chuong 2 tac dong

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

2.2. Cơ sở luận nghien cứu và phân loại các tác động của thương mại

2.2.1. Cơ sở luận nghiên cứu tác động thương mại

Khi nghiên cứu tác động thương mại cần quán triệt các vấn đề lí luận cơ bản sau:

Thứ nhất: Thương mại là một hoạt động kinh tế cơ bản và phổ biến trong nền kinh

tế thị trường.

Là một hoạt động kinh tế cơ bản, thương mại có liên quan mật thiết và ảnh hưởng

đến những hoạt động kinh tế khác như: kinh doanh, đầu tư,...

Là hoạt động kinh tế phổ biến vì thế thương mại tác động đến nhiều chủ thể kinh tế

và các quan hệ kinh tế khác nhau trong nền kinh tế thị trường.

Thứ hai: Thương mại là khâu lưu thông trong quá trình tái sản xuất xã hội

Thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng và có liên hệ mật thiết với khâu

phân phối. Một mặt thương mại chịu sự chi phối của sản xuất và tiêu dùng, mặt khác

thương mại cũng có những tác động đến quy mô, cơ cấu và sự phát triển của sản xuất và

tiêu dùng xã hội.

Thứ ba: Thương mại là một ngành kinh tế rất quan trọng của nền kinh tế.

Theo nghĩa rộng, ngành thương mại không chỉ gồm những doanh nghiệp cung ứng

dịch vụ bán buôn, bán lẻ hàng hóa mà gồm cả những doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ

đa dạng trong nhiều ngành dịch vụ vì mục tiêu lợi nhuận. Đó là lĩnh vực rất rộng, bao

gồm nhiều ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Ngành thương mại thông qua hoạt

động mua bán hàng hóa và dịch vụ với mục đích lợi nhuận có liên quan và tác động to

lớn tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực đa dạng của nền kinh tế.

Thứ tư: Thương mại còn được xem như một hệ thống kinh tế.

Thương mại là một tập hợp các yếu tố có mối liên hệ qua lại thực hiện việc trao đổi

mua bán hàng hóa và các dịch vụ thông qua tiền tệ vì lợi nhuận. Hệ thống thương mại

được hình thành bởi 2 hệ thống con là cung và cầu. Các hệ thống này hoạt động và liên

hệ với nhau qua hoạt động của người mua, người bán trên thị trường. Đó là một hệ thống http://www.ebook.edu.vn 15

kinh tế mở với môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp, công nghệ, xã hội và môi trường

tự nhiên bên ngoài.

Thương mại một mặt chịu sự chi phối của các yếu tố môi trường nói trên, những yếu

tố này có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của thương mại nhưng ngược lại

thương mại cũng tác động trở lại làm biến đổi những yếu tố môi trường.

Vì thế tác động thương mại không chỉ thuần túy mang tính chất kinh tế, thương mại còn

có tác động mang tính chất xã hội, chính trị, pháp luật, công nghệ và ảnh hưởng mật thiết

với môi trường tự nhiên.

2.2.2. Phân loại tác động của thương mại

Tác động của thương mại rất phức tạp và đa chiều. Chúng ta có thể phân loại tác

động thương mại trên một số tiêu chí cơ bản sau:

2.2.2.1. Theo xu hướng ảnh hưởng của tác động

Tác động của thương mại được phân thành các tác động tích cực và tác động tiêu

cực.

Những tác động của thương mại mà kết quả của ảnh hưởng có thể là những lợi ích

(vật chất hoặc tinh thần) hoặc tạo ra sự thúc đẩy vận động của các quá trình kinh tế-xã

hội theo chiều hướng tiến bộ. Đó là những tác động tích cực.

Ngược lại những tác động của thương mại mà kết quả mang lại là những tổn thất (về

vật chất và tinh thần) hay tạo ra xu hướng kìm hãm, đẩy lùi sự vận động của các quá trình

kinh tế - xã hội được coi là những tác động tiêu cực.

Cần lưu ý rằng: Một hoạt động thương mại cụ thể, một chính sách thương mại nhất

định có thể vừa chứa đựng trong đó những tác động tích cực và cả những tác động tiêu

cực. Rất ít trường hợp tác động thương mại chỉ thuần túy mang tính tích cực hay tiêu cực.

2.2.2.2. Theo phạm vi ảnh hưởng

Tác động của thương mại được phân thành các tác động vi mô và vĩ mô.

Những tác động vi mô là ảnh hưởng của thương mại trong phạm vi doanh nghiệp,

hộ gia đình.

Những tác động thương mại vĩ mô là những tác động mà ảnh hưởng của nó vượt ra

ngoài khuôn khổ các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh, những tác động này có thể ở

phạm vi toàn cầu, hoặc một khu vực kinh tế (ASEAN, EU,...), phạm vi quốc gia hoặc địa

phương trong mỗi quốc gia.

Hoạt động kinh doanh ở đơn vị kinh tế ngoài việc xem xét tác động vi mô cần phải

tính đến các tác động vĩ mô mà nó có thể ảnh hưởng. Ngược lại, quản lý nhà nước ở

phạm vi vĩ mô với hoạt động thương mại cần xem xét toàn diện ảnh hưởng của tác động

thương mại ở cả phạm vi vi mô và vĩ mô một cách hài hòa.

2.2.2.3. Dựa theo lĩnh vực tác động http://www.ebook.edu.vn 16

Tác động của thương mại được phân thành các tác động kinh tế, tác động xã hội

(xã hội, chính trị, văn hóa) và tác động môi trường tự nhiên.

Tác động kinh tế bao gồm những ảnh hưởng của thương mại đến tốc độ tăng trưởng

kinh tế , sự thay đổi cơ cấu kinh tế, hoạt động đầu tư, các cân đối kinh tế vi mô trong nền

kinh tế...

Tác động xã hội bao gồm những ảnh hưởng của thương mại tới sự ổn định chính trị

quốc gia, tới thực hiện đường lối, chính sách của nhà nước, ảnh hưởng tới hệ thống luật

pháp của quốc gia.Ngoài ra nó còn bao gồm cả những tác động thương mại tới yếu tố dân

cư, hôn nhân và tổ chức gia đình, mức sống và trình độ giáo dục, phong tục, tập quán, lối

sống, hệ thống giá trị ...trong xã hội.

Tác động môi trường tự nhiên bao gồm những ảnh hưởng của thương mại tới môi

trường sống: bảo tồn các yếu tố tự nhiên (khí hậu, nguồn nước, khoáng sản, hệ thực vật,

động vật...), các yếu tố hạ tầng (giao thông vận tải, hệ thống thông tin, truyền thông...)

Con người càng ngày càng nhận thức sự cần thiết và quan trọng của sự phát triển

bền vững. Vì vậy nghiên cứu các tác động thương mại cần xem xét toàn diện không chỉ

ảnh hưởng về kinh tế mà cả những khía cạnh tác động thương mại về xã hội, môi trường

cũng ngày càng được chú trọng trong việc hoạch định chiến lược và chính sách thương

mại phát triển của các quốc gia.

2.2.2.4. Các cách phân loại khác

Ngoài các cách phân loại cơ bản trên, người ta còn có thể phân loại tác động thương

mại theo nhiều tiêu thức khác như:

Tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, tác động có thể lượng hóa được (đo lường được)

và những tác động khó đo lường được (nhiều tác động thương mại có thể cảm nhận được

bằng định tính song rất khó định lượng).

Một số tác động thương mại mà hậu quả của nó có thể khắc phục được dễ dàng,

nhưng cũng có nhiều tác động mà hậu quả lại có thể là vĩnh viễn không khắc phục được

hoặc nếu sửa chữa được thì phải tốn kém nhiều tiền của, sức lực và thời gian.

2.2.3. ý nghĩa của việc nghiên cứu những tác động của thương mại

Nghiên cứu những tác động của thương mại rất quan trọng, nó không chỉ giúp cho

việc thúc đẩy hoạt động thương mại ở phạm vi doanh nghiệp đạt được những mục tiêu

kinh doanh mà còn có tầm quan trọng đối với việc quản lý hoạt động thương mại ở phạm

vi vi mô một cách có kết quả và hiệu quả, góp phần đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội của

thương mại cũng như đáp ứng những đòi hỏi của sự phát triển kinh tế bền vững.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#jar