chuon 2 chuc nag

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

2.1. Chức năng của thương mại

2.1.1. Chức năng chung của thương mại

Được hình thành trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và trình độ phân công

lao động xã hội nên chức năng của thương mại mang tính khách quan.

Thương mại đã từng tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Bản chất

kinh tế xã hội của các hình thái kinh tế xã hội này mặc dù có sự khác nhau nhưng chức

năng chung của thương mại là giống nhau. Con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng

các chức năng của thương mại chứ không thể tùy tiện áp đặt hoặc thay đổi các chức năng

đó.

Trong mọi hình thái kinh tế xã hội còn tồn tại sản xuất và lưu thông hàng hóa chức

năng của thương mại là thực hiện lưu thông hàng hóa và cung ứng dịch vụ thông qua

mua bán bằng tiền.

Tuy nhiên cũng cần phân biệt chức năng thương mại với các tư cách là khâu của tái

sản xuất, hoạt động kinh tế và ngành kinh tế.

Là hoạt động kinh tế thương mại thực hiện chức năng mua bán hàng hóa và các dịch

vụ bằng tiền.

Là một khâu của tái sản xuất thương mại thực hiện chức năng cầu nối giữa sản xuất

với tiêu dùng thông qua trao đổi, đảm bảo thực hiện tái sản xuất nhanh chóng, hiệu quả

trong điều kiện của kinh tế hàng hóa.

Là một ngành kinh tế, thương mại thực hiện chức năng tổ chức lưu thông hàng hóa

và cung ứng dịch vụ, thông qua mua bán để gắn liền sản xuất với thị trường trong và

ngoài nước nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường về hàng hóa và dịch vụ với chi phí thấp

nhất.

2.1.2. Biểu hiện chức năng của thương mại trong lĩnh vực thương mại hàng hóa

Trong thương mại hàng hóa, chức năng của thương mại có thể được chia thành 2

nhóm chức năng cơ bản sau: http://www.ebook.edu.vn 12

2.1.2.1. Chức năng thay đổi hình thái giá trị, thực hiện giá trị

Thương mại có chức năng thay đổi hình thái giá trị từ tiền sang hình thái vật chất

trong hành vi mua (T - H) và ngược lại trong hành vi bán.

Cùng với việc thay đổi hình thái giá trị là quá trình chuyển đổi quyền sở hữu về

hàng hóa và tiền tệ. Quyền sở hữu tiền tệ chuyển từ người mua sang người bán và ngược

lại, quyền sở hữu hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua.

Nhờ chức năng này của thương mại mà người bán đạt được giá trị nhằm tìm kiếm

lợi

nhuận, người mua có được các giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng khác nhau

của họ.

Để thực hiện được chức năng này, thương mại phải tiến hành hàng loạt những hoạt

động gắn với việc thay đổi hình thái giá trị và chuyển đổi quyền sở hữu như: mua hàng,

bán hàng, xúc tiến thương mại, tiếp thị, quảng cáo...

Về lý thuyết, các hoạt động này không tạo ra giá trị mới, không làm tăng giá trị sử

dụng của hàng hóa nhưng nó rất cần thiết và có ích cho xã hội.

2.1.2.2. Chức năng tổ chức quá trình phân phối hàng hóa, đưa hàng hóa từ lĩnh vực

sản xuất đến thị trường và tiếp tục hoạt động sản xuất trong lĩnh vực lưu thông

Sản xuất với tiêu dùng thường không ăn khớp với nhau về không gian, thời gian, số

lượng, chủng loại... Vì vậy, thương mại cần thực hiện việc đưa các sản phẩm được sản

xuất ra đến các thị trường nơi mà con người có nhu cầu phù hợp các đòi hỏi của thị

trường về số lượng, cơ cấu, thời gian và không gian với chi phí thấp nhất.

Nhờ có chức năng này mà thương mại có thể tiếp tục thực hiện chức năng thay đổi

hình thái giá trị, thực hiện giá trị hàng hóa mà chúng ta vừa đề cập ở trên. Cũng thông

qua chức năng này thương mại giải quyết được những mâu thuẫn vốn có giữa cung, cầu,

sản xuất và tiêu dùng trong điều kiện kinh tế hàng hóa.

Chức năng này của thương mại được thực hiện qua hàng loạt những hoạt động khác

nhau.

Hoạt động vận tải nhằm di chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến thị trường và

những dịch vụ có liên quan đến vận tải như: làm các thủ tục vận tải, giao nhận hàng hóa...

Hoạt động giữ gìn, bảo quản hàng hóa. Những hoạt động này nhằm bảo vệ giá trị sử

dụng của hàng hóa về số lượng, chất lượng trong quá trình vận chuyển cũng như lưu kho

phát sinh do sự không ăn khớp giữa sản xuất và đòi hỏi của thị trường về không gian và

thời gian.

Các hoạt động tiếp tục sản xuất trong lĩnh vực lưu thông như: phân loại, chia nhỏ,

đóng gói, bao bì sản phẩm và các hoạt động gia công, chế biến, hoàn thiện sản phẩm

trước khi bán cho người tiêu dùng... http://www.ebook.edu.vn 13

Các hoạt động thương mại thực hiện nhóm chức năng này là các hoạt động sản xuất.

Chúng xảy ra trong khâu lưu thông và được thực hiện bởi ngành thương mại. Chúng góp

phần làm tăng giá trị hàng hóa, bảo vệ và làm tăng giá trị sử dụng. Hoạt động thương mại

xét về góc độ này trực tiếp góp phần tạo ra thu nhập quốc dân.

2.1.2.3. Sự phát triển nhận thức về chức năng thương mại hàng hóa trong xã hội hiện

đại

Trong xã hội hiện đại cùng với việc phồn thịnh về kinh tế, nhu cầu của con người

ngày càng gia tăng và đa dạng hơn. Việc thoả mãn những nhu cầu ngày càng tăng và đa

dạng của xã hội làm nảy sinh mâu thuẫn trong phân bổ và sử dụng quĩ thời gian của con

người. Để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của con người, đòi hỏi một mặt

phải không ngừng sản xuất ra ngày càng nhiều của cải và dịch vụ , mặt khác phải tăng quĩ

thời gian sử dụng cho cho việc tiêu dùng các của cải và các dịch vụ. Mâu thuẫn là ở chỗ

quĩ thời gian tự nhiên của mỗi con người là một hằng số trong khi đó xã hội càng phát

triển quĩ thời gian dành cho tiêu dùng trong tổng quĩ thời gian tự nhiên đòi hỏi ngày càng

gia tăng.

Để gia tăng thời gian cho tiêu dùng trong điều kiện quĩ thời gian tự nhiên không đổi

thì vấn đề tiết kiệm và sử dung hợp lý quĩ thời gian trong tiêu dùng trở nên rất bức thiết.

Việc mở rộng các dịch vụ bán hàng đặc biệt là các dịch vụ trước, trong và sau bán hàng

như: dịch vụ hoàn thiện sản phẩm , các dịch vụ chuẩn bị sẵn sàng nhất cho người tiêu

dùng và các dịch vụ liên quan đến quá trình tổ chức phục vụ quá trình tiêu dùng cá nhân

nhằm tạo sự thoải mái, thuận tiện, tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng đang ngày gắn

với hoạt động buôn bán và trở thành các hoạt động thuộc chức năng của thương mại

trong xã hội hiện đại.

Kinh tế thị trường hiện đại với các đặc trưng không phải là "khan hiếm" mà "dư

thừa" làm cho cạnh tranh khốc liệt ngày càng buộc các doanh nghiệp thương mại cần

phải nhận thức sâu sắc hơn xu hướng thay đổi này trong chức năng của thương mại.

2.1.3. Biểu hiện các chức năng thương mại trong lĩnh vực dịch vụ

Do những đặc tính riêng biệt của dịch vụ: tính vô hình, sản xuất và tiêu dùng đồng

thời,... nên chức năng của thương mại cũng có sự biểu hiện khác so với thương mại hàng

hóa.

Thương mại dịch vụ thực hiện đồng thời cả chức năng sản xuất, chức năng lưu

thông và chức năng tổ chức tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ. Nghĩa là trong thương mại

dịch vụ các doanh nghiệp không chỉ thuần túy thực hiện việc mua bán, ngoài việc thực

hiện chức năng thương mại nó còn đồng thời thực hiện chức năng sản xuất ra các dịch vụ http://www.ebook.edu.vn 14

và tổ chức cả quá trình tiêu dùng các dịch vụ cho khách hàng. Các chức năng này vế cơ

bản được thực hiện đồng thời ở cung một không gian và trong cùng một thời gian.

Trong thương mại dịch vụ về cơ bản không có các hoạt động vận tải, bảo quản, dự

trữ...

Việc thay đổi hình thái giá trị, quá trình chuyển đổi sở hữu tiền tệ và sở hữu sản

phẩm có những đặc thù so với thương mại hàng hóa.

Việc nhận thức đúng và vận dụng đúng các chức năng của thương mại có ý nghĩa to

lớn không chỉ trong tổ chức hoạt động cung ứng dịch vụ ở phạm vi doanh nghiệp mà nó

còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý nhà nước đối với thương mại dịch vụ ở

phạm vi vi mô.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#jar