thời gian thanh toán bù trừ

IV. Thủ tục giao dịch tại công ty Chứng khoán Tràng An

1. Mở tài khoản

2. Nộp tiền vào tài khoản

3. Lưu ký chứng khoán

4. Giao dịch chứng khoán

V. Một số quy định riêng đối với người đầu tư nước ngoài

VI. Các dịch vụ tiện ích

I. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG VỀ GIAO DỊCH

1. Sở Giao dịch

Hiện tất cả các chứng khoán được giao dịch trên hai Sở Giao dịch Chứng khoán là Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX - Ho chi minh Stock Exchange) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX - Ha noi Stock Exchange).

2. Chứng khoán

Chứng khoán: bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư được niêm yết tại hai Sở Giao dịch Chứng khoán.

3. Đơn vị chứng khoán

Mệnh giá cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư khi niêm yết được quy định thống nhất là 10.000 đồng, trái phiếu là 100.000 đồng.

4. Các quy định khác

• Nhà đầu tư muốn thực hiện mua bán Chứng khoán tại một trong hai Sở hoặt đồng thời tại cả hai Sở phải tiến hành mở tài khoản giao dịch chứng khoán và chỉ được mở tại một công ty chứng khoán duy nhất.

• Nhà đầu tư không được phép đồng thời đặt lệnh mua và bán đối với một loại chứng khoán trong cùng một ngày giao dịch đối với các chứng khoán niêm yết tại hai Sở.

II. CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIAO DỊCH TẠI Sở GDCK TP. HỒ CHÍ MINH

1. Phương thức giao dịch:

Hiện nay Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng ba phương thức giao dịch: giao dịch khớp lệnh định kỳ; giao dịch liên tục; và giao dịch thỏa thuận.

2. Thời gian giao dịch:

Các phiên giao dịch chứng khoán được thực hiện từ Thứ 2 đến Thứ 6 hàng tuần trừ các ngày lễ, Tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Luật Lao động, UBCKNN và Sở GDCK.

* Giao dịch khớp lệnh:

Mỗi phiên giao dịch có ba đợt khớp lệnh cụ thể như¬ sau:

* Đợt 1:

- Từ 8h30 đến 9h00 Nhận lệnh đợt 1

- 9h00 Khớp lệnh đợt 1

* Đợt 2:

- Từ 9h00 đến 10h15: Nhận và khớp lệnh liên tục

- 10h15: Kết thúc khớp lệnh liên tục

* Đợt 3:

- Từ 10h15 đến 10h30: Nhận lệnh đợt 3

- 10h30: Khớp lệnh đợt 3

* Giao dịch thoả thuận cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư:

- Từ 10h30 đến 11h00

* Giao dịch thoả thuận trái phiếu:

- Từ 8h30 đến 11h00

3. Đơn vị chứng khoán

Mỗi lô chứng khoán gồm 10 cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đầu tư. Không quy định đơn vị lô giao dịch đối với trái phiếu.

Theo khối lượng chứng khoán, giao dịch được chia thành 03 loại:

* Giao dịch lô lẻ: là giao dịch có số lượng từ 1 đến 9 đối với cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư. Giao dịch lô lẻ được giao dịch trực tiếp với Công ty chứng khoán mà không phải khớp lệnh tập trung với biên độ giao động giá quy định hoặc khách hàng có thể giao dịch trực tiếp lô lẻ với nhau để tạo thành lô chẵn.

* Giao dịch lô chẵn: là giao dịch có số lượng từ 10 đến 19.990 và là bội số của 10 đối với cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu t¬ư. Được giao dịch thông qua khớp lệnh tập trung tại Sở GDCK TP HCM.

* Giao dịch lô lớn: có số lượng bằng hoặc lớn hơn 20.000 đối với cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu t¬ư; có số lượng không giới hạn đối với trái phiếu. Được giao dịch theo hình thức thỏa thuận.

4. Đơn vị yết giá

* Giao dịch khớp lệnh:

Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư Đơn vị yết giá

• Giá dưới 49.900 đồng 100 đồng

• Giá từ 50.000 đến 99.500 đồng 500 đồng

• Giá trên 100.000 đồng 1.000 đồng

* Giao dịch thỏa thuận:

Không có quy định đơn vị yết giá đối với phương thức giao dịch thoả thuận.

5. Giá tham chiếu

- Chỉ áp dụng đối với giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư.

- Giá tham chiếu là giá đóng cửa (giá giao dịch của đợt khớp lệnh cuối cùng) của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư trong phiên giao dịch thông thường của ngày có giao dịch gần nhất.

6. Biên độ giao động giá

- Biên độ giao động giá cho giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết tại Sở GDCK TP HCM do Chủ tịch UBCKNN quy định. Biên độ giao động giá hiện tại là +/- 5%

- Không áp dụng biên độ giao động giá đối với giao dịch trái phiếu.

- Đối với các chứng khoán mới đăng ký giao dịch hoặc chứng khoán bị tạm ngừng giao dịch, trong ngày đầu tiên giao dịch hoặc giao dịch trở lại Sở GDCK TP HCM cho phép giá giao dịch được biến động trong +/-20% giá giao dịch dự kiến. Tổ chức niêm yết và công ty chứng khoán làm tư vấn niêm yết (nếu có) phải đưa ra mức giá giao dịch dự kiến để tính giá tham chiếu cho cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trong ngày giao dịch đầu tiên. Nếu sau 03 ngày giao dịch đầu tiên, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mới niêm yết chưa có giá đóng cửa, tổ chức niêm yết sẽ phải được xác định giá giao dịch dự kiến Trong ngày giao dịch tiếp theo, giá tham chiếu của chứng khoán này sẽ được tính như phần trên.

7. Lệnh giao dịch

• Lệnh giới hạn (LO): là loại lệnh đặt mua hoặc bán tại mức giá cụ thể hoặc tốt hơn mức giá đó. Lệnh giới hạn nhập vào hệ thống có hiệu lực đến khi kết thúc ngày giao dịch

• Lệnh giao ATO/ ATC là lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh ở phiên mở cửa/đóng cửa. Lệnh giao dịch chỉ có hiệu lực trong cùng đợt khớp lệnh.

• Lệnh hủy: Lệnh nhập vào hệ thống giao dịch không được phép hủy bỏ trong cùng đợt khớp lệnh định kỳ nhưng được phép hủy phần còn lại của lệnh gốc hoặc lệnh gốc chưa thực hiện ở lần khớp lệnh trước; hoặc được phép hủy bỏ khi đang trong phiên khớp lệnh liên tục

• Không được sửa lệnh.

8. Nguyên tắc thực hiện giao dịch:

* Phương thức giao dịch khớp lệnh định kỳ:

Các loại lệnh tham gia: lệnh giới hạn (LO), lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh (ATO/ATC) và lệnh hủy.

Phương thức giao dịch khớp lệnh định kỳ là phương thức giao dịch được hệ thống giao dịch thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán của khách hàng theo nguyên tắc xác định giá thực hiện như sau:

a. Là mức giá thực hiện đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất;

b. Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện (a) thì mức giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn;

c. Nếu vẫn có nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện (b) thì mức giá cao hơn sẽ được chọn.

Nguyên tắc ưu tiên lệnh giao dịch

• Ưu tiên về giá

- Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước

- Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước

• Ưu tiên về thời gian: trường hợp các lệnh mua, lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh giao dịch nhập trước vào hệ thống giao dịch được ưu tiên thực hiện

• Ưu tiên về loại lệnh: Lệnh ATO/ATC được ưu tiên khớp trước lệnh LO

• Ưu tiên về đối tượng: lệnh của khách hàng cá nhân sẽ được ưu tiên trước lệnh của khách hàng là tổ chức.

* Phương thức giao dịch thỏa thuận:

Các loại lệnh tham gia: lệnh giới hạn (LO).

Phương thức giao dịch thỏa thuận là phương thức giao dịch trong đó các thành viên tự thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch, sau đó thực hiện giao dịch thông qua hệ thống nhận lệnh của Công ty chứng khoán và Sở Giao dịch chứng khoán.

9. Thời gian thanh toán bù trừ:

• Đối với giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư: T+3.

• Đối với giao dịch trái phiếu: T+1.

III. CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIAO DỊCH TẠI Sở GDCK HÀ NỘI

1. Phương thức giao dịch:

Hiện nay Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội áp dụng hai phương thức giao dịch: giao dịch báo giá liên tục và giao dịch thỏa thuận.

2. Thời gian giao dịch:

Các phiên giao dịch chứng khoán được thực hiện vào các buổi sáng từ Thứ 2 đến Thứ 6 hàng tuần trừ các ngày lễ, Tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Luật Lao động, UBCKNN và TTGDCK. Thời gian giao dịch được thực hiện từ 8h30 đến 11h00.

3. Đơn vị chứng khoán

Mỗi lô chứng khoán gồm 100 cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đầu tư. Không quy định đơn vị lô giao dịch đối với trái phiếu.

Theo khối lượng chứng khoán, giao dịch được chia thành 02 loại:

* Giao dịch lô lẻ: là giao dịch có số lượng từ 1 đến 99 đối với cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư. Giao dịch lô lẻ được giao dịch trực tiếp với Công ty chứng khoán mà không phải khớp lệnh tập trung với biên độ giao động giá quy định hoặc khách hàng có thể giao dịch trực tiếp lô lẻ với nhau để tạo thành lô chẵn.

* Giao dịch lô chẵn: là giao dịch có số lượng từ 10 đến 4.900 và là bội số của 100 đối với cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu t¬ư. Được giao dịch thông qua hình thức báo giá liên tục tại Sở GDCK TP HN.

* Giao dịch lô lớn: có số lượng bằng hoặc lớn hơn 5.000 đối với cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu t¬ư; có số lượng không giới hạn đối với trái phiếu. Được giao dịch theo hình thức giao dịch thỏa thuận.

4. Đơn vị yết giá

Đơn vị yết giá được quy định cho giao dịch cổ phiếu và trái phiếu theo hình thức khớp lệnh là 100 đồng

Đơn vị yết giá được quy định cho giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu là 1000 đồng.

5. Giá tham chiếu

Giá tham chiếu của cổ phiếu đang giao dịch là mức giá bình quân gia quyền của các giá giao dịch trong phiên giao dịch thông thường của ngày có giao dịch gần nhất.

6. Biên độ giao động giá

- Biên độ giao động giá cho giao dịch cổ phiếu được quy định là +/- 7%

- Không áp dụng biên độ giao động giá đối với giao dịch trái phiếu.

- Đối với các chứng khoán mới đăng ký giao dịch hoặc chứng khoán bị tạm ngừng giao dịch, trong ngày đầu tiên giao dịch hoặc giao dịch trở lại sẽ giao dịch không giới hạn biên độ. Trong ngày giao dịch tiếp theo, giá tham chiếu của chứng khoán này sẽ được tính như phần trên.

7. Lệnh giao dịch

Hiện nay Trung tâm GDCK TP HN áp dụng các loại lệnh sau:

• Lệnh giới hạn (LO): là loại lệnh đặt mua hoặc bán tại mức giá cụ thể hoặc tốt hơn mức giá đó. Lệnh giới hạn nhập vào hệ thống có hiệu lực đến khi kết thúc ngày giao dịch

• Lệnh hủy: được sử dụng để hủy lệnh giao dịch chư¬a được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh ch¬ưa được thực hiện.

• Lệnh sửa: được sử dụng để sửa mức giá của lệnh giao dịch chưa được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện.

8. Hình thức thanh toán bù trừ:

Giao dịch Hình thức thanh toán

Cổ phiếu với khối lượng <100.000 cp Đa phương

Trái phiếu với giá trị tính theo mệnh giá <10.000.000.000 đồng

Cổ phiếu với khối lượng ≥100.000 cp Khách hàng được quyền lựa chọn 1 trong 3 hình thức: + Đa phương

+ Song phương

+ Trực tiếp

Trái phiếu với giá trị tính theo mệnh giá ≥ 10.000.000.000 đồng

9. Thời gian thanh toán bù trừ:

- Hình thức thanh toán Đa phương: T+3

- Hình thức thanh toán Song phương: T+2

- Hình thức thanh toán Trực tiếp: ngày thanh toán do 2 bên tự thỏa thuận với thời gian từ T+1 đến T+15

IV. THỦ TỤC GIAO DỊCH TẠI CTCK TRÀNG AN

1. MỞ TÀI KHOẢN

Điều kiện

- Từ 18 tuổi trở lên

- Có CMTND, hộ chiếu hợp lệ

- Có Mã số Giao dịch chứng khoán do TTGDCK cấp (đối với nhà đầu tư nước ngoài)

Cách thức mở tài khoản

Để mở tài khoản, khách hàng có thể:

- Đến trực tiếp trụ sở chính hoặc các điểm giao dịch của công ty cổ phần chứng khoán Tràng An

- Điền vào Hồ sơ mở tài khoản và gửi lại cho chúng tôi cùng các tài liệu cần thiết khác.

Các tài liệu cần thiết để mở tài khoản

Tài khoản cá nhân

- Hợp đồng (Mẫu dành cho cá nhân)

- Bản sao CMND hay Hộ chiếu

- Bản sao Xác nhận Mã số kinh doanh chứng khoán (đối với nhà đầu tư nước ngoài)

Tài khoản tổ chức

- Hợp đồng (Mẫu dành cho tổ chức)

- Giấy chứng nhận thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Nghị quyết/Quyết định bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo tham gia ký kết và điều hành tài khoản tại TAS

- Bản sao CMND hay Hộ chiếu của người điều hành tài khoản

- Bản sao Xác nhận Mã số kinh doanh chứng khoán (đối với nhà đầu tư nước ngoài)

Trường hợp khách hàng nước ngoài chưa xin cấp Mã số kinh doanh chứng khoán, Tràng An sẽ giúp khách hàng xin cấp Mã số kinh doanh chứng khoán. Khách hàng cần điền Hồ sơ xin cấp Mã số kinh doanh chứng khoán.

2. NỘP TIỀN VÀO TÀI KHOẢN

Trước khi tiến hành giao dịch khách hàng cần phải nộp ký quỹ toàn bộ số tiền mua chứng khoán (bao gồm cả phí môi giới) vào tài khoản của mình. Thủ tục nộp tiền phụ thuộc vào loại tiền khách hàng nộp:

Nếu nộp tiền Việt khách hàng có thể chuyển khoản từ bên ngoài hoặc nộp tiền trực tiếp bằng tiền mặt vào tài khoản tại Trụ sở hoặc Chi nhánh của Tràng An.

Để nộp tiền bằng chuyển khoản từ bên ngoài vào tài khoản của khách hàng tại Tràng An, khách hàng phải có Số tài khoản tại Tràng An và hư¬ớng dẫn Ngân hàng chuyển tiền theo mẫu Ủy nhiệm chi như¬ sau:

Đơn vị nhận tiền: Công ty cổ phần Chứng khoán Tràng An

Số tài khoản : 491.806.29

Tại Ngân hàng : TMCP Á Châu - chi nhánh Hà Nội

Nội dung nộp: Chuyển tiền vào tài khoản GDCK số 041C.......tại TAS của Nguyễn Văn A

Chú ý: Khách hàng sẽ fax hay gửi liên hai Ủy nhiệm chi đến Tràng An trư¬ớc 15h30 để đảm bảo thực hiện được giao dịch ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Giao dịch của khách hàng bị giới hạn bởi số d¬ư tiền khách hàng ký quỹ trong tài khoản.

Trường hợp khách hàng là nhà đầu tư nước ngoài nộp ngoại tệ:

Khách hàng cần nộp vào tài khoản ngoại tệ của khách hàng tại Ngân hàng và yêu cầu ngân hàng chuyển đổi sang tiền Việt và chuyển vào tài khoản tại TAS.

Đơn vị nhận tiền: Công ty cổ phần Chứng khoán Tràng An

Số tài khoản : 491.822.99

Tại Ngân hàng : TMCP Á Châu - chi nhánh Hà Nội

Nội dung nộp: Chuyển tiền vào tài khoản GDCK số 041C.......tại TAS của Nguyễn Văn A

Hiện Tràng An đang phối hợp với một số Ngân hàng để quản lý và chuyển đổi ngoại tệ, do vậy nếu khách hàng chưa có tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng, khách hàng có thể yêu cầu Tràng An cung cấp Hồ sơ mở tài khoản tại Ngân hàng.

Khi nộp tiền khách hàng cần cung cấp tờ khai hải quan về số tiền khách hàng đã mang vào Việt Nam hoặc các giấy tờ khác chứng minh nguồn gốc số tiền nộp đó.

3. LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN

Khách hàng muốn thực hiện lư¬u ký chứng khoán sẽ thực hiện các thủ tục sau:

- Điền vào phiếu gửi chứng khoán.

- Điền vào bảng kê nộp chứng chỉ chứng khoán.

Lưu ký chứng khoán phải thực hiện tại các điểm giao dịch của công ty Chứng khoán Tràng An.

4. GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

Địa điểm giao dịch

Hà nội: Tầng 9, Tòa nhà 59 Quang Trung, Quận Hai Bà Trưng

Nhà 14 lô 14A Trung Yên, Trung Hòa, Cầu Giấy

TP Hồ chí Minh: Lầu 3B Tòa nhà VIET NAM BUSINESS CENTER 57-59 Hồ Tùng Mậu, Phường Bến Nghé, Quận 1.

Cách thức đặt lệnh

Khách hàng có thể lựa chọn các hình thức đặt lệnh như sau:

- Đặt lệnh trực tiếp: chỉ thực hiện tại các điểm giao dịch của TAS

- Đặt lệnh qua điện thoại: khách hàng cần đăng ký với TAS

- Đặt qua internet: theo hướng dẫn giao dịch điện tử.

Ủy quyền

Trên thực tế nhiều khách hàng không có điều kiện trực tiếp đặt lệnh vì vậy TAS chấp nhận khách hàng ủy quyền cho người khác:

- Thực hiện đặt lệnh và nhận các thông báo giao dịch cho khách hàng hoặc

- Thực hiện toàn bộ các công việc liên quan đến giao dịch chứng khoán của khách hàng: đặt lệnh giao dịch, gửi, rút tiền và chứng khoán.

Thời gian

Lệnh giao dịch phải được đặt trước thời điểm khớp lệnh.

Khách hàng đặt lệnh qua điện thoại vẫn phải ký phiếu lệnh gốc và gửi lại cho TAS sau phiên giao dịch.

Nhận kết quả giao dịch:

Ngay sau khi lệnh được khớp một phần hoặc toàn bộ, khách hàng có thể kiểm tra kết quả khớp lệnh:

- Gọi điện thoại đến số 04.39446218/04.22209597

- Qua SMS điện thoại khi đã đăng ký (dịch vụ nhận tin nhắn miễn phí)

- Qua dịch vụ giao dịch điện tử.

Xác nhận kết quả giao dịch

1 ngày sau ngày giao dịch, TAS sẽ gửi cho khách hàng Xác nhận kết quả giao dịch bằng cách:

- Khách hàng nhận tại các điểm giao dịch của TAS

- Khách hàng nhận qua Email (nếu khách hàng ở nước ngoài)

Thanh toán bù trừ tiền, chứng khoán

Việc thanh toán bù trừ tiền, chứng khoán của khách hàng được thực hiện theo đúng chu kỳ thanh toán theo quy định hoặc theo lựa chọn của khách hàng (trong trường hợp thanh toán trực tiếp).

Tra cứu thông tin

Để tra cứu thông tin về số dư tiền và chứng khoán trên tài khoản khách hàng có thể liên hệ với các cán bộ giao dịch của TAS hoặc qua trang Web của TAS tại địa chỉ www.tas.com.vn. Bảng giao dịch trực tuyến cũng có trên trang Web để khách hàng tiện theo dõi ở bất cứ đâu trên thế giới.

V. MỘT SỐ QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Mở tài khoản

- Để mở tài khoản trước hết nhà đầu tư nước ngoài phải xin Mã số kinh doanh chứng khoán tại Ủy ban chứng khoán nhà nước (Trading Code). Thủ tục này công ty chứng khoán sẽ hỗ trợ nhà đầu tư.

- Sau khi đã có Mã số kinh doanh chứng khoán, nhà đầu tư nước ngoài có thể mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại Công ty chứng khoán.

Thủ tục xin cấp Mã số kinh doanh chứng khoán

Để xin cấp Mã số kinh doanh chứng khoán, nhà đầu tư nước ngoài cần hoàn thành Hồ sơ xin cấp Mã số kinh doanh chứng khoán:

Đối với cá nhân

- Đơn xin đăng ký Mã số KDCK

- Phiếu thông tin về cá nhân đầu tư¬ nư¬ớc ngoài

- Lý lịch tư¬ pháp

Đối với tổ chức

- Đơn xin đăng ký Mã số KDCK

- Phiếu thông tin về tổ chức đầu tư¬ nư¬ớc ngoài

- Giấy phép thành lập

- Nghị quyết v/v bổ nhiệm ng¬ười đại diện

- Một số giấy tờ khác tùy trường hợp yêu cầu.

Chú ý: Các tài liệu trong hồ sơ phải là bản gốc hoặc được công chứng tại nước sở tại và tái xác nhận tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại nước sở tại hoặc tại Đại sứ quán/lãnh sự quán của nước sở tại tại Việt Nam.

Ngoại tệ

Theo quy định hiện hành, tất cả các giao dịch chứng khoán phải thực hiện bằng VND trong khi hầu hết nhà đầu tư nước ngoài lại sử dụng ngoại tệ, do vậy để tiến hành giao dịch chứng khoán nhà đầu tư nước ngoài phải mở 1 tài khoản ngoại tệ tại 1 ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ tại Việt Nam và chuyển ngoại tệ vào tài khoản này. Ngân hàng sẽ chuyển ngoại tệ ra tiền Việt và chuyển vào tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài tại Công ty chứng khoán.

Tỷ lệ sở hữu

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu niêm yết của tổ chức phát hành. Đối với một số cổ phiếu thuộc các ngành nhạy cảm, tỷ lệ này tối đa là 30%

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được nắm giữ không giới hạn tỷ lệ trái phiếu lưu hành trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam.

VI. CÁC DỊCH VỤ TIỆN ÍCH

Để giúp khách hàng sử dụng có hiệu quả nhất đồng vốn của mình, TAS đã phối hợp với các tổ chức tài chính tại Việt Nam cung cấp một số dịch vụ tiện ích như sau:

Ứng trư¬ớc tiền bán chứng khoán:

Tiền bán chứng khoán của khách hàng sau một số ngày làm việc theo quy định (tùy theo phương thức giao dịch và hình thức thanh toán) mới về tài khoản. Tuy nhiên khách hàng vẫn có thể sử dụng tiền bán chứng khoán trước ngày thanh toán thông qua dịch vụ Ứng tr¬ước tiền bán chứng khoán của TAS với 1 khoản phí nhỏ tùy thuộc vào số tiền ứng trước và khoảng thời gian từ ngày ứng đến ngày thanh toán bù trừ.

Cầm cố chứng khoán:

Trong tr¬ường hợp Quý khách cần tiền như¬ng không muốn bán chứng khoán trên tài khoản của mình, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ cầm cố chứng khoán. Quý khách có thể cầm cố chứng khoán hiện có trên tài khoản để vay tiền của tổ chức tín dụng TAS có quan hệ phối hợp. Số tiền được vay sẽ phụ thuộc vào loại chứng khoán, số lượng và giá thị trường hiện tại của chứng khoán đó.

Số lượng chứng khoán cầm cố sẽ bị phong tỏa làm tài sản đảm bảo cho khoản vay, tuy nhiên, Quý khách vẫn có thể yêu cầu bán số chứng khoán này tr¬ước khi thanh toán tiền vay. Tiền thu về từ việc bán số chứng khoán này sẽ được dùng để thanh toán tiền vay và lãi vay, phần còn lại nếu có sẽ được trả về tài khoản GDCK của Quý khách.

Quý khách có nhu cầu sử dụng các dịch vụ tiện ích nêu trên, xin vui lòng liên hệ với Phòng Giao dịch hoặc Phòng Kế toán Lưu ký - Công ty Chứng khoán Tràng An.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro