chunghiatuban

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Những mâu thuẩn vốn có,  xu hướng vận động của CNTB.

CNTB xuất hiện ở Châu Âu vào thế kỷ XVI, phát triển nhanh và sau đó lan rộng trên quy mô toàn thế giới. Từ cuối thế kỷ XIX, CNTB tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn mới là CNTB độc quyền hay còn gọi là CNĐQ. Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ Hai, CNTB đã có nhiều biện pháp điều chỉnh về QHSX, tiến hành các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, tạo nên bước phát triển mạnh mẽ của LLSX, CSHT và KTTT để phù hợp với trình độ phát triển của nó – trình độ mà hiện tại nó đang tồn tại. Và từ đó khái niệm về CNTB hiện đại xuất hiện để phân biệt với CNTB truyền thống, cổ điển. CNTB hiện đại là một giai đoạn phát triển mới trong lịch sử phát triển của CNTB, là kết quả sự điều chỉnh của CNTB, là CNTB độc quyền N2, trong đó quyền lực của các tổ chức TB độc quyền được kết hợp với N2 tư sản để hợp pháp hóa hành động bóc lột và phản động của giai cấp tư sản. Trong giai đoạn hiện nay, CNTB hiện đại đang phát triển ở mức cao nhất xét theo nhiều khía cạnh, là một chủ thể lớn có vai trò và vị trí cao trong đời sống quốc tế. Chủ nghĩa tư bản nắm ưu thế về vốn, khoa học công nghệ, thị trường.

Hiện nay, CNTB hiện đại là một hệ thống xã hội thế giới rộng lớn, bao gồm nhiều quốc gia phát triển ở những trình độ khác nhau. Tập trung rõ nhất là các nước trong tổ chức (OECD) thành lập 12/1961 lúc đầu có 21 nước, đến nay là 34 nước; hạt nhân của nó là nhóm G.7 gồm Anh, Pháp, Ý, Đức, Nhật, Mỹ và Canada (nhóm G.7 nay được gọi G.8 với sự tham của Nga). Đây là chủ thể quan trọng của nền kinh tế thế giới, nắm quyền chi phối đời sống QHQT trên nhiều phương diện như kinh tế - thương mại, chính trị, quân sự, an ninh và KH-CN, nắm quyền chi phối các tổ chức quốc tế như: LHQ, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, tổ chức Thương mại quốc tế…

Ưu thế  của chủ nghĩa tư bản hiện đại:

Ưu thế chung của CNTB là sau khi Liên xô và các nước Đông âu sụp đổ, so sánh lực lượng nghiêng về phía có lợi cho CNTB, xét về mặt logic, trên TG chỉ còn một siêu cường - đó là Mỹ, đứng đầu hệ thống TBCN. Với lực lượng hiện nay là 34 nước trong OECD và kế cận là NICs ( một số nước mới nổi trong G20, trừ Trung quốc ) đã làm tăng thêm thế mạnh của hệ thống TBCN trên TG.

Về ưu thế riêng trên một số lĩnh vực quan trọng, theo quan điểm của Đại hội lần thứ IX của Đảng ta: CNTB hiện đại đang nắm ưu thế về vốn, KHCN, thị trường và nhiều tổ chức quốc tế quan trọng khác. LLSX dưới CNTB đạt tới trình độ rất cao; năng suất, chất lượng, hiệu quả SX cũng như trình độ tổ chức, quản lý, điều hành KTXH của các nước TB phát triển cao hơn các nước XHCN.

-Về kinh tế- Thương mại:  với tiền tệ, đồng Đô la của mỹ, đồng tiền chung EURO của Châu âu có giá trị cao, hiện nay 60% hợp đồng thương mại trên TG được thanh toán bằng đông USD, vốn đầu tư nước ngoài khoảng 3000 tỷ đều xuất phát từ các nước TB phát triển. về thị trường - thương mại: hiện OECD chiếm trên 70% tổng thương mại toàn cầu, trong đó 3 trung tâm lớn là mỹ, Nhật và EU chiếm trên 60%, riêng Mỹ chiếm 25%; các nước TB phát triển chiếm 4/5 thị trường TG. Về thu nhập: các nước TB có trên 1,2 tỷ người, nắm giữ hơn 80% GDP thế giới

- Về KHCN: CM KHCN là thành tựu của nhân loại, tuy nhiên, hiện nay trung tâm CM KHCN thuộc về các nước TB phát triển, họ nắm giữ trên 80% thành tựu KHCN TG, G7 chiếm 70% phát minh KH của TG, trong đó Mỹ chiếm 60%.

- Về quân sự: Mỹ có khoảng 5.113 đầu đạn hạt nhân, về phương tiện chiến tranh hiện đại Mỹ có 110 vệ tinh quân sự và chiếm 95% tin tức từ vệ tinh, Mỹ có 2 triệu quân, trong đó có 1,6 triệu quân thường trực ( trên 820 cơ sở quân sự ở  hải ngoại trên 39 quốc gia ), Nga có khoảng 3.309 đầu đạn hạt nhân, 70 vệ tinh, trên 1,1 triệu quân đến 2012 còn 1 triệu quân, Pháp có 300 đầu đạn, Anh có 200 đầu đạn, Nhật tháng 01/2007 thành lập Bộ quốc phòng với 180.000 quân… từ hai siêu cường Mỹ, Nga, mỗi năm hàng trăm tỷ đô la dành cho ngân sách quốc phòng, cụ thể: ngân sách chi cho quốc phòng: Mỹ chiếm gần ½ TG/năm, Nga năm 2008 chi 97 tỷ USD, năm 2009 chi 100 tỷ USD; Nhật chi 50 tỷ USD/năm; NATO chi 90 tỷ USD/năm…

- Về chính trị: Nền chính trị tương đối ổn định, quyền lực chính trị của g/c TS tiếp tục được duy trì. Hiện nay Mỹ đang là hạt nhân chính trị chi phối nền chính trị thế giới sau chiến tranh lạnh.

Mặc dù CNTB có những bước phát triển cao, song bản thân CNTB vẫn còn tồn tại những mâu thuẩn vốn có mà nó không thể giải quyết triệt để được, cụ thể:

- Mâu thuẫn giữa LLSX phát triển và QHSX là chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa:  Do nắm và vận dụng được những thành tựu của cách mạng KHCN cùng với tính năng chủ quan của giai cấp TS nên CNTB tồn tại và phát triển. Song, sự phát triển ấy bị giới hạn bởi chế độ áp bức bóc lột và bất công, nên loài người không thể chấp nhận được. CNTB không thể thực hiện được những mục tiêu cơ bản của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ XH. Mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hoá ngày càng cao của LLSX với QHSX tư nhân TBCN trong XHTB sẽ ngày càng gay gắt

- Mâu thuẫn giữa giai cấp TS với các giai cấp, tầng lớp trong XHTB : CNTB không thể tồn tại nếu không duy trì bóc lột giá trị thặng dư đối với giai cấp công nhân và nhân dân thế giới. Trong giai đoạn hiện nay, CNTB đã có sự ổn định tạm thời và phát triển do nắm bắt, làm chủ được những bước tiến nhảy vọt của cuộc cách mạng KHCN. Nhân lúc CNXH gặp phải những thất bại tạm thời, các nhà nước TS đã có những điều chỉnh mới trong phương thức thống trị, trong bóc lột giá trị thặng dư và trong chính sách phân tầng dẫn đến những biến đổi trong cơ cấu giai cấp công nhân nhưng những mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và TB không vì lẽ đó mà giảm sút hoặc đã mất đi. Mâu thuẫn giữa TB và giai cấp công nhân vẫn tồn tại. Mâu thuẫn giữa lao động và TB vẫn là mâu thuẫn cơ bản tồn tại trong giai đoạn hiện nay và nó càng có nguy cơ bùng phát khi CNTBHĐ và các công ty xuyên quốc gia thực hiện sự áp đặt, khống chế đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước.

- Mâu thuẫn giữa các nước đang phát triển, chậm phát triển và CNTB: Thế kỷ 20 đã qua đi, đánh dấu sự toàn thắng của cách mạng giải phóng dân tộc trên phạm vi toàn thế giới. CNTBHĐ không còn hệ thống thuộc địa, tuy nhiên mâu thuẩn vẫn đang phát triển sâu sắc, TG đang lên án gay gắt  các nước TB bóc lột các nước nghèo, các nước nghèo là những con nợ lớn, việc cấm vận của một số nước cũng đã gây nhiều thiệt hại, các quốc gia, dân tộc hiện nay tập hợp lại đấu tranh chống cường quyền áp đặt, đây là cuộc đấu tranh rất quyết liệt.

- Mâu thuẫn giữa CNTB và CNTB: thể hiện qua 2 mặt, một mặt thống nhất với nhau về chống CNXH,CNCS, mặt khác mâu thuẩn nhau về quyền lợi, ảnh hưởng, thị trường, đây là mâu thuẫn nảy sinh một cách tất yếu do qui luật tự do cạnh tranh kiểu “cá lớn nuốt cá bé” và do sự phát triển không đồng đều của CNTB, mâu thuẩn này còn hết sức phức tạp thể hiện ở chiến tranh thương mại, chống sự áp đặt của Mỹ..

- Mâu thuẫn giữa CNXH và CNTB: Đây là mâu thuẫn cơ bản nhất bao trùm và xuyên suốt nhất trong thời đại hiện nay, trong tiến trình vận động của lịch sử nhân loại xét cả từ góc độ lý luận và thực tiễn. Đây là mâu thuẫn giữa 2 HTKTXH mang bản chất đối lập nhau không thể điều hoà được, dù hệ thống XHCN ở liên xô và đông âu đã bị sụp đổ nhưng mâu thuẩn này vẫn còn, Cuba vẫn bị bao vây cấm vận, các thế lực thù địch không muốn ĐCS lãnh đạo ở VN, TQ, cuộc đấu tranh ý thức hệ tư tưởng XHCN - TBCN vẫn sôi động, Vấn đề “ai thắng ai” giữa CNXH và CNTB vẫn là vấn đề trung tâm của cuộc đấu tranh hiện nay trên thế giới. tuy nhiên mâu thuẩn này về nội dung và hình thức biểu hiện có nhiều nét mới thể hiện từ đối đầu nay chuyển sang đối thoại, vừa hợp tác vừa đấu tranh cùng tồn tại hòa bình, sẵn sàng chuyển đối đầu, bất đồng sang thứ yếu để hợp tác cùng phát triển.

Bên cạnh đó CNTB hiện đại vẫn tồn tại các mâu thuẩn phát sinh trong quá trình điều chỉnh và phát triển của nó thể hiện ở chỗ:

-Về KT: bản chất KT TBCN là dựa trên sự tồn tại chế độ bóc lột và chiếm hữu tư nhân về TLSX, CNTB không bao giờ điều chỉnh, do vậy mâu thuẩn phát sinh trong quá trình điều chỉnh, phát triển là tất yếu. do đó, CNTB có bước phát triển cao về KT song các cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn diễn ra trầm trọng, điểm mới của khủng hoảng Kt TB hiện nay là ngay cả thời kỳ phục hồi hưng thịnh cũng xuất hiện gay gắt tình trạng lạm phát, thất nghiệp, ngoài các cuộc khủng hoảng KT chu kỳ , các nước TB còn lâm vào  các cuộc khủng hoảng trung gian khác như: khủng hoảng tài chính tín dụng, thương mại, khủng hoảng nguyên liệu, nhiên liệu, với sự phát triển và tác động mạnh mẽ của  cuộc CM KHCN làm cho TG TBCN xuất hiện một loại khủng hoảng KT mới: khủng hoảng cơ cấu. nhiều nước TB lâm vào tình trạng mất cân đối, rối loạn nghiêm trọng về tương quan giữa các ngành SX chủ yếu để thay đổi kết cấu lại toàn bộ nền KT trên cơ sở KHCN mới. ngoài ra vấn đề thất nghiệp, cách biệt giàu nghèo ngày càng gia tăng, suy thoái về KT… là những căn bệnh kinh niên mà CNTB không thể khắc phục được.

- Về chính trị; xuất hiện khuynh hướng cực đoan bất ổn về chính trị, tính chất phản động quân phiệt trong đường lối chính trị của nhiều nước, đồng tiền chi phối chính trị, khủng hoảng nội các, chính phủ ở nhiều nước, sự phát triển của chủ nghĩa cực đoan, phát xít mới, bài ngoại, ly khai, tiêu biểu là Châu âu, tình trạng khủng hoảng về CT-XH xảy ra trầm trọng và kéo dài ở các nước TB, nhất là khủng hoảng về an ninh ( sự kiện tháng 11/2001 ở Mỹ ).

-Về XH: sự gia tăng tình trạng thất nghiệp, phân hóa giàu nghèo, tình trạng bạo lực và tội phạm XH gia tăng, TTANXH không đảm bảo tính mạng của người dân luôn bị đe dọa, điển hình là Mỹ: nền VH súng đạn, bạo lực học đường, thảm sát ( trên 200 triệu súng cá nhân được đăng ký ), chưa phê chuẩn công ước LHQ về quyền KTXH và VH, chống phân biệt đối xử với phụ nữ, quyền trẻ em, quyền của người tàn tật. tỉnh trạng phân biệt chủng tộc, tệ nạn XH ( da màu 25% dân số nhưng chiếm 65% tù nhân, phúc lợi XH hưởng = 1/3 người da trắng; 700 nghìn phụ nữ bị cưỡng hiếp/năm, trong đó 61% dưới 18 tuổi ).giá trị XH suy giảm , VH truyền thống bị mai một, có 11 triệu người không biết chữ.

Tất cả những hạn chế trên cộng với cuộc đấu tranh của nhân dân lao động TG sẽ quyết định số phận của CNTB.

Tuy nhiên trước mắt, CNTB vẫn là lực lượng quan trọng trong đời sống quan hệ quốc tế, vì nó đang nắm giữ những ưu thế của thời đại, giai cấp TS đã có sự đúc kết kinh nghiệm trước đó, đồng thời thực hiện sự điều chỉnh nên đã giúp CNTB ở một mức độ nhất định khắc phục cơ bản những hạn chế và giải quyết được một số mâu thuẩn vốn có trong XHTB, nhưng không thể giải quyết triệt để, đặc biệt là KHCN tiên tiến cho phép LLSX còn tiềm năng phát triển cao hơn.

Về lâu dài, nhất định CNTB sẽ bị thay thế bởi một chế độ XH mới tốt đẹp hơn bởi vì:

CNTB là một chế độ XH được xây dựng trên cơ sở người bóc lột người, CNTB càng phát triển thì mức độ bóc lột càng gia tăng, tuy CNTB hiện đại đã có sự thành công nhất định trong điều chỉnh, nhưng khả năng điều chỉnh của CNTB không phải là vô hạn và cái cản trở khả năng điều chỉnh, đồng thời cũng là cái sẽ dẫn đến sự chấm dứt sự tồn tại của nó chính là chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX và những mâu thuẩn nội tại không thể khắc phục nổi của CNTB.

Tóm lại CNTB hiện đại nay đang phát triển lên một giai đoạn mới nhưng về bản chất vẫn không thay đổi, mỗi bước phát triển của LLSX lại càng bộc lộ rõ hơn những hạn chế của lịch sử QHSX TBCN bởi vậy cần nhận thức rõ để có đối sách đúng đắn trong hội nhập quốc tế hiện nay. Nhìn một cách tổng quát khủng hoảng của CNTb hiện nay có những biến thái mới thể hiện không chỉ trong phạm vi một nước mà còn bộc lộ trên phạm vi toàn cầu, là sự phản ánh những mâu thuẩn nội tại của nó, khủng hoảng và điều chỉnh sẽ làm cho CNTB phải biến đổi làm xuất hiện ngày càng nhiều những yếu tố của 1 XH tương lai phi TBCN, luận thuyết này của mác về sự thay thế CNTB bằng một XH phát triển cao hơn vẫn còn nguyên giá trị.

Trước mắt CNTB là một chủ thể có vai trò vị trí lớn trong đời sống QHQT. Tuy nhiên, về lâu dài trong lòng XH TB chứa đựng nhiều mâu thuẫn KT, CT, VH, XH hết sức phức tạp, sự vận động của những mâu thuẫn ấy cộng với cuộc đấu tranh của nd lđ sẽ quyết định số phận của CNTB.  CNTB không thể thực hiện được những mục tiêu cơ bản của thời đại là hòa bình, ĐLDT, dân chủ và tiến bộ XH. Mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ XH  ngày càng cao của LLSX với QHSX tư nhân TBCN trong XH TB sẽ ngày càng gay gắt. Việc giải quyết nó chỉ có thể là một chế độ KT, CT, XH cao hơn - CNCS.

Nước ta là một trong số ít nước XHCN còn lại trên thế giới, đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức. Sự điều chỉnh với những bước phát triển và ưu thế của CNTB là một thách thức cho chúng ta. Tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục khắc phục những hạn chế của nền KT-XH của đất nước để đưa đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Phải tỉnh táo, phải đoàn kết, thống nhất nhận thức, ý chí, hành động, đề cao cảnh giác trước âm mưu "Diễn biến hòa bình" của các thế lực phản động. Một trong những biểu hiện của tính Đảng là niềm tin vào lý tưởng, chế độ XH, ở quan điểm, lập trường tư tưởng vững vàng... Chỉ có trên cơ sở ấy, chúng ta mới có thể thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, XH công bằng dân chủ, văn minh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro