Chương 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: phân tích kn, đối tg điều chỉnh và pp điều chỉnh của luật hành chính, ss phân biệt luật hc vs các ngành luật khác.

Luật hc là nganh luật điều chỉnh các qhxh phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nc.

Đối tượng điều chỉnh:

Luật hc VN điều chỉnh những qhxh hình thành trong lĩnh vực quản lý hc nhà nc. Các qhxh thuộc phạm vi điều chỉnh of luật hc đc chia thành 3 nhóm sau:

a.       Các quan hệ quản lí phát sinh trong quá trình các cơ quan hc NN  thực hiện hoạt động chấp hành- điều hành trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống XH.

b.      Các quan hệ quản lí hình thanfhtrong quá trình các cơ quan NN xây dựng và củng cố các công tác nội bộ của cơ quan nhằm ổn định về tổ chức để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình.

c.       Các QH quản lí hình thành trong quá trình các cá nhân và tổ chức đc NN trao quyền thực hiện hoạt động quản lí hành chính NN trong 1 số trg hợp cụ thể do PL quy định.

PP điều chỉnh:

PP điều chỉnh của luật hc là phương pháp mệnh lệnh đc hình thành từ quan hệ “ quyền lực- phục tùng” giữa 1 bên có quyền nhân danh NN ra những mệnh lệnh bắt buộc đối vs bên kia là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có nghĩa vụ phục tùng các mệnh lệnh đó. Chính mối quan hệ “ quyền lực- phục tùng”thể hiện sự ko bình đẳng giữa các bên tham qia quan hệ quản lí hc NN. Sự k bình đẳng đó là sự k bình đẳng thể hiện ở í chí.

Phân biệt luật hc vs các ngành luật khác:

Hiến pháp:

 phạm vi điều chỉnh of luật hiến pháp rộng hơn phạm vi điều chỉnh of luật hc.

Các quy phạm of luật hp quy định những v đề chung và cơ bản, còn quy phạm luật hc cụ thể hóa quy phạm luật hiến pháp để điều chỉnh các quan hệ xh phát sinh trong quá trình hđ, chấp hành-điều hành of nhà nc.

Dân sự:

PP điều chỉnh chủ yếu of luật dân sự là bình đẳng, thỏa thuận, PP điều chỉnh of luật hc là mệnh lệnh đơn phương.

Trong quan hệ luật ds các chủ thể bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. trong quan hệ pl hc các chủ thể k bình đẳng về quyền và nghĩa vụ: 1 bên có quyền ra mệnh lệnh còn 1 bên co nghĩa vụ phải thực hiện.

Đối tượng điều chỉnh of luật ds là những qh tài sản mang tính chất hàng hóa-tiền tệ và các quan hệ nhân thân. Đối tượng điều chỉnh of luật hc là các qh xã hội phát sinh trong lĩnh vực chấp hành-điều hành.

Hình sự:

2 ngành luật này đều có các chế định pháp lí quy định hành vi vi phạm pl và các hình thức xử lí đối vs ng vi phạm

Luật hs quy định về tội phạm và hình phạt. luật hc quy định về các vi phạm hc, các hình thức xử phạt vi phạm hc và các vấn đề khác có liên quan đế việc xử lí đối vs cá nhân , tổ chức vi phạm hc.

Câu 2: khái niệm, đ đ của quan hệ pl hc

Trong kh pháp lí, qh pl hành chính đc xác định là 1 dạng cụ thể của qhpl. Là kết quả của sự tác động cua quy phạm plhc theo phương pháp mệnh lệnh-đơn phương tới các quan hệ quản lí hành chính NN.

Ngoài những đ đ chung như các qhpl khác, các qh plhc có những đ đ riêng biệt sau đây:

-          Quan hệ plhc có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của chủ thể quản lí hay đối tượng quản lí hành chính NN.

-          Nội dung của qhpl hc là các quyền và nghĩa vụ pháp lí hành chính của các bên tham gia quan hệ đó.

-          Một bên tham gia quan hệ plhc phải đc sử dụng quyền lực NN.

-          Trong 1 qhpl hc thì quyền của bên này ứng vs nghĩa vụ bên kia.

-          Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong qhpl hành chính đc giải quyết theo thủ tục hành chính.

-          Bên tham gia qhpl hc vi phạm yêu cầu của plhc phải chịu trak nhiệm pháp lí trc NN

Câu 3: chủ thể, các loại chủ thể của quan hệ plhc:

Chủ thể của qhpl hc là các cơ quan, tổ chức, các nhân có năng lực chủ thể tham gia vào qhpl hc, mang quyền và nghĩa vụ đối vs nhau theo quy định của plhc.

Năng lực chủ thể of các đối tg đó:

-          Năng lực chủ thể của cơ quan NN phát sinh khi cơ quan đó đc thành lập và chấm dứt khi cơ quan đó bị giải thể. Năng lực này đc plhc quy định phù hợp vs chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó trong quản lí hành chính NN.

-           Năng lực chủ thể của cán bộ, công chức phát sinh khi cá nhân đc NN giao đảm nhiệm 1 công vụ, chức vụ nhất định trong bộ máy nhà nc và chấm dứt khi không còn đảm nhiệm công vụ, chức vụ đó.

-          Năng lực chủ thể của tổ chức, xã hội , đơn vị kinh tế, đơn vị vũ trang, đơn vị hành chính-sự nghiệp…( gọi chung là tổ chức) phát sinh khi NN quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó trong quản lí hc NN và chấm dứt khi không còn những quy định đó hoặc tổ chức bị giải thể.

-          Năng lực chủ thể của cá nhân đc biểu hiện trong tổng thể năng lực plhc và năng lực hành vi hc. Khác vs cơ quan NN, tổ chức và cán bộ, công chức, năng lực chủ thể của cá nhân đc xem xét cụ thể trên 2 phương diện: năng lực pl và năng lực hành vi hành chính.

+  năng lực plhc của cá nhân là khả năng cá nhân đc hưởng quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lí hc nhất định do N quy đinh

+  năng lực hành vi hành chính của cá nhân là khả năng cá nhân đc N thừa nhận mà vs khả năng đó họ có thế tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí hc, đồng thời phải gánh chịu những hậu quả pháp lí nhất định do những hành vi của mình mang lại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro