chương 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương  4

Sai sót và gian lận- trọng yếu và rủi ro

 Câu 1:

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIAN LẬN SAI SÓT

1.                        Những vấn đề liên quan tới tính chính trực, năng lực của BGĐ.

-   Công tác quản lí bị một người hay 1 nhóm người nhỏ độc quyền nắm giữ, không có ban, hội đồng giám sát độc lập, có hiệu lực

-   Cơ cấu tổ chức của khách hàng phức tạp 1 cách cố ý và khó hiểu

-   Những yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán thường bị bỏ qua

-   Có sự thay đổi thường xuyên kế toán hoặc người của bộ phận kế toán

-   Thiếu nhiều nhân viên trong phòng kế toán trong một time dài

-   Bố trí người làm kế toán ko đúng chuyên môn

-   Có sự thay đổi thường xuyên về chuyên gia tư vấn pháp luật or KTV

2.                        Có sức ép bất thường bên trong or bên ngoài đơn vị tồn tại trong BCTC.

-   Ngành nghề kinh doanh gặp khó khăn, số đơn vị phá sản ngày càng tăng

-   Thiếu vốn kinh doanh do lỗ or do mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp quá nhanh

-   Mức thu nhập bị giảm sút

-   Doanh nghiệp cố ý hoạch toán tăng lợi nhuận nhằm khuếch trương hoạt động

-   Đầu tư quá nhanh vào ngành nghề mới or loại sản phẩm mới làm mất cân đối tài chính

-   Doanh nghiệp bị lệ thuộc quá nhiều vào một số sản phẩm or một số khách hàng

-   Sức ép về tài chính từ những nhà đầu tư or cấp quản lí đơn vị

-   Sức ép đối với nhân viên kế toán phải hoàn tất BCTC trong time quá ngắn

3.                        Các nghiệp vụ và sự kiện không bình thường

-   Các nghiệp vụ đột xuất ảnh hưởng tới doanh thu chi phí kết quả

-   Các nghiệp vụ or phương pháp xử lí kế toán phức tạp

-   Các nghiệp vụ với các bên hữu quan như mua đắt bán rẻ, quan hệ khách hàng có nhiều tiêu cực

-   Các khoản chi phí quá cao so với những dịch vụ được cung cấp

4.                        Những điểm khó khăn liên quan đến thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp

-   Tài liệu kế toán không đầy đủ or không được cung cấp kịp thời

-   Lưu trữ tài liệu không đầy đủ về các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế

-   Có chênh lệch lớn giữa sổ kế toán của đơn vị với xác nhận của bên thứ ba mâu thuẫn giữa các bằng chứng kiểm toán

-   BGĐ từ chối cung cấp giải trình or giải trình không thỏa mãn yêu cầu của KTV

5.                        Những nhân tố từ môi trường tin học liên quan đến các tình huống và sự kiện nêu trên

-   Không lấy được thông tin từ máy vi tính

-   Có thay đổi trong chương trình vi tính nhưng không lưu tài liệu, không được phê duyệt không được kiểm tra

-   Thông tin, tài liệu in từ máy vi tính không phù hợp với BCTC

-   Các thông tin in ra từ máy vi tính mỗi lần lại khác nhau

TRÁCH NHIỆM CỦA ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI GIAN LẬN, SAI SÓT

-   Trước quá trình kiểm toán: Ngăn chặn, phát hiện và xử lí kịp thời gian lận sai sót trong doanh nghiệp;     Xây dựng thiết kế và thực hiện một cách thường xuyên hiệu lực đối với hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời các hiện tượng gian lận sai sót

-   Trong quá trình kiểm toán: + cung cấp thông tin tài liệu kế toán kịp thời đầy đủ trung thực và minh bạch.  +tiếp thu và giải trình một cách kịp thời đầy đủ về các hiện tượng gian lận sai sót do KTV xuất hiện và yêu cầu sửa chữa trong quá trình kiểm toán

TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐỐI VỚI GIAN LẬN, SAI SÓT

-   Trước khi kiểm toán:+ KTV phải đánh giá rủi ro về gian lận sai sót. + Lập kế hoạch để đảm bảo rằng mọi gian lận sai sót có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC đều được phát hiện.

-   Trong khi kiểm toán:

+ giúp đơn vị ngăn ngừa và phát hiện, xử lí gian lận sai sót.

+ Khi nghi ngờ BCTC có gian lận sai sót, KTV phải có trách nhiệm thực hiện các thủ tục cần thiết để phát hiện ra gian lận sai sót:

1. Khi phát hiện các gian lận sai sót KTV phải đánh giá ảnh hưởng của gian lận và sai sót này đến BCTC (Nếu không trọng yếu có thể bỏ qua nhưng vẫn thông báo cho đơn vị được kiểm toán; Nếu trọng yếu, KTV cần thực hiện các bước đi cần thiết và sửa đổi bổ sung những thủ tục kiểm toán thích hợp)

2. Khi KTV vẫn có sự nghi ngờ gian lận sai sót KTV phải đánh giá ảnh hưởng của gian lận và sai sót này đến BCTC (Khi thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung mà không giải tỏa nghi ngờ, KTV phải thảo luận vấn đề này với chủ doanh nghiệp, đồng thời phải đánh giá ảnh hưởng của gian lận và sai sót này đến BCTC; Nếu giải tỏa được nghi ngờ có thể dừng thủ tục kiểm toán)

Câu 2:

          Việc phát hiện và nhận biết gian lận thường khó hơn sai sót, vì gian lận thường được che dấu bởi những hành vi cố ý, tinh vi. Nói như vậy không có nghĩa là chỉ những gian lận mới ảnh hưởng đến báo cáo tái chính còn sai sót thì không. Trong thực tiễn khi kiểm toán, KTV phải tìm kiếm, phát hiện, đánh giá những gian lận, sai sót có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.

          Trách nhiệm của KTV độc lập trong từng giai đoạn:

-                                                   Khi lập kế hoạch kiểm toán và khi thực hiện kiểm toán, KTV và công ty kiểm toán phải đánh giá rủi ro về gian lận, sai sót có thể làm ảnh hưởng trọng yếu đến đến BCTC.

-                                                   Trong quá trình kiểm toán, KTV phải có trách nhiệm giúp đơn vị kiểm toản ngăn ngừa, phát hiện và xử lý gian lạn, sai sót. KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán để chứng minh rằng trong BCTC không có gian lận, sai sót làm ảnh hưởng đến BCTC hay BCTC có gian lận, sai sót thì đã được phát hiện và sửa chữa.

Câu 3:

Trách nhiệm của kiểm toán viên ĐL :

+/ Thông báo cho đơn vị được kiểm toán . khi đã phát hiện ra gian lận và sai sót trong quá trình kiểm toán, kể cả khi có nghi ngờ gian lận sai sót mà KTV chưa đánh giá được ảnh hưởng của nó đến BCTC, KTV phải thông báo cho giám đố or người đứng đầu đơn vị đc kiểm toán trong thời gian nhanh nhất trc ngày phát hành BCTC or BCKT. KTV phải cân nhắc xem việc thông báo cho cấp nào sẽ có lợi nhất, nhanh nhất  để có thể xử lý và giúp KTV có được những bằng chứng KT thích hợp, đầy đủ. Trong thực tế khi phát hiện ra gian lận sai sót liên quan đến cấp nào thì ktv thông báo vs cấp cao hơn, nếu liên quan đến lãnh đạo cao nhất trong đơn vị đc KT thì KTV phải tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn pháp luật đẻ xác định và thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết.

+/ thông báo cho người sử dụng BCKT. Khi đã phát hiện và đánh giá gian lận sai sot là trọng yếu và KTV đã thông báo cho đơn vị đc kiểm toán mà đơn vị ko sửa chữa thì KTV phải đưa ra 1 BCKT vs ý kiến chấp nhận từng phần or ý kiến ko chấp nhận. với 1 BCTC đã phản ánh đầy đủ gian lận sao sót mà những gian lận sai sót này có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC thì KTV vẫn phải chỉ rõ gian lận sai sót trong BCKT. Trường hợp phạm vi kiểm toán bị hạn chế mà KTV ko thể thu thập đc bằng chứng thik hợp để đánh giá nhưng gian lận sai sót mà có thể ảnh hưởng đến BCTC thì KTV pải đưa ra BCKT dạng chấp nhận từng pần or dạng từ chối( nêu rõ lý do ko chấp nhận toàn bộ hay lý do từ chối ko đưa ra ý kiến nhận xét.

Câu 4:

 Trọng yếu là 1 khái niệm chỉ độ lớn hay bản chất của sai phạm. hoặc tính riêng lẻ or từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào cấc thông tin này để xét đoán thì sẽ không chính xác or đưa ra những kết luận sai lầm.

 trọng yếu ko pải là  lúc nào cũng là những khoản mục cơ bản, chủ yếu, có số tiền lớn vì có những sai phạm ko phân biệt độ lớn vẫn coi trọng để xét đoán tính trọng yếu thậm chí đc coi là trọng yếu như sai phạm liên quan đến tính trung thực của nhà quản lý cấp cao hay là những sai pạm liên quan đén pháp luật, chính sách, chế độ or nhưng quy định có tính nguyên tắc

+/ khi xét đoán tính trọng yếu KTV pải hiểu rằng tính trọng yếu là 1 khái niệm tương đối hơn là tuyệt đối, tính trọng yếu luôn pải xem xét trên 2 mặt định lượng và định tính, tính trọng yếu luôn pải xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ giữa các sai pạm về mặt định lượng vs nhau. Mặt định tính của tính trọng yếu nói lên bản chất của sai phạm. việc xem xét tính trọng yếu pải đc đặt ra trong từng hoàn cảnh và đk cụ thể vs những tình huống nhất định. Việc đánh giá và xét đoán tính trọng yếu còn đc xem xét trong mqhe vs những sai sót chưa đc sửa chữa của kì kiểm toán trc cũng như trong mối quan hệ vs những sai pạm dự kiến chưa đc pát hiện trong tổng thể của KTV và trong mối quan hệ tổng hợp chặt chẽ các sai phạm.

Vận dụng tính trọng yếu trong kiểm toán:

Bước 1: ước lượng sơ bộ ban đầu về tính trọng yếu

B2: phân bổ, ước lượng sơ bộ ban đầu về tính trọng yếu cho từng bộ phận khoản mục

B3: ước tính sai sót trong từng bộ phận

B4: ước tính sai sót, kết hợp trong từng bộ phận

B5: so sánh sai sót kết hợp ước tính với ước lượng ban đầu về tính trọng yếu.

Câu 5:

1. rủi ro kiểm toan là rủi ro mà KTV đưa ra ý kiến nhận xét ko thik hợp khi BCTC đã đc kt vẫn còn tồn tại nhưng sai sót trọng yếu

2. rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng tưng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC chứa đựng những sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ or tính gộp cho dù có hay ko có hệ thống kiểm soát nội bộ.

* các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng:

+/ bản chất kinh doanh của khách hàng

+/ bản chất của cá khoản mục đc kiểm toán

+/ bản chất của hệ thống kế toán và thông tin trong đvị

3. rủi ro kiểm soát là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ từng khoản mục trong BCTC khi tính rieeng rẽ or tính gộp mà hệ thống kế toán hay hệ thống KSNB chưa ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa kịp thời .

* các nhân tố ảnh hưởng:

+/tính chất mới mẻ và phức tạp của các loại giao dịch

+ khối lượng và cường đọ giao dịch

+/ số lượng và chất lượng của hệ thống nhân lực khi tham gia kiểm soát trong doanh nghiệp

+/ tính hệu lực hợp lí và hiệu quả của các thủ tục kiểm soát và trình tự kiểm soát trong doanh nghiệp

+/ tính khoa học thích hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ

4. rủi ro phát hiện là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng khoản mục, nghiệp vụ trong BCTC khi tính riêng ré hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán KTV không phát hiện được.

  * các yếu tố ảnh hưởng:

+/ pạm vi kiểm toán càng rộng thì rủi ro phát hiện càng giảm và ngược lại.

+/ trình độ kinh nghiệm và khả năng xét đoán nghề nghiệp của KTV.

+/ phương pháp kiểm toán

Câu 6:

           Mối quan hệ giữa các loại rủi ro trong kiểm toán:

           Rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát tồn tại độc lập nằm ngay trong hoạt động của đơn vị kiểm toán. Nó không phụ thuộc vào công việc kiểm toán có tiến hành hay không. Còn rủi ro phát hiện thì hoàn toàn phụ thuộc vào công việc kiểm toán. Tuy nhiên, mức độ của rủi ro phát hiện xảy ra và rủi ro kiểm toán là hoàn toàn không giống nhau, nó còn phụ thuộc vào rủi ro tiềm tang và rủi ro kiểm soát.

           Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát quyết định đến khối lượng, qui mô, phạm vi chi phí, biên chế và thời gian kiểm toán. Nếu rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều cao thì KTV phải dự kiến rủi ro phát hiện là thấp. Điều đó có nghĩa là trong trường hợp này, KTV phải làm nhiều công việc kiểm toán với qui mô, chi phí kiểm toán lớn.

           Vì mức độ rủi ro phát hiện dự kiến luôn có quan hệ ngược chiều với mức độ rủi ro tiềm tang và rủi ro kiểm soát, mặt khác, mức độ rủi ro phát hiện càng thấp thì mức độ rủi ro kiểm toán càng thấp nên không thể khẳn định chắc chắn bất sẽ cứ một doanh nghiệp nào có rủi ro tiềm tàng và kiểm soát đều cao thì rủi ro kiểm toán cao.

Câu 7:

Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán:

§  Trong một cuộc kiểm toán, mức trọng yếu và rủi ro luôn có mối quan hệ tỷ lệ nghịch tức là nếu mức trọng yếu có thể chấp nhận được càng tăng lên thì rủi ro kiểm toán sẽ càng giảm đi và ngược lại.

§  Mối quan hệ này có ý nghĩa quan trọng giúp KTV khi lập kế hoạch kiểm toán để nhằm xác định nội dung, phạm vi, thời gian của các thủ tục kiểm toán cần áp dụng.

§  Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV xác định mức trọng yếu có thể chấp nhận được là thấp thì RRKT sẽ tăng lên. Trường hợp này, để giảm mức độ rủi ro kiểm toán, KTV có thể:

-         Giảm mức độ RRKS đã được đánh giá nếu có thể và bù lại bằng cách thực hiện thêm những thủ tục kiểm tra hệ thống kiểm soát; hoặc

-         Giảm RRPH bằng cách sửa đổi lại nội dung, lịch trình và phạm vi của những thủ tục kiểm tra chi tiết số liệu theo kế hoạch.

Những sai phạm trọng yếu có thể chấp nhận được càng tăng lên thì 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro