Chương 4 : các phương pháp thực hiện công việc trong TDHTLBD

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 4 : các phương pháp thực hiện công việc trong tự động hóa thành lập bản đồ

Ở giai đoạn chuẩn bị biên tập

Cơ bản vẫn là do con người thực hiện các ý tưởng để hình thành ra một bản đồ mới. Tuy nhiên trong từng công việc thì máy tính và các phần mềm chuyên dụng có thể hỗ trợ cho biên tập viên bản đồ thiết kế và thử nghiệm các phương án hình thành bản đồ mới: lựa chọn cơ sở toán học, lựa chọn nội dung bản đồ, thiết kế hệ thống ký hiệu, viết kế hoạch biên tập.

Ở giai đoạn 2

Xử lý tư liệu bản đồ: tư liệu bản đồ có thể ở dạng đồ họa hoặc phi đồ họa. Ta phải xác định bản đồ nào là tư liệu chính, bản đồ nào là tư liệu phụ, mức độ sử dụng tư liệu bản đồ. Sau đó đối với một số bản đồ tư liệu có nội dung phức tạp, để thuận tiện và đơn giản hóa quá trình vector hóa nội dung bản đồ ng ta có thể tiến hành can vẽ và tổng quát hóa sơ bộ để lựa chọn lấy các yếu tố nội dung đưa lên bản đồ cần thành lập. Với các tư liệu phi đồ họa, phải tiến hành xử lý bằng cách phân nhóm, quy về một chuẩn đơn vị đo hay một chuẩn dữ liệu và tiến hành phân cấp các nội dung cần thể hiện.

Quét ảnh bản đồ tư liệu: máy quét được đặt ở nhiều độ phân giải khác nhau. Có thể quét ở chế độ ảnh đen trắng, ảnh màu. Việc quét ảnh nào phụ thuộc vào sự lựa chọn công nghệ ở phần tiếp theo. Có nhiều đuôi dữ liệu dạng: tif, jpeg.

Thiết kế hệ thống ký hiệu

- Sử dụng các ký hiệu có sẵn trong các phần mềm (thường là các yếu tố thuộc nền cơ sở địa lý của bản đồ).

- Thiết kế ký hiệu chuyên đề:

+ Lập trình

+ Sử dụng các chức năng của phần mềm đồ họa để vẽ các hình ảnh của đối tượng, hiện tượng cần thể hiện => thu nhỏ đối tượng thành ký hiệu tương ứng với bản đồ cần thể hiện.

Lập bảng phân lớp đối tượng

Chia nội dung ra các nhóm, lớp nội dung, trên bảng phân lớp còn thể hiện phương pháp thể hiện.

Chú ý: đặt thứ tự các lớp nội dung, các nhóm nội dung theo một trình tự nhất định để khỏi nhầm lẫn bỏ sót.

Thiết kế cơ sở toánh học

- Thiết kế cơ sở toán học đối với những bản đồ làm mới hay những bản đồ có nhu cầu thay đổi phép chiếu bản đồ, tỷ lệ bản đồ, làm trên phần mềm microstation

- Với một số bản đồ cần hiện chỉnh, không phải thiết kế cơ sở toán học, chỉ cần hiện chỉnh các nội dung bản đồ. Những bản đồ cùng thể loại, cùng chuyên đề nội dung, ng ta có thể lấy luôn cơ sở toán học của bản đồ cùng loại.

Nắn ảnh

Thường nắn bằng affine hoặc nắn chỉnh hình học.

Ở giai đoạn 3 vector hóa nội dung

Là quá trình chuyển đổi dữ liệu từ raster sang vector. Quá trình vector hóa nội dung được tiến hành theo từng lớp nội dung đã được chỉ dẫn trong bảng phân lớp đối tượng. Sau khi mã hóa cho mỗi lớp nội dung thì ng ta phải đặt tên cho lớp nội dung đó và mỗi lớp nội dung ngoài tên cần phải gán mã cho các mã, mã hóa lớp nội dung bản đồ, là nhằm bảo đảm tính đơn trị cho mỗi đối tượng nội dung không có sự trùng hợp, thừa, sai và đảm bảo cho thuận tiện cho việc truy nhập, sửa chữa các dữ liệu trên mỗi lớp nội dung.

Việc gán mã cho lớp nội dung: trong quá trình mã hóa vector hóa nội dung bản đồ, yêu cầu các thông tin phải chiếm bộ nhớ ít nhất để tạo điều kiện cho máy xử lý nhanh (mã hóa phải đảm bảo tính kinh tế). Khi mã hóa nội dung bản đồ, không gây khó khăn cho quá trình lập trình can thiệp vào thông tin bản đồ.

Phương tiện để vector hóa nội dung bản đồ:

- Phương pháp vector hóa nội dung bản đồ bằng bàn số hóa Digitizer: là những thiết bị dùng để số hóa tư liệu bản đồ, dùng nhiều trong thập kỷ 90. Nó có đặc điểm: ng ta tiến hành số hóa từng đương nét nội dung bản đồ và kết quả là ng ta được các lớp nội dung đã được số hóa. Đây là phương pháp thủ công, độ chính xác ko cao, chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố chủ quan và người thực hiện.

Ưu điểm của phương pháp này: kết thúc giai đoạn số hóa băng bàn số hóa này ta được thông tin bản đồ dưới dạng vector. Trong quá trình số hóa, vector hóa bản đồ tài liệu ta có thể lựa chọn nội dung, đồng thời tiến hành tổng quát hóa nội dung trong quá trình số hóa đối với các tư liệu bản đồ mà trên đó mờ, nhòe.

- Phương pháp dùng máy quét để quét ảnh tư liệu bản đồ sau đó tiến hành nắn ảnh, vector hóa nội dung bản đồ bằng các công cụ của phần mềm đồ họa.

Ưu điểm của phương pháp này: quá trình quét ảnh là quá trình hoàn toàn khách quan. Trong quá trình quét ảnh ta có thể quét đen trắng hay màu cho phù hợp với lựa chọn trong quá trình vector hóa. Bằng phương pháp vector hóa bản đồ trên các phần mềm độ chính xác của quá trình quét tốt hơn. Nhược điểm của phương pháp này là : khi vector hóa việc lựa chọn chi tiết tổng quát hóa nội dung bản đồ trong quá trình số hóa sẽ khó khăn và phức tạp hơn so với quá trình số hóa bằng bàn số hóa.

Kết quả của quá trình số hóa là các file nội dung

Biên tập trình bày bản đồ (gắn ký hiệu, trình bày màu sắc...) trong quá trình trình bày và biên tập bản đồ chúng ta có thể xử lý và làm việc với một hoặc một vài lớp nội dung, nhưng sau đó phải bật lên và kiểm tra toàn bộ các lớp nội dung, sau đó sắp xếp các lớp nội dung của bản đồ số.

*, Chú ý: Bản đồ số là kết quả của quá trình thiết kế biên tập và thành lập bản đồ trên máy tính với sự trợ giúp của các phần mềm chuyên dụng, muốn xem được bản đồ số thì ta phải thông qua các thiết bị chuyên dụng để chuyển các tín hiệu, các thông tin số thành dạng hình ảnh thông thường.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro