CHƯƠNG 3 KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG 3

KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Mục tiêu:

Sau khi nghiên cứu chương này, sinh viên hiểu và nắm được:

1. Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế.

2. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế.

3. Các khoản chi phí được trừ để tính thu nhập chịu thuế.

4. Các khoản không tính vào chi phí hợp lý 

5. Các khoản thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế

6. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh.

7. Mẫu và hướng dẫn lập tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp.

8. Kế toán thu nhập chịu thuế.

 9.Kế toán các khoản chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế.

10.Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

3.1 Căn cứ kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là  một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp. Hay có nghĩa là nó đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ sau khi trừ đi các khoản chi phí liên quan đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh đó.

Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất.

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức:

Thuế TNDN phải nộp=Thu nhập tính thuếxThuế suất thuế TNDN

Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:

Thuế TNDN phải nộp=(Thu nhập tính thuế-Phần trích lập quỹ KH&CN)xThuế suất thuế TNDN

Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc loại thuế tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

3.1.1 Thu nhập chịu thuế

Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ đi thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước

Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhập tính thuế=Thu nhập chịu thuế-Thu nhập được miễn thuế- Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

Thu  nhập chịu thuế

Thu  nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế=Doanh thu-Chi phí được trừ+Các khoản thu nhập khác

Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. Doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tương ứng.

 Thu nhập miễn thuế

 Căn cứ theo điều 8, thông tư  123/2012, thu nhập được miễn thuế bao gồm:

-  Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.

- Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ, kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.

-  Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng phát triển và nghiên cứu khoa học  và phát triển công nghệ có đủ điều kiện:

+  Có chứng nhận đăng ký hoạt động nghiên cứu khoa học.

+ Được cơ quan quản lý nhà nước về khoa học có thẩm quyền xác nhận.

- Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có số lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV.

-  Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.

-  Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn,  mua cổ phần , liên doanh, liên kết kinh tế.

- Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.

3.1.2 Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế

  Theo quy định tại điểm 1 Điều 5 thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính.

- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

+  Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Ví dụ: Doanh nghiệp A là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hóa đơn GTGT gồm các chỉ tiêu sau:

Giá bán:            120.000.000đồng

Thuế VAT( 10%):     12.000.000đồng

Giá thanh toán:       132.000.000đồng

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 120.000.000đồng

+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng  là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

Ví dụ:  Doanh nghiệp B là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng. Hóa đơn bán hàng chỉ ghi giá bán là 132.000.000đồng ( giá đã có thuế VAT 10%).

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 132.000.000đồng.

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp được xác định như sau:

a.Đối với hàng hóa, dịch vụ bán theo phương thức trả góp, trả chậm: là tiền bán hàng hóa trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, tiền lãi trả chậm.

b. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng, cho tiêu dùng nội bộ ( không bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp) được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng  loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi, biếu tặng cho tiêu dùng nội bộ.

c. Đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu về hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu  và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa.

d. Đối với hàng hóa của các đơn vị giao đại lý, ký gửi và nhận đại lý, ký gửi theo hợp đồng đại lý, ký gửi bán đúng hưởng hoa hồng được xác định như sau:

- Doanh nghiệp giao hàng hóa cho các đại lý ( kể cả đại lý bán hàng đa cấp), ký gửi là tổng số tiền bán hàng hóa.

- Doanh nghiệp nhận làm đại lý, ký gửi  bán hàng đúng giá quy định của doanh nghiệp giao đại lý, ký gửi là tiền hoa hồng được hưởng theo hợp đồng đại lý, ký gửi hàng hóa.

e. Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong 2 phương pháp xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế

-  Là số tiền cho thuê tài sản của từng năm = Số tiền trả trước/ Số năm trả tiền trước.

-  Là toàn bộ số tiền cho thuê tài sản của số năm trả tiền trước.

f. Đối với hoạt động tín dụng, hoạt động cho thuê tài chính là tiền lãi cho vay, doanh thu về cho thuê tài chính phải thu phát sinh trong kỳ tính thuế.

g. Đối với hoạt động vận tải  là toàn bộ doanh thu vận chuyển hành khách, hàng hóa, phát sinh trong kỳ tính thuế

h. Đối với hoạt động  cung cấp điện, nước sạch là số tiền cung cấp điện, nước sạch ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.

3.1.3 Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế

Căn cứ theo điều 6 thông tư 123/2012, hiệu lực ngày 10/09/2012 doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

-  Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

a. Tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn

Doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường. Khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi tính vào thu nhập chịu thuế.

b. Chi phí khấu hao tài sản cố định

TSCĐ được trích khấu hao vào chi phí hợp lý phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- TSCĐ sử dụng vào SXKD

- TSCĐ phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh  TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

- TSCĐ phải được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý và hạch toán kế toán hiện hành.

c. Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng

Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa trong mức tiêu hao hợp lý.

Doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa sử dụng vào sản xuất kinh doanh. Định mức này được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và lưu tại doanh nghiệp đồng thời xuất trình đầy đủ với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.

d. Chi phí tiền lương, tiền công,  tiền thưởng phụ cấp cho người lao động

Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng, phụ cấp cho người lao động tính vào chi phí được trừ.

-  Chi tiền lương, tiền công  và các khoản phải trả khác cho người lao động đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, thực tế có chi trả, có chứng từ thanh toán.

- Các khoản tiền thưởng, tiền mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau:  Hợp đồng lao động, Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị…

-  Hợp đồng lao động của doanh nghiệp ký với lao động là người nước ngoài có ghi khoản chi về tiền học cho con của người nước ngoài theo bậc học phổ thông  được doanh nghiệp trả có tính chất tiền lương, tiền công, tiền thưởng có đầy đủ, chứng từ theo quy định của pháp luật.

- Hợp đồng lao động của doanh nghiệp ký với người lao động có ghi khoản chi về tiền nhà do  doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công, không trái với các quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định.

e. Chi phí đi lại

Chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Doanh nghiệp có mua vé máy bay qua wesbite thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay và chứng từ thanh toán của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.

f. Khoản chi thêm cho lao động nữ, người dân tộc thiểu số

- Chi cho công tác đào tạo  lại nghề cho người lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp.

-  Chi phí tiền lương và phụ cấp( nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý.

- Chi phí tổ chức khám sức khỏe thêm trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên.

- Chi phí bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai cho lao động nữ.

- Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ.

- Học phí đi lai, tiền hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Chi bảo hộ lao động hoặc chi trang phục theo số thực chi nhưng không quá 5.000.000 đồng/người/năm.

g. Chi phí sửa chữa tài sản cố định

Đối với chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê mà trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản  trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí nhưng thời gian tối đa không quá 3 năm.

h.  Chi phí trích trước

Đối với những tài sản cố định việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí được trừ số chênh lệch này.

i.Chi tài trợ cho giáo dục, tài trợ cho y tế

Các khoản chi tài trợ cho giáo dục, tài trợ cho y tế được tính vào chi phí hợp lý để tính thu nhập tính thuế phải đảm bảo điều kiện:

- Chi đúng đối tượng quy định.

- Có hồ sơ đầy đủ theo quy định.

j. Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai

- Chi đúng đối tượng quy định. Tài trợ cho khắc phục hiệu quả thiên tai: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để khắc phục hiệu quả thiên tai trực tiếp cho tổ chức được thành lập hoặc hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Có hồ sơ xác định khoản tài trợ

k.Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa cho người nghèo

- Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa cho người nghèo  đúng đối tượng quy định. Đối tượng nhận tài trợ là hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng chính phủ.

- Có hồ sơ xác định khoản tài trợ.

l. Chi tiền điện, tiền nước

m. Các khoản chi khác: Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm; Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái; Các khoản chi tương ứng với doanh thu tính thuế; Chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định; Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ trong nước thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, các loại thuế và lệ phí khác như thuế môn bài, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, tiền thuê đất, các khoản phí, lệ phí mà doanh nghiệp thực nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

3.1.4 Các khoản không tính vào chi phí hợp lý 

Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng không được bồi thường.

- Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ; không có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

- Phần trích khấu hao vuợt mức quy định hiện hành của Bộ tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

- Chi phí  nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa phần vượt mức tiêu hao hợp lý.

- Tiền lương, tiền công  và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

- Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hoá đơn, chứng từ;  phần chi trang phục bằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.

- Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do NHNN VN công bố tại thời điểm vay.

- Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định.

- Chi trả lãi tiền vay vốn tương đương với phần vốn điều lệ còn thiếu.

- Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng.

 - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, thuế GTGT nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế TNDN.

- Phần chi vượt quá 10% tổng số chi được trừ, bao gồm: chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% tổng số chi được trừ trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi khống chế quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra.

- Khoản tài trợ, trừ  khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật.

- Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật

3.1.5 Các khoản thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế

Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán

- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

- Thu nhập từ chuyển nhượng dự án; thu nhập từ chuyển nhượng quyền thực hiện dự án; chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật.

- Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bao gồm cả tiền thu về bản quyền dưới mọi hình thức trả cho quyền sở hữu.

- Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản, các loại giấy tờ có giá khác.

- Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn.

- Thu nhập từ hoạt động bán ngoại tệ: bằng tổng số tiền thu từ bán ngoại tệ (-) tổng giá mua của số lượng ngoại tệ bán ra.

- Thu nhập từ chênh lệch tỷ giá.

- Hoàn nhập các khoản dự phòng.

- Khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được.

- Khoản nợ phải trả không xác  định được chủ nợ.

- Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của năm trước bị bỏ sót phát hiện ra.

- Chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp vốn.

- Quà biếu, quà tặng bằng hiện vật, bằng tiền.

- Các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ không tính trong doanh thu.

- Thu nhập  về tiêu thụ phế liệu, phế phẩm, sau khi đã trừ chi phí thu hồi và chi phí tiêu thụ.

- Các khoản thu nhập từ các hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế trong nước được chia từ thu nhập trước thuế khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài.

- Thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế.

3.1.6 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cơ sở kinh doanh

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%.

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam từ 32% đến 50%. Căn cứ vào vị trí khai thác, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ doanh nghiệp có dự án đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí gửi hồ sơ dự án đầu tư đến Bộ tài chính để trình Thủ tướng chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể cho từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

3.1.7 Mẫu và hướng dẫn lập tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp

 Nguyên tắc  lập tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp

- Số tiền ghi trên tờ khai thuế TNDN làm tròn đến đơn vị là đồng Việt Nam, không ghi số thập phân.

- Các số liệu ghi trên tờ khai phải chính xác, rõ ràng, không được tẩy xóa, không được ghi số âm(-).

- Đối với các chỉ tiêu không có số liệu phát sinh trong kỳ tính thuế thì bỏ trống không ghi.

- Tờ khai thuế được coi là hợp lệ khi kê khai theo đúng mẫu quy định, đầy đủ các thông tin địa danh theo đăng ký với cơ quan thuế, mã số thuế và có người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký tên, có đóng dấu của doanh nghiệp.

- Người nộp thuế không được thay đổi khuôn dạng, thêm, bớt hoặc thay đổi vị trí bất kỳ chỉ tiêu nào trong tờ khai thuế.

a. Mẫu lập tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp

 Mẫu số 01A/TNDN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠM TÍNH

(Dành cho người nộp thuế khai theo thu nhập thực tế phát sinh)

[01] Kỳ tính thuế: Quý.... Năm …....

[02] Lần đầu •                [03] Bổ sung lần thứ •

• Doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc

[04] Tên người nộp thuế

              [05] Mã số thuế:

[06] Địa chỉ:  

[07] Quận/huyện: ................... [08] tỉnh/thành phố:

[09] Điện thoại: .....................  [10] Fax: .................. [11] Email:

[12] Tên đại lý thuế (nếu có):

               [13] Mã số thuế:

[14] Địa chỉ:  

[15] Quận/huyện: ............................. [16] Tỉnh/Thành phố: .

[17] Điện thoại: .................................[18] Fax: .................... [19] Email:

[20]Hợpđồngđại lý: số………………..ngày………………………………………

                                                                                     Đơn vị tiền: đồng Việt Nam

STTChỉ tiêuMã số         Số tiền

1Doanh thu phát sinh trong kỳ[21]

2Chi phí phát sinh trong kỳ[22]

3Lợi nhuận phát sinh trong kỳ ([23]=[21]-[22])[23]

4Điều chỉnh tăng lợi nhuận theo pháp luật thuế[24]

5Điều chỉnh giảm lợi nhuận theo pháp luật thuế[25]

6Thu nhập chịu thuế ([26]=[23]+[24]-[25])[26]

7Thu nhập miễn thuế[27]

8Số lỗ chuyển kỳ này[28]

9TN tính thuế ([29]=[26]-[27]-[28])[29]

10Thuế suất thuế TNDN (%)[30]

11Thuế TNDN dự kiến miễn, giảm[31]

12Thuế TNDN phải nộp trong kỳ ([32]=[29]x[30]-[31])[32]

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai ./.

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên: 

Chứng chỉ hành nghề số:............Ngày......... tháng........... năm..........

                         NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)

Ghi chú: Số thuế TNDN dự kiến được miễn, giảm, người nộp thuế tự xác định theo các điều kiện ưu đãi được hưởng.

 Cách xác định các chỉ tiêu:

- Chỉ tiêu [01] - Ghi rõ kỳ tính thuế trong năm

- Chỉ tiêu [02] – Nếu lập tờ khai lần đầu

- Chỉ tiêu [03] – Nếu lập tờ khai bổ sung

- Chỉ tiêu [04] đến chỉ tiêu [20] - các chỉ tiêu định danh : Ghi chính xác tên, mã số thuế , địa chỉ văn phòng trụ sở, số điện thoại, số fax, địa chỉ email  - Chỉ tiêu [21] - Doanh thu thực tế phát sinh trong kỳ : là tổng doanh thu thực tế phát sinh chưa có thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra 3 tháng trong kỳ tính thuế, bao gồm: doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác ghi nhận trên sổ sách kế toán của người nộp thuế.

- Chỉ tiêu [22] - Chi phí thực tế phát sinh : là toàn bộ các khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến doanh thu thực tế phát sinh trong kỳ tính thuế. Chỉ tiêu này bao gồm: Chi phí sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; Chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác ghi nhận trên sổ sách kế toán.

- Chỉ tiêu [23] - Lợi nhuận thực tế phát sinh trong kỳ :

[23] = [21]    – [22]

- Chỉ tiêu [24] : Điều chỉnh tăng lợi nhuận theo pháp luật thuế, chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các điều chỉnh về doanh thu hoặc chi phí được ghi nhận theo chế độ kế toán, nhưng không phù hợp với quy định của Luật thuế TNDN, làm tăng tổng lợi nhuận phát sinh của người nộp thuế , ví dụ như: chi phí khấu hao TSCĐ không đúng quy định, Chi phí lãi tiền vay vượt mức khống chế theo quy định, chi phí không có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định, các khoản thuế bị truy thu và tiền phạt về vi phạm hành chính đã tính vào chi phí, chi phí không liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế TNDN 

- Chỉ tiêu [25] : Điều chỉnh giảm lợi nhuận theo pháp luật thuế phản ánh tổng số tiền của tất cả các khoản điều chỉnh dẫn đến giảm lợi nhuận phát sinh trong kỳ tính thuế như: lợi nhuận từ hoạt động không thuộc diện chịu thuế TNDN, giảm trừ các khoản doanh thu đã tính thuế quý trước, chi phí của phần doanh thu điều chỉnh tăng ...

- Chỉ tiêu [26] : Thu nhập chịu thuế:    [26] =[23]+[24]–[25]

- Chỉ tiêu [27] :Thu nhập miễn thuế

- Chỉ tiêu [28] : Số lỗ được chuyển vào kỳ này theo quy định của Luật Thuế TNDN, bao gồm số lỗ của các năm trước đăng ký kế hoạch chuyển lỗ vào năm nay và số lỗ của các quý trước trong năm

- Chỉ tiêu [29]: Thu nhập tính thuế : [29] = [26] - [27] - [28]

- Chỉ tiêu [30] = thuế suất phổ thông 25%

- Chỉ tiêu [31] : DN tự xác định các điều kiện, mức độ ưu đãi để xác định số thuế TNDN được miễn, giảm bao gồm cả ưu đãi về thuế suất và ưu đãi về miễn, giảm thuế TNDN .

- Chỉ tiêu [32]: Thuế TNDN phải nộp trong kỳ

[32] = [29] x [30] - [31]

 Mẫu số 01B/TNDN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠM TÍNH

(Dành cho người nộp thuế khai theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu)

[01] Kỳ tính thuế: Quý.... Năm …....

[02] Lần đầu •                [03] Bổ sung lần thứ •

• Doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc

[04] Tên người nộp thuế

               [05] Mã số thuế:

[06] Địa chỉ:  

[07] Quận/huyện: ................... [08] tỉnh/thành phố:

[09] Điện thoại: .....................  [10] Fax: .................. [11] Email:

[12] Tên đại lý thuế (nếu có) :

               [13] Mã số thuế:

[14] Địa chỉ:  

[15] Quận/huyện: ............................. [16] Tỉnh/Thành phố: .

[17] Điện thoại: .................................[18] Fax: .................... [19] Email:

[20]Hợp đồng đại lý: số ……………..ngày……………………………………….      

      Đơn vị tiền: đồng Việt Nam

STTChỉ tiêuMã số         Số tiền

1Doanh thu phát sinh trong kỳ([21]= [22]+[23])[21]

aDoanh thu theo thuế suất chung[22]

bDoanh thu của dự án theo thuế suất ưu đãi[23]

2Tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu (%)[24]

3Thuế suất

aThuế suất chung (%)[25]

bThuế suất ưu đãi (%)  [26]

4Thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong kỳ ([27]= [28]+[29])[27]

aThuế thu nhập doanh nghiệp tính theo thuế suất chung ([28]=[22]x[24] x [25])[28]

bThuế thu nhập doanh nghiệp tính theo thuế suất ưu đãi ([29]= [23]x[24]x[26])[29]

5Thuế thu nhập doanh nghiệp dự kiến miễn, giảm[30]

6Thuế TNDN phải nộp trong kỳ ([31]= [27]–[30])[31]

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai ./.  

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên: 

Chứng chỉ hành nghề số:..........                       Ngày......... tháng........... năm..

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

                   Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)

Ghi chú:- [30] Số thuế TNDN dự kiến được miễn, giảm, người nộp thuế tự xác định theo các điều kiện ưu đãi được hưởng. 

 Cách xác định các chỉ tiêu:

- Chỉ tiêu [21]- Doanh thu thực tế phát sinh trong kỳ được xác định như chỉ tiêu [21] của mẫu số 01A/TNDN.

- Chỉ tiêu [22] – Doanh thu thực tế theo thuế suất chung là tổng doanh thu thực tế phát sinh trong kỳ tính thuế  của các hoạt động chịu thuế suất thuế TNDN chung.

- Chỉ tiêu [23]- Doanh thu của dự án theo thuế suất ưu đãi là tổng doanh thu thực tế phát sinh trong kỳ tính thuế của các dự án đủ điều kiện được áp dụng mức thuế suất thuế TNDN ưu đãi.

- Chỉ tiêu [24]- Tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu là tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu của năm trước liền kề với năm kê khai thuế TNDN tạm nộp theo quý. 

 Mẫu số 03/TNDN

                         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                       Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

      TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

                         [01] Kỳ tính thuế:………..từ.............đến................. 

[02]Người nộp thuế:  ................................................................................................................................................

[03]Mã số thuế: .......................................................................................................................................................

[04]Địa chỉ:  ....................................................................................................................................................

    [05]Quận/Huyện:  .......................................................................   [06] Tỉnh/Thành phố: ......................................

    [07] Điện thoại:……........…..… …. [08] Fax:  ………..........….. [09] E-mail:…………………….................……..

Đơn vị tiền: đồng Việt Nam

STTChỉ tiêuMã sốSố tiền

(1)(2)(3)(4)

AKết  quả  kinh doanh ghi nhận theo báo cáo tài chính

   1

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp  A1

BXác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

1Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp

(B1= B2+B3+ B4 + B5 + B6)B1

1.1Các khoản điều chỉnh tăng doanh thuB2

1.2Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh giảm B3

1.3Các khoản chi không được trừ khi tính vào thu nhập chịu thuếB4

1.4Thuế thu nhập đã nộp cho phần thu nhập nhận được từ nước ngoài B5

1.5Các khoản điều chỉnh làm tăng lợi nhuận trước thuế khácB6

2Điều chỉnh giảm tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (B7 = B8 + B9 + B10+ B11) B7

2.1Lợi nhuận từ hoạt động không chịu thuế thu nhập doanh nghiệpB8

2.2Giảm trừ các khoản doanh thu đã tính thuế năm trướcB9

2.3Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh tăngB10

2.4Các khoản điểu chỉnh làm giảm lợi nhuận trước thuế khácB11

3Tổng thu nhập chịu thuế ( B12= A1 + B1 – B7)B12

3.1Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh (B13 = B12 –B14)B13

3.2Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sảnB14

CXác định thuế TNDN phải nộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh

1Thu nhập chịu thuế ( C1 =B13)C1

2Thu nhập miễn thuếC2

3Lỗ từ các năm trước được chuyển sangC3

4Thu nhập tính thuế ( C4 = C1- C2 – C3)C4

5Trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có)C5

6Thu nhập tính thuế sau khi đã trích lập quỹ khoa học và công nghệ ( C6 = C4 – C5)C6

7Thuế TNDN từ hoạt động sản xuất kinh doanh tính theo thuế suất phổ thông (C7 = C6 * 25%)C7

8Thuế TNDN chênh lệch do áp dụng mức thuế suất khác mức thuế suất 25%C8

9Thuế TNDN được miễn, giảm trong kỳC9

10Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuếC10

11Thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh (C11= C7-C8- C9 – C10)C11

DThuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản còn phải nộp sau khi trừ thuế TNDN đã nộp ở địa phương khácD

ETổng số thuế TNDN phải nộp trong kỳE

1Thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động sản xuất kinh doanhE1

2Thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sảnE2

D. Ngoài các Phụ lục của  tờ khai này, chúng tôi gửi kèm theo các tài liệu sau

1

2

3

4

Tôi  cam đoan là các số liệu kê khai này là đúng và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã kê  khai./.

                                         ..............ngày.........tháng...........năm ..........

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặcĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

                                                     Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ)

 Lập tờ khai Mẫu số 03/TNDN

- Chỉ tiêu [01] – Ghi rõ kỳ tính thuế của năm quyết toán thuế

- Chỉ tiêu [02] – Ghi chính xác tên người nộp thuế như trên giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế do cơ quan thuế cấp.

- Chỉ tiêu [03] – Ghi đầy đủ mã số thuế của người nộp thuế như trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế do cơ quan thuế cấp.

- Chỉ tiêu [04], [05], [06]: ghi đúng theo địa chỉ văn phòng trụ sở của người nộp thuế như đăng ký với cơ  quan thuế.

- Các chỉ tiêu [07], [08, [09]: ghi đầy đủ số điện thoại, số fax, địa chỉ email của người nộp thuế nếu có.

Phần A: Kết quả kinh doanh ghi nhận theo báo cáo tài chính

1. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN ( Mã số A1):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế theo chế độ kế toán ( kế toán tài chính).

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này bằng số liệu được tính và ghi ở Mã số 19 của Phụ lục Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ( Mẫu số 03-1A/TNDN).

Phần B: Xác định thu nhập chịu thuế theo luật thuế TNDN

1. Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế TNDN ( Mã số B1):

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các điều chỉnh về doanh thu hoặc chi phí được ghi nhận theo chế độ kế toán

Mã số B1= Mã số B2 + Mã số B3 + .... + Mã số B6

Trong đó:

1.1 Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu (Mã số B2)

Chỉ tiêu này phản ánh tất cả các khoản điều chỉnh dẫn đến tăng doanh thu tính thuế do có sự khác biệt giữa các quy định về kế toán và thuế bao gồm các khoản được xác định là doanh thu nhưng không được ghi nhận là doanh thu trong kỳ theo quy định của chuẩn mực kế toán về doanh thu.

1.2 Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh giảm (Mã số B3)

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các chi phí liên quan đến việc tạo ra các khoản doanh thu được ghi nhận là doanh thu theo chế độ kế toán nhưng được điều chỉnh giảm khi tính thu nhập chịu thuế trong kỳ theo các quy định của luật thuế.

Điển hình nhất của  các chi phí này là các khoản chi liên quan đến doanh thu đã được đưa vào doanh thu tính thuế của các kỳ trước.

1.3 Các khoản chi không được trừ khi tính vào thu nhập chịu thuế (B4)

- Chi phí không có hoá đơn hợp lệ, các khoản chi vượt định mức khống chế theo Luật thuế TNDN; chi trả lãi tiền vay vượt mức 150% LSCB do NHNN quy định; chi khấu hao TSCĐ không có giấy tờ chứng minh thuộc sở hữu của DN, KHTSCĐ của xe ôtô có ngưỡng vượt 1,6 tỷ....

- Thuế thu nhập đã nộp cho phần thu nhập nhận được ở nước ngoài (B5): 

- Khai theo chứng từ nộp thuế tương ứng với phần thu nhập nhận được ở nước ngoài trong năm. Số thuế này được khai vào phụ lục 03-4 để xác định thuế thu nhập đuợc trừ cho phần thu nhập nhận được ở nước ngoài;

3.Tổng thu nhập chịu thuế B12 

- Công thức tính: B12= A1+B1-B7;

- Căn cứ vào số liệu theo dõi và hạch toán trên sổ kế toán, chia tách thu nhập chịu thuế thành thu nhập của 2 hoạt động:

+ TNCT từ hoạt động SXKD (B13);

+ TNCT từ hoạt động chuyển nhượng BĐS (B14)

- Tính thuế phát sinh, thuế phải nộp, ưu đãi miễn giảm thuế, xác định số lỗ được chuyển... cho từng hoạt động;

C. Xác định thuế TNDN phải nộp của hoạt động SXKD:

* Từ chỉ tiêu C1 đến C11:

- Tính thuế cho phần thu nhập của hoạt động SXKD (C1 = B13);

- Kèm theo các phụ lục 03-2/TNDN, 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN, 03-3C/TNDN, 03-4/TNDN; Phụ lục Báo cáo trích, sử dụng quỹ khoa học và công nghệ theo TT 15/2011/TT-BTC ngày 9/2/2011 (nếu có);

 2.Thu nhập được miễn thuế (Chỉ tiêu C2):

- Thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp; thu nhập từ hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới...

- Thu nhập hoạt động SXKD của DN có sử dụng người khuyết tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV (trên 51% số lđ bình quân trong năm);

- Thu nhập từ hoạt động dạy nghề cho người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn..

- Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh liên kết ... sau khi đã nộp thuế;

- Các khoản tài trợ nhận được cho giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hoá  nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo, hoạt động xã hội khác...

3. Lỗ từ các năm trước chuyển sang (Chỉ tiêu C3):

- Khai vào chỉ tiêu này đồng thời phải lập phụ lục chuyển lỗ mẫu 03-2/TNDN;

- Số lỗ của các năm trước được chuyển trong thời hạn 5 năm, kể từ năm sau năm phát sinh lỗ; Quá thời hạn 5 năm mà chưa chuyển hết thì không được chuyển lỗ tiếp;

- Số lỗ từ năm 2009 được chuyển liên tục và toàn bộ vào năm sau;

5. Trích lập quỹ khoa học công nghệ (chỉ tiêu C5):

- Mức trích tối đa 10% thu nhập tính thuế trước khi tính thuế TNDN;

- Phải lập Báo cáo trích, sử dụng Quỹ phát triển khoa học công nghệ hàng năm gửi kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN (mẫu báo cáo kèm theo TT 15/2011/TT-BTC);

- Trong thời hạn 5 năm không sử dụng hết 70% Quỹ phát triển KHCN hoặc sử dụng không đúng mục đích thì phải nộp thuế TNDN cho phần quỹ đã trích và phần lãi phát sinh từ số thuế TNDN đó:

+ Thuế suất tính theo thuế suất thuế TNDN áp dụng cho DN trong thời gian trích lập quỹ;

+ Lãi suất tính lãi là lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 1 năm áp dụng tại thời điểm thu hồi; thời gian tính lẫi là 2 năm.

7.Thuế TNDN tính theo mức thuế suất phổ thông (chỉ tiêu C7):

- Tính theo mức thuế suất phổ thông trên toàn bộ thu nhập tính thuế sau khi đã trích lập Quỹ KHCN; kể cả đối với các trường hợp được ưu đãi, miễn giảm;

- Công thức: C7= C6 x 25%;

* Tính thuế TNDN được ưu đãi miễn giảm: 

- DN tự xác định số thuế được ưu đãi, miễn giảm trên cơ sở Luật thuế TNDN và các điều kiện theo giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi thuế...

- Nếu có ưu đãi, miễn giảm thuế TNDN phải khai các phụ lục ưu đãi thuế (03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN; 03-3C/TNDN);

* Mức độ ưu đãi:

- Ưu đãi về mức thuế suất: Chỉ tiêu C8 = Chỉ tiêu 4 (PL 03-3A) + Chỉ tiêu 7 (PL 03-3B); 

- Ưu đãi về miễn giảm thuế trong thời hạn nhất định: chỉ tiêu C9 = Chỉ tiêu 9 (PL 03-3A)+ Chỉ tiêu 11 (PL 03-3B) + Chỉ tiêu 4 (PL 03-3C);

* Tính thuế TNDN được ưu đãi miễn giảm: 

- Xác định các trường hợp được ưu đãi, chọn phụ lục tính số thuế ưu đãi, miễn giảm để kê khai:

- Nếu có nhiều dự án đầu tư cùng được ưu đãi với các mức độ khác nhau thì lập riêng từng phụ lục cho từng dự án;

- Xác định điều kiện, mức độ được ưu đãi thuế: Khai vào phần A của các phụ lục;

- Xác định số thuế được ưu đãi: Khai và tính toán tiền thuế được ưu đãi tại phần B của các phụ lục 03-3A/TNDN; 03-3B/TNDN; 03-3C/TNDN.

- Tổng hợp số liệu từ các phụ lục để khai vào chỉ tiêu C8, C9 của Tờ khai.

* Lưu ý khi tính thuế TNDN được ưu đãi miễn giảm:

- Trường hợp 1: Kết quả hoạt động SXKD chung của DN có thu nhập (không bao gồm hoạt động kinh doanh BĐS), trong đó hoạt động được ưu đãi lãi, hoạt động không ưu đãi bị lỗ: Thu nhập còn lại tính theo thuế TNDN được ưu đãi;

- Trường hợp 2: Kết quả hoạt động SXKD chung của DN có thu nhập, trong đó hoạt động được ưu đãi bị lỗ, hoạt động không ưu đãi lãi: Thu nhập còn lại tính theo thuế TNDN thông thường, không được ưu đãi; 

- Trường hợp 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp bị lỗ thì có nghĩa là số lỗ này đã được bù trừ giữa lãi của hoạt động SXKD không được ưu đãi với lỗ của hoạt động SXKD được ưu đãi thuế (hoặc ngược lại). Vì vậy, DN không phát sinh thuế TNDN phải nộp, đồng thời cũng không phát sinh thuế TNDN được ưu đãi. Trong trường hợp này Tờ khai của DN sẽ là:

+ Chỉ tiêu C4, C6: Phát sinh âm;

+ Chỉ tiêu C7, C11: Bằng 0;

+ Không phát sinh các chỉ tiêu c8, c9 và các phụ lục ưu đãi miễn giảm thuế.

10. Xác định số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế (Chỉ tiêu C10):

- Lập phụ lục 03-4/TNDN, xác định số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được trừ:

+ Tính lại tiền thuế TNDN cho phần thu nhập nhận được ở nước ngoài theo Luật thuế TNDN của Việt Nam; tính theo mức thuế suất phổ thông;

+ Xác định số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được trừ:

+ + Nếu thấp hơn số phải nộp ở VN: được trừ bằng số đã nộp ở nước ngoài;

++ Nếu cao hơn số phải nộp ở VN: được trừ bằng số phải nộp ở VN;

+ Khai số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được trừ vào chỉ tiêu C10 của Tờ khai

* Xác định thuế TNDN của hoạt động SXKD phải nộp trong kỳ (Chỉ tiêu C11, E1).

- C11= C7-C8-C9-C10;

- E1= C11;

* Lưu ý:

- Không khai số thuế TNDN đã khai tạm tính 4 quý vào Tờ khai quyết toán;

- Không khai số tiền thuế đã nộp, số thuế nộp thừa, nộp thiếu trong năm vào Tờ khai quyết toán.

4. Thuế TNDN phải nộp của hoạt động chuyển nhượng BĐS:

- Xác định thu nhập chịu thuế từ hoạt động chuyển nhượng BĐS (Chỉ tiêu B14 Tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu số 03/TNDN);

- Tính thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS tại phụ lục mẫu số 03-5/TNDN;

* Khai phụ lục 03-5/TNDN:

- Khai tổng hợp doanh thu, chi phí của hoạt động chuyển nhượng BĐS trong năm (từ chỉ tiêu [01] đến chỉ tiêu [08]; tỉnh thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng BĐS chỉ tiêu [09]);

- Khai số lỗ được chuyển của hoạt động chuyển nhượng BĐS các năm trước chuyển năm quyết toán (chỉ tiêu 10); Khai vào chỉ tiêu này đồng thời phải lập phụ lục  chuyển lỗ mẫu 03-2/TNDN dành cho hoạt động chuyển nhượng BĐS;

- Trích lập Quỹ KHCN (nếu có); Tính thuế phải nộp theo mức thuế suất phổ thông.

- Xác định số thuế TNDN đã nộp ở địa phương khác;

- Xác định số thuế đã tạm kê khai theo tiến độ và tiền thuế TNDN phải nộp.

- Xác định số thuế TNDN từ chuyển nhượng BĐS: Số thuế phải nộp sau khi trừ thuế TNDN đã nộp ở địa phương khác trên Phụ lục 03-5/TNDN (chỉ tiêu 18) và khai vào chỉ tiêu D của Tờ khai quyết toán thuế TNDN;

5. Thuế TNDN phải nộp và khai số thuế phân bổ, khai giao dịch liên kết:

* Thuế TNDN từ hoạt động SXKD:

- Chỉ tiêu E1=C11;

- Lập Bảng phân bổ thuế TNDN của doanh nghiệp có các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc mẫu số 05/TNDN (nếu có).

* Thuế TNDN phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng BĐS trong kỳ:

- Chỉ tiêu E2= Chỉ tiêu D;

- Lưu ý: Số thuế phải nộp trên quyết toán đã trừ đi số thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng BĐS đã nộp tại các địa phương khác.

* Khai phụ lục phân bổ thuế TNDN mẫu 05/TNDN:

- Lập Bảng phân bổ này sau khi đã tính và hoàn thành việc kê khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN;

- Nếu có số thuế TNDN phát sinh phải nộp thì mới lập Bảng phân bổ. 

- Bảng phân bổ được gửi cho CQT nơi có trụ sở chính (kèm theo Tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý) và gửi cho CQT nơi có cơ sở phụ thuộc;

- Khai chi tiết các thông tin doanh nghiệp đối với trụ sở chính và các cơ sở sản xuất phụ thuộc: địa phương, tên, mã số thuế…

* Số thuế TNDN phân bổ cho các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc:

- Phân bổ theo tỷ lệ cố định chi phí của CSSX phụ thuộc/tổng chi phí của DN;

- Tính số thuế TNDN phải nộp cho từng cơ sở phụ thuộc, trừ số thuế đã tạm nộp trong năm và tính số thuế còn phải nộp tại các địa phương;

- Gửi PL này kèm theo Tờ khai quyết toán thuế cho CQT quản lý trụ sở chính; gửi phụ lục cho CQT quản lý CSSX phụ thuộc;

- Nộp thuế theo Bảng phân bổ cho các địa phương.

* Tỷ lệ phân bổ:

- Là tỷ lệ % chi phí của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc/tổng chi phí của doanh nghiệp;

- Số liệu để xác định tỷ lệ chi phí do DN tự xác định căn cứ vào quyết toán thuế TNDN của năm trước liền kề năm tính thuế;

+ Doanh nghiệp đang hoạt động có cơ sở hạch toán phụ thuộc ở các địa phương => số liệu xác định căn cứ vào quyết toán thuế TNDN năm 2008 và tỷ lệ này được sử dụng ổn định từ năm 2009 trở đi;

+ Doanh nghiệp mới thành lập, có thay đổi (mở rộng, thu hẹp) cơ sở hạch toán phụ thuộc ở các địa phương thì doanh nghiệp phải tự xác định tỷ lệ chi phí cho kỳ tính thuế đầu tiên và tính ổn định cho các kỳ tiếp sau;

- Lưu ý:

+ Chỉ phân bổ số thuế phải nộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh;

+ Chỉ phân bổ số thuế phải nộp;

+ Phân bổ cho các cơ sở sản xuất, gia công, lắp ráp hạch toán phụ thuộc;

- Số thuế còn phải nộp dựa trên tỷ lệ phân bổ cho trụ sở chính và cơ sở hạch toán phụ thuộc; tính số thuế phải nộp trừ đi số đã tạm nộp cho từng địa phương.

* Khai giao dịch liên kết:

- Khai các hoạt động giao dịch liên kết (nếu có) theo mẫu GCN-01/QLT ban hành kèm theo TT 66/2010/TT-BTC:

- Giao dịch liên kết: Các bên mua/bán có mối quan hệ không độc lập với nhau như: tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư; cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác; Cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp điều hành, kiểm soát, góp vốn đầu tư vào một bên khác.

- Lập mẫu GCN-01/QLT theo TT 66/2010/TT-BTC:

+ Khai thông tin về giá trị GDLK và phương pháp xác định giá:

++ Mua bán hàng hoá: Có hình thành TSCĐ, Không hình thành TSCĐ;

++ Dịch vụ: Nghiên cứu phát triển; Quảng cáo tiếp thị; Quản lý kinh doanh và tư vấn, đào tạo; hoạt động tài chính; tiền bản quyền; Cho vay, đi vay; dịch vụ khác...

+ Khai mối quan hệ với từng bên liên kết: :

++ Tên, địa chỉ, MST của các bên liên kết;

++ Hình thức liên kết: Đánh dấu vào các cột A đến M theo quy định tại TT 66/2010/TT-BTC

3.2 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

3.2.1 Kế toán thuế thu nhập chịu thuế

Kế toán xác định doanh thu tính thuế

a. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

(1) Trường hợp bán hàng trực tiếp cho khách hàng, căn cứ vào hóa đơn GTGT và các chứng từ thanh toán để phản ánh doanh thu bán hàng, ghi:

- Nếu áp dụng phương pháp thuế GTGT khấu trừ

Nợ TK 111, 112, 131 - (Tổng giá thanh toán)

Có TK 511 - (Doanh thu bán hàng )

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

- Nếu áp dụng theo phương pháp trực tiếp.

Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 511

(2) Trường hợp trước đây gửi bán cho khách hàng, cho đại lý theo hợp đồng, khi khách hàng chấp nhận thanh toán (hoặc thanh toán), kế toán ghi nhận doanh thu phần khách hàng chấp nhận (hoặc thanh toán), ghi:

- Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế:

Nợ TK 111, 112, 131 - (Tổng giá thanh toán)

Có TK 511 - (Giá bán chưa thuế)

Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra.

- Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 511 - (Giá bán bao gồm cả thuế ).

(3) Trường hợp bán hàng thu bằng ngoại tệ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phải quy đổi ra Việt Nam đồng theo tỷ giá thực tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

(3a) Ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, theo quy đổi ra Việt Nam đồng, ghi:

Nợ TK 1112, 1122 (131) – Theo tỷ giá GDBQ ngoại tệ liên NH

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ.

Có TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra.

(3b) Đồng thời: Nợ TK 007- ngoại tệ các loại từng loại nguyên tệ.

(4). Trường hợp bán hàng qua các đại lý, ký gửi hàng.

(4a). Tại bên giao hàng (chủ hàng)

Căn cứ vào “ Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi”, doanh nghiệp lập hóa đơn GTGT phản ánh doanh thu bán hàng để giao cho các đại lý, xác định tiền hoa hồng phải trả đồng thời nhận hóa đơn GTGT do đại lý phát hành.

- Nếu các đại lý, thanh toán tiền cho doanh nghiệp sau khi trừ tiền hoa hồng được hưởng, ghi:

Nợ TK 641 - (Tiền hoa hồng đại lý)

Nợ TK 133 - (Thuế GTGT tương ứng theo hoa hồng cho đại lý)

Nợ TK 111, 112 - (Số tiền đã nhận sau khi trừ hoa hồng)

Có TK 511 - (Giá bán chưa thuế)

Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra.

- Nếu các đại lý, bên nhận bán hàng ký gửi thanh toán toàn bộ số tiền của số hàng đã bán theo giá quy định cho bên chủ hàng, ghi:

Nợ TK 111, 112 - (Tổng giá thanh toán)

Nợ TK 133 - (Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ)

Có TK 511 - (Giá bán chưa thuế)

Có TK 3331 - (Thuế GTGT đầu ra).

- Sau đó, bên chủ hàng xác định hoa hồng trả cho các đại lý, bên nhận bán hàng ký gửi, ghi:

Nợ TK 641 - (Tiền hoa hồng chưa kể thuế cho đại lý)

Nợ TK 133 - (Thuế GTGT đầu vào được khấu  trừ)

Có TK 111, 112 - (Hoa hồng và thuế GTGT tương ứng).

(4b) Tại các đại lý hoặc đơn vị nhận bán hàng ký gửi (bên nhận hàng).

Tại các đại lý, đơn vị nhận hàng ký gửi phải bán hàng đúng giá và hưởng hoa hồng do bên chủ hàng thanh toán. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là phần hoa hồng được hưởng, hạch toán như sau:

a. Khi nhận hàng để bán đại lý, ký gửi thì số hàng này thuộc quyền sở hữu của  đơn vị, ghi:

Nợ TK 003 - Hàng hóa nhận bán hộ, ký gửi

b. Khi bán được hàng nhận bán hộ, ký gửi:

Có TK 003 - Hàng hóa nhận bán hộ, ký gửi

- Căn cứ vào hóa đơn GTGT (nếu có) và chứng từ thanh toán, ghi:

Nợ TK 111, 112 - (Tổng giá thanh toán)

Có TK 3388 - (Tổng giá thanh toán)

c. Khi thanh toán với bên giao hàng, căn cứ vào “ Bảng thanh toán bên đại lý, ký gửi”, phát hành hóa đơn GTGT hoa hồng được hưởng cho bên chủ hàng và chứng từ thanh toán, ghi:

Nợ TK 3388 - (Tổng số tiền thanh toán)

Có TK 511 - (Hoa hồng được hưởng)

Có TK 33311 - (Thuế GTGT được hưởng theo hoa hồng)

CóTK 111, 112 - (Số tiền thực trả cho chủ hàng sau khí được trừ đi tiền hoa hồng được hưởng)

(5) Trường hợp bán hàng trả góp, trả chậm:

Trường hợp này khi giao hàng cho người mua thì được xác định là tiêu thụ, doanh thu bán hàng được tính theo giá bán tại thời điểm thu tiền một lần, Khách hàng chỉ thanh toán một phần tiền mua hàng để nhận hàng và phần còn lại trả trong một thời gian và chịu khoản lãi theo quy định trong hợp đồng. Khoản lãi do bán trả góp hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính.

(5a) Đối với  doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu  trừ.

      - Ghi nhận doanh thu, số  tiền đã thu và số tiền phải thu, tiền lãi do bán trả chậm, trả góp, ghi:

Nợ TK 111, 112 - (Số tiền đã thu được).

Nợ TK 131 - (Số tiền phải trả)

   Có TK 511 - (Theo giá bán trả ngay một lần chưa thuế).

   Có TK 3331 - (Thuế GTGT đầu ra) 

   Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện 

   - Khi thu được tiền các kỳ tiếp theo, ghi:

Nợ TK 111, 112 

   Có TK 131 – Phải thu khách hàng

- Từng kỳ, tính toán và xác định doanh thu HĐTC do bán hàng trả góp, trả chậm theo nguyên tắc phù hợp, ghi

Nợ TK 3387  - Doanh thu chưa thực hiện 

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

(5b). Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

- Phản ánh ghi nhận doanh thu, số tiền đã thu và sẽ thu lãi do bán trả góp, ghi:

Nợ TK 111, 112 - (Số tiền đã thu được).

Nợ TK 131 - (Số tiền còn phải thu).

  Có TK 511 - ( Tổng giá thanh toán)

  Có TK 3387 - (Chênh lệch giữa tổng số tiền bán theo giá trả góp với tổng giá thanh toán gồm cả thuế GTGT theo số tiền trả ngay)

- Cuối kỳ, xác định thuế GTGT phải nộp cho số hàng đã bán trả góp, trả chậm, ghi:

 Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 

Có 3331 – Thuế GTGT đầu ra

(6) Doanh thu cho thuê tài sản theo phương thức cho thuê hoạt động và kế toán cho thuê hoạt động BĐSĐT

6a. Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

* Trường hợp thu tiền cho thuê hoạt động theo định kỳ:

- Khi phát hành hóa đơn thanh toán tiền cho thuê tài sản, ghi:

Nợ TK 131 -  Phải thu khách hàng 

    Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

       Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

- Khi thu được tiền, ghi:

Nợ TK 111, 112... 

Có TK 131 - Phải thu khách hàng .

Trường hợp thu trước tiền cho thuê hoạt động nhiều kỳ

+ Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động cho thuê tài sản, ghi.

                    Nợ TK 111, 112,... Tổng số tiền nhận trước

                             Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện 

       Đồng thời tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán, ghi.

                     Nợ TK 3387 - Doanh thu nhận trước

                                Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

+  Sang kỳ sau, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán, ghi.

                     Nợ TK 3387 - Doanh thu nhận trước

                                Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

+ Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ về cho thuê tài sản không được thực hiện, ghi.

        Nợ TK 3387 - Doanh thu nhận trước

        Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại (Nếu đã ghi nhận doanh thu) 

           Có TK 111, 112, 3388,...Tổng số tiền trả lại

   - Trường hợp bán hàng theo phương thức trao đổi hàng

+ Căn cứ vào hóa đơn GTGT khi đưa hàng hóa, dịch vụ đi đổi, ghi:

Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán 

       Có TK 511: Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp, dịch vụ

                Có TK 3331: Thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ đưa đi trao đổi

+ Căn cứ vào hóa đơn GTGT khi nhận vật tư, hàng hóa đổi về, ghi:

Nợ TK 152, 153,156...Giá trị mua chưa thuế GTGt

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK131: Phải thu của khách hàng.

(7) Đối với hoạt động gia công hàng hóa:

(7a) Kế toán tại đơn vị giao hàng để gia công

      - Khi xuất kho giao hàng để gia công, ghi:

Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

    Có TK 152, 156

- Chi phí gia công hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. 

Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331...

- Khi nhận lại hàng gửi gia công chế biến hoàn thành nhập kho, ghi:

Nợ TK 152, 156

Có TK 154

(7b) Kế toán tại đơn vị nhận hàng gia công.

- Khi nhận hàng gia công ghi Nợ TK 002

- Khi xuất  trả hàng gia công ghi Có TK 002

- Khi xác định doanh thu từ số tiền gia công thực tế được hưởng

+ Tính thuế theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131...

Có  TK 511: Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

+ Tính thuế theo phương pháp trực tiếp

Nợ TK 111, 112, 131...

Có  TK 511: Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ            (Tổng số tiền gia công được hưởng chưa có thuế GTGT)

(8) Cuối kỳ, xác định thuế TTĐB hoặc thuế xuất khẩu phải nộp, ghi:

Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3332: Thuế TTĐB

Có TK 3333: Thuế xuất khẩu

(9) Cuối kỳ kế toán xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp đối với họat động SXKD, ghi:

Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

(10) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ trừ vào doanh thu thực tế trong kỳ để xác định doanh thu thuần.

Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 521, 531,532

(11) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911, ghi:

Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 911: Xác đinh kết quả kinh doanh

(12) Trường hợp xuất kho sản phẩm hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ để tiêu dùng nội bộ, khuyến mại, quảng cáo phục vụ cho sản xuất kinh doanh những sản phẩm không chịu thuế GTGT hoặc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, doanh nghiệp phải lập hóa đơn GTGT trên đó ghi rõ hàng tiêu dùng nội bộ, tính nộp thuế GTGT phải nộp vào chi phí.

- Khi xuất sản phẩm:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 155, 156

- Đồng thời ghi nhận doanh thu nội bộ

Nợ TK 111, 112...

Có TK 512- Doanh thu nội bộ

Có Tk 3331: Thuế GTGT phải nộp

(13) Trường hợp dùng sản phẩm để biếu tặng, thưởng hoặc để trả lương

- Khi xuất sản phẩm:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 155, 156

- Đồng thời ghi nhận doanh thu nội bộ

Nợ TK 353, 334

Có TK 512- Doanh thu nội bộ

Có Tk 3331: Thuế GTGT phải nộp

b. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

- Trường hợp ghi nhận hàng bán trả lại, chiết khấu, giảm giá

Nợ TK 521, 531, 532

Nợ TK 3331: Thuế GTGT 

Có TK 111, 112, 331...Tổng giá thanh toán

- Cuối kỳ kết chuyển:

Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng hóa cung cấp dịch vụ

Có TK 521, 531, 532

c. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính

- Các khoản lãi được chia từ hoạt động đầu tư, cổ tức, lãi định kỳ, trái phiếu, lãi tiền cho vay, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131...

Nợ TK 121, 228, 223, 222, 221 (nếu đầu tư tiếp)

Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính

- Khoản lãi khi bán công cụ tài chính, chuyển nhượng, thanh lý khoản đầu tư, ghi:

Nợ TK 111, 112...(giá bán)

     Có TK 121, 221 (giá gốc)

     Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính

- Khoản chiếu khấu thanh toán khi mua hàng được hưởng, ghi:

Nợ TK 111, 112, 331...

Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính

- Khoản lãi khi bán hàng trả chậm, trả góp, ghi:

Nợ TK 111, 112 ( Số tiền thu ngay)

Nợ TK 131: Phải thu khách hàng (số tiền trả chậm)

       Có TK 511: Doanh thu bán hàng

          Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện

Hàng kỳ, xác định và kết chuyển doanh thu chưa thực hiện vào doanh thu hàng trong kỳ, ghi:

Nợ  TK 3387:  Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính

- Khoản lãi bán ngoại tệ, ghi

Nợ TK 1111, 1121: Theo tỷ giá bán

Có  TK 1112, 1122: Theo giá ghi sổ

Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính

Đồng thời ghi có TK 007- Ngoại tệ các loại

- Khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tính vào TN hoạt động tài chính.

Nợ TK 111, 112, 131,331...

Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính

- Khoản chênh lệch tỷ giá thuần (Lãi tỷ giá bù lỗ tỷ giá > 0) khi đánh giá lại các khoản tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm, ghi:

Nợ Tk 413: Chênh lệch tỷ giá

Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính

- Các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính khác.

Nợ TK 111, 112...

Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính

- Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính

Nợ TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính

Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

Kế toán thu nhập khác

- Phản ánh số thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131...

     Có TK 711: Thu nhập khác

     Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra

- Phản ánh các khoản thu từ các khoản nợ phải thu khó đòi trước đây đã xử lý xóa sổ, ghi:

Nợ TK 111, 112...

     Có TK 711: Thu nhập khác

Đồng thời ghi: Có TK 004

- Phản ánh các khoản nợ phải trả không xác định được chủ.

Nợ TK  331, 338

Có TK 711: Thu nhập khác

- Phản ánh số thuế được Nhà nước miễn, giảm

Nợ TK 333 ( nếu trừ vào số phải nộp)

Nợ TK 111, 112...(nếu nhận lại bằng tiền)

Có TK 711: Thu nhập khác

- Phản ánh khoản tiền, hiện vật được biếu tặng, ghi:

Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211...

Có TK 711: Thu nhập khác

- Phản ánh các khoản thu nhập khác như tiền thưởng, các khoản thu nhập bỏ quên, bỏ sót từ năm trước..., ghi:

Nợ TK 111, 112, 152...

Có TK 711: Thu nhập khác

- Các khoản thu phạt, bồi thường, ghi:

Nợ TK 111, 112, 3388, 334...

Có TK 711: Thu nhập khác

- Cuối kỳ kết chuyển  các khoản thu nhập khác 

Nợ TK 711: Thu nhập khác

Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

3.2.2 Kế toán các khoản chi phí hợp lý được khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế.

a. Kế toán chi phí hoạt động kinh doanh

(1). Kế toán giá vốn hàng bán

1. Khi xuất bán các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoàn thành được xác định là đã bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 154, 155, 156,157...

2. Phản ánh các khoản chi phí được hạch toán trực tiếp vào giá vốn hàng bán.

- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho một đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng số chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 154: Chi phí SXKD dở dang hoặc

Có TK 627: Chi phí sản xuất chung

- Phản ánh hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 152, 153, 156, 1381...

- Phản ánh chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt quá mức bình thường được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình hoàn thành, ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang

Có TK154: Chi phí SXKD dở dang (nếu tự chế)

3. Hạch toán khoản trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm.

- Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn khi phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn được trích bổ sung.

Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán

     Có TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

- Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay nhỏ  hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, ghi:

Nợ TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Có TK 632: Giá vốn hàng bán

4. Các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh BĐS đầu tư:

- Định kỳ tính và trích khấu hao BĐS đầu  tư đang nắm quyền tăng giá, đang cho thuê hoạt động, ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán ( chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)

Có TK 2147: Hao mòn BĐS đầu tư

(2). Kế toán chi phí bán hàng.

Tập hợp các khoản chi phí liên quan đến việc bán hàng:

Nợ TK 641: Tập hợp chi phí bán hàng

Có TK 214: Khấu hao

Có TK 152: Nguyên, vật liệu

Có TK 153: Công cụ, dụng

         Có TK 142, 242: Chi phí trả trước

Có TK 334: Phải trả người lao động

Có TK 338: Các khoản trích theo lương

Có TK 111, 112, 331...Dịch vụ mua ngoài

(3). Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Tập hợp các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 642: Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 214: Khấu hao

Có TK 152: Nguyên, vật liệu

Có TK 153: Công cụ, dụng cụ

Có TK 142, 242: Chi phí trả trước

Có TK 334: Phải trả người lao động

Có TK 338: Các khoản trích theo lương

Có TK 111, 112, 331...Dịch vụ mua ngoài

Có TK 139: Trích lập dự phòng

Có TK 351: Trích lập dự phòng trợ cấp mất việc làm

Có TK 352: Trích trước chi phí sửa chữa lớn

....

(4) Chi phí hoạt động tài chính.

1. Tập hợp các chi phí thuộc hoạt động tài chính phát sinh (chi phí liên doanh, chi phí chứng khoán, chi phí kinh doanh bất động sản).

Nợ TK 635

Có TK 121, 128, 221, 222, 228...

2. Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giảm giá đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn của các loại chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn hiện có, tính  toán khoản phải lập dự phòng giảm giá cho các khoản đầu tư ngăn hạn, dài hạn:

- Trường hợp số dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn đã lập năm trước chưa sử dụng hết, thì chênh lệch lớn hơn, ghi:

Nợ TK 635: Chi phí tài chính

Có TK 129, 229

- Trường hợp số dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn đã lập năm trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch phải được hoàn nhập, ghi giảm chi phí tài chính, ghi:

Nợ TK 129, 229

Nợ TK 635: Chi phí tài chính

3. Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua được hưởng do thanh toán trước hạn phải  trả, ghi:

Nợ TK 635: Chi phí tài chính

Có TK 111, 112, 131...

4. Khi thanh toán nợ phải trả (nợ phải trả người bán, nợ vay ngắn hạn, nợ dài hạn...) bằng ngoại tệ, nếu tỷ giá trên sổ kế toán các khoản nợ phải trả nhỏ hơn tỷ giá trên sổ kế toán TK 111, 112

Nợ TK 311, 315, 331,  336...(tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 635: Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

Có TK 1112, 1122 (tỷ giá trên sổ kế toán TK111, 112)

5. Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ (phải thu khách hàng, phải thu nội bộ...) nếu tỷ giá trên sổ kế toán của các tài khoản nợ phải thu lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng

Nợ TK 1112, 1122 ( tỷ giá bình quân liên NH hoặc tỷ giá giao dịch thực tế)

Nợ TK 635: Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

   Có TK 131, 136, 138 (tỷ giá trên sổ kế toán TK 131, 136, 138)

6. Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài chính, ghi:

Nợ TK 635: Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái)

Có TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái

7. Trường hợp đơn vị phải thanh toán định kỳ lãi tiền vay cho bên cho vay

Nợ TK 635: Chi phí tài chính

Có TK 111, 112...

8. Nếu trả lãi trái phiếu trả sau (khi trái phiếu đáo hạn), từng kỳ doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải tra trong kỳ vào chi phí tài chính

Nợ TK 635: Chi phí tài chính

        Có TK 335: Chi phí phải trả (phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ)

9. Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911:

Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 635: Chi phí tài chính

b. Kế toán chi phí khác

1. Ghi giảm TSCĐ dùng vào SXKD đã nhượng bán, thanh lý, ghi:

Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ

Nợ TK 811: Chi phí khác

Có TK 211, 213

2. Ghi nhận chi phí phát sinh cho hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ

Nợ TK 811: Chi phí khác

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112...

3. Hạch toán các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế, ghi:

Nợ TK 811: Chi phí khác

Có TK 111, 112...

Có TK 333: Thuế và các khoản phải nộp NN

Có TK 338: Phải trả phải nộp khác

4. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí  khác phát sinh trong kỳ sang TK 911, ghi:

Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 811: Chi phí khác.

3.2.3 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

a. Chứng từ sử dụng

Để theo dõi, hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp kế toán phải sử dụng các hoá đơn chứng từ  sau.

- Hoá đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, hoá đơn đặc thù,...

- Bảng kê 02/GTGT; 03/GTGT; 04/GTGT; 05/GTGT; 06/GTGT

- Bảng kê mua hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không kinh doanh không có hoá đơn, chừng từ  theo chế độ quy định Mẫu số: 01/TNDN

- Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp Mẫu số: 02A/ TNDN

- Tờ khai điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp Mẫu số 02B/TNDN

- Sổ theo dõi chi tiết thuế thu nhập doanh nghiệp

- Bảng quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

- Báo cáo kết quả kinh doanh  B02 - DN (Phần I lãi, lỗ)

b. Tài khoản sử dụng

Để theo dõi, hạch toán thuế TNDN, kế toán sử dụng tài khoản sau.

 Tài khoản 3334 - Thuế TNDN: Nội dung kết cấu tài khoản này như sau.

Bên Nợ: 

- Số thuế TNDN, đã nộp vào NSNN;

- Số thuế TNDN phải nộp của các năm trước đã ghi nhận lớn hơn số phải nộp của các năm đó do phát  hiện sai  sót  không  trọng yếu của các năm  trước được ghi  giảm chi  phí   thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại;

- Số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN phải nộp được xác định khi kết thúc năm tài chính.

Bên Có

- Số thuế TNDN phải nộp.

- Thuế TNDN của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại.

Tài khoản 3334 – “Thuế thu nhập doanh nghiệp” có thể có số dư bên Có hoặc số dư bên Nợ.

Số dư bên Có: 

- Điều chỉnh tăng số dư đầu năm đối với số TNDN  hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước.

- Số thuế TNDN còn phải nộp vào NSNN

Số dư bên Nợ: 

- Số thuế TNDN nộp thừa

- Điều chỉnh tăng số dư đầu năm đối với số thuế TNDN   phải nộp của các năm trước được giảm trừ vào số thuế TNDN phải nộp năm nay do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế

c. Phương pháp hạch toán

1. Định kỳ căn cứ vào thông báo của cơ quan thuế về số thuế TNDN tạm phải nộp, kế toán ghi:

Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành

Có TK 3334: Thuế TNDN 

2. Khi nộp thuế vào NSNN căn cứ vào các chứng từ nộp thuế, kế toán ghi:

Nợ TK 3334: Thuế TNDN

Có TK 111, 112...

3. Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế TNDN thực tế nộp, ghi:

+ Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN tạm phải nộp kế toán phản ánh bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp, ghi:  

Nợ TK 8211 - chi phí thuế TNDN hiện hành

        Có TK 3334 - thuế thu nhập doanh nghiệp 

Khi nộp thuế TNDN vào Ngân sách nhà nước, ghi:

Nợ TK 3334 - thuế thu nhập doanh nghiệp 

       Có TK 111,112,…

+ Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm phải nộp thì số chênh lệch kế toán ghi giảm chi phí số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp, ghi:

Nợ TK 3334 - thuế thu nhập doanh nghiệp 

       Có TK 8211 - chi phí thuế TNDN hiện hành

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro