XÁC ĐỊNH KẺ BỊ THÁI NHÂN CÁCH TRONG CÔNG SỞ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Người mang một số đặc điểm của chứng thái nhân cách có thể là một anh hùng nhưng cũng có thể là một tên tội phạm vô cảm.

Nhắc tới chứng thái nhân cách người ta thường liên tưởng đến những 'kẻ giết người hàng loạt'. Tuy nhiên, những người mắc chứng bệnh tâm thần này có nhiều đặc điểm giống các chính khách và cả anh hùng. Đúng như vậy, một kẻ rối loạn nhân cách có thể đốt nhà bạn lại có thể mang nhiều nét giống với người anh hùng cứu sống những người thân của bạn từ chính ngôi nhà đang cháy.

Một trong những người nhận biết bệnh thái nhân cách đầu tiên là nhà triết học Hi Lạp cổ đại Theophrastus cách đây 2400 năm. Có nhiều đặc điểm khác nhau liên quan tới bệnh thái nhân cách. Một mặt là các đặc điểm xấu như vô lương tâm, không thể kiểm soát cơn bốc đồng, không biết hối lỗi, không cảm thông và không xót thương hay ân hận. Mặt khác, những người mắc chứng tâm thần này thường không biết sợ (về trí tâm trí và thể xác). Họ có khả năng tập trung cao, kiên quyết và cực kỳ quyến rũ.

Chính vì thế, họ có khả năng thuyết phục và khéo léo định hướng người khác theo mình. Ví dụ, người thái nhân cách 'rất giỏi thuyết phục quản giáo phóng thích họ trở lại

Những người mắc chứng bệnh này cũng thường coi mình là trung tâm của sự chú ý. Họ không thật thà, vừa độc ác, vừa nhẫn tâm và gần như không bao giờ lo lắng. Họ cảm thấy hứng thú với những hành vi liều lĩnh và có xu hướng rất tự phụ.

Chứng vô cảm liên quan tới vấn đề thể chất

Khoảng 1% dân số là những kẻ mắc chứng thái nhân cách thực sự, trong đó số phụ nữ chỉ bằng một nửa nam giới. 10–15% trong chúng ta được xếp vào nhóm 'gần bị thái nhân cách'.

Điều này không hề mơ hồ. Sự thiếu hụt cảm xúc bên trong của những người mắc chứng tâm thần dường như liên quan tới một số yếu tố thể chất.

Ví dụ, những người mắc chứng tâm thái nhân cách có khứu giác kém. Trong một nghiên cứu, 79 người tham gia (được chẩn đoán là những người mắc chứng tâm thần này nhưng không có xu hướng phạm tội, sống trong cộng đồng) đã được kiểm tra khứu giác. Họ được cho ngửi 16 chiếc bút có 16 mùi khác nhau như mùi da, mùi cam và mùi cà phê. Mặc dù những người tham gia xác định được một mùi nào đó nhưng họ không thể dễ dàng phân biệt giữa mùi này với mùi khác.

Khứu giác kém dường như liên quan tới vùng não của người mắc chứng tâm thần gọi là vùng phức hợp trán – hốc mắt. Vùng não này không chỉ xử lý mùi mà còn có chức năng kiểm soát cơn bốc đồng và lập kế hoạch.

Đặc tính của người thái nhân cách

Một đặc tính của người mắc chứng thái nhân cách rất hữu ích cho các chính khách là 'ưu điểm không sợ hãi'. Họ không lo lắng về tình hình tự nhiên và xã hội mà hầu hết mọi người đều cảm thấy lo sợ.

Vào năm 1982, nhà tâm lý học D T Lykken cho rằng những người mắc chứng tâm thần này và các anh hùng đều giống nhau.

Anh hùng là những người làm việc trong quân đội, cơ quan thực thi luật pháp, dịch vụ cứu hộ, v.v. Một mặt, những anh hùng này có một số đặc điểm của một người mắc chứng thái nhân cách – miễn dịch với căng thẳng, có khả năng tập trung, nổi trội trong xã hội và không biết sợ hãi. Nhưng trái lại, họ lại không có một số đặc điểm khác của một người mắc chứng tâm thần này như vô lương tâm, có hành vi chống xã hội, bốc đồng hay yêu bản thân thái quá.

Để hiểu sâu sắc hơn một người có một số đặc điểm thái nhân cách trong tính cách, bạn cũng cần xem xét các yếu tố như 'trí thông minh' và 'xu hướng bạo lực'.

Có bốn khả năng xảy ra:

Nếu không đặc biệt thông minh hay không bạo lực, người đó sẽ là một dạng tội phạm ít nguy hiểm, có thể là kẻ trộm.

Trường hợp thứ hai, những người không thật thông minh hay bạo lực sẽ là tội phạm chống lại cảnh sát hay một tên du côn thấp cấp.

Nếu có thêm trí thông minh thì mọi thứ sẽ thay đổi. Trong trường hợp thứ ba, nếu vừa thông minh và vừa bạo lực ngoài những đặc điểm bệnh thái nhân cách, người này sẽ là một quân sư của giới tội phạm hay làm việc trong lực lượng đặc biệt.

Tuy nhiên, nếu trạng thái thần kinh không ổn định nhưng thông minh và không có hành vi bạo lực, người đó có thể là một anh hùng, một bác sĩ phẫu thuật, một luật sư hay lãnh đạo một tập đoàn lớn.

Năm 2006, ông P Babbiak và Robert D Hare gọi những người mắc chứng thái nhân cách tại công sở là 'rắn mặc comple'.

Giờ đây, khi bạn có thể đã biết cách nhận dạng những con 'sói đội lốt cừu', bạn phải tiến thêm một bước để tìm ra 'rắn mặc com-lê'. Nhưng ít nhất, bạn biết rằng những kẻ thái nhân cách trong công sở sẽ thăng tiến cao chứ không phải là những người bình thường.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro