chuong 3-truyen dan audio va video

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

----------------------- Page 1-----------------------

                                                          Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

                                                                          Chương 3 

              TRUYỀN DẪN AUDIO VÀ VIDEO SỐ 

      3.1. GIỚI THIỆU 

      Tín   hiệu   audio-video   sau   khi  được   số hoá   sẽđược  đưa  đến   kênh   truyền  để 

truyền đi hoặc có thể lưu trữ trên các thiết bị ghi phát số. Truyền dẫn audio video là 

chuyển dữ liệu từ nơi này đến nơi khác với những phương thức truyền khác nhau. 

Từ một camcorder nhỏ nhất cho đến một mạng lớn như mạng toàn cầu internet, tất 

cả những   hệ thống   sốđó  đều   phải  đối   mặt   với   rất   nhiều   khó   khăn   trong   vấn  đề 

truyền dẫn tức là chuyển dữ liệu từ nơi này đến nơi khác. Ghi và lưu trữ là hai loại 

ứng   dụng   truyền   dẫn   khác,   chuyển   dữ liệu   từ thời  điểm   này   tới   thời  điểm   khác. 

Chương này sẽ bàn đến một số công nghệ cũng như một số hệ thống truyền dẫn dữ 

liệu số. 

      3.2 CÔNG NGHỆ TRUYỀN DẪN SỐ 

      Toàn bộ môi trường truyền dẫn (được gọi là kênh), đối với tín hiệu analog đều 

có những hạn chế nhất định, thông thường về dải thông, tạp âm, không ổn định về 

thời gian gốc và đặc tuyến biên độ phi tuyến. Sự suy giảm analog này có thể gây ra 

lỗi trong truyền dẫn số vì vậy nó phá vỡưu điểm cơ bản của kĩ thuật số, một công 

nghệ khá hoàn hảo. Phần này bàn đến một vài công nghệ dùng để xử lý các vấn đề 

gặp phải của môi trường analog trong truyền dẫn số. 

      Hình 3.1. là sơđồ khối một hệ thống truyền dẫn số tiêu biểu bao gồm tất cả các 

phần tử có thể có trong hệ thống, mặc dù không phải tất cả mọi hệ thống đều có. 

      3.2.1. Mã hóa 

      Trong hầu hết các truờng hợp dữ liệu nhị phân gốc tạo bởi ADC không phù 

hợp cho truyền dẫn, vì vậy nó phải được định dạng trước khi truyền dẫn. Quá trình 

này được gọi là mã hóa (encoding hay coding), đây là quá trình biến đổi hoặc bổ 

sung vào dữ liệu mà không làm tổn hao bất cứ nội dung thông tin nào của dữ liệu. 

Mã hóa có thểđược thực hiện và phá bỏ (giải mã) bằng một vài cách khác nhau để 

tín hiệu số truyền qua hệ thống. Kỹ thuật mã hóa trình bày ởđây chỉ sử dụng cho 

truyền dẫn, quá trình mã hóa bổ sung có thểđược áp dụng. Ví dụ, để thực hiện nén 

dữ liệu có thể làm mất lượng thông tin không quan trọng để quá trình nén đạt hiệu 

quả tốt hơn. 

      Trong ngành công nghiệp viễn thông, người ta có thể quan sát các bước của 

quá trình xử lý thông tin như một chuỗi các lớp của giao thức. Năm 1984 tổ chức 

                                              56 

----------------------- Page 2-----------------------

                                                                    Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

tiêu chuẩn quốc tế ISO phát triển mô hình liên kết các hệ thống mở (OSI) thành tiêu 

chuẩn IS7498. Mô hình trên xác định có bảy lớp giữa người dùng và mạch vật lí. 

Đây là tiêu chuẩn được sử dụng rất rộng rãi ở Châu Âu để kết nối máy tính trên các 

kênh thông tin ở Mỹ, mô hình OSI cũng được sử dụng nhưng tiêu chuẩn TCP/IP lại 

thông dụng   hơn   (là   cơ sở cho   mạng   Internet).   Các   lớp   OSI  được   minh   họa   trong 

hình 3.2. Các lớp được trình bày ngắn gọn dưới đây: 

     Ngỏ vào          Mã hóa           Mã sửa lỗi 

     dữ liệu A 

     Ngỏ vào          Mã hóa           Mã sửa lỗi             Đóng gói         Điều chế           Kênh 

     dữ liệu B                                                                                   truyền 

     Ngỏ vào          Mã hóa           Mã sửa lỗi 

    dữ liệu C 

                      Khôi phục 

                         clock                                  EADC            Giải mã          Ngỏ ra 

                                                                                                dữ liệu A 

                       Giải điều           Phân tích            EADC            Giải mã          Ngỏ ra 

                         chế                   gói                                              dữ liệu B 

                                                                EADC            Giải mã          Ngỏ ra 

                                                                                                dữ liệu C 

                              Hình 3.1. Sơđồ khối hệ thống truyền dẫn số 

     1.  Lớp vật lí: lớp này bao gồm phần cứng vật lí thực, phần mềm liên lạc và mọi 

         thứ cần thiết để thiết lập một kết nối vật lí và truyền dòng bit trên nó. 

     2.  Lớp liên kết dữ liệu: lớp này  điều khiển mối liên kết vật lí thực và có thể 

         cung cấp các chức năng xử lí lỗi. 

     3.  Lớp mạng: lớp này xử lí phân tuyến liên lạc thông qua một mạng. 

    4.   Lớp giao vận: lớp này là cầu nối giữa các chức năng ứng dụng và thông tin. 

         Nó cũng thực hiện việc sửa lỗi, điều khiển luồng và chức năng ghép kênh. 

     5.  Lớp phiên: lớp này thiết lập, xử lí và giải phóng sự kết nối thông tin. 

     6.  Lớp trình diễn: lớp này định rõ cách thức thiết lập và kết thúc của lớp phiên. 

                                                     57 

----------------------- Page 3-----------------------

                                                                Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

    7.   Lớp ứng dụng: lớp cao nhất này là một giao diện với người sử dụng giữa dịch 

         vụ thông tin dữ liệu và người dùng. 

       Các hệ thống đơn giản không dùng tất cả các lớp này. Mô hình OSI sẽđược sử 

dụng trong phần dưới đây. 

                                         Người sử dụng 

                                          Lớp ứng dụng 

                                          Lớp trình diễn 

                                           Lớp phiên 

                                          Lớp giao vận 

                                           Lớp mạng 

                                       Lớp liên kết dữ liệu 

                                           Lớp vật lý 

                                           Phần cứng 

                      Hình 3.2. Các giao thức của mô hình ISO tiêu chuẩn 

      Đầu ra của quá trình mã hóa vẫn là dòng bit nhị phân. Mặc dù một dòng bit 

như thế này đôi khi có thểđược truyền trực tiếp tới kênh truyền analog, song việc 

thực hiện thêm quá        trình xử lý tương tự hoặc số nhằm tạo ra tín hiệu phù hợp hơn 

cho kênh truyền là hoàn toàn thỏa mãn. Đầu ra của những quá trình này không còn 

là tín hiệu số nhị phân nữa, nó có thể có các đặc tính analog. Trong chương này, quá 

trình xử lý đặc trưng của kênh như trên được gọi là điều chế hoặc mã hóa kênh. Cần 

chú ý rằng, một vài bước mã hóa nhưđịnh nghĩa ởđây trong công nghiệp thường có 

ý nghĩa nhưđiều chế. 

      3.2.2. Dạng nối tiếp và song song 

      Dữ liệu số cho audio và video thường có cấu trúc dạng nhóm bit, các nhóm này 

trình bày một đoạn thông tin, ví dụ như pixel cho video hoặc một mẫu cho audio. 

Nhiều khi phần cứng tạo thông tin cung cấp dữ liệu trên một số mạch song song, 

trên cơ sở cấu trúc dữ liệu một mạch trên mẫu. Vì vậy, 1 bộ ADC 8 bit có thể có 8 

dây đầu ra. Cấu trúc song song như vậy rất phù hợp cho việc truyền dữ liệu ở những 

                                                   58 

----------------------- Page 4-----------------------

                                                                 Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

khoảng cách ngắn, với ưu thế tốc độ dữ liệu trên dây thấp hơn tổng tốc độ dữ liệu là 

số n tương ứng với số dây song song. 

      Tuy nhiên, việc xử lý các dây tín hiệu song sẽ gặp khó khăn nếu dữ liệu truyền 

dẫn nằm ngoài một box đơn, và sẽ hoàn toàn không thực hiện được nếu khoảng cách 

quá xa hay khi cần thiết phải sử dụng truyền dẫn vô tuyến. Trong trường hợp này dữ 

liệu phải được kết thành dạng chuỗi để có thể truyền được trên một kênh đơn. 

      3.2.3. Đồng bộ hóa 

       Có hai phần cần phải đồng bộ hóa dữ liệu: (1) trích một đồng hồ giúp cho việc 

đọc cũng như chốt dòng dữ liệu trở nên đáng tin cậy hơn, (2) đồng bộ hóa định dạng 

dữ liệu để nội dung có thểđược nhận dạng và giải mã. 

      3.2.3.1. Trích đồng hồ 

      Trong một hệ thống dữ liệu song song, một dây riêng biệt được dành riêng cho 

đồng   hồ tạo   xung đồng   bộ,   vì   vậy   không   có   khó   khăn   gì   khi   trích  đồng   hồ.   Tuy 

nhiên, các hệ thống nối tiếp phải chứa sẵn tín hiệu đồng hồ trong dữ liệu để thiết bị 

thu có thể xác định được số bit dữ liệu một cách đáng tin cậy. Đây được gọi là tự tạo 

xung đồng bộ. 

      Một dòng dữ liệu nối tiếp có các đặc tính như một chuỗi ngẫu nhiên của các số 

“1” và “0”. Điển hình là sẽ có các thành phần tín hiệu có giá trị cao ở tần số dữ liệu 

lập lại, thành phần này có thểđược trích bởi một vòng khóa pha (PLL) hoạt động tại 

tần sốđó. Mục đích của việc mã hóa và điều chế là đảm bảo việc trích đồng hồ có 

thểđược hoàn tất với bất cứ mô hình bit dữ liệu nào. 

                                                                          Dạng sóng VCO dốc 

                                                                                 thoải 

                                                                          Xung lấy mẫu 

                                                                           Dạng sóng dữ liệu 

             Dữ liệu 

                                        Bộ lọc            VCO ở tần              Ngỏ ra xung 

                                     thông thấp             số clock                clock 

                                               Dạng sóng 

                                                dốc thoải 

                           Hình 3.3. Sơđồ khối của một vòng khóa pha 

                                                   59 

----------------------- Page 5-----------------------

                                                             Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

      Hình 3.3 là sơđồ khối của một vòng khóa pha. Một bộ tạo sóng điều khiển 

điện áp (VCO) hoạt động với tần số xấp xỉ bằng tần sốđồng hồ. Nó được điều khiển 

bởi đầu ra của bộ tách sóng pha tạo bởi quá trình lấy mẫu và lưu trữ dạng sóng thoải 

ở VCO với các xung nhận được từ các biên chính của tín hiệu dữ liệu. Đầu ra của bộ 

phận trích mẫu và lưu trữ có điện áp có thể làm thay đổi tần số của VCO theo hướng 

đồng hồ. Tại đồng hồ, bộ phân tích sẽ kết thúc quá trình lấy mẫu tín hiệu VCO  ở 

gần trung tâm của mỗi bước chuyển tích cực. Do có thể có sự trượt về thời gian của 

tín hiệu đầu vào và đối với một vài định dạng có thể sẽ không có bước chuyển tích 

cực ở mọi chu kỳđồng hồ cho nên bộ lọc thông thấp ở PLL sẽ làm chậm hoạt động 

lại, vì vậy đồng hồđược trích vẫn ổn định. 

      Đầu ra ở VCO của PLL trở thành đồng hồ dữ liệu. Tuy nhiên, dữ liệu được tạo 

ra không đáng tin cậy bởi vì có những đoạn được mở rộng của tất cả các số “1” hoặc 

tất cả các số “0”, trong giai đoạn này không có thành phần tần sốđồng hồ, và PLL 

sẽ trượt khỏi đồng hồ. 

      Để quá trình trích đồng hồ hoạt động một cách đáng tin cậy, phải đặt ra những 

điều kiện cho dữ liệu trong quá trình mã hóa đểđảm bảo là các đoạn có cùng giá trị 

không quá dài. Đặc tính của dòng dữ liệu được gọi là độ dài thay đổi và kỹ thuật 

điều khiển nó là giới hạn độ dài thay đổi (RLL). RLL được lượng tử hóa bằng cách 

xác định thời gian tối thiểu (Tmin) và tối đa (Tmax) giữa các bước chuyển của trạng 

thái dữ liệu trong kênh truyền. Giá trị Tmin tương ứng với thành phần tần số tối đa 

của dòng dữ liệu (xấp xỉ bằng 1,5 chu kỳ của tần số tối đa) và giá trị Tmax tương ứng 

với thời gian dài nhất mà mạch khôi phục đồng hồ phải giữ mà không có bất cứđầu 

vào nào. 

      Một thông số nữa là tỉ lệ mật độ của dữ liệu (DR), là tỉ lệ Tmin trên T, trong đó 

T là thời gian tối thiểu giữa các bước chuyển của dòng dữ liệu đầu vào trước khi mã 

hóa. DR càng lớn, thông tin được truyền bởi kênh xác định càng nhiều. 

      3.2.3.2. Thành phần DC 

      Một đặc điểm quan trọng khác của dòng dữ liệu là thành phần dc, là số trung 

bình   dài   hạn   của   các   giá   trị bit   trong   dòng   bit.   Nó   quan   trọng   bởi   vì   hầu   hết   các 

phương tiện truyền dẫn không thể truyền  được giá trị dc. Mất thành phần dc của 

dòng dữ liệu sẽ gây ra lỗi hoặc ít nhất cũng sẽ làm giảm biên của hệ thống. Một sơ 

đồ mã hóa tốt phải loại bỏ hoặc giảm thiểu thành phần dc. 

      Bảng 3.1 đưa ra danh sách một vài quá trình mã hóa và các đặc tính của nó. 

Đầu vào thứ nhất trong bảng, dạng xung không trở về 0 (NRZ) là khi các số “1” và 

“0” của tín hiệu được truyền trực tiếp lần lượt. Đây chính là cách thức mà chúng ta 

thường gán cho dòng bit. Trong NRZ, bước chuyển đi tới cực dương được ấn định 

là “1” và bước chuyển đi tới âm được ấn định là “0”. Các chuỗi của các số “1” và 

                                                60 

----------------------- Page 6-----------------------

                                                          Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

“0” lặp lại sẽ không tạo ra các bước chuyển tiếp. NRZ  đơn giản nhưng không sử 

dụng được bởi vì Tmax không xác định và thành phần dc lớn làm cho quá trình trích 

đồng hồ không thể thực hiện được. 

   Tên ký     Tmin      Tmax     DR       Thành      Tựđồng              Dạng sóng 

     hiệu                               phần DC         bộ         1  0 0  1  1 0  1  1 1  0 

   NRZI         T        ∞        1        lớn         không 

   FM          T/2       T       0,5      không          có 

   PE          T/2       T       0,5      không          có 

   MFM          T        2T       1       không          có 

   EFM        1,41T    5,18T     1,41     không          có 

                        Bảng 3.1. Thông số của một vài quá trình mã hóa 

      Một biến thể của NRZ là NRZI (NRZ- inverted). Ở xung NRZI có một bước 

chuyển tiếp (ở cả hai hướng) cho mọi bit “1” nhưng lại không có bước chuyển cho 

số “0”. Mã này vô cực nhưng lại giống với NRZ là Tmin = T và Tmax = ∞. 

      Sơđồ mã hóa FM (còn được gọi là mã đánh dấu lưỡng pha) truyền hai bước 

chuyển kênh cho “1” và một bước chuyển cho “0”. Nó loại bỏ thành phần dc nhưng 

lại giảm Tmin  đi một nữa, vì vậy DR chỉ còn 0,5. Nó tự tạo xung đồng hồ. 

      Mã PE hoặc Manchester có bước chuyển tiếp cho mọi bit, đặt ở trung tâm của 

ô bit. Bit “0” có bước chuyển dương và “1” có bước chuyển âm. Khi các giá trị liên 

tiếp là như nhau, các bước chuyển phụ có hướng đối lập được thêm vào giữa các ô 

bit, nó sẽ cho ra cùng một kết quả như mã hóa FM: không có DC và DR = 0,5. 

      Ở mã MFM, hay còn gọi là điều chế trễ hoặc mã Miller, “1” được mã hóa bởi 

bước   chuyển   của   cả hai   hướng   trị trung   tâm   của   khoảng   bit,   trong   khi   không   có 

bước chuyển nào ở vị trí này cho số “0”. Một chuỗi các số “0” sẽ có bước chuyển 

đơn cuối mỗi khoảng bit. Nó cho DR=1 với thành phần DC nhỏ. 

      3.2.3.3. Mã hóa nhóm 

      Có thể thực hiện được nhiều mã trên các nhóm bit dữ liệu, cách này được sử 

dụng rất rộng rãi. Nó thường có dạng cộng thêm một số bit phụ nào đó với dữ liệu 

để cho phép kiểm soát được các đặc tính của dòng dữ liệu độc lập với dữ liệu vào bộ 

mã hóa. Ví dụ, một phương pháp thông dụng điều chế 8 thành 14 (EFM) chia các bit 

dữ liệu thành các nhóm 8 bit và cộng thêm 6 bit bổ sung cho mỗi nhóm có nghĩa là 

sẽ có 14 bit thực sựđược truyền cho 8 bit dữ liệu. 

                                              61 

----------------------- Page 7-----------------------

                                                             Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

      Việc chèn các bit phụ trong EFM được thực hiện bằng cách sử dụng bảng tra 

cứu cung cấp 14 bit cho mỗi giá trị 8 bit đầu vào (nội dung của bảng mã hóa như thế 

này được gọi là bảng mã) bảng có 256 đầu vào 14 bit. Do một từ 14 bit có thể biểu 

thị tới 16384 giá trị và chỉ có 256 là cần thiết, cho nên giá trị 14 bit thực sự cần sử 

dụng phải được chọn lọc cẩn thận để kiểm soát Tmin, Tmax và thành phần DC. Các 

cách lựa chọn khác nhau này dẫn đến các hệ thống điều chế khác nhau. Tất nhiên 

phương pháp phải được tiêu chuẫn hóa, bởi vì bộ giải mã phải biết nội dung chính 

xác của bảng mã được sử dụng. 

      Để EFM chọn các giá trị 14 bit, sẽ có khả năng hai hay nhiều bit được chọn 

cặp với nhau. Khi hai bit đầu ra ứng với (2x8)/14 = 1,14 bit đầu vào, Tmin = 1,14 

(Tmin  được tính theo số bit đầu vào). DR có cùng giá trị, do vậy bằng cách cộng 6 bit 

vào 8 bit chúng ta có thể truyền được hơn 14% dữ liệu. Điều này xảy ra bởi vì sự 

lựa chọn các giá trị EFM 14 bit tránh  được tất cả cách bước chuyển tiếp bit  đơn 

bằng cách giảm một nửa độ rộng của kênh truyền như yêu cầu. Quá trình mã hóa 

EFM giới hạn số bit đầu ra theo đoạn tối đa là 7, vì vậy tính theo số bit đầu vào 

Tmax=(7x8)/14=4. 

      Trên thực tế, quá trình EFM phức tạp hơn quá trình được miêu tả trên đây rất 

nhiều do không đủ các giá trị 14 bit tương ứng đầy đủ mọi điều kiện khi xem xét 

một chuỗi mã 14 bit kề nhau. Đểđảm bảo các mô hình bit được tạo ra tại quá trình 

ghép các đoạn mã 14 bit không vi phạm các điều kiện của hệ thống đặc ra cho Tmin, 

Tmax  và thành phần DC, bộ mã hóa EFM cũng phải kiểm tra tình trạng này và chọn 

1 trong 4 giá trị 14 bit xen kẽ phù hợp. Vì vậy, bảng tra cứu sự thực phải lưu trữ 

được 1024 giá trị bit. Danh sách trong bảng 3.1 cũng đưa ra các thông số cho mã 

EFM đặc biệt sử dụng cho máy ghi hình từ tính D-3. 

      3.2.3.4. Mô hình dạng mắt 

      Tín hiệu số tiêu biểu trong một kênh truyền dẫn sẽ bị lẫn tạp âm như mô tả 

trong hình 3.4(a). Một đồng hồđược trích từ tính hiệu này cũng có thể có sự dịch 

chuyển thời gian tương đối so với tín hiệu. Để kiểm tra hệ thống, hai trong những 

đặc tính này có thể quan sát thấy trên máy hiện sóng bằng cách hiển thị tín hiệu với 

các xung răng cưa quét dòng đồng bộ với xung đồng hồđược trích. Đây gọi là mô 

hình   dạng   mắt   và  được   mô   tả trên   hình   3.4(b).   Mô   hình   này   chỉ ra   tín   hiệu   dịch 

chuyển xung quanh một vùng mở (dạng mắt), trung tâm của nó có thể biểu thịđiểm 

lấy mẫu lý tưởng của tín hiệu, tức là tại đó có thể nhận được sự phân tách dữ liệu 

đáng tin cậy nhất. Khi chỉ tiêu truyền dẫn không đặt lên hàng đầu, mắt sẽ nhỏ hơn 

và việc xác định điểm lấy mẫu càng phải được giới hạn để duy trì tỉ lệ lỗi thấp. Như 

đã minh họa trên hình, độ cao và độ rộng của mắt theo thứ tự biểu thị biên của biên 

độ và biên của pha. 

                                                62 

----------------------- Page 8-----------------------

                                                               Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

      3.2.3.5. Nhận dạng định dạng dữ liệu 

      Khả năng phát hiện các số “1” và “0” của dữ liệu được mã hóa chỉ là một phần 

của quá trình đồng bộ hóa. Người ta cũng phải xác định vị trí các đặc điểm duy nhất 

của định dạng dữ liệu để thông tin thực có thểđược hồi lại. Ví dụ, giải mã định dạng 

EFM được miêu tả trong phần 3.2.3.3 yêu cầu phải xác định vị trí của bit chính xác 

tại điểm mỗi mô hình 4 bit bắt đầu. Việc này thường được thực hiện bằng cách xác 

định một đoạn bit duy nhất (từđồng bộ) được chèn vào dữ liệu mã hóa. Khi hồi 

phục, tìm từđồng bộ có nghĩa là (ví dụở EFM) bit dữ liệu tiếp theo  đó chính là 

điểm xuất phát của một từđược mã hóa 14 bit. Trong những trường hợp khác, các 

bit tiếp sau từđồng bộ có thể là điểm xuất phát của một đầu xác định mức đầu tiên 

của định dạng dữ liệu. Tất nhiên, mã hóa phải được thiết kếđể từđồng bộ là duy 

nhất, tức là dữ liệu ngẫu nhiên không thể tạo ra từđồng bộ. Một vài sơđồ mã hóa 

tiến bộ hơn như EFM tựđộng cung cấp các định dạng các từđồng bộ duy nhất. 

                                Clock lấy mẫu 

                                                    Biên pha 

              Mức 

           ngưỡng tối                                                     Biên biên 

                                                                             độ 

                                        Vị trí lấy mẫu 

                                           tối ưu 

                 Hình 3.4. Mô hình mắt: a) dạng sóng dữ liệu, b) mô hình mắt 

      Phần cứng có chức năng tìm từđồng bộ rất  đơn giản, người ta sử dụng cấu 

hình của thanh ghi dịch nối tiếp-song song. Dữ liệu mã hóa có chứa các từđồng bộ 

tại các vị trí chưa biết truyền liên tục tới đầu vào nối tiếp của thanh ghi dịch. Các 

mức song song được chốt trong mọi chu kỳđồng hồ nối tiếp và tất cả các bit nối 

tiếp của đầu ra song song được so sánh với từđồng bộ mong muốn. Nếu tất cả các 

bit so sánh, từđồng bộđược tìm thấy. Quá trình này có thểđược thực hiện bằng 

phần mềm mặc dù đối với tín hiệu video, như vậy sẽđòi hỏi tốc độ xử lý nhanh và 

vẫn phải cần đến sự hỗ trợ của phần cứng. 

      3.2.4 Điều chế 

                                                  63 

----------------------- Page 9-----------------------

                                                             Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

      Nhưđã giải thích ở phần 3.2.1, quá trình xây dựng cấu hình một dòng dữ liệu 

đã được mã hóa cho truyền dẫn tối ưu trên kênh truyền analog xác định gọi là điều 

chế. 

      3.2.4.1. Đặc tính kênh truyền 

      Một kênh truyền có thểđược đặc tả bởi các đạt tính truyền đạt analog bao gồm 

các đặc tính của đặc tuyến số, SNR, độổn định thời gian gốc và độ tuyến tính của 

biên độ. Ví dụ các kênh truyền nhưđường điện thoại, cáp sợi quang, cáp đồng trục, 

máy ghi từ tính, các kênh quảng bá vệ tinh, và các kênh quảng bá mặt đất. Mỗi loại 

này điều có đặc tính riêng, cần đến các phương tiện điều chế khác nhau đểđạt được 

khả năng truyền dẫn số tốt nhất. 

      3.2.4.2 Biểu trưng (Symbol) 

      Nhưđã đề cập ở phần trước, tín hiệu của kênh bao gồm những dòng các bit có 

giá trị “1” hoặc “0”, hoặc một dòng chuyển tiếp giữa các giá trị nhị phân. Để hỗ trợ 

phần bàn luận về các phương pháp điều chế tiến bộ hơn, việc đưa ra định nghĩa về 

khái niệm Symbol là rất cần thiết. Symbol là đơn vị cơ bản của dữ liệu được mang 

đi tại một thời điểm bởi tín hiệu kênh truyền. Mỗi symbol có thể mang một số bit 

được xác định thông qua phương pháp điều chế mà kênh sử dụng. 

      Điều chế có thểđược coi như một quá trình chuyển đổi các bit dữ liệu sang 

symbol. Giải điều chế là quá trình chuyển đổi các symbol ngược trở lại dạng bit. 

Phương   pháp  điều   chế tốt   nhất   cho   một   kênh   truyền   chuyên   biệt   sẽ truyền   số bit 

nhiều nhất/symbol, các giá trị thông dụng của bit/symbol trong khoảng từ ½ đến 4. 

Những giá trị lớn hơn có thể sử dụng nhưng không thông dụng bởi vì khi đó phải 

cần đến các chỉ tiêu về SNR và tuyến tính của kênh quá cao. 

      Cần phải có một chu kỳ thời gian nhỏ cho tín hiệu của kênh truyền một symbol 

độc lập với các symbol gần kề. Chu kỳ này xác  định tỉ lệ symbol khác nhau cho 

kênh (việc xác định này phụ thuộc vào dải thông của kênh). Tốc độ truyền dữ liệu 

được xác định bằng các bit/symbol nhân với tỉ lệ symbol. 

      Hầu   hết   bản   chất   các   kênh   là   analog   và   gần   như tuyến   tính.   Chính   vì   vậy, 

chúng có khả năng xử lý nhiều hơn hai giá trị. Phụ thuộc vào SNR và các đặc tính 

khác của kênh, việc truyền dữ liệu số với chỉ hai giá trị có thể gây lãng phí dung 

lượng   kênh   truyền.   Khi   các   symbol   có   giá   trị lớn   hơn   hai,   khả năng   truyền   số 

bit/mẫu lớn hơn là hoàn toàn có thể. 

      3.2.4.3 Symbol đa mức 

      Tại đầu thu cuối của kênh truyền, tín hiệu chứa lẫn tạp âm tham nhập trong quá 

trình   truyền.   Một  đồng hồ symbol  được khôi phục,   sử dụng   lấy mẫu   tín   hiệu với 

mục đích khôi phục các giá trị symbol. Tuy nhiên, các giá trị này phải được lượng 

                                                64 

----------------------- Page 10-----------------------

                                                            Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

tử hóa để chuyển đổi chúng sang các giá trị số thực sự. Trong trường hợp một hệ 

thống   chỉ có   hai   mức   symbol,   mỗi   symbol   sẽ lượng   tử thành   một   bit.   Tất   nhiên, 

nhiều mức symbol sẽ lượng tử thành nhiều bit hơn. Ví dụ, nếu hệ thống được thiết 

kế cho 4 mức, mỗi symbol sau đó sẽ lượng tử thành hai bit. 

        Số mức symbol nhiều hơn sẽđòi hỏi SNR của kênh truyền cao hơn để lượng 

tử hóa thành công. Tuy nhiên, tốc độ dữ liệu của hệ thống cho một dải thông xác 

định sẽ tăng lên theo năng lượng của hai trong số các mức. Hoạt động đa mức dựa 

trên biên độ tín hiệu tất nhiên sẽ yêu cầu độ tuyến tính biên độ của kênh rất cao. Ví 

dụ, các máy ghi từ có kênh có độ phi tuyến cao, không thể sử dụng các symbol đa 

mức. 

      Các symbol đa mức tạo sựđánh đổi có hiệu quả giữa SNR và dải thông. Ví dụ 

điển   hình   của   các   symbol đa   mức   là   hệ thống   truyền   dẫn   HDTV   Grand   Alliance 

(xem phần 3.4.3) truyền tốc độ dữ liệu thực là 19,3 MB/s trên kênh TV 6 MHz. 

      3.2.4.4. Các phương pháp điều chế 

      Các giá trịsymbol có thểđược         truyền trên các kênh analog bằng cách điều chế 

biên  độ, điều chế pha, hay  điều chế tín hiệu kênh hoặc bằng cách kết hợp những 

thông số này. Thông thường, một tần số sóng mang được điều chế với dữ liệu mã 

hóa, nó cho kết quả là phổ dữ liệu bị dịch chuyển tới các vùng lân cận của tần số 

sóng mang. 

      Sử dụng các phương pháp kết hợp (nhưđiều chế biên độ và pha) là cách thức 

để tăng các mức symbol. Đối với các hệ thống sử dụng sóng mang, có thể quan sát 

rõ symbol tăng lên bằng cách nhìn vào đồ thị vector của nó. Những đồ thị này có tên 

là đồ thị trạng thái tín hiệu nhưng do hình dạng bên ngoài nên đôi khi nó được gọi là 

đồ thị chòm sao. 

                2-AM               4-PSK               8-PSK               16-PSK 

                   Hình 3.5. Đồ thị thiết lập c ủa các phương pháp điều chế 

      Như minh họa ở hình 3.5 với bốn loại điều chế. AM được hiểu là điều chế biên 

độ và 2-AM là điều chế biên độ bằng tín hiệu nhị phân. PSK biểu thị khóa dịch pha 

hoặc điều chế pha, 4-PSK biểu thịđiều chếđa mức 2 bit còn 8-PSK là điều chếđa 

mức 3 bit. QASK chính là khóa dịch biên độ cầu phương hoặc điều chế biên độ cầu 

phương, là sự kết hợp của điều chế pha và điều chế biên độ 4bit/mẫu. 

                                               65 

----------------------- Page 11-----------------------

                                                               Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

      3.2.5. Phát hiện và sửa lỗi 

      Tất cả các kênh truyền số thực thỉnh thoảng gây ra các lỗi bit. Đều này được 

đặc tả bằng cách xác định tỉ lệ lỗi bit cho kênh (BER), có nghĩa là khả năng gây ra 

lỗi bit đơn. BER thường được xác định bằng lũy thừa của 10. Ví dụ, một kênh trung 

                                                                      -6 

bình tạo ra một lỗi bit trong số 1.000.000 bit có BER là 10             . 

      Phụ thuộc vào loại dữ liệu tham gia, các lỗi bit có thể có giá trị lớn hoặc nhỏ. 

Những hệ thống thông dụng được thiết kếđể bỏ qua một mức lỗi nào đó của kênh 

bằng cách sử dụng kỹ thuật bảo vệ chống lỗi. Khả năng phát hiện và sữa lỗi này của 

các hệ thống số là một ưu điểm lớn so với các hệ thống analog. Đây chính là lý do 

tại sao lỗi truyền dẫn không gây ra lỗi dữ liệu nghiêm trọng, và các lỗi này không 

tích tụ lại khi hệ thống được mở rộng. 

      Vấn đề lỗi được quan tâm ở mọi điểm trong hệ thống số, và việc phát hiện và 

sửa lỗi là một yếu tố quan trọng trong mọi quá trình xử lý, không chỉ riêng quá trình 

truyền dẫn. Trong hệ thống truyền dẫn, các đặc điểm phát hiện-sửa lổi được thiết lập 

ở mọi khâu của quá trình mã hóa và cùng với sự kế hợp của một vài công nghệ, có 

thể sẽ có các hệ thống mạnh mẽ thực sự (BER thấp) hoạt động thành công trên kênh 

truyền nhiều lỗi (BER cao). 

      3.2.5.1. Thống kê lỗi 

      Thống kê lỗi rất quan trọng trong việc thiết kế các hệ thống bảo vệ chống lỗi. 

Các lỗi có thể xảy ra như là các lỗi bit đơn riêng lẻ hay các lỗi burst có độ dài bất 

kỳ. Việc phát hiện-sửa các lỗi đơn dễ hơn xử lý các lỗi burst dài rất nhiều. Khi cần 

sữa các lỗi burst, cách hiệu quả nhất là chèn dữ liệu trước khi áp dụng các phương 

pháp phát hiện-sửa lỗi khác. Chèn dữ liệu mở rộng các lỗi burst một cách có hiệu 

quả thành một số lượng các lỗi bit đơn riêng rẽ, sau đó sẽ rất dễ sửa. 

      3.2.5.2. Nguyên tắc phát hiện-sửa lỗi 

      Ý tưởng cơ bản của quá trình phát hiện-sửa lỗi là tạo ra sự dư thừa trong dòng 

bit dữ liệu. Sự dư thừa này có hình dạng các bit phụ, được cấu hình đặc biệt tạo điều 

kiện thuận lợi cho quá trình phát hiện và sửa lỗi ởđầu thu cuối của hệ thống truyền. 

Hình   3.6  đưa   ra   một   sơđồ khối   xây   dựng   theo   quan   niệm   này.  Ởđầu   ra   của   hệ 

thống truyền dẫn, các bit thừa được kiểm tra để xác định số lỗi và các hoạt động phù 

hợp. Trong một vài trường hợp, lỗi có thể phát hiện nhưng không được sửa, nó có 

thể vẫn có khả năng che lỗi. Điều này sẽ trình bày trong phần 3.2.5.8. 

      Việc so sánh các chỉ tiêu kỹ thuật của kênh truyền số và tương tự khá thú vị. 

Trong hầu hết các kênh analog, sự suy giảm của kênh sẽảnh hưởng trực tiếp đến tín 

hiệu và khi kênh bị suy giảm, chỉ tiêu tín hiệu cũng suy giảm tương tự, nhưng tín 

hiệu không bao giờ bị mất hoàn toàn. Trong hệ thống số có khả năng phát hiện-sửa 

                                                  66 

----------------------- Page 12-----------------------

                                                              Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

lỗi, sự suy giảm của kênh không ảnh hưởng đến tín hiệu cho đến khi các chỉ tiêu của 

kênh trở nên quá kém và hệ thống phát hiện-sửa lỗi bị quá tải. Điều này có nghĩa là 

một hệ thống số sẽ duy trì chỉ tiêu của nó cho đến tận điểm giới hạn của chỉ tiêu, 

hoặc   sẽ mất   hoàn   toàn.  Đây  được   gọi   là   hiệu  ứng   vách  đá   (hiệu  ứng   này   xảy   ra 

giống như trong điều chế FM ở hệ thống analog khi mức sóng mang FM ở dưới mức 

giới hạn). 

                                                            Báo hiệu lỗi 

                                                          không được sữa 

  Ngỏ vào           Dữ liệu dư         Kênh           Phát hiện                         Ngỏ ra 

   dữ liệu          thừa được          truyền         và sửa lỗi        Che lỗi         dữ liệu 

                    thêm vào 

                 Hình 3.6 Sơđồ khối tổng quát quá trình phát hiện và sửa lỗi 

      3.2.5.3. Tính chẵn lẻ 

      Dạng phát hiện lỗi đơn giản nhất sử dụng một bit đơn phụ cộng vào dòng bit 

theo chu kỳ. Ví dụ, một bit phụ có thểđược chèn vào bit nhớ thứ 8 trong dòng bit . 

Bit này có một giá trị khiến các số “1” trong số tám bit cộng với một bit phụ luôn là 

giá trị chẵn. Đây được gọi tính chẵn và bit phụ gọi là bit chẵn lẻ. 

      Để kiểm tra lỗi của dòng bit, người ta cộng tất cả các giá trị của bit “1” trong 

nhóm bit 9, nếu kết quả là một số lẻ sẽ xuất hiện một hoặc nhiều lỗi. Về hình thức, 

có vẽ như sơđồ này chỉ phát hiện số lẻ của các lỗi trong nhóm, các số chẵn của lỗi 

sẽ không bịảnh hưởng tới quá trình kiểm tra chẵn lẻ, sẽ xuất hiện một hoặc nhiều 

lỗi. Bởi vì tính chẵn lẻ chỉ thật sự hoạt động đối với các lỗi đơn trong nhóm và chỉ 

phát hiện ra sự có mặt của lỗi chứ không thể chỉ ra chính xác bit nào bị lỗi, nên nó 

chỉđược sử dụng trong những trường hợp đặc biệt như các bộ nhớ truy cập ngẫu 

nhiên hoặc các hệ thống liên lạc đơn giản như RS-232. 

      3.2.5.4. Các mã sản phẩm 

      Khái niệm nề tính chẵn lẻ có thểđược cũng cố bằng cách áp dụng vào một 

khối dữ liệu. Ví dụ, 64 bit dữ liệu có thểđược đưa vào một mảng hai chiều có kích 

thước 8×8 bit. Nếu bit chẵn lẻđược đánh dấu cho mỗi hàng và mỗi cột của mảng, 

khi đó có thể xác định lỗi và vị trí của nó trong mảng. Sau đó, lỗi có thể sửa bằng 

cách đổi dấu bit đơn giản tại vị trí được ấn định. Đây là trường hợp đơn giản nhất 

của mã sản phẩm. Hình 3.7 chỉ ra cách thức hoạt động của nó. Tính chẵn lẻđược chỉ 

ra ở mỗi hàng và mỗi cột, khi lỗi được phát hiện ở hàng hoặc ở cột, bit ởđiểm giao 

nhau giữa hàng và cột là bit bị lỗi. Sơđồ này chỉ có thể phát hiện ra một lỗi trên 

                                                 67 

----------------------- Page 13-----------------------

                                                                Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

khối, nhưng khái niệm có thểđược mở rộng để thực hiện sửa lỗi nhiều hơn như giải 

thích dưới đây. 

      Trong ví dụ về mã sản phẩm trên hình 3.7, 16 bit chẵn lẻđược tạo ra cho mỗi 

khối dữ liệu 64 bit. Cách xử lý thông thường để truyền dẫn là truyền khối dữ liệu 

không thay đổi và gán các bit chẵn lẻ vào dòng bit. Đây được gọi là ghi mã có hệ 

thống. Hầu hết ứng dụng phát hiện và sửa lỗi đều sử dụng các mã hệ thống. 

                     Trước khi truyền                            Sau khi truyền 

                       8 byte dữ liệu 

                  1 0  1  1  0  0  1  0      0                1  0  1  1  0  0  1  0      0 

                  0 1  1  0  0  1  1  1      1                0  1  1  0  0  1  1  1      1 

                  1 0  1  0  0  1  0  1      0                1  0  1  0  0  1  0  1      0 

                  1 1  1  1  1  1  1  0      1                1  1  1  1  1  1  1  0      1 

                  0 0  0  1  1  1  0  0      1                0  0  0  1  1  1  0  0      1 

                  1 1  0  0  0  1  1  0      1                1  1  0  1  0  1  1  0      0 

                  0 1  0  0  1  1  0  1      0                0  1  0  0  1  1  0  1      0 

                  0 0  1  0  1  0  1  1      0                0  0  1  0  1  0  1  1      0 

                 0  0  1  1  0  0  1  0                       0  0  1  1  0  0  1  0 

                      Cột chẵn lẻ      Hàng chẵn lẻ           Hai lỗi chẵn lẻ xác 

                                                                định một lỗi bit 

                       Hình 3.7. Tính chẵn lẻ hai chiều cho sửa lỗi bit đơn 

      3.2.5.5. Các mã tiến bộ hơn 

      Thuyết về các mã phát hiện và sửa lỗi trở nên cực kỳ phức tạp và thiên về toán 

học nhiều hơn, sẽ không được giới thiệu ởđây. Tuy nhiên, một vài khái niệm then 

chốt   sẽđược   trình   bày   giúp  đọc   giả có   những   hiểu   biết   về một   số phương   pháp 

không thông dụng khác. 

      Ví dụ, khối 8×8 đã nêu ở trên với tính chẵn lẻ hai chiều có thểđược quan sát 

như là tám từ dữ liệu 8 bit cộng với hai từ 8 bit dư thừa, tại đây, các từ dư thừa được 

tính toán nhưđộ chẵn lẻ của hàng và cột. Nhưng vẫn có những cách tính toán dư 

thừa khác, và các từ bổ xung cũng có thểđược cộng thêm. Phương pháp này tạo ra 

rất nhiều cơ hội lựa chọn chỉ tiêu lỗi để phù hợp với các ứng dụng khác nhau. 

      3.2.5.6. Mã Reed-Solomon 

      Một mã phát hiện và sửa lỗi được sử dụng rộng rãi là mã Reed-Solomon. Mã 

này  được   sử dụng   trong   các   máy   ghi  video   và   audio,  đĩa   chuyển  đổi,   hệ thống 

HDTV Grand Alliance, và nhiều hệ thống khác. Đây là hệ thống mã khối có thể sửa 

rất nhiều lỗi trên một khối. Ví dụ, một khối có chứa 20 byte biên phát hiện và sửa 

                                                   68 

----------------------- Page 14-----------------------

                                                                   Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

lỗi R-S có khả năng sửa tới 10 byte lỗi trên một khối. Sự lựa chọn khả năng sửa lỗi 

được thực hiện trong quá trình thiết kế hệ thống. Quá trình xử lý hết sức phức tạp, 

tuy nhiên với các mạch tích hợp có sẵn, việc lắp đặt trở nên dể dàng. 

       Các mã R-S được xác định bằng cách đưa ra số byte trong khối tổng và số byte 

trong phạm vi dữ liệu. Ví dụ, mã được sử dụng trong hệ thống truyền dẫn Grand 

Alliance, được gọi là mã (207, 187) bởi vì kích cỡ của khối tổng là 207 byte và có 

20 byte của mã chẵn lẻ R-S, còn lại 187 byte cho dữ liệu. 

                                                                     1   2  3   4  5  6   7  8 

                                                                     9  10 11 12 13 14 15 16 

                             Mã hoá                           Ghi 

                                                             hàng    17 18 19 20 21 22 23 24 

                                                                     25 26 27 28 29 30 31 32 

                                                                     33 34 35 36 37 38 39 40 

             1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18… 

                                                                     41 42 43 44 45 46 47 48 

                                                                     49 50 51 52 53 54 55 56 

                                                                     57 58 59 60 61 62 63 64 

                                                                                   Đọc 

             1 9 17 25 33 41 49 57 2 10 18 26 34 42 50 58…                         cột 

                             Giải mã 

                                                                      1  9  17  X  X  X  49 57 

                                                                     2 10 18 26 34 42 50 58 

                                                              Ghi 

                                                             hàng     3 11 19 27 35 43 51 59 

                                                                     4 12 20 28 36 44 52 60 

                                                                      5 13 21 29 37 45 53 61 

             1 9 17  X X X  49 57 2 10 18 26 34 42 50 58…             6 14 22 30 38 46 54 62 

                                                                      7 15 23 31 39 47 55 63 

                                                                      8 16 24 32 40 48 56 64 

                                                                                   Đọc 

                                                                                   cột 

                             …23 24 X 26 27 28 29 30 31 32 X 34 35 36 37 38 39 40 X 42 43… 

          Burst lỗi được 

          chuyển thành 

            các bit đơn 

                     Hình 3.8. Chèn các bit lỗi khôi phục thành các bit lỗi độc lập 

       Một khối dữ liệu được đọc cho các hàng của bộ nhớ cấu trúc theo mảng hai 

chiều. Dữ liệu sau đó sẽđược đọc ra từ bộ nhớ theo cột. Quá trình ngược lại được 

thực hiện khi khôi phục. Nếu burst lỗi (chữ × trong hình) xảy ra khi tín hiệu ở trong 

định dạng  được   chèn   nó   sẽđược  chuyển   thành   các   lỗi   bit đơn   khi   dữ liệu không 

được chèn cho đến khi hồi phục. Kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi cho các hệ 

thống như các máy ghi từ nhạy cảm với burst lỗi. 

       3.2.5.7. Mã chèn chéo 

                                                     69 

----------------------- Page 15-----------------------

                                                           Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

      Hiện tại, người ta vẫn tiếp tục cải tiến bằng cách đưa quá trình quét lớp vào 

giữa hai khoảng của mã phát hiện và sửa lỗi Reed-solomon. Đây được gọi là chèn 

chéo và minh họa như hình 3.9. 

    Ngỏ vào         Mã R-S            Chèn             Mã R-S 

                                                                       Điều chế 

     dữ liệu         ngoài           dữ liệu            trong 

                                                        Kênh 

                                                       truyền 

                     Giải             Sửa lỗi            Rút            Sửa lỗi         Ngỏ ra 

                   điều chế          R-S trong          trích          R-S trong        dữ liệu 

                                        Hình 3.9. Chèn chéo 

      Dữ liệu đầu vào được chia thành các khối R-S với mã thừa (mã ngoài), sau đó 

đọc cho bộ nhớ chèn. Bộ nhớ các một hàng trên một khối R-S. Đầu ra được chèn từ 

bộ nhớ sau đó sẽđưa tới một mã R-S khác (mã trong). Khi khôi phục, quá trình này 

sẽđược đảo ngược lại. 

      Mã trong có thể sửa các lỗi bit đơn xảy ra ở kênh, tuy nhiên nó không thể sửa 

được các bit lỗi, các burst lỗi này phải được sửa bởi các mã ngoài. Chèn chéo được 

sử dụng gần như trong tất cả các hệ thống ghi từ và quang. 

      3.2.5.8. Che lỗi 

      Trong một vài trường hợp, hệ thống phát hiện sửa lỗi có thể phát hiện nhưng 

không sửa được lỗi. Nếu sự tồn tại của lỗi ở những khối dữ liệu là rõ rệt có thể có 

các kỹ thuật khiến nó trở nên khó nhận biết hơn hoặc khó nghe được trong quá trình 

tái tạo. Điều này phụ thuộc vào sự xuất hiện của lỗi cũng như các yếu tố tâm vật lý 

ảnh hưởng đến cách mà con người có thể nhận biết được sự bất bình thường. 

      Tại điểm phát hiện lỗi, bộ xử lý phát hiện lỗi hiện sửa lỗi có thể tạo ra một cờ. 

Bộ xử lý này cũng cũng sẽ chỉ ra khối dữ liệu đặc biệt có chứa lỗi chưa được sửa. Ý 

nghĩa của lỗi đối với việc tái tạo sẽ phụ thuộc vào quá trình mã hóa số audio hoặc 

video ởđiểm xảy ra lỗi. Ví dụ, nếu chúng ta xử lý với audio ở PCM tuyến tính, một 

lỗi bit đơn sẽ là một lỗi ở giá trị mẫu đơn. Mẫu này có thểđược nghe thấy như một 

click trong quá trình tạo. Độ cao của tiếng click sẽ phụ thuộc vào ý nghĩa từ mẫu 

của bit bị lỗi. Tuy nhiên, nếu tính hiệu audio được mã hóa trong định dạng nén, một 

lỗi bit đơn sẽ gây thiệt hại nhiều hơn và có thể phải cần đến một kỹ thuật che khác. 

                                               70 

----------------------- Page 16-----------------------

                                                                Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

      Tiếp tục với trường hợp tín hiệu audio được mã hóa PCM, có một số khả năng 

che   mẫu  đơn  được   phát   hiện   có   lỗi.  Hình  3.10  minh  họa  một dạng   sóng  đầu vào 

được lấy mẫu và ba trường hợp dạng sóng đầu ra với một lỗi mẫu đơn lẻ. Trường 

hợp thứ nhất (b) là với lỗi chưa được sửa. Tiếp theo (c) là để thay thế mẫu bị lỗi với 

giá trị của mẫu trước, và cuối cùng (d) được đặt xen vào giữa các mẫu trước và mẫu 

tiếp theo để tạo ra một giá trị che. Tất cảđều hoạt động dựa trên cơ sở là tín hiệu 

audio được lấy mẫu thường không thay đổi từ mẫu này sang từ mẫu khác. 

              Hình 3.10. Che lỗi a) dạng sóng ban đầu được lấy mẫu, b) một mẫu lỗi, 

                                         c) mẫu lặp l ại, d) nội suy. 

      Burst lỗi lấy ra một số mẫu audio liên tiếp là một trường hợp khác, khó hơn. 

Như vậy   sẽ có   sự thay  đổi   nhỏ trong   tín   hiệu   khi   lỗi   không   còn   hiệu   lực.   Trong 

trường hợp này phải có một kỹ thuật che dấu tốt hơn thay thế cho các mẫu bị phá 

hủy bởi các burst có các giá trị bằng không. Nó có thểđưa ra một đứt đoạn ngắn cho 

âm thanh nhưng vẫn tốt hơn một burst của tạp âm ngẫu nhiên (nếu không sử dụng 

kỹ thuật che) và thậm chí có thể nó còn tốt hơn cả kỹ thuật bit đơn. 

      Kỹ thuật che ở video tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn bởi vì sự dư thừa là cố hữu 

trong tín hiệu video  được quét. Một lần nữa, coi như quá trình mã hóa PCM tính 

hiệu video là tuyến tính. Một lỗi mẫu đơn lẻ sẽ xuất hiện như là một chấm ởđộ sáng 

hoặc màu sai trên ảnh. Các kỹ thuật được sử dụng cho audio sẽ hoạt động rất tốt để 

che lỗi này của video, tuy nhiên các kỹ thuật này không đáp ứng được cho các bit 

lỗi. 

      Các burst lỗi có thểđược che bằng cách thay thế các vùng lỗi bằng thông tin từ 

dòng trước hoặc khung hình trước của ảnh. Các kỹ thuật này dựa trên quan điểm cơ 

sở là  ảnh   video   thường   không   thay  đổi   nhiều   từ dòng   nọ sang   dòng   kia   hoặc   từ 

                                                  71 

----------------------- Page 17-----------------------

                                                         Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

khung hình này tới khung hình kia. Tuy nhiên, với mục đích che lỗi, tất cả những 

phương pháp này đều yêu cầu hệ thống phải có bộ nhớđể lưu trữ các dòng hoặc 

khung hình trước. Vì những lý do khác, hầu hết các hệ thống đều đã có các bộ nhớ 

này, vì vậy việc thêm khả năng che lỗi có thểđược thực hiện mà không quá tốn 

kém. 

      Phần trên chỉ dành cho quá trình mã hóa PCM. Khi các quá trình mã hóa khác 

được sử dụng, đặc biệt là khi có sự tham gia của quá trình nén, che lỗi trở thành quá 

trình mã hóa đặc thù và phải được quan tâm đến trong quá trình thiết kế phần mã 

hóa. 

      3.2.6. Đóng gói 

      Phần bàn luận trước về quá trình phát hiện và sửa lỗi đã giới thiệu rất nhiều kỹ 

thuật hoạt động dựa vào quá trình phân chia một dòng bit thành các khối. Còn có 

những ưu điểm khác của các khối dữ liệu trên kênh thông tin được gọi là gói. Các 

gói này được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống viễn thông, mạng máy tính. 

      Ý tưởng của gói là dòng dữ liệu  được chia thành một chuỗi các khối, tại đó 

mỗi khối chứa một header để nhận dạng gói và dữ liệu xác định. Các gói có thể có 

kích thước giống nhau hoặc khác nhau với các header xác định kích thước của mỗi 

gói. Ởđầu thu cuối, các gói được giải mã ngược trở lại định dạng video có nén sau 

đó sẽđược giải mã thành tín hiệu video để hiển thị. 

      3.2.6.1. Ưu điểm của quá trình đóng gói 

    1.  Truyền dẫn gói tạo ra một đường linh hoạt để xác định vị trí của kênh truyền 

        động cho nhiều dòng bit. 

    2. Nhiều dòng bit của các loại dữ liệu khác nhau có thểđược truyền cùng nhau 

        trên cùng một kênh. Việc xác định vị trí trước cho một dòng bit là cần thiết, 

        các gói của dòng bit có thểđơn giản là “trượt vào” dòng gói mỗi khi chúng 

        xảy ra. Điều này sẽ dừng lại khi vượt quá dung lượng tổng cộng của kênh. 

    3.  Cùng với khả năng phát hiện sửa lỗi có thểđã có ởđầu vào của các dòng bit, 

        các gói có thể chứa mã phát hiện và sửa lỗi riêng của mình. 

    4.  Cùng với nhận dạng, các header của gói chứa các thông tin đích đến, do vậy 

        hệ thống có thểđược thiết kế với khả năng phân tuyến các gói độc lập tới các 

        đích khác nhau. Đây là cơ sở của các mạng điện thoại chuyển mạch gói đang 

        dùng hiện nay và cho cả Internet. 

      Quá trình đóng gói có sự tham gia của các overhead bổ sung dưới dạng cấu 

trúc của các header gói chỉ phù hợp trong các trường hợp các ưu điểm được liệt kê 

trên đây là quan trọng. 

                                             72 

----------------------- Page 18-----------------------

                                                                    Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

                       Người gởi                                                       Người nhận 

                    Các khung video                                                Các khung video 

                 Dữ liệu gởi                                                     Dữ liệu nhận 

                  Bộ mã hóa                                                        Bộ giải mã 

                             Các gói 

                                          Mạng chuyển mạch gói 

                                          Hình 3.11. Đóng gói video 

       3.3.6.2. Mode truyền dị bội (ATM) 

       Kích cỡ gói là một đặc tính quan trọng của các hệ thống đóng gói và phải được 

xác định ngay tại thời điểm thiết kế hệ thống. Kích cỡ có thể thay đổi được hoặc cố 

định. Do có một số overhead cần đến trong header của gói không quan tâm đến kích 

cỡ của nó, nên nếu overhead giảm, gói sẽđược thiết kế lớn hơn. Tuy nhiên, các gói 

nhỏ hơn sẽ tạo ra độ linh hoạt tốt hơn cho chỉ tiêu hệ thống. Chính vì độ linh hoạt và 

cũng do nó lấy cùng số lượng xử lý để tiến hành đóng gói mà không quan tâm đến 

kích cở của gói nên hầu hết các thiết kế hệ thống có các kích cỡ gói nhỏ, trong phạm 

vi từ 50 đến vài trăm byte. 

                                          Header thích 

                                              ứng 

                    5 byte                         48 byte dữ liệu 

                   header 

                          Chỉđường dẫn      Chỉ kênh truyền ảo                  Điều khiển lỗi 

                             ảo (VPI)              (VCI)                           header 

                            Điều khiển            Kiểu dữ liệu 

                               luồng                Dự trữ 

                           Hình 3.12. Cấu trúc gói ở chếđộ truyền dị bội 

                                                     73 

----------------------- Page 19-----------------------

                                                            Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

      Các gói của nó gọi là các tế bào có kích thước 53 byte nhưở hình 3.12. Mỗi tế 

bào có sức chứa dữ liệu là 48 byte và một header 5 byte. Header của tế bào ATM có 

năm phần cộng với 8 bit của mã phát hiện sửa lỗi vào header. 

    1.  Điều khiển dòng 4 bit có thểđược sử dụng đểđiều khiển dòng thông tin từ 

        phần cứng giao diện mạng của người sử dụng. 

    2.  Bộ nhận dạng đường dẫn ảo (VPI) -12 bit dùng để nhận dạng điểm đến cho tế 

        bào. Nhiều dạng tế bào khác nhau có thể có cùng VPI. 

    3.  Bộ nhận dạng kênh ảo (VCI) -12 bit dùng để nhận dạng kênh cho một dòng 

        riêng. 

    4.  Kiểu trọng tải (PT)-3 bit có thể sử dụng để nhận dạng kiểu thông tin, phần 

        cứng và phần mềm trong mạng không nhận biết được những bit này. 

    5.  Một bit dự phòng. 

      3.3. PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN DẪN 

      Quá trình truyền dẫn phải cần đến một vài loại hình kết nối giữa nguồn dữ liệu 

và nguồn sử dụng. Đây vừa là sự kết nối vật lý vừa là sóng radio như trong truyền 

hình quảng bá mặt đất hoặc truyền dẫn qua vệ tinh. 

      3.3.1. Cáp đồng trục 

      Truyền bằng cáp đồng trục bao gồm từ các cáp video mềm, loại nhỏ sử dụng 

trong   truyền   hình   quảng   bá   hoặc   hệ thống   video   gia  đình  đến   cáp   nửa   cứng   nửa 

mềm dùng cho các đường trung kế của TV cáp. Tất cả những loại cáp này đều có 

đặc tính là tín hiệu bị giảm đi theo khoảng cách và càng giảm nhanh hơn ở những 

tần số cao.  Đối với các dịch vụ analog, thường cần đến bộ cân bằng cáp trên dải 

thông được sử dụng nhờ các mạch lọc đặt tại một hoặc cả hai đầu của cáp. Khi sử 

dụng thêm quá trình cân bằng, SNR của cáp suy giảm và trở thành giới hạn độ dài 

của mạch cáp được sử dụng. Điều này có thểđược khắc phục nhờ bộ lặp, đây là bộ 

khuếch đại tín hiệu theo chu kỳđược sử dụng rộng rải trong các hệ thống TV cáp. 

      Tất cả các thông số trên rất hữu hiệu trong các hệ thống số, tuy nhiên vẫn còn 

nhiều cơ hội lựa chọn điều chế và mã hóa kỹ thuật phù hợp với các đặc tính của cáp. 

Truyền dẫn số có thể thực hiện trên mọi loại cáp với bất cứ kiểu mã hóa nào nhưng 

độ dài hoạt động thực tế sẽ bị giới hạn. Giới hạn này có thểđược mở rộng nhờ việc 

lựa chọn quá trình mã hóa thích hợp và sử dụng các kỹ thuật analog cho quá trình 

cân bằng. 

                                               74 

----------------------- Page 20-----------------------

                                                             Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

                                       Tốc độ dữ       Khoảng       Tốc độ × khoảng 

                 Loại cáp 

                                      liệu (Mb/s)     cách (km)      cách (Gb-km/s) 

         Cáp xoán đôi                       1             2               0,002 

         Cáp đồng trục (nhỏ)               10              1               0,01 

         Cáp đồng trục (TV cap)          2000              1                2 

         Sợi đa mode                      600             2                 1,2 

         Sợi đơn mode                    2000            100               200 

                        Bảng 3.2. Chỉ tiêu của các loại cáp khác nhau 

      Các hệ thống cáp TV 

      Dải tần analog cân bằng của các hệ thống cáp TV nằm trong khoảng từ 300 

đến   500MHz,  được   chia   thành   các   kênh   TV   khoảng   từ 50  đến   80   kênh   6MKz. 

Truyền   hình   quảng   bá   mặt  đất   có   thể thực   hiện   tổng   hợp   các   dịch   vụ analog   và 

digital   trên   cùng   một   cáp   bằng   cách  định   rõ   các   kênh   phù   hợp   cho   chương   trình 

analog và số. Sử dụng điều chế dạng HDTV Grand Alliance, mỗi kênh cáp 6MKz 

có khả năng chứa tốc độ bit là 38Mb/s. Nếu 50 kênh cáp là số thì tốc độ trung bình 

của nó sẽ là 1.9GB/s. Tuy khả năng lớn nhưng vấn đề là ở chỗ là cách sử dụng như 

thế nào. Không phải mọi hệ thống đều truyền được 1000 chương trình khác nhau ở 

mọi lúc, tuy nhiên các ứng dụng như video hai chiều vẫn có thể sử dụng khả năng 

này. 

      3.3.2. Cáp sợi quang 

      Cáp sợi quang có dải thông và các đặc tính độ dài lớn hơn nhiều so với cáp 

đồng. Nó cần đến bộ chuyển đổi điện tử-quang ở mỗi đoạn nối trên đường truyền, 

điều này có nghĩa là sự kết nối phân nhánh sẽ trở nên khó hơn. Tuy nhiên, cáp sợi 

quang tạo ra tính kháng thể gần như hoàn toàn với nhiễu từ hoặc điện. 

      3.3.3. Đường điện thoại 

      Mạng điện thoại toàn cầu khởi đầu được xây dựng cho truyền thoại analog ở 

dải thông khoảng 3,5KHz. Nó tạo ra đường liên lạc 2 chiều thông qua một mạng 

quay số chuyển mạch. Các kết nối được thực hiện thông qua việc quay số và khi đã 

thực hiện xong, kết nối sẽ dành riêng cho hai người đối thoại và kết nối bị phá vỡ 

khi một trong hai người cúp máy. 

      3.3.3.1. Modem điện thoại 

      Trong thực tế người sử dụng phải tương thích các kết nối analog hiện đang sử 

dụng với truyền dẫn số nhờ sử dụng các modem. Modem được sử dụng rộng rãi ở 

                                                75 

----------------------- Page 21-----------------------

                                                             Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

máy tính và là cơ sởđểứng dụng internet trên toàn cầu. Các modem điện thoại hiện 

nay sử dụng điều chếđa mức tới tận 4bit/symbol. 

      Với thiết bị này dải thông hẹp, chỉ tiêu SNR của kết nối tín hiệu thoại analog 

hạn   chế,   tất   cảđiều   này   hạn   chế tốc  độ dữ liệu   của   các   modem  điện   thoại,   chỉ 

khoảng 33.000 bit/s. Tốc độ như vậy phù hợp với việc truyền văn bản, tuy nhiên 

không thểđáp ứng cho tín hiệu video, audio hoặc ảnh với chất lượng cao được. Tại 

thời điểm này đã có các modem 56.000bit/s có khả năng thực hiện đầy đủ bằng cách 

kết nối số trực tiếp với mạng điện thoại của máy chủ. 

      3.3.3.2. Cáp điện thoại 

       Cáp sử dụng cho thông tin loại analog là cáp sợi đồng, xoắn đôi, có khả năng 

truyền dẫn số tốt, một số phần của mạng diện thoại số cũng sử dụng loại này. 

      3.3.4. Truyền dẫn bằng tần số vô tuyến 

      Thông   tin   số vô   tuyến   có   thể là  điểm-điểm,   hoặc   một  điểm   tới   nhiều  điểm 

(quảng bá). Đường truyền dành cho điểm-điểm rất đắt và số lượng các đường truyền 

như vậy bị giới hạn bởi khoảng cách phổ tần số cho phép. 

       3.3.4.1. Thông tin tế bào 

       Hầu hết thông tin điểm-điểm ngày nay đều thực hiện trên các mạng tần số vô 

tuyến ví dụ như các mạng DT tế bào. Các hệ thống này có giá thành tương đối cao 

và sử dụng chung khoảng cách phổ cho nhiều người sử dụng. Mạng tế bào, ban đầu 

là analog dùng cho điện thoại, nhưng hiện nay nó đã được số hóa. Mặc dù các mạng 

điện thoại tế bào có thểđược sử dụng modem nhưng sự chuyển mạch tế bào khiến 

nó không đáng tin cậy, từ khi mạng tế bào trở thành số và quá trình mã hóa phù hợp 

để xử lý các  đặc tính của nó được đáp ứng, việc sử dụng truyền dẫn dữ liệu trên 

mạng tế bào sẽ tăng lên. 

      3.3.4.2. Quảng bá 

      Truyền quảng bá audio và video là một phương pháp phổ biến trên toàn thế 

giới, về bản chất toàn bộ các dịch vụ này là analog, tuy nhiên các dịch vụ kỹ thuật 

sốđang được phát triển và sẽđược triển khai trong tương lai gần. Một trong những 

phát triển mới quan trọng là hệ thống Grand Alliance, hệ thống này được phát triển 

ở Mỹ. 

      3.3.4.3. Quảng bá qua vệ tinh 

      Vệ tinh được sử dụng cả trong thông tin quảng bá và thông tin điểm-điểm. Một 

bộ thu phát được gọi là transponder trong vệ tinh dùng để thu nguồn tín hiệu từ mặt 

đất   (tuyến   lên)   và   phát   lại   nó  ở một   tần   số khác   và   thông   qua   anten   khác   (tuyến 

xuống) tới một hoặc nhiều trạm thu trên mặt đất. Do năng lượng vệ tinh lấy từ mặt 

                                                76 

----------------------- Page 22-----------------------

                                                            Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

trời nên năng lượng truyền dẫn của nó bị hạn chế và các tần số sóng vi ba cũng như 

các búp hẹp của anten đĩa phải được sử dụng nhằm đạt được chỉ tiêu mong muốn. 

Các transponder vệ tinh trước đây sử dụng điều chế FM analog nhưng các thiết kế 

mới hơn đã sử dụng điều chế số. 

       3.4 CÁC HỆ THỐNG TRUYỀN DẪN 

      Việc định nghĩa một hệ thống truyền dẫn phải bao hàm cả quá trình mã hóa và 

điều   chế của   nó.   Trong   một   môi   trường   cụ thể, định   nghĩa   phải   xác  định   rõ   môi 

trường vật lý, kết nối… Một vài hệ thống đã được triển khai rộng rãi sẽđược trình 

bày trong phần này. 

      1.4.1   Thành phần 4:2:2 bit song song 

       Nhóm SMPTE đã đưa ra một vài tiêu chuẩn giao diện số cho các tín hiệu của 

hệ NTSC, PAL và HDTV trong cả hai  định dạng song song và nối tiếp. SMPTE 

125M là một giao diện song song 10 bit cho hệ thống 525/60 hoạt động theo tiêu 

chuẩn ITU-R Rec.BT.601 số hóa, trong định dạng 4:2:2. Một cáp đặc biệt được sử 

dụng, gồm 12 mạch xoắn đôi với các bộ nối DB-25, 10 cặp sử dụng cho dữ liệu, cặp 

11 dùng để truyền xung clock, cặp còn lại dùng để tiếp đất. Độ dài của cáp có thể là 

50m không có sự cân bằng, độ dài cũng có thể lên tới 300m nhưng phải được sự cân 

bằng.   Lưu   ý   là   những   giao   diện   song   song   này   phải   khớp   với   các   mạch   cá   nhân 

trong cáp nhiều dây một cách chính xác để việc đo thời gian của mỗi đường dẫn bit 

nằm trong khoảng dung sai của đồng hồ. Nó giới hạn chỉ tiêu các giao diện song 

song. 

       Quá trình mã hóa tín hiệu trên mỗi đường dữ liệu là NRZ và 10 đường dữ liệu 

sẽ truyền song song các mẫu PCM. Không có phần dự trữđể phát hiện và sữa lỗi 

của dữ liệu video, tiêu chuẩn này chỉ thích hợp cho kết nối bằng cáp dây cứng. 

      Định   dạng của   tiêu   chuẩn   Rec.601   không   yêu   cầu phải   lấy   mẫu   khoảng   xóa 

dòng và xóa mành, tuy nhiên thời gian này vẫn dành cho truyền các tín hiệu ID và 

thông tin khác. VD có tổng 858 mẫu trong một chu kỳ của dòng, tuy nhiên chỉ có 

720 mẫu tích cực được xác định. Hình 3.13 minh hoạ cách thức xác định phần còn 

lại của khoảng xóa dòng. 

      Hai khối đồng bộ 4 từđược đặt ởđiểm xuất phát video tích cực (SAV) và điểm 

cuối của video tích cực (EAV). Khối đồng bộ này gồm một từ là tất cả các số “1”, 

hai từ là tất cả các số “0” và từ thứ tư nhận dạng xóa dòng và số thứ tự của mành. 

Với tần sốđồng bộ giao diện 27MHz sẽ có 276 chu kỳđồng hồ trong khoảng xóa 

dòng số và tám chu kỳ dùng cho đồng bộ, còn lại 268 chu kỳ clock được sử dụng để 

truyền dẫn dữ liệu phụ. 

                                               77 

----------------------- Page 23-----------------------

                                                              Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

                                        Khoảng xóa                  Dòng tích 

                                             số                     cực video 

                         16T                 122T                    720T 

      Khoảng lấy 

        mẫu tín 

       hiệu chói 

                    720T     736T                                0 

                                     

                           9      0     1                            5     6     7 

                           1      2     2                            5     5     5      0      1 

                           7   B  7  R  7                            8   B 8   R 8    B     R 

                           Y  C   Y  C  Y                            Y  C  Y  C  Y   C  Y  C   Y 

                      Tín hiệu chuẩn thời gian                         Tín hiệu chuẩn thời gian 

                               EAV                                              SAV 

              Hình 3.13. Gán các mẫu trong khoảng xóa dòng ở SMPTE 125 (NTSC) 

      Nếu tất cả các khoảng xóa dòng của tiêu chuẩn số tổng hợp được sử dụng cho 

dòng dữ liệu phụđơn lẻ, sẽ có thể có tối đa 262 từ 10 bit ở mỗi HBI, với tốc dộ dữ 

liệu  đưa ra là 41,2 Mb/s. Như vậy sẽ có đầy đủ dung lượng cho một vài kênh audio 

với rất nhiều khả năng dự phòng. 

      Thiết kế cơ bản của một giao diện song song này cũng có thểđược mở rộng 

thành   một dịnh   dạng cho phiên bản   số của định   dạng   SMPTE   240M  để sản   xuất 

HDTV analog. Giao diện số này được đề cập trong tiêu chuẩn 260M SMPTE. Với 

định dạng yêu cầu tần số lấy mẫu cao hơn là 74,25MHz, việc ghép các thành phần 

màu với độ chói nhưđược thực hiện ở 125M là không thể. Vì vậy, các cặp dữ liệu 

bổ sung được thêm vào giải quyết vấn đề này. Đối với việc truyền dẫn các thành 

phần R,G,B cần tới 31 cặp. Tuy nhiên tần số clock cao sẽ giới hạn của cáp còn tối 

đa là 20m mà không có sự cân bằng. 

      3.4.2. Hệ thống 10 bit nối tiếp 

      Mặc dù phần cứng cho các giao diện song song khá đơn giản nhưng các cáp 

nhiều dây lại có giá thành cao, không linh hoạt và còn bị giới hạn vềđộ dài. Hơn 

nữa chúng lại quá mới mẻđối với các trang thiết bị hầu hết là analog đang tồn tại có 

nghĩa là không có một loại cáp hiện hành nào có thể sử dụng với giao diện số song 

song. Điều này có thể thực hiện được nếu có một giao diện số sử dụng tiêu chuẩn 

đồng trục RG-59 sẵn có trong các hệ thống video analog. SMPTE 259M là giao diện 

                                                 78 

----------------------- Page 24-----------------------

                                                            Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

nối   tiếp   cho   truyền   dẫn   10   bit   các   tín   hiệu   số tổng   hợp   hoặc   thành   phần   chuẩn 

625/50 hoặc 525/60. Tiêu chuẩn  này là cho giao diện số nối tiếp (SDI). 

       Cáp đồng trục được sử dụng với các bộ kết nối BNC (ICE 169-8). Các bit của 

mỗi mẫu được xếp theo dạng chuỗi với LSB được truyền trước tiên và quá trình mã 

hóa bị xáo trộn NRZL. 

      Trong trường hợp mã hóa tổng hợp việc đồng bộđịnh dạng sẽđược cung cấp 

nhờ việc sử dụng tín hiệu nhận dạng và chuẩn thời gian (TRS-ID) đặt trong khoảng 

xóa dòng ngay sau vị trí thông thường của biên độ dòng. Tín hiệu này bao gồm một 

từ là tất cả các số “1”, ba từ là tất cả các số “0”, từ thứ 5 có chứa các bit cờđể nhận 

dạng mành và 5 bit để nhận dạng số dòng. 

      3.4.3 ATV Grand Alliance 

      Sự phát triển của tiêu chuẩn truyền hình sốđầu tiên trên TG được bắt đầu  ở 

Mỹ bởi   một   liên   hiệp   các   tổ chức   thương   mại   và   nghiên   cứu   có   tên   là   Grand 

Alliance   (GA)  được   hình   thành   vào   năm   1993.   Hoạt  động   cơ bản   của   nó   là   phát 

triển mạng tiêu chuẩn truyền hình số trên toàn TG từ hơn chục năm trước đây, khởi 

đầu với cái tên HDTV. Tuy nhiên tiêu chuẩn GA không chỉ dừng lại ởđó, nó còn 

được sử dụng để quảng bá các tín hiệu TV với độ phân giải tiêu chuẩn (525 hoặc 

625 dòng). Vì vậy ngày nay tiêu chuẩn này còn được gọi là tiêu chuẩn TV cao cấp 

(ATV). 

       3.4.3.1. Mục đích đề ra của ATV 

      Rất nhiều nghiên cứu trước đây của HDTV chủ yếu dựa vào công nghệ analog. 

Nhưng vào thời điểm thành lập GA, tất cảđều nhất trí rằng các tiêu chuẩn đều phải 

là số. Mục đích của hệ thống số là: 

     Âm thanh và hình ảnh HDTV số có chất lượng cao. 

     Một hệ thống có thể cùng tồn tại với truyền hình quảng bá analog mà không 

        gây nhiễu cho nhau. 

     Thiết bị lắp có giá cả hợp lý với người tiêu dùng và các nhà sản xuất, và tất 

        cả người sử dụng vào thời điểm áp dụng tiêu chuẩn. 

     Có khả năng hoạt động phối hợp các phương tiện truyền dẫn và các ứng dụng 

        khác. 

     Tiềm năng ứng dụng toàn cầu của tiêu chuẩn. 

      Mục tiêu cuối cùng được thực hiện dưới con mắt của các nhà thiết kế nhưng 

chúng ta phải xem xét tác động của nó lên các tiêu chuẩn quốc tế, các mục tiêu khác 

đều đã được đáp ứng. 

                                               79 

----------------------- Page 25-----------------------

                                                                 Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

      3.4.3.2. Kiến trúc theo lớp 

      Kiến trúc của hệ thống GA được minh họa trong hình 3.14 chỉ rõ mối tương 

quan với các lớp của mô hình OSI đã được mô tả trong phần 3.2.1. Các công nghệ 

và tiêu chuẩn khác áp dụng trong mỗi lớp được trình bày dưới đây. GA xác định bốn 

lớp: 

     1.  Lớp ảnh - hệ thống GA cung cấp nhiều định dạng và nhiều tốc độ khung hình 

         tất cảđều có thểđược giải mã và trình bày bằng thiết bị thu ATV của GA. 

         Phương   pháp   này   cho   phép   các   dịch   vụ khác   nhau   có   các   tiêu   chuẩn   quét 

         khác nhau phù hợp với mục đích của mình. 

    2.   Lớp nén - việc nén video của hệ thống GA dựa trên tiêu chuẩn ISO-MPEG-2, 

         và hệ thống audio sử dụng nén Dolby AC-3 cung cấp 5.1 kênh âm vòm với 

         tốc độ dữ liệu 384kb/s. Tốc độ dữ liệu video có các định dạng ảnh của HDTV 

         xấp xỉ bằng 18,9 Mb/s và cho các định dạng ảnh có độ phân giải tiêu chuẩn là 

         từ 3 đến 5  Mb/s. 

    3.   Lớp truyền tải - hệ thống GA sử dụng gói truyền tải dựa trên cấu trúc gói 

         MPEG-2. Bất cứ số lượng dòng audio, video hoặc dữ liệu nào cũng có thể 

         được ghép thành dòng bit truyền dẫn. 

    4.   Lớp truyền dẫn - lớp này thực hiện quá trình xử lý phát hiện và sửa lỗi trước 

         và điều chế bằng cách sử dụng các symbol đa mức. 

                          Lớp GA                  Công nghệđược             Các lớp OSI 

                                                      sử dụng 

                         Lớp ảnh                     Định dạng ảnh 

                                                        thay đổi 

                                                                        6. Trình diễn 

                         Lớp nén 

                                                        MPEG-2 

                                                                        5. Phiên 

                                                                        4. Truyền tải 

                        Lớp truyền                                      3. Mạng 

                                                        MPEG-2 

                            tải                                         2. Liên kết dữ liệu 

                        Lớp truyền                                      1. Vật lý 

                                                     Điều chế VSB 

                            dẫn 

                 Hình 3.14. So sánh giữa kiến trúc phân lớp GA và các l ớp OSI 

                                                   80 

----------------------- Page 26-----------------------

                                                                    Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

       3.4.3.3. Lớp truyền tải GA . 

       Lớp truyền tải nhận các dòng bit audio và video riêng rẽsau đó ghép chúng lại 

thông qua việc đóng gói. Bất cứ số lượng dòng bit nào cũng có thểđược xử lý, rất 

nhiều dòng audio, video hay các kiểu dữ liệu khác có thểđược truyền trên cùng một 

kênh, chỉ bị giới hạn bởi khả năng tốc độ dữ liệu tổng của hệ thống. 

       Gói GA là một khối có độ dài cốđịnh 188 byte như minh hoạ trên hình 3.15. 

Mỗi   một   gói   có   thể chứa   một   header   4   byte   với   một   trường   dữ lệu   184   byte,  ở 

trường   này   cũng   có   thể chứa   một   header   thích  ứng   tùy   chọn   có  độ dài   thay  đổi. 

Thiết kế của gói như vậy tạo ra khả năng hoạt động phối hợp cùng cấu trúc gói của 

ATM. Cùng với trường đồng bộ một byte, header của một gói cung cấp: 

     1.  Một trường 13 bit cho nhận dạng gói sử dụng để tách dòng bit gói. Với mục 

         đích này giá trị bằng “0” của gói ID (PID) được dành cho một gói đặc biệt có 

         chứa 1 chỉ số cho cấu trúc ghép kênh. Chỉ số này có dạng một bảng thống kê 

         chương trình xác định rõ một hoặc nhiều chương trình hoàn chỉnh và số PID 

         của bảng đồ chương trình cho mỗi chương trình. Bảng bản đồ chương trình 

         chỉ rõ PID và dạng của nó cho mỗi dòng dữ liệu trong chương trình. Bằng 

         cách đọc những bảng này, một máy thu có thể chọn được các gói có chứa dữ 

         liệu mà nó cần. 

     2.  Một trường bộđếm thứ tự 4 bit đếm các chu kỳ từ 0 tới 15 cho mỗi gói với 

         cùng một PID. Nó cho phép máy thu nhận biết được khi nào thì các gói hoàn 

         chỉnh bị mất trong quá trình truyền. 

                                         Gói 188 byte 

                             Header gói 4 byte 

                             Header thích ứng (tùy chọn) 

                                          Tải dữ liệu 

                                     Chi tiết header 

            Header đồng              PID 13bit                                            Đếm thứ tự 4 bit 

              bộ (47H) 

                                                                           Điều khiển mành thích ứng 2 bit 

                                                                           Điều khiển xáo trộn truyền tải 2 bit 

                                     Ưu tiên truyền tải 1 bit 

                                     Bộ chỉ bắt đầu tải 1 bit 

                                     Bộ chỉ lỗi gói truyền tải 1 bit 

                                Hình 3.15. Cấu trúc gói truyền tải GA 

                                                      81 

----------------------- Page 27-----------------------

                                                                Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

    3.  Phần còn lại của các bit trong header của gói là các cờ bit với các mục đích 

        riêng cung cấp các chức năng quản lý gói, ấn định việc sử dụng của quá trình 

        xáo trộn không bắt buộc đểđiều khiển sự truy cập của người sử dụng, và ấn 

        định xem header thích ứng có mặt ở tải trọng của dữ liệu hay không. Điều 

        này được minh họa trên hình 3.15. 

      3.4.3.4. Lớp truyền dẫn GA 

      Đầu ra của lớp truyền tải là một dòng bit đơn bao gồm các gói đã được ghép 

cho tất cả các loại dữ liệu để truyền trên kênh. Lớp truyền dẫn thực hiện điều chế, 

cho phép dòng bit này được truyền trên kênh analog 6MHz tuyến tính hoàn toàn ở 

đây sử dụng phép điều chế dải band cụt (VSB) các symbol đa mức và gọi là điều 

chế 8-VSB   hoặc   16-VSB,   tại  đó   các   số 8   hoặc   16  ấn  định   số mức   symbol  được 

truyền. Hệ thống phát quảng bá sử dụng định dạng 8-VSB có khả năng phát hiện và 

sửa lỗi tốt hơn, trong khi các hệ thống truyền hình cáp có thể sử dụng định dạng 16- 

VSB cho tốc độ dữ liệu cao hơn nhưng cần đến SNR vượt quá mức mà cáp có thể 

cung cấp, quá trình xử lý truyền dẫn được minh hoạ trên hình 3.16. 

      Quá trình xử lý lớp truyền dẫn sẽđảo mỗi gói thành một đoạn (segment), mã 

sửa lỗi Reed-Solomon được sử dụng cho mỗi đoạn này. Một segment bao gồm nội 

dung của một gói trừđi byte đồng bộ (sẽđược thay thế sau này trong quá trình xử 

lý). Đầu tiên, dữ iệu được lấy ngẫu nhiên bằng cách xử lý theo mạch XOR với chuỗi 

giả ngẫu nhiên (trong máy thu, dữ liệu được xử lý lại bằng mạch XOR với chuỗi giả 

ngẫu nhiên tương tự khôi phục dữ liệu). Sau đó, quá trình xử lý R-S được bổ xung 

vào mỗi gói, vì vậy gói 188 byte sẽ trở thành một segment 207 byte 9 không có byte 

đồng bộ). 

                                   Ngẫu nhiên            Mã hoá              Chèn 

        Gói       Tạo đoạn 

                                   hóa dữ liệu            R-S               dữ liệu 

                                         Dữ liệu đa mức 

                Mã hóa 

                 trellis 

                                                                 Lọc tiền        Điều chế          Tới 

                                   +           Chèn pilot       cân bằng           VSB           bộ phát 

          Đồng bộ mành 

          Đồng bộđoạn 

                      Hình 3.16. Quá trình xử lý trong lớp truy ền dẫn GA 

      Các   segment   sau  đó  được   nhóm   lại   thành   các   trường   dữ liệu   có   313  đoạn. 

Đoạn thứ nhất của mỗi trường dữ liệu là mô hình đồng bộ trường dữ liệu được sử 

                                                  82 

----------------------- Page 28-----------------------

                                                                Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

dụng ở máy thu với mục đích cân bằng tựđộng, giúp máy thu lựa chọn sử dụng quá 

trình lọc phù hợp cho chuẩn đoán hệ thống, và để máy thu xây dựng cấu hình vòng 

tự hiệu chỉnh của nó. Vì vậy, máy thu có thểđiều chỉnh lại theo định kỳ cơ cấu của 

nó để bù lại cho những thay đổi động trên đường truyền. 

      Bước tiếp theo của quá trình xử lý truyền dẫn là chèn dữ liệu bằng bộ chèn 

xoắn, quá trình này mở rộng dữ liệu trên vùng 52 đoạn, cho phép mã phát hiện và 

sửa lỗi sửa các lỗi burst tới tận 193μs. Chu kỳ thời gian này có chứa xấp xỉ 360 lỗi 

bit dữ liệu và chúng điều có thểđược sửa. Việc chèn chỉđược thực hiện trên các 

byte dữ liệu của segment, các tín hiệu  đồng bộ segment và  đồng bộ mành không 

được  chèn  bởi   vì   chúng   sẽđược  thêm  vào   sau   này   trong   quá   trình   xử lý,   nhưđã 

minh hoạở trên hình . 

      Bước tiếp theo bắt đầu từ quá trình mã hoá nhị phân và tạo ra các symbol đa 

mức vì vậy đây là bước khởi đầu của quá trình điều chế. Truyền hình quảng bá sử 

dụng các symbol 3 bit và truyền hình cáp sử dụng symbol 4 bit. Trong trường hợp 

truyền hình quảng bá, mỗi trong số 2 bit của dữ liệu đã mã hoá được chuyển thành 

một symbol 3 bit (8 mức) bằng cách sử dụng mã trellis, đây là một kỹ thuật phát 

hiện và sửa lỗi có thể cải tiến chỉ tiêu của hệ thống mà không làm tăng độ rộng band 

tần. 

                                                Bộ mã hóa trellis 

                                             Z3 

                 X2 

                                             Z2     Lược đồ               Đầu ra 

                 X1                                 symbol                analog 

                                             Z1 

                          D       +       D 

      Z3     Z2      Z1     Đầu ra 

                                                    Z  ,Z ,Z      100   001   010  000   110 

                                                      3  2  1 

      0      0       0        -7 

                                                    -7 

      0      0       1        -5 

                                                    -5 

      0      1       0        -3 

                                                    -3 

      0      1       1        -1 

                                                    -1 

       1     0       0        +1 

                                                    +1 

       1     0       1        +3 

                                                    +3 

       1     1       0        +5 

                                                    +5 

       1     1       1        +7 

                                                    +7 

                                        Hình 3.17. Mã hóa trellis 

                                                  83 

----------------------- Page 29-----------------------

                                                             Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

      Ý tưởng của mã trellis là tạo ra một môi trường bao quanh hỗ trợ cho n giá trị 

symbol nhưng chỉ n/2 giá trị có hiệu quả (vì 1 bit kém), các lỗi symbol sẽ tăng chuỗi 

có các giá trị không hiệu quả. Tuy nhiên, một bộ dò tìm thích hợp có thể sửa một 

dòng sai bằng cách tìm kiếm một chuỗi có khả năng sửa lỗi cao nhất cho chuỗi bị 

lỗi. Đây được gọi là bộ dò tìm viterbi. Phương pháp trên hiệu quả nhất khi hệ thống 

điều chếđược thiết kếđể thiết lập khoảng cách lớn nhất (trong sơđồđiều chế chòm 

sao người ta thường gọi là khoảng cách Euclidean) giữa các trạng thái của symbol 

có   giá   trị.   Sơđồ cho   thấy   những   khoảng   cách   này   xuất   hiện   tương   tự như dạng 

trellis và chính điều đó là ý tưởng đểđặt tên cho phương pháp này. 

      Do phải quan tâm đến các bộ lọc được đưa vào trong hệ thống để loại bỏ sự 

can thiệp của các tín hiệu NTSC có thể xảy ra ở cùng kênh hoặc các kênh cận kề, 

kênh thực sự chỉ có bộ mã 12 trellis được chèn vào chuỗi 12 symbol. Nó ngăn cản 

bộ lọc khỏi sự can thiệp vào mã trellis. 

      Sau khi mã hoá trellis, tín hiệu bây giờ là một định dạng analog 8 mức. Tuy 

nhiên, tín hiệu đồng bộ segment và các mô hình đồng bộ trường dữ liệu không được 

ghi mã trellis nhưng lại được chèn như các tính hiệu hai mức giữa các mức điều chế 

+5 và -5. Tín hiệu đầy đủ thu được chèn như các tín hiệu đồng bộđược điều chế 

biên độ trên sóng mang của kênh bằng cách sử dụng điều chế dải biên cụt triệt sóng 

mang. Triệt sóng mang có nghĩa là đối với đầu vào ở mức 0, sóng mang đầu ra cũng 

bằng 0 và pha sóng mang sẽ dịch chuyển 180 độ giữa mức vào dương và âm. Dải 

biên cụt có nghĩa là dải biên (thấp hơn) của phổđiều chế biên  độ bị huỷ bỏ một 

phần như minh hoạ trên hình 3.18. 

                                     Miền dải band cao 

           Sóng mang 

              VSB 

                           Miền dải band thấp 

                             0.31Mhz 

                                           Kênh 6 Mhz 

             Hinh 3.18. Phổ tần số của tín hiệu truyền dẫn GA trong dải thông 6Mhz 

      Nhưđề cập  ở trên,  để hoạt động trong môi trường TV cáp ít nhiễu SNR tốt 

hơn, điều chế phải là 16-VSB và không sử dụng mã trellis. Như vậy sẽ cho phép 

truyền đi tốc độ dữ liệu gấp 2 lần ở mỗi kênh cáp 6 MHz. Các thông số chỉ tiêu của 

một vài sự lựa chọn trong các hệ thống truyền ATV được trình bày trong bảng 3.3. 

                                                84 

----------------------- Page 30-----------------------

                                                         Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

    Thông số              HDTV-1                   HDTV-2                     SDTV 

Pixel tích cự       1920×1080                1280×720                720×480 

Tổng mẫu            2200×1125                1600×750                858×525 

                    60Hz quét cách dòng     60Hz quét cách dòng      59,94Hz quét cách dòng 

Tốc độ hình         30Hz quét liên dòng     30Hz quét liên dòng      29,97Hz quét liên dòng 

                    24Hz quét liên dòng     24Hz quét liên dòng      23,97Hz quét liên dòng 

Lấy mẫu tín hiệu    4:2:2                   4:2:2                    4:1:1 

sắc 

Tỷ lệkhung hình     16:9                     16:9                    4:3 

Nén video           MPEG-2                  MPEG-2                   MPEG-2 

Tốc độ dữ liệu      19,3Mb/s                 19,3Mb/s                6,0Mb/s 

Kênh audio          5,1                     5,1                      2 

Dải thông audio     20Hz-20Khz              20Hz-20Khz               20Hz-20Khz 

Tần   số  lấy  mẫu  48KHz                   48KHz                    48KHz 

audio 

Tốc độ dữ liệu      384kb/s                 384kb/s                  128kb/s 

             Bảng 3.3 Các thông số chỉ tiêu kỹ thuật của hệ thống truyền ATV ATSC 

                                   ở một số mức độ phân giải 

      3.4.4. Giao diện audio AES3 

      Rất nhiều định dạng video như MPEG hoặc Grand Alliance đưa ra khả năng 

truyền dữ liệu audio kèm theo video. Tuy nhiên, trong thiết bị chỉ dùng cho sản xuất 

và sản xuất hậu kỳ audio, cần phải truyền audio riêng.  Định dạng AES3  được sử 

dụng rộng rãi trong audio chuyên nghiệp và một số tổ chức khác cũng đã chấp nhận 

những định dạng tương tự như vậy. 

      AES3 là giao diện số dạng chuỗi hỗ trợ cho kênh audio và một vài loại dữ liệu 

khác không phải mạch audio. AES3 sử dụng một cáp đôi xoắn đơn có thể trải dài tới 

100m mà không cần cân bằng. Nó cũng có thể sử dụng với cáp đồng trục với độ dài 

cho phép tới 1km. 

      Định dạng này tự tạo xung đồng bộ, tựđồng bộ và có thểđược sử dụng với bất 

cứ tần số lấy mẫu nào, 64 bit được truyền cho mỗi chu kỳ lấy mẫu, trong một khung 

                                             85 

----------------------- Page 31-----------------------

                                                                 Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

hình phụ và định dạng khối như minh họa trên hình 3.19. Ví dụ với tần số lấy mẫu 

audio là 44,1KHz tốc độ dữ liệu của AES3 là 2,822Mb/s. Tốc độ dữ liệu có thể lên 

tới 24 bit trên mẫu và được lượng tử hóa tuyến tính và mã hóa trong định dạng bù 

hai. Việc điều chế kênh là mã đánh dấu lưỡng cực (3.2.3.2). 

      Một kung hình tương ứng chính xác với một chu kỳ lấy mẫu ở tỉ lệ nguồn nó 

chứa 64 bit và một mẫu audio cho mỗi kênh, cộng thêm các header. Một khối là 192 

khung hình và một mẫu audio cho mỗi kênh của khung hình trong khối được tích tụ 

lại để trở thành trường dữ liệu 192 bit (24 byte) cung cấp cho đặc tính của kênh, mã 

thời gian và nhiều đặc điểm khác. 

              X  Kênh A   Y  Kênh B  Z  Kênh A   Y  Kênh B  X  Kênh A   Y  Kênh B  Y  Kênh A   X 

                           Khung 32 bit 

           Mởđầu       Dữ liệu phụ     LSB      dữ liệu audio     MSB          V   U   C   P 

             4 bit          4 bit                      20 bit 

                                                                    Giá trị 

                                                        Dữ liệu người dùng 

                                                    Dữ liệu trạng thái kênh 

                                                                   Chẵn lẻ 

                              Hình 3.19. Cấu trúc khung 64 bit AES3 

       Tiêu   chuẩn   AES3   hai   kênh  được   mở rộng   thành   nhiều   kênh  ở tiêu   chuẩn 

AES10 tới tận 56 kênh audio. Tiêu chuẩn này đã ấn định tốc độ dữ liệu là 125 Mb/s. 

      3.4.5. Dây chịu nhiệt chuẩn IEE 1394 

       Tiêu chuẩn IEEE 1390 đáp ứng cho một mạng có tốc độ cao, thời gian thực, 

giá thành rẻ sử dụng trong quá trình kết nối các thiết bị audio và video cũng như 

máy tính. Có thể có nhiều sự lựa chọn, tuy nhiên trong phần này chỉ giới thiệu một 

vài loại. Việc sử dụng một cặp cáp xoắn đôi (4 dây tín hiệu với 2 dây phụ trợ 1394 

có thểđạt tốc độ dữ liệu lên đến 200Mb/s trên khoảng cách các thiết bị là 4,5m. Các 

hệ thống 1390 trong tương lai sẽ còn đạt được tốc độ dữ liệu cao hơn nữa. 

       Giao thức được dựa vào các gói, và hai cặp dây xoắn được sử dụng như là hai 

kênh, có thểđẳng thời dị bội hoặc đồng thời cả hai tại cùng thời điểm. Chếđộđẳng 

thời được quan tâm nhiều nhất trong các ứng dụng của audio bởi vì nó cho phép 

thực hiện kết nối với tốc độ dữ liệu rất tốt, do các bus hoạt động ở chu kỳổn định và 

một lượng gói được truyền đi trong mỗi chu kỳ. Mỗi một kết nối tích cực dự trữ một 

                                                   86 

----------------------- Page 32-----------------------

                                                         Chương 3: Truyền dẫn audio và video 

gói trong mỗi chu kỳ. Các liên kết có thể có 2 loại điểm tới điểm, nó không bị thay 

đổi bởi người sử dụng khác hoặc quảng bá có thểđược xác định bởi người sử dụng. 

      Chếđộ truyền dị bội hoạt động giống       mạng máy tính hơn. Ở chếđộ này tất cả 

những người sử dụng đều tranh chấp khả năng của bus trong thời gian thực và việc 

dự trữ là không thể. Tuy nhiên, hoạt động dị bội mặt khác cũng có thể diễn ra trên 

một bus đẳng thời bằng cách chiếm dụng không gian của các gói không được sử 

dụng đến trong mỗi chu kỳ bus. Bus 1390 do người sử dụng quản lý truyền đi các 

gói điều khiển dị bội để thiết lập các thanh ghi ở mỗi thiết bị kết nối với bus. Việc 

này phải được thực hiện để thiết lập bất cứ một loại kết nối nào. 

      Tiêu chuẩn 1390 tương đối mới song đã được yêu cầu sử dụng để nối giữa các 

camera video số, VCR số, các bộ xử lý hiệu ứng video và máy tính có chức năng 

video. Đây có thể là một đặc điểm quan trọng trong nhiều hệ thống video tương lai. 

                                             87 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro