CHƯƠNG 4: SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ - QUY LUẬT KINH TẾ TUYỆT ĐỐI CỦA CNTB

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG 4: SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ - QUY LUẬT KINH TẾ TUYỆT ĐỐI CỦA CNTB

1. Sự chuyển hóa của tiền tệ thành tư bản:

1.1. Công thức chung của tư bản:

            Tư bản biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định nhưng bản thân tiền không phải là tư bản. Tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định.

            Tiền được coi là tiền thông thường khi vận động khi công thức H - T - H (Hàng - Tiền - Hàng), nghĩa là sự chuyển hóa của hàng hóa thành tiền rồi tiền lại chuyển hóa thành hàng hóa.

            Tiền được coi là tư bản khi vận động theo công thức T - H - T' (Tiền - Hàng - Tiền), nghĩa là sự chuyển hóa của tiền thành hàng hóa rồi hàng hóa lại chuyển hóa ngược lại thành tiền.

 

Lưu thông hàng hóa giản đơn H-T-H

Lưu thông tư bản T - H - T'

Giống nhau

Đều có 2 nhân tố tiền và hàng, 2 giai đoạn mua và bán, 2 chủ thể người mua và người bán.

Khác nhau

Bắt đầu bằng việc bán và kết thúc bằng việc mua. Điểm xuất phát và điểm kết thúc của quá trình đều là hàng hóa, tiền chỉ đóng vai trò trung gian.

Bắt đầu bằng việc mua và kết thúc bằng việc bán. Điểm xuất phát và điểm kết thúc của quá trình đều là tiền, hàng hóa chỉ đóng vai trò trung gian.

Mục đích là giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu nên các hàng hóa trao đổi phải có giá trị sử dụng khác nhau. Sự vận động sẽ kết thúc ở giai đoạn 2, khi những người trao đổi có được giá trị sử dụng mà người đó cần đến.

Mục đích là giá trị, hơn nữa là giá trị tăng thêm. Số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra à T - H - T' với T' = T + T. Số tiền trội hơn so với số tiền ứng ra (T), C. Mác gọi là giá trị thặng dư.

1.2. Mâu thuẫn của công thức chung tư bản:

            Trong lưu thông, dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá cũng không tạo ra giá trị mới, do đó cũng không tạo ra giá trị thặng dư.

                 Trường hợp trao đổi ngang giá: Chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị từ tiền thành hàng và từ hàng thành tiền, còn tổng giá trị cũng như phần giá trị nằm trong tay mỗi bên tham gia trao đổi trước sau vẫn không thay đổi.

                 Trường hợp trao đổi không ngang giá: Nếu hàng hóa được bán cao hơn giá trị thì số lời anh ta nhận được khi là người bán cũng chính là số lỗ anh ta mất đi khi là người mua. Còn nếu hàng hóa được bán thấp hơn giá trị thì tình hình cũng tương tự như trên. Tổng số giá trị trước lúc trao đổi cũng như trong và sau khi trao đổi không thay đổi mà chỉ có phần giá trị nằm trong tay mỗi bên trao đổi là thay đổi.

            Ngoài lưu thông, tiền không thể tự mình lớn lên, tự sinh ra giá trị được.

à Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông.

1.3. Hàng hóa sức lao động:

1.3.1. Sức lao động và những điều kiện biến sức lao động thành hàng hóa:

            Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.

            2 điều kiện để SLĐ có thể chuyển thành hàng hóa:

                 Người lao động được tự do về thân thể, có quyền sở hữu, bán SLĐ của mình.

                 Người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất, phải bán SLĐ để kiếm sống. Nếu được tự do về thân thể và có tư liệu sản xuất, người lao động sẽ bán hàng hóa do mình sản xuất ra chứ không bán SLĐ.

1.3.2. Hai thuộc tính của hàng hóa SLĐ:

                 Giá trị hàng hóa SLĐ là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Nhưng SLĐ chỉ tồn tại như năng lực con người sống, muốn tái sản xuất ra năng lực đó, người lao động phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Do đó, giá trị hàng hóa SLĐ được đo gián tiếp bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất SLĐ. Giá trị hàng hóa SLĐ bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử, nó phụ thuộc vào từng thời kỳ, hoàn cảnh lịch sử, trình độ văn minh đã đạt được của mỗi nước... Giá trị hàng hóa SLĐ do những bộ phận sau đây hợp thành:

Ø  Giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra SLĐ của công nhân.

Ø  Giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái công nhân.

Ø  Phí tổn đào tạo công nhân.

                 Giá trị sử dụng của hàng hóa SLĐ chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng SLĐ, tức là quá trình lao động của công nhân. Quá trình đó là quá trình sản xuất ra một loạt hàng hóa nào đó đồng thời là quá trình tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa SLĐ.

 

Hàng hóa thông thường

Hàng hóa SLĐ

Giống

Đều là hàng hóa, do đó đều có 2 thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị.

Khác nhau

Mua đứt, bán đứt.

Mua bán có thời hạn.

Giá trị sử dụng thông thường à Biểu hiện của của cải.

Giá trị sử dụng đặc biệt: tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, đó là giá trị thặng dư à Nguồn gốc của giá trị thặng dư.

Giá trị chỉ thuần túy yếu tố vật chất.

Giá trị bao hàm cả yếu tố vật chất, tinh thần và lịch sử.

2. Bản chất tư bản - Tư bản bất biến - Tư bản khả biến - 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản:

2.1. Bản chất của tư bản:

            Bản thân tư liệu sản xuất không phải là tư bản, chúng chỉ trở thành tư bản khi là tài sản của nhà tư bản và được dùng để bóc lột lao động làm thuê. Khi chế độ tư bản bị xóa bỏ thì tư liệu sản xuất không còn là tư bản nữa.

            Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động công nhân làm thuê. Bản chất của tư bản thể hiện quan hệ sản xuất xã hội mà trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra.

2.2. Tư bản bất biến và tư bản khả biến:

            TBBB (c) là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu) mà thông qua lao động cụ thể của người công nhân, giá trị của nó được bảo toàn và chuyển vào sản phẩm (không thay đổi giá trị).

            TBKB (v) là bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động mà thông qua lao động trừu tượng của người công nhân, giá trị của nó không ngừng lớn lên, thay đổi về lượng.

            Căn cứ để phân chia TBBB và TBKB là dựa vào tính 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa: Lao động cụ thể bảo toàn và di chuyển giá trị của tư liệu sản xuất sang giá trị sản phẩm. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị lớn hơn.

            Sự phân chia thành TBBB và TBKB dựa vào vai trò khác nhau của các bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư. TBBB là điều kiện cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng dư còn TBKB có vai trò quyết định trong quá trình đó, vì nó chính là bộ phận tư bản đã lớn lên à Vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, chỉ có lao động của công nhân làm thuê mới tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.

2.3. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:

2.3.1. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối:

            Giá trị thặng dư tuyệt đối được tạo ra bằng cách kéo dài ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không đổi.

Thời gian LĐ tất yếu

Thời gian LĐ thặng dư

Ngày lao động

m'

4

4

8

m' = 4/4 = 100%

4

6

10

m' = 6/4 = 150%

            Phương pháp này phổ biến ở thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, nó gặp giới hạn về độ dài ngày lao động, giới hạn thể lực của người lao động và sự đấu tranh của giai cấp công nhân. Cho đến nay, phương pháp này vẫn được áp dụng nhưng dưới hình thức biến tướng là tăng cường độ lao động, lao động gia công, làm việc ngoài giờ.

2.3.2. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối:

            Giá trị thặng dư tương đối được tạo ra bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu trong điều kiện độ dài của ngày lao động không đổi, từ đó kéo dài thời gian lao động thặng dư (tăng năng suất lao động xã hội trong các ngành sản xuất hàng tiêu dùng).

Thời gian LĐ tất yếu

Thời gian LĐ thặng dư

Ngày lao động

m'

4

4

8

m' = 4/4 = 100%

2

6

8

m' = 6/2 = 300%

            Muốn tăng năng suất lao động phải cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải tiến phương pháp quản lý, sắp xếp lao động hợp lý... Điều này giải thích vì sao nhà tư bản lại chú ý đến những việc này. Phương pháp này rất tinh vi, áp dụng phổ biến hiện nay ở các nước tư bản, làm tốc độ gia tăng giá trị thặng dư rất nhanh.

2.3.3. Giá trị thặng dư siêu ngạch:

            Là phần giá trị thặng dư vượt quá so với giá trị thặng dư bình thường của xã hội do giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa. Điều này có được là do nhà tư bản áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới làm tăng năng suất lao động cá biệt, nhờ đó thu được giá trị thặng dư cao hơn so với những nhà tư bản khác.

            Là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối vì đều giống nhau về phương pháp sản xuất và dựa vào tăng năng suất lao động xã hội. Tuy nhiên giá trị thặng dư tương đối thì dựa trên việc tăng năng suất lao động xã hội, còn giá trị thặng dư siêu ngạch thì dựa trên việc tăng năng suất lao động cá biệt.

            Xét trên toàn xã hội, giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên. Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là khát vọng của nhà tư bản, là động lực mạnh nhất thúc đẩy từng nhà tư bản không ngừng tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho năng suất lao động xã hội không ngừng tăng. Do đó, năng suất lao động cá biệt trước đây trở thành năng suất lao động xã hội, giá trị thặng dư siêu ngạch trước đây trở thành giá trị thặng dư tương đối.

3. Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản:

            Mỗi phương thức sản xuất có một quy luật kinh tế tuyệt đối phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của phương thức sản xuất đó.

            Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà là sản xuất ra giá trị thặng dư. Theo đuổi giá trị thặng dư tối đa là mục đích và động cơ thúc đẩy sự hoạt động của mỗi nhà tư bản cũng như của toàn bộ xã hội tư bản. Nhà tư bản cố gắng sản xuất hàng hóa với chất lượng tốt đi chăng nữa thì cũng chỉ vì họ muốn thu được nhiều giá trị thặng dư.

            Sản xuất giá trị thặng dư tối đa không chỉ phản ánh mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mà còn vạch rõ phương tiện, thủ đoạn để đạt được mục đích đó: tăng cường bóc lột công nhân làm thuê bằng cách tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động, tăng năng suất lao động và mở rộng sản xuất.

            Như vậy, sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. Nội dung của nó là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê. Quy luật giá trị thặng dư ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Nó là động lực vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản, đồng thời nó cũng làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc, đưa đến sự thay đổi tất yếu của chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội cao hơn.

            Trong điều kiện hiện nay, sản xuất giá trị thặng dư có những đặc điểm mới:

                 Kỹ thuật và công nghệ hiện đại được áp dụng rộng rãi nên khối lượng giá trị thặng dư được tạo ra chủ yếu nhờ tăng năng suất lao động. Nhờ vậy, chi phí lao động sống trong 1 đơn vị sản phẩm giảm nhanh.

                 Cơ cấu lao động xã hội ở các nước tư bản phát triển hiện nay có sự biến đổi lớn: lao động phức tạp, lao động trí tuệ, tăng lên thay thế lao động giản đơn, lao động cơ bắp. Do đó, tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư đã tăng lên rất nhiều.

                 Sự bóc lột của các nước TBCN phát triển trên phạm vi quốc tế ngày càng được mở rộng dưới nhiều hình thức: xuất khẩu tư bản và hàng hóa, trao đổi không ngang giá... Các nước TBCN phát triển đã bòn rút chất xám, hủy hoại môi sinh cũng như cội rễ đời sống văn hóa của các nước lạc hậu, chậm phát triển. Sự tách biệt giữa những nước giàu và những nước nghèo ngày càng tăng và trở thành mâu thuẫn nổi bật trong thời đại ngày nay.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro