chương 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 36: Nêu những tai nạn, sự cố có thể xảy ra khi sử dụng thiết bị

nâng hạ.

• Rơi trọng tải:

- Nâng quá tải làm đứt cáp nâng cần, cáp buộc tải, móc treo

tải(Đây là những trường hợp chủ yếu)

- Khi nâng tải hoặc quan cần bị vướng vào các vật xung quanh.

- Cơ cấu phanh bị hỏng, má phanh bị mòn quá quy định, momen phanh quá bé.

- Dây cáp bị mòn hoặc số sợi bị đứt quá tiêu chuẩn cho phép, mối nối dây cáp không đảm bảo chắc chắn.

• Sập cần: Đây là sự cố xảy ra nhiều hơn cả và thường gây ra chết ng. NN:

- Nối cáp không đúng kỹ thuật.

- Phanh bị hỏng.

- Cẩu quá tải ở vị trí xa nhất làm cáp chằng cần bị đứt.

• Đổ cầu: Xảy ra bởi.

- Vùng đất đặt cầu không ổn định, đất bị lún hoặc mặt bằng có

góc nghiêng quá trị số cho phép.

- Đặt máy gần dốc hoặc hào hố sâu làm đất bị sập.

- Cầu quá tải hoặc vướng vào vật khác.

- Một số trường hợp do vi phạm nội quy an toàn như dùng cẩu để

nhổ cây or móc các kết cấu bị vùi dưới đất.

• Tai nạn điện:

- Thiết bị nâng có điện chạm vỏ.

- Cần cẩu chạm vào đường dây có điện or bị phỏng hồ quang do

vi phạm khoảng cách an toàn điện.

- Thiết bị nâng đè dập cáp mang điện.

- Các biện pháp kỹ thuật an toàn.

Câu 37: Nêu yêu cầu an toàn đối với Cap.

Trả lời: Cáp là chi tiết rất quan trọng của bất kỳ thiết bị nâng nào. Cáp

phải có khả năng dễ uốn, độ bền kéo cao, chịu mài mòn, chịu nhiệt tốt

đồng thời các sợi nhỏ cũng phải có độ cứng nhất định… Dây cáp đã

được tiêu chuẩn hóa và thống nhất hóa.

• Chọn cáp: Cáp được chọn theo yêu cầu cơ bản sau:

- Chọn theo hệ số an toàn K, phải thỏa mãn ct: P/S >= K

Trong đó: P – Lực kéo đứt cáp.

S – Lực kéo max tác dụng lên cáp trong qt làm việc.

K – Hệ số an toàn phụ thuộc vào loại t.bị, công dụng và

chế độ làm việc.

VD: Cáp chằng cần K=3.5 ; cáp nâng tải K= 5 – 6 ; cáp của t.bị

nâng người K = 9.

- Chọn kết cấu của cáp phù hợp vs chức năng làm việc, bao gồm:

Chọn đường kính của cáp, chọn sợi nhỏ, chọn cáp con và chọn

chiều xoắn.

- Chọn đủ chiều dài cần thiết. Với cáp buộc tải fai đảm bảo góc

tạo bởi các nhánh dây =< 90 độ, cáp của cơ cấu nâng hạ khi làm

việc ở vị trí giới hạn vẫn còn 1 số vòng dự trữ trên tang theo yêu

cầu…

• Loại bỏ cáp: Trong qt làm việc cáp bị hư hỏng dần như bị mòn,

bị oxy hóa, bị gẫy, bị đứt dần các sợi nhỏ,… Ngoài ra còn có thể

bị đập, bị thắt nút vì vậy fai tiến hành kiểm tra thường xuyên,

đối vs tiêu chuẩn để kịp thời loại bỏ cáp trước khi bị đứt .

Câu 38: Nêu yêu cầu an toàn đối với tang và ròng rọc.

trả lời: Chọn đường kính của tang và ròng rọc theo ct: D>=d(e – 1)

Trong đó: D – Đường kính của tang, ròng rọc (mm)

d - Đường kính của cáp (mm)

e – Hệ số fu thuộc vào loại t.bị và chế độ làm việc. VD

các tb nâng, hạ có tải trọng trung bình thì e = 25.

Chọn kết cấu hình học và vật liệu của tang, ròng rọc phù hợp vs

yêu cầu làm việc.

Loại bỏ tang và ròng rọc khi bị vỡ, bị rạn nứt hoặc bị mòn sâu

quá 10% đường kính của cáp.

Câu 39: Nêu yêu cầu an toàn đối vs hệ thống phanh.

Trả lời: Hầu hết các cơ cấu của thiết bị nâng đều có phanh. Phanh có

2 nv:

- Ngừng chuyển động.

- Hạn chế vận tốc của cơ cấu.

Phanh có thể phân loại theo nhiều cách # nhau.

- Theo nguyên lý làm việc chia thành 2 loại: Phanh thường đóng

và ohanh thường mở.

- Theo cấu tạo chia thành 4 loại: Phanh má, phanh đai, phanh côn,

phanh đĩa.

- Theo nguồn dẫn động chia thành: Phanh cơ, phanh điện, phanh

thủy lực, phanh khí nén.

* Chọn phanh:

Chọn trị số momen ma sát theoo ct: Mp/Mt >= Kp.

Trong đó: Mp – Momen ma sát sinh ra khi phanh.

Mt – Momen ở trục cần phanh.

Kp – Hệ số dự trữ, fu thuộc vào dạng chuyển động và chếđộ làm việc Kp = 1.5 – 2.5.

* Loại bỏ phanh:

Phanh phải đc loại bỏ khi xảy ra một trong những hiện tượng

sau:

§ Đối với phanh má:

- Má phanh mòn k đều.

- Má phanh mở k đều.

- Má phanh mòn tới vít giữ mà phanh.

- Bánh phanh bị mòn sâu quá 1mm.

- Phanh có vết nứt, rạn.

- Góc tiếp xúc giữa má phanh bánh phanh < 80% góc quy định.

- Khe hở giữa má phanh và bánh phanh lớn quá trị số quy định.

§ Đối với phanh đai:

- Có vết nứt trên đai phanh.

- Bánh phanh bị mòn quá 30% chiều dày.

- Đai phanh mòn k đều or mòn quá 50% chiều dày ban đầu.

- Góc tiếp xúc giữa đai phanh bánh phanh <80% góc quy định.

- Khe hở giữa đai phanh bánh phanh năm ngoài khoảng (2- 4)

mm.

Phanh côn và phanh đĩa có thể sửa chữa điều chỉnh trong qt sử dụng.

Câu 40: Trình bày nd của việc khám nghiệm thiết bị nâng.

Trả lời: - Kiểm tra bên ngoài: kiểm tra sự đầy đủ, sự toàn vẹn của các

chi tiết và bộ phận bên ngoài.

- Thử không tải: Tiến hành cho tất cả các chi tiết và bộ phận hoạt

động không có tải trọng.

- Thử tải tĩnh: Treo tải tĩnh bằng 125% tải trọng làm việc cho

phép ở vị trí bất lợi nhất trong thời gian 10p sau đó hạ xuống

kiểm tra phát hiện hư hỏng và biến dạng.

- Thử tải động: cho máy làm việc với tải trọng bằng 110% tải

trọng làm việc cho phép lên cao 1m, hạ xuống rồi phanh đột

ngột, thực hiện 3 lần.

- Thử cơ cấu nâng cần, cơ cấu quay cần và cơ cấu di chuyển:

Cũng đặt tải trọng bằng 110% tải trọng làm việc cho phép, cho

các cơ cấu hoạt động rồi phanh đột ngột, thực hiện 3 lần.

Chương V

Câu 41: Trình bày định nghĩa về QT cháy. Nêu đk để xảy ra QT cháy.

Từ đó đưa ra các biện pháp phòng cháy, chữa cháy tưởng ứng.

Trả lời: * ĐN qt cháy: Cháy là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát

sáng.

Nhu vậy để gọi là cháy phải có đủ 3 dấu hiệu:

- Có phản ứng hóa học xảy ra.

- Có tỏa nhiệt.

- Có phát sáng.

* ĐK đẻ xảy ra QT cháy:

- Có chất cháy.

- Có ô xy

- Có nguồn nhiệt thích hợp.

3 yếu tố trên fai kết hợp vs nhau theo 1 tỷ lệ nhất định, xảy ra ở cùng

1 thời gian và tại 1 địa điểm thì sự cháy mới hình thành

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro