Chương 4 Nghiên cứu kinh tế - xã hội và môi trường của dự án

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 4

Nghiên cứu  kinh tế - xã hội và môi trường của dự án

1.1  Lợi ích kinh tế – xã hội, môi trường và tác dụng của nghiên cứu kinh tế – xã hội và môi trường của dự án đầu tư

1.1.1        Lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường

Lợi ích kinh tế – xã hội và môi trường là một phạm trù kinh tế tương đối. Một mặt nó phản ánh lợi ích trên phạm vi toàn xã hội, toàn bộ nền kinh tế quốc dân, mặt khác phản ánh lợi ích từng mặt kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời có mối quan hệ thống nhất và mâu thuẫn  giữa ba mặt đó trong từng thời gian nhất định.

Chủ đầu tư bỏ vốn để thực hiện dự án đầu tư, mục tiêu chủ yếu là thu được nhiều lợi nhuận. Khả năng sinh lợi của một dự án là thước đo chủ yếu để thu hút các nhà đầu tư, mức sinh lợi càng cao thì sự hấp dẫn càng lớn. Tuy nhiên, trong thực tế không phải bất cứ dự án đầu tư nào có khả năng sinh lợi lớn và mức an toàn tài chính cao đều có lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường cao. Phân tích kinh tế xã hội và môi trường  của dự án đầu tư là phải xem xét những lợi ích xã hội được thụ hưởng là gì? Đó chính là sự đáp ứng của dự án đối với mục tiêu chung của xã hội và nền kinh tế quốc dân.

Theo nghĩa hẹp, lợi ích kinh tế phản ánh sự đóng góp của dự án đầu tư về mặt kinh tế xét trên phạm vi nền kinh tế quốc dân.

Theo nghĩa rộng là phản ánh sự đóng góp của dự án đầu tư cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Theo nghĩa này, lợi ích kinh tế là tổng thể các lợi ích mà nền kinh tế quốc dân và xã hội thu được khi dự án đầu tư được thực hiện.

Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, xã hội cũng phải đóng góp hoặc bỏ ra những chi phí. Như vậy lợi ích kinh tế – xã hội và môi trường là phần chênh lệch giữa lợi ích được dự án đầu tư tạo ra so với cái giá mà xã hội phải trả . Phần chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả kinh tế – xã hội càng cao. Các lợi ích kinh tế – xã hội và môi trường có thể là lợi ích định lượng được như mức gia tăng sản phẩm, mức tăng thu nhập quốc dân, sử dụng lao động, tăng thu ngân sách…, cũng có thể không định lượng được như sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, những lĩnh vực ưu tiên… Chính vì vậy việc tính toán và đo lường  các chỉ tiêu lợi ích kinh tế – xã hội và môi trường phải có phương pháp luận đúng đắn với những thông số được lựa chọn hợp lý, đảm bảo độ tin cậy cao, tránh sai sót có thể xảy ra.

1.1.2        Chi phí kinh tế - xã hội (gọi tắt là chi phí kinh tế)

µ  Định nghĩa

Chi phí kinh tế là chi phí mất đi của xã hội hay quốc gia, được đánh giá trên quan điểm của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

µ Cơ sở tính toán

Trong phân tích kinh tế giản đơn: Chi phí kinh tế được tính toán theo giá tài chánh.

Trong phân tích kinh tế phức hợp: Chi phí kinh tế được tính toán theo giá tài chánh.

µ Các thành phần chi phí kinh tế

- Đầu tư cố định: đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ, quản lý, đầu tư cố định khác…

- Đầu tư lưu động: Nguyên vật liệu, bán thành phẩm nhập khẩu; nguyên vật liệu, bán thành phẩm trong nước; sử dụng dịch vụ hạ tầng trong nước; điện, nước, nhiên liệu;…

- Các khoản bù giá hay trợ giá của Nhà nước cho sản phẩm hoặc dịch vụ.

- Sự cạn kiệt tài nguyên quốc gia.

- Sự ô nhiễm môi trường sinh thái…

1.1.3        Mục tiêu và tác dụng của nghiên cứu kinh tế – xã hội và môi trường

µ Mục tiêu

- Thông qua xác định những lợi ích kinh tế – xã hội và môi trường do dự án đầu tư mang lại mà xác định cụ thể vị trí của dự án đầu tư trong kế hoạch kinh tế quốc dân, tính phù hợp của dự án với mục tiêu.

- Đảm bảo độ tin cậy của dự án đầu tư thông qua việc sử dụng đúng đắn cơ sở lý thuyết và sự đóng góp thiết thực của dự án vào lợi ích chung của toàn xã hội.

- Góp phần đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường khi thực hiện dự án đầu tư.

µ Tác dụng:

- Đối với nhà đầu tư: phần phân tích kinh tế - xã hội là căn cứ chủ yếu để nhà đầu tư thuyết phục các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận dự án và thuyết phục các ngân hàng cho vay.

-  Đối  với  Nhà  nước:  là  căn  cứ  chủ  yếu  để  quyết  định có cấp giấy  phép đầu tư hay không.

- Đối với các Ngân hàng, các cơ quan viện trợ song phương, đa phương: cũng là căn cứ chủ yếu để họ quyết định có tài trợ vốn hay không. Các ngân hàng quốc tế rất nghiêm ngặt trong vấn đề này. Nếu không chứng minh được các lợi ích kinh tế - xã hội thì họ sẽ không tài trợ.

1.1.4        Đặc điểm trong phân tích kinh tế dự án đầu tư

1. Quan điểm phân tích

Lợi ích và chi phí của toàn xã hội hay nền kinh tế quốc dân

2. Không gian phân tích

Trên quy mô quốc gia (địa phương)

3. Tính chất lợi ích

Lợi ích kinh tế

4. Tính chất chi phí

Chi phí kinh tế

5. Bản chất giá cả

Giá kinh tế tiệm cận với giá trị xã hội thực tế

6. Tỷ suất chiết khấu trong phân tích

Tỷ suất chiết khấu xã hội

7. Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái điều chỉnh

8. Các chỉ tiêu hiệu quả

Hiệu quả kinh tế - xã hội:

- Giá trị gia tăng của dự án

- Hiện giá giá trị gia tăng trong nước thuần P(NDVA)

- Hiện giá giá trị gia tăng quốc dân thuần P(NNVA)

- Hiện giá thu nhập lao động trong nước P(W)

- Hiện giá giá trị thặng dư xã hội P(SS)

- Hiện giá cân đối ngoại tệ thuần P(EE)

- Hiệu quả xuất khẩu của dự án, EE…

9. Đơn vị đo lường hiệu quả

Giá trị kinh tế (hữu hình và vô hình)

10. Bản chất hiệu quả

Hiệu quả sử dụng tài sản và tài nguyên quốc gia

11. Hiệu quả cơ bản

Phát triển kinh tế - xã hội

12. Mục đích phân tích

Công cụ để thẩm định kinh tế dự án

1.2  Sự khác nhau giữa nghiên cứu tài chính và nghiên cứu kinh tế - xã hội

1.2.1        Về mặt quan điểm

- Nghiên cứu tài chính chỉ mới xét trên tầng vi mô, còn nghiên cứu kinh tế - xã hội sẽ phải xét trên tầng vĩ mô.

- Nghiên cứu tài chính mới xét trên góc độ của nhà đầu tư, còn nghiên cứu kinh tế - xã hội phải xuất phát từ quyền lợi của toàn xã hội.

- Mục đích chính của nhà đầu tư là tối đa lợi nhuận, thể hiện trong nghiên cứu tài chính, còn mục tiêu chủ yếu của xã hội là tối đa phúc lợi sẽ phải được thể hiện trong nghiên cứu kinh tế - xã hội.

1.2.2        Về mặt tính toán

1. Thuế: Các loại thuế mà dự án có nghĩa vụ phải nộp cho Nhà nước là một khoản chi phí đối với nhà đầu tư thì nó lại là một khoản thu nhập đối với ngân sách quốc gia, đối với nền kinh tế quốc dân. Việc miễn giảm thuế để ưu đãi, khuyến khích nhà đầu tư lại là một sự hy sinh của xã hội, một khoản chi phí mà xã hội phải gánh chịu. Mặt khác thuế chiếm một phần trong giá. Người tiêu thụ phải trả các khoản thuế chứa đựng trong giá của hàng hoá.

Chính phủ là người thu các khoản thuế này để tái đầu tư hoặc chi dùng vào các việc chung. Vì vậy, xét trên phạm vi toàn thể cộng đồng thì hai khoản này triệt tiêu nhau, nó không tạo ra hoặc mất đi một giá trị nào cả.

Tuy nhiên khi tính toán thu nhập thuần (lãi ròng), trong nghiên cứu tài chính đã trừ đi các khoản thuế, như là các khoản chi thì bây giờ trong nghiên cứu kinh tế - xã hội phải cộng lại các khoản này để xác định giá trị gia tăng cho xã hội do dự án mang lại.

2. Lương: Lương và tiền công trả cho người lao động (lẽ ra phải thất nghiệp) là một khoản chi của nhà đầu tư nhưng lại là một lợi ích mà dự án mang lại cho xã hội. Nói một cách khác trong nghiên cứu tài chính, đã coi lương và tiền công là chi phí thì nay trong nghiên cứu kinh tế - xã hội phải coi lương là thu nhập.

Trên thực tế, tiền lương, tiền công trả cho người lao động chưa phải là thước đo chính xác giá trị sức lao động mà người lao động đã phải bỏ ra. Trong các nước còn nhiều thất nghiệp, bán thất nghiệp thì tiền lương, tiền công càng sai biệt so với giá trị thực của sức lao động. Nói một cách khác, tiền lương, tiền công tính trong nghiên cứu tài chính là đồng tiền chi thực, nhưng trên bình diện xã hội thì nó không phản ảnh được giá trị lao động đóng góp cho dự án. Vì vậy ở nhiều nước trong nghiên cứu kinh tế - xã hội, thường sử dụng khái niệm "lương mờ". Tại một số nước tiên tiến, sử dụng lý thuyết cận biên (Marginaltheory) để xác định tiền lương. Cũng có nước dùng phương pháp điều chỉnh đơn giản như sau:

- Đối với lao động có chuyên môn: để nguyên như trong phân tích tài chính.

- Đối với lao động không có chuyên môn: chỉ tính 50%.

Ở nước ta hiện nay chưa có quy định về vấn đề này, tạm thời có thể tham khảo cách tính của các nước. Trong nghiên cứu tài chính đã xem tiền lương, tiền công là một khoản chi, thì nay trong nghiên cứu kinh tế - xã hội phải xem là một khoản thu.

3. Các khoản nợ: Việc trả nợ vay (nợ gốc) là các hoạt động thuộc nghiệp vụ tín dụng, chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng vốn từ người này sang người khác mà không làm tăng hoặc giảm thu nhập quốc dân. Trong nghiên cứu tài chính đã trừ đi các khoản trả nợ, thì nay trong nghiên cứu kinh tế - xã hội phải cộng vào, khi tính các giá trị gia tăng.

4. Trợ giá, bù giá: Trợ giá hay bù giá là hoạt động bảo trợ của Nhà nước đối với một số loại sản phẩm trọng yếu của nền kinh tế quốc dân. Đây là một loại chi phí kinh tế mà cả xã hội phải gánh chịu đối với việc thực hiện dự án. Như vậy trong tính toán kinh tế xã hội phải trừ đi các khoản trợ giá, bù giá nếu có.

5. Giá cả: Trong nghiên cứu tài chính giá cả được lấy theo giá thị trường, ảnh hưởng đến các khoản thực thu, thực chi của xí nghiệp, của nhà đầu tư. Nhưng như đã biết giá thị trường không trùng hợp với giá trị hàng hoá. Tại những nước có chính sách bảo hộ mậu dịch, thuế ưu đãi, lãi suất trợ cấp... thì giá thị trường càng bị bóp méo, khác biệt với giá trị đích thực của hàng hoá. Vì vậy lợi nhuận tính trong nghiên cứu tài chính không phản ảnh đúng đắn mức lời, lỗ cho cả đất nước. Khi nghiên cứu kinh tế xã hội cần phải loại bỏ những méo mó nói trên của giá cả, phải sử dụng giá phản ảnh được giá trị thực của hàng hoá. Giá này không tồn tại trong thế giới thực nên được gọi là "giá mờ".

Việc nghiên cứu tiền lương nói trên cũng thuộc phạm vi "giá mờ", vì tiền lương chính là giá cả của của sức lao động. Việc xác định "giá mờ" hiện nay rất khó khăn. Nhà nước ta chưa có quy định gì về mặt này, cần phải có công trình nghiên cứu chuyên đề kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn mới giải quyết được. Vì vậy hiện nay về phương diện giá cả nhất là giá cả các tài nguyên được sử dụng trong dự án trong tính toán có thể tham khảo cách tính của các nước.

1.3  Điều chỉnh giá trong phân tích kinh tế dự án đầu tư

1.3.1        Giá tài chính

µ Định nghĩa

Giá tài chính là giá các đầu vào và đầu ra thuộc chi phí và lợi ích tài chính, được sử dụng trong phân tích tài chính dự án.

- Đầu vào bao gồm: Vốn đầu tư, chi phí vật chất thường xuyên, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, bao bì, các dịch vụ hạ tầng như điện, nước… được sử dụng khi dự án đi vào hoạt động.

- Đầu ra gồm: Doanh số tiêu thụ sản phẩm từ xuất khẩu, để thay thế nhập khẩu và tiêu dùng trong nước; giá trị còn lại về tài sản dự án tại năm cuối cùng…

Giá tài chính = Giá thị trường (chấp nhận)

µTồn tại của giá tài chính

Giá tài chính trong phân tích dự án không phải lúc nào cũng phản ánh đúng giá trị xã hội thực tế của chúng.

Việc phản ánh không đúng giá trị xã hội thực tế của giá tài chính được biểu hiện bằng việc bỏ qua một số yếu tố cơ bản của nền kinh tế như:

- Tỷ lệ lạm phát.

- Tính không đúng, không đủ trong chi phí giá thành.

- Giá bán (giá tài chính) không bù đắp đủ chi phí.

- Tỷ giá hối đoái quy định cứng, không linh hoạt.

- Việc bù giá, trợ giá trong nền kinh tế…

Để đưa giá tài chính về giá trị xã hội thực tế của chúng, giá tài chính cần được điều chỉnh theo các nguyên tắc điều chỉnh giá. Khi này, giá tài chính được điều chỉnh thành giá kinh tế.

1.3.2        Giá kinh tế

µ Định nghĩa

Giá kinh tế là giá các đầu vào và đầu ra thuộc chi phí và lợi ích kinh tế, được sử dụng trong phân tích kinh tế dự án.

GIÁ KINH TẾ = GIÁ TÀI CHÍNH ´ HỆ SỐ ĐIỀU CHỈNH

Công thức:                                EP = FP ´ CF   hoặc EP = FP ´ HA

Trong đó:

EP (Economic Price): Giá kinh tế trong phân tích kinh tế dự án

FP (Financial Price): Giá tài chính trong phân tích dự án

CF (Conversion Factor) hoặc HA (Adjusted Factor): Hệ số điều chỉnh giá tài chính trong phân tích kinh tế dự án.

1.3.3        Hệ số điều chỉnh giá

Hệ số điều chỉnh giá là hệ số để biến đổi giá tài chính về giá trị xã hội thực tế của chúng, được biểu hiện bằng giá kinh tế.

Các thành phần của hệ số điều chỉnh giá:

µ Thành phần 1: Hệ số điều chỉnh giá trong nước HAD

Hệ số điều chỉnh giá trong nước là hệ số để biến đổi giá tài chính các đầu vào và đầu ra của dự án, không có liên quan đến quá trình xuất khẩu, nhập khẩu.

Hệ số điều chỉnh giá trong nước được xác định trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng CPI (Customer Price Index) của nền kinh tế, được tính hàng năm.

Đối với các nước đang phát triển, có mức lạm phát hàng năm bình thường, thì lấy:

HAD = 1 ¸ 2

µ Thành phần 2: Hệ số điều chỉnh tỷ giá HAE

Hệ số điều chỉnh tỷ giá là hệ sso để biến đổi tỷ giá chính thức về giá trị xã hội thực tế của chúng, được biểu hiện bằng tỷ giá điều chính.

Để xác định hệ số điều chỉnh tỷ giá, phương pháp “Thâm hụt ngoại tệ” được sử dụng:

Công thức:                                           

Trong đó:

Ct: Các khoản chi bằng ngoại tệ trong một quốc gia hàng năm (lấy đại diện là tổng kim ngạch nhập khẩu)

Tt: Các khoản chi bằng ngoại tệ trong một quốc gia hàng năm (lấy đại diện là tổng kim ngạch xuất khẩu)

n: số năm lấy số liệu thống kê, n ≥ 5 năm.

Ý nghĩa của hệ số điều chỉnh tỷ giá:

- Trường hợp HAE > 1: giá trị xã hội thực tế của một đơn vị ngoại tệ có được từ khoản thu ngoại tệ dod xuất khẩu sản phẩm; hoặc từ khoản tiết kiệm ngoại tệ do sản xuất sản phẩm để thay thế nhập khẩu; cũng như, về các khoản chi bằng ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu cơ bản cho dự án… lớn hơn so với giá trị quy định theo tỷ giá hối đoái chính thức.

- Bất đẳng thức HAE > 1 phù hợp khi cung < cầu về ngoại tệ trong một quốc gia.

- Nền kinh tế một quốc gia càng tăng trưởng, thâm hụt cán cân thanh toán ngoại tệ càng giảm thì giá trị của hệ số điều chỉnh tỷ giá HAE càng nhỏ, tiến tới gần bằng 1.

1.4  Các chỉ tiêu xác định ảnh hưởng của dự án đối với nền KTQD

1.4.1        Chỉ tiêu giá trị gia tăng trong nước thuần (NDVA – Net Domistic Value Added)

µ Định nghĩa

Tổng giá trị gia tăng trong nước thuần của dự án (NDVA) là giá trị tăng thêm mà dự án đóng góp và sự tăng trưởng của tổng sản phẩm trong nước (GDP – Gross Domestic Products) trong tuổi thọ kinh tế của dự án.

µ Ý nghĩa

Giá trị gia tăng trong nước thuần của dự án càng lớn thì sự đóng góp của dự án vào tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước GDP của một quốc gia càng nhiều.

Giá trị gia tăng trong nước thuần của dự án đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia.

µCông thức

Trong đó:

NDVA: Tổng giá trị gia tăng trong nước thuần trong tuổi thọ kinh tế dự án

NDVAt: Giá trị gia tăng trong nước thuần hàng năm của dự án

Ot: Tổng giá trị các đầu ra hàng năm của dự án

It: Vốn đầu tư phân bổ hàng năm của dự án

MIt: Tổng giá trị các đầu vào vật chất thường xuyên hàng năm của dự án.

µ Tổng giá trị các đầu ra hàng năm của dự án (Ot – Outputs)

Các thành phần trong tổng giá trị các đầu ra hàng năm của dự án gồm có:

1.      Doanh thu sản phẩm xuất khẩu

2.      Doanh thu sản phẩm để thay thế nhập khẩu

3.      Doanh thu sản phẩm để tiêu dùng trong nước

4.      Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ khác của dự án

5.      Giá trị còn lại vào năm cuối cùng

6.      Các khoản thu khác

µ Tổng giá trị đầu vào hàng năm của dự án

Các thành phần trong vốn đầu tư phân bổ hàng năm của dự án gồm:

1.      Vốn góp của Bên nước ngoài

2.      Vốn góp của Bên Việt Nam dùng để nhập khẩu, kể cả nguồn vốn vay của Bên Việt Nam từ nước ngoài

3.      Vốn của Bên Việt Nam dùng trong nước

Các thành phần trong tổng giá trị tiêu hao vật chất thường xuyên hàng năm của dự án gồm:

1.      Nguyên vật liệu, bán thành phẩm, bao bì nhập khẩu.

2.      Nguyên vật liệu, bán thành phẩm, bao bì trong nước.

3.      Sử dụng các dịch vụ hà tầng (điện, nước…) trong nước

4.      Các khoản chi khác

µ Thực chất, giá trị gia tăng trong nước thuần của dự án được đánh giá không phân biệt tính chất sở hữu nguồn vốn trong dự án. Giá trị gia tăng trong nước thuần bao gồm cả phần giá trị tăng thêm thuộc sở hữu của Bên nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

1.4.2        Chỉ tiêu giá trị gia tăng quốc dân thuần (NNVA – Net National Value Added)

µ Định nghĩa

Tổng giá trị gia tăng quốc dân thuần của dự án NNVA là giá trị tăng thêm mà dự án đóng góp vào sự tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc dân (GNP – Gross National Products) trong tuổi thọ kinh tế của dự án

µ Ý nghĩa

Giá trị gia tăng quốc dân thuần của dự án càng lớn thì sự đóng góp của dự án vào tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân GNP của một quốc gia càng nhiều.

Giá trị gia tăng trong nước thuần là chỉ tiêu cơ bản về hiệu quả kinh tế của một dự án đầu tư.

µ Công thức

Hoặc

Trong đó

NNVA: Tổng giá trị gia tăng quốc dân thuần trong tuổi thọ kinh tế của dự án

RPt: Tổng các khoản chuyển trả ra nước ngoài hàng năm

µ Tổng các khoản chuyển trả ra nước ngoài hàng năm

Các thành phần trong tổng các khoản chuyển trả ra nước ngoài hàng năm gồm:

1.           Tiền lương và các khoản thu nhập hợp pháp khác (sau khi nộp thuế thu nhập và chi phí khác)

2.           Lợi nhuận thu được hoặc được chia

3.           Khoản thu từ cung ứng dịch vụ và chuyển giao công nghệ

4.           Nợ gốc và lãi của các khoản vay nước ngoài thuộc Bên nước ngoài

5.           Vốn đầu tư thuộc bên nước ngoài

6.           Các khoản tiền và tài sản khác thuộc quyền sở hữu hợp pháp như: Giá trị còn lại của vốn đầu tư và tái đầu tư chia cho Bên nước ngoài khi dự án kết thúc hoạt động…

Các khoản chuyển trả cho nước ngoài của Bên nước ngoài theo quy định trong Luật Đầu tư tại Việt Nam.

µ Thực Chất, giá trị gia tăng quốc dân thuần của dự án được đánh giá trên cơ sở có phân biệt tính chất sở hữu nguồn vốn trong dự án (sở hữu trong nước và của Bên nước ngoài). Giá trị gia tăng quốc dân thuần chỉ tính phần giá trị gia tăng thuộc sở hữu của Bên Việt Nam (kể cả dự án của Việt Nam thực hiện ở nước ngoài).

µ Nội dung cơ bản của giá trị gia tăng quốc dân thuần gồm hai thành phần là thu nhập của lao động trong nước (W – Wage) và giá trị thặng dư xã hội (SS – Social Surplus).

NNVA = Wt + SSt

Trong đó:

NNVAt: Giá trị gia tăng quốc dân thuần hàng năm

Wt: Thu nhập hàng năm của lao động trong nước

SSt: Giá trị thặng dư xã hội hàng năm của dự án.

µ Giá trị gia tăng quốc dân thuần trong tuổi thọ kinh tế của dự án

Hay                   NNVA = NNVA1 + NNVA2 + … + NNVAn

Hoặc                  NNVA = (W1 + W2 + … + Wn) + (SS1 + SS2 + … + SSn)

Trong đó:

NNVA: Tổng giá trị gia tăng quốc dân thuần trong tuổi thọ kinh tế dự án

NNVA1 + NNVA2 + … + NNVAn: Giá trị gia tăng quốc dân thuần tại các năm

W1 + W2 + … + Wn: Thu nhập của lao động trong nước tại các năm

SS1 + SS2 + … + SSn: Giá trị thặng dư xã hội tại các năm

t = 1,2,…,n

1.4.2.1       Thu nhập hàng năm của lao động trong nước (W – Wage)

µ Tổng các thành phần trong thu nhập của lao động trong nước gồm có:

1.      Tiền lương hàng năm

2.      Bảo hiểm xã hội hàng năm

3.      Các khoản thu nhập khác

µ Chế độ tiền lương và bảo hiểm xã hội của lao động trong nước được quy định trong Bộ Luật lao động của nước CHXHCN Việt Nam.

µ Thực chất, thành phần thu nhập của lao động trong nước bao gồm cả thu nhập của người Việt Nam làm việc trong dự án ở địa điểm ngoài nước.

µ Ý nghĩa:

Thu nhập của lao động trong nước cần đủ mức để tái sản sinh sức lao động của bản thân, thực hiện nghĩa vụ gia đình và xã hội khác, nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống người lao động.

Nếu NNVA – W < 0 có nghĩa là dự án hoạt động không đủ trang trải phần lương cho cán bộ, công nhân viên. Nếu NNVA – W > 0 thể hiện dự án không những trang trải đủ phần lương mà còn đóng góp được cho xã hội. Hiệu số hoặc tỷ lệ này càng lớn thể hiện giá trị thặng dư của xã hội do dự án đem lại càng cao.

Thu nhập người lao động trong nước cần phản ánh tính công bằng xã hội; cân đối với giá trị thặng dư xã hội; góp phần tích lũy trong nước.

1.4.2.2       Giá trị thặng dư xã hội hàng năm (SS – Social Surpus)

µ Giá trị thặng dư xã hội của dự án là hiệu số giữa tổng giá trị gia tăng quốc dân thuần và tổng thu nhập của lao động trong nước trong tuổi thọ kinh tế của dự án.

Phần thặng dư xã hội bao gồm các loại thuế mà doanh nghiệp phải trả khi thực hiện dự án,  lãi  suất  phải trả cho  các  cơ quan  tài  chính,  lợi  nhuận  của  dự án  đem lại  cho  doanh nghiệp, quỹ phúc lợi, quỹ dự trữ, quỹ phát triển của doanh nghiệp.v.v...

µ Công thức:

Giá trị thặng dư xã hội hàng năm của dự án: SSt = NNVAt – Wt

Giá trị thặng dư xã hội trong tuổi thọ kinh tế của dự án:

µ Ý nghĩa

Giá trị thặng dư xã hội của dự án càng lớn thì sự đóng góp của dự án vào tăng trưởng giá trị thặng dư (tăng thêm) trong tổng sản phẩm quốc dân của một quốc gia càng nhiều.

Giá trị thặng dư xã hội của dự án là hiệu quả cơ bản cần đạt được của dự án, với yêu cầu:

Có nghĩa là giá trị thặng dư xã hội của dự án càng lớn thì hiệu quả kinh tế của dự án càng cao. Trong từng năm riêng biệt, giá trị thặng dư xã hội hàng năm có thể âm (<0) hoặc dương (>0).

1.4.3        Vấn đề tạo công ăn việc làm của dự án

Để đánh giá hiệu quả về tạo công ăn việc làm của dự án chúng ta cần sử dụng hai nhóm chỉ tiêu hiệu quả sau đây:

µ Nhóm 1: Nhóm hiệu quả tuyệt đối bao gồm các chỉ tiêu:

- Tổng số lao động lành nghề cần thiết cho dự án;

- Tổng số lao động không lành nghề cần thiết cho dự án;

- Tổng số lao động (lành nghề và không lành nghề) cần thiết cho dự án;

- Tổng số lao động lành nghề cần thiết của dự án liên quan tăng lên (hoặc giảm đi) do dự án mới ra đời;

- Tổng số lao động không lành nghề cần thiết của dự án liên quan tăng lên (hoặc giảm đi) do dự án mới ra đời.

- Tổng số lao động (lành nghề và không lành nghề) cần thiết cho các dự án liên quan tăng lên (hoặc giảm đi) do dự án mới ra đời;

- Tổng số lao động lành nghề tăng lên nói chung;

- Tổng số lao động không lành nghề tăng lên nói chung;

- Tổng số lao động (lành nghề và không lành nghề) tăng lên nói chung.

* Nhóm 2: Nhóm hiệu quả tương đối bao gồm các chỉ tiêu phản ánh số việc làm được tạo ra trên một đơn vị vốn đầu tư bao gồm:

- Suất việc làm trực tiếp cho lao động lành nghề trên một đơn vị vốn đầu tư

- Suất việc làm trực tiếp cho lao động không lành nghề trên một đơn vị vốn đầu tư

- Suất việc làm trực tiếp cho lao động lành nghề và không lành nghề trên một đơn vị vốn đầu tư

- Suất việc làm gián tiếp cho lao động lành nghề và không lành nghề trên một dơn vị vốn đầu tư

- Suất việc làm toàn bộ cho lao động lành nghề và không lành nghề trên một đơn vị vốn đầu tư.

1.4.4        Tác động điều tiết thu nhập

Một dự án đầu tư ra đời đóng góp cho nền kinh tế quốc dân bằng giá trị gia tăng của mình và giá trị gia tăng của các dự án có liên quan. Phần giá trị gia tăng đó sẽ được phân bố cho các nhóm đối tượng khác nhau như những người làm công ăn lương, những người hưởng lợi nhuận, Nhà nước, các quỹ dự trữ và phát triển của doanh nghiệp hoặc sẽ được phân phối theo các vùng khác nhau. Chính việc phân phối này sẽ tạo nên những ảnh hưởng của dự án đối với các mối quan hệ về thu nhập trong xã hội và từ đó sẽ có những tác động đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Hai dự án tạo ra hàng năm cùng một lượng giá trị gia tăng như nhau nhưng sẽ tạo ra những ảnh hưởng khác nhau nếu như việc phân phối giá trị gia tăng đó có khác nhau. Như vậy, cơ cấu phân phối giá trị gia tăng của dự án là yếu tố quyết định đến sự tác động điều tiết thu nhập. Cơ cấu này được thể hiện qua 2 loại chỉ tiêu:

* Chỉ tiêu tuyệt đối: Được xác định phần giá trị gia tăng phân phối hàng năm cho các nhóm đối tượng khác nhau

* Chỉ tiêu tương đối: Được xác định bằng tỷ trọng giá trị gia gia phân phối hàng năm cho từng nhóm đối tượng trên tổng giá trị gia tăng thực hàng năm.

1.5  Thẩm định hiệu quả kinh tế

1.5.1        Chỉ tiêu hiện giá giá trị gia tăng quốc dân thuần của dự án – P(NNVA)

µ Định nghĩa

Hiện giá giá trị gia tăng quốc dân thuần (P(NNVA) – Present Value of Net National Value Added) là tổng giá trị gia tăng quốc dân thuần hàng năm được chiết khẩu trong tuổi thọ kinh tế của dự án.

µCông thức

     với      

Trong đó:

P(NNVA): Hiện giá giá trị gia tăng quốc dân thuần của dự án

NNVAt: Giá trị gia tăng quốc dân thuần hàng năm

ats: hệ số chiết khấu

SRD: tỷ suất chiết khấu xã hội, tính bằng %/năm

µ Tiêu chuẩn thẩm định

Điều kiện thẩm định: P(NNVA) > 0.

Trường hợp P(NNVA) > 0: Dự án có hiện giá giá trị gia tăng quốc dân thuần càng lớn thì hiệu quả kinh tế của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn.

Trường hợp P(NNVA) £ 0: Dự án không có hiệu quả kinh tế, cần được sửa đổi, bổ sung.

1.5.2        Chỉ tiêu hiện giá thu nhập lao động trong nước của dự án – P(W)

µ Định nghĩa

Hiện giá thu nhập lao động trong nước của dự án (P(W) – Present Value of Wage) là tổng giá trị thu nhập hàng năm của lao động trong nước được chiết khẩu trong tuổi thọ kinh tế của dự án.

µCông thức

Trong đó:

P(W): Hiện giá thu nhập lao động trong nước

Wt: Thu nhập hàng năm của lao động trong nước

ats: hệ số chiết khấu

µ Tiêu chuẩn thẩm định

Điều kiện thẩm định: P(NNVA) > P(W)

Trường hợp P(NNVA) > P(W): Dự án có hiện giá giá trị gia tăng quốc dân thuần lớn hơn hiện giá thu nhập của lao động trong nước càng nhiều thì hiệu quả kinh tế của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn.

Trường hợp P(NNVA) £ P(W) Dự án không có hiệu quả kinh tế, cần được sửa đổi, bổ sung.

1.5.3        Chỉ tiêu hiện giá giá trị thặng dư xã hội của dự án – P(SS)

µ Định nghĩa

Hiện giá giá trị thặng dư xã hội của dự án (P(SS) – Present Value of Social Surplus) là tổng các giá trị thặn dư xã hội hàng năm được chiết khẩu trong tuổi thọ kinh tế của dự án.

µCông thức

Trong đó:

P(SS): Hiện giá giá trị thặng dư xã hội của dự án

SSt: Giá trị thặng dư xã hội hàng năm (có thể có giá trị dương hoặc âm)

ats: hệ số chiết khấu

µ Tiêu chuẩn thẩm định

Điều kiện thẩm định: P(SS) > 0

Trường hợp P(SS) > 0: Dự án có hiện giá giá trị thặng dư xã hội càng lớn thì hiệu quả kinh tế của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn.

Trường hợp P(SS) £ 0: Dự án không có hiệu quả kinh tế, cần được sửa đổi, bổ sung.

Như vậy dự án có hiệu quả kinh tế khi thỏa mãn đầy đủ 3 chỉ tiêu trên. Ta có bảng tóm tắt sau:

Bảng 10. Ba chỉ tiêu thẩm định hiệu quả kinh tế của dự án

Chỉ tiêu

Công thức

Điều kiện thoản mãn

Hiện giá giá trị gia tăng quốc dân thuần

P(NNVA) > 0

Hiện giá thu nhập lao động trong nước

P(NNVA) > P(W)

Hiện giá giá trị thặng dư xã hội

P(SS) > 0

1.6  Nghiên cứu ảnh hưởng của dự án đối với môi trường sinh thái

1.6.1        Ảnh hưởng tích cực có thể kể đến:

- Tạo thêm nguồn nước sạch cho người và sinh vật.

- Tạo thêm cây xanh làm trong sạch không khí và dịu mát.

- Cải thiện điều kiện vệ sinh, y tế.

- Làm đẹp thêm cảnh quan, tôn tạo vẻ đẹp của thiên nhiên.

1.6.2        Ảnh hưởng tiêu cực:

- Làm thay đổi điều kiện sinh thái, mất cân bằng sinh thái, làm khô cạn các nguồn nước tiêu diệt các sinh vật...

- Gây ô nhiễm môi trường. Đây là trường hợp hay gặp nhất, đặc biệt đối với các các dự án công nghiệp: làm bẩn, nhiễm độc không khí, các nguồn nước, nhất là nước mặt, đất đai, gây ồn ào cho các khu vực dân cư.

Mức độ ô nhiễm môi trường được đánh giá bằng các thiết bị đo riêng cho từng loại. Các chỉ tiêu quy định cho phép về độ ô nhiễm đã được Nhà nước ban hành. Những dự án nào vi phạm các quy định này sẽ bị loại bỏ. Trong khi lập dự án cần phải xem xét đến mức độ ảnh h- ưởng xấu đến môi trường; nguyên nhân, đề xuất các giải pháp khắc phục và chi phí cần thiết cho việc bảo vệ môi trường.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro