chương 5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

<!-- /* Font Definitions */ @font-face {font-family:"Cambria Math"; panose-1:2 4 5 3 5 4 6 3 2 4; mso-font-charset:0; mso-generic-font-family:roman; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:-1610611985 1107304683 0 0 415 0;} @font-face {font-family:Calibri; panose-1:2 15 5 2 2 2 4 3 2 4; mso-font-charset:0; mso-generic-font-family:swiss; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:-520092929 1073786111 9 0 415 0;} @font-face {font-family:"Segoe UI"; panose-1:2 11 5 2 4 2 4 2 2 3; mso-font-charset:0; mso-generic-font-family:swiss; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:-520084737 -1073683329 41 0 479 0;} /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-unhide:no; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; margin-top:0in; margin-right:0in; margin-bottom:10.0pt; margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} .MsoChpDefault {mso-style-type:export-only; mso-default-props:yes; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} .MsoPapDefault {mso-style-type:export-only; margin-bottom:10.0pt; line-height:115%;} @page Section1 {size:8.5in 11.0in; margin:0in 0in 0in 0in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-columns:2 not-even 125.5pt .5pt 6.75in; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} @page Section2 {size:8.5in 11.0in; margin:0in 0in 0in 0in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section2 {page:Section2;} @page Section3 {size:8.5in 11.0in; margin:0in 0in 0in 0in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section3 {page:Section3;} @page Section4 {size:8.5in 11.0in; margin:0in 0in 0in 0in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section4 {page:Section4;} @page Section5 {size:8.5in 11.0in; margin:0in 0in 0in 0in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section5 {page:Section5;} @page Section6 {size:8.5in 11.0in; margin:0in 0in 0in 0in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section6 {page:Section6;} @page Section7 {size:8.5in 11.0in; margin:0in 0in 0in 0in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section7 {page:Section7;} @page Section8 {size:8.5in 11.0in; margin:0in 0in 0in 0in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section8 {page:Section8;} @page Section9 {size:8.5in 11.0in; margin:0in 0in 0in 0in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-columns:2 not-even 125.5pt .5pt 6.75in; mso-paper-source:0;} div.Section9 {page:Section9;} @page Section10 {size:8.5in 11.0in; margin:0in 0in 0in 0in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section10 {page:Section10;} @page Section11 {size:8.5in 11.0in; margin:0in 0in 0in 0in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-columns:2 not-even 169.5pt .5pt 442.0pt; mso-paper-source:0;} div.Section11 {page:Section11;} @page Section12 {size:8.5in 11.0in; margin:0in 0in 0in 0in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section12 {page:Section12;} @page Section13 {size:8.5in 11.0in; margin:0in 0in 0in 0in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section13 {page:Section13;} @page Section14 {size:8.5in 11.0in; margin:0in 0in 0in 0in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section14 {page:Section14;} @page Section15 {size:8.5in 11.0in; margin:0in 0in 0in 0in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-columns:2 not-even 169.5pt .5pt 442.0pt; mso-paper-source:0;} div.Section15 {page:Section15;} @page Section16 {size:8.5in 11.0in; margin:0in 0in 0in 0in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section16 {page:Section16;} @page Section17 {size:8.5in 11.0in; margin:0in 0in 0in 0in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section17 {page:Section17;} @page Section18 {size:8.5in 11.0in; margin:0in 0in 0in 0in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section18 {page:Section18;} @page Section19 {size:8.5in 11.0in; margin:0in 0in 0in 0in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-columns:2 not-even 143.5pt .5pt 6.5in; mso-paper-source:0;} div.Section19 {page:Section19;} @page Section20 {size:8.5in 11.0in; margin:0in 0in 0in 0in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section20 {page:Section20;} @page Section21 {size:8.5in 11.0in; margin:0in 0in 0in 0in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section21 {page:Section21;} @page Section22 {size:8.5in 11.0in; margin:1.0in 1.0in 1.0in 1.0in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section22 {page:Section22;} -->

I.QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG:

1. Cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ trước đổi mới:

a. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp:

Trước đổi mới, cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta là cơ chế kế hoạch hóa tập

trung với những đặc điểm chủ yếu là:

Thứ nhất, nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính

dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp

hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ

tiêu pháp lệnh được giao. Tất cả các phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn,

định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương… đều do các cấp có thẩ m

quyền quyết định. Nhà nước giao chì tiêu kế hoạch, cấp phát vốn, vật tư cho doanh

nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho nhà nước. Lỗ thì nhà nước bù, lãi thì

nhà nước thu.

Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất,

kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất

đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại vật chất do các quyết định không

đúng gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu. Các doanh nghiệp không có

quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết

quả sản xuất, kinh doanh.

Thứ ba, quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện

vật là chủ yếu. Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ “cấp phát – giao nộp”

Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều trung gian vừa kém năng động vừa

sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu.

Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu sau:

- Bao cấp qua giá: Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư,

hàng hóa thấp hơn giá trị thực của chúng nhiều lần so với giá thị trường.

Do đó, hạch toán kinh tế chỉ là hình thức.

- Bao cấp qua chế độ tem phiếu: Nhà nước quy định chế độ phân phối

vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên, công nhân theo định

mức qua hình thức tem phiếu. Chế độ tờ em tem, phờ iêu phiêu sắc

phiếu khác sha sho với rá thị chường đã biến chế độ tiền lương thành

lương iện ật, thủ tiêu động lực kích văn thích người lờ đờ và phá vỡ

nghin tắc phờ phờ theo lờ đờ.

- Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách nhưng không có chế

tài ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn.

69

Điều đó vừa làm tăng gánh nặng đối với ngân sách vừa làm cho sử

dụng vốn kém hiệu quả, nảy sinh cơ chế “xin – chế”.

Trong thời kỳ kinh tế còn tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng thì cơ chế này

có tác dụng nhất định, nó cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế vào các

mục tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, đặc biệt trong quá trình

công nghiệp hóa theo hướng ưu tiên phát công nghiệp nặng. Nhưng nó lại thủ tiêu

cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học – công nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế đối với

người lao động, không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất

kinh doanh. Khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu

dựa trên cơ sở áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ

hiện đại thì cơ chế quản lý này càng bộc lộ những khuyết điểm của nó, làm cho kinh

tế các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, trong đó có nước ta, lâm vào tình trạng trì trệ,

khủng hoảng.

Trước đổi mới, do chưa thừa nhận sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường,

chúng ta xem kế hoạch hóa là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế xã hội chủ nghĩa,

phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu; coi thị trường chỉ là công cụ thứ

yếu bổ sung cho kế hoạch. Không thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nền kinh tế

nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, lấy kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu,

muốn nhanh chóng xóa sở hữu tư nhân và kinh tế cá thể tư nhân; xây dựng nền kinh

tế khép kín. Nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.

b. Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế:

Dưới áp lực của tình thế khách quan, nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế -

xã hội, chúng ta đã có những bước cải tiến nền kinh tế theo hướng thị trường, tuy

nhiên còn chưa toàn diện, chưa triệt để. Đó là khoán sản phẩm trong nông nghiệp

theo chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương khóa IV; bù giá vào lương ở

Long An; nghị quyết Trung ương 8 khóa V (1985) về giá – lương – tiền; thực hiện

Nghị định 25 và Nghị định 26-CP của Chính phủ…Tuy vậy, đó là những căn cứ

thực tế để Đảng đi đến quyết định thay đổi cơ chế quản lý kinh tế.

Đề cập sự cần thiết đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đại hội VI khẳng định:

Việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Cơ chế

quản lý tập trung quan liêu, bao cấp từ nhiều năm nay không tạo được động lực

phát triển, làm suy yếu kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các

thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu

quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông và đẻ ra nhiều hiện tượng tiêu cực

trong xã hội”. Chính vì vậy, việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trở thành nhu cầu

cần thiết và cấp bách.

2. Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới:

a. Tư duy của Đảng về cơ chế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội VIII:

Đây là giai đoạn hình thành và phát triển tư duy của Đảng về kinh tế thị

trường. So với thời kỳ trước đổi mới, nhận thức về kinh tế thị trường có sự thay đổi

căn bản và sâu sắc:

70

Một là, kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà

là thành tựu phát triển chung của nhân loại.

Lịch sử phát triển sản xuất xã hội cho thấy sự sản xuất và trao đổi hàng hóa là

tiền đề quan trọng cho sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường. Trong quá trình

sản xuất và trao đổi, các yếu tố thị trường như cung, cầu, giá cả có tác động điều tiết

quá trình sản xuất hàng hóa, phân bổ các nguồn lực kinh tế và tài nguyên thiên nhiên

như vốn, tư liệu sản xuất, sức lao động… phục vụ cho sản xuất và lưu thông. Thị

trường giữ vai trò là một công cụ phân bổ các nguồn lực kinh tế. Trong một nền kinh

tế khi các nguồn lực kinh tế được phân bổ bằng nguyên tắc thị trường thì người ta

gọi đó là kinh tế thị trường.

Kinh tế thị trường đã có mầm mống từ trong xã hội nô lệ, hình thành trong xã

hội phong kiến và phát triển cao trong chủ nghĩa tư bản. Kinh tế thị trường và kinh

tế hàng hóa đều dựa trên cơ sở phân công lao động xã hội và các hình thức sở hữu

khác nhau về tư liệu sản xuất làm cho những người sản xuất vừa độc lập vừa phụ

thuộc vào nhau. Trao đổi mua bán hàng hóa là phương thức giải quyết mâu thuẫn

trên. Tuy nhiên, kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường có sự khác nhau về trình độ

phát triển. Kinh tế hàng hóa ra đời từ kinh tế tự nhiên, đối lập với kinh tế tự nhiên

nhưng còn ở trình độ thấp, chủ yếu là sản xuất hàng hóa tư nhân, quy mô nhỏ bé, kỹ

thuật thủ công, năng suất thấp. Còn kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển

cao. Kinh tế thị trường lấy khoa học, công nghệ hiện đại làm cơ sở và nền sản xuất

xã hội hóa cao.

Kinh tế thị trường có lịch sử phát triển lâu dài nhưng cho đến nay nó mới biểu

hiện rõ rệt nhất trong chủ nghĩa tư bản. Nếu trước chủ nghĩa tư bản, kinh tế thị

trường còn ở thời kỳ manh nha, trình độ thấp thì trong chủ nghĩa tư bản nó đạt đến

trình độ cao đến mức chi phối toàn bộ cuộc sống của con người trong xã hội đó.

Điều đó khiến người ta nghĩ rằng kinh tế thị trường là sản phẩm riêng của chủ nghĩa

tư bản.

Chủ nghĩa tư bản không sản sinh ra kinh tế hàng hóa, do đó kinh tế thị trường

với tư cách là kinh tế hàng hóa ở trình độ cao không phải là sản phẩm riêng của chủ

nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại. Chỉ có thể chế kinh tế

thị trường tư bản chủ nghĩa hay cách thức sử dụng kinh tế thị trường theo lợi nhuận

tối đa của chủ nghĩa tư bản mới là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản.

Hai là, kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội:

Kinh tế thị trường xét dưới góc độ “một kiểu tổ chức kinh tế” là phương thức

tổ chức, vận hành nền kinh tế, là phương diện điều tiết mối quan hệ giữa người với

người. Kinh tế thị trường chỉ đối lập với kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc chứ không

đối lập với các chế độ xã hội khác. Bản thân kinh tế thị trường không phải là đặc

trưng bản chất cho chế độ kinh tế cơ bản của xã hội. Kinh tế thị trường tồn tại và

phát triển ở nhiều phương thức sản xuất khác nhau. Kinh tế thị trường vừa có thể

liên hệ với chế độ tư hữu vừa có thể liên hệ với chế độ công hữu và phục vụ cho

71

chúng. Vì vậy, kinh tế thị trường không đối lập với chủ nghĩa xã hội, nó tồn tại

khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và cả trong chủ nghĩa xã hội.

Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường không phải là phát triển tư bản chủ nghĩa

hoặc đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và tất nhiên, xây dựng kinh tế xã hội chủ

nghĩa cũng không dẫn đến phủ định kinh tế thị trường.

Đại hội VII của Đảng (6/1991) trong khi khẳng định chủ trương tiếp tục xây

dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, phát huy thế mạnh của các thành phần

kinh tế vừa cạnh tranh vừa hợp tác, bổ sung cho nhau trong nền kinh tế quốc dân

thống nhất, đã đưa ra kết luận quan trọng rằng sản xuất hàng hóa không đối lập với

chủ nghĩa xã hội, nó tồn tại khách quan và cần thiết cho kinh tế hàng hóa nhiều

thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là “cơ chế thị trường có sự

quản lý của nhà nước” bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác.

Trong cơ chế kinh tế đó, các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh,

quan hệ bình đẳng, cạnh tranh hợp pháp, hợp tác và liên doanh tự nguyện, thị trường

có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động và

phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, nhà nước quản lý nền kinh tế

để định hướng dẫn dắt các thành phần kinh tế, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh

tế với phát triển xã hội.

Tiếp tục đường lối trên, Đại hội VIII (6/1996) đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh công

cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần

vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội

chủ nghĩa.

Ba là, có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã

hội ở nước ta:

Kinh tế thị trường không đối lập với chủ nghĩa xã hội, nó còn tồn tại khách

quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, có thể và cần thiết sử dụng

kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Kinh tế thị trường là thành tựu của văn minh nhân loại, bản thân kinh tế thị

trường không có thuộc tính xã hội, vì vậy, kinh tế thị trường có thể được sử dụng ở

các chế độ xã hội khác nhau. Ở bất kỳ xã hội nào, khi lấy thị trường làm phương tiện

có tính cơ sở để phân bổ các nguồn lực kinh tế thì kinh tế thị trường cũng có những

đặc điểm chủ yếu sau:

- Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất,

kinh doanh, lỗ - lãi tự chịu.

- Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng

bộ và hoàn hảo.

- Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo quy luật vốn có của kinh

tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh.

- Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.

Với những đặc điểm trên, kinh tế thị trường có vai trò rất to lớn đối với phát

triển kinh tế - xã hội.

72

Trước đổi mới, do chưa thừa nhận trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

còn tồn tại sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường nên chúng ta đã xem kế hoạch là

đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế xã hội chủ nghĩa, đã thực hiện phân bổ mọi

nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu còn thị trường chỉ được coi là một công cụ thứ

yếu bổ sung cho kế hoạch do đó không cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây

dựng chủ nghĩa xã hội.

Vào thời kỳ đổi mới, chúng ta ngày càng nhận rõ kinh tế thị trường, nếu biết

vận dụng đúng thì có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Có thể

dùng cơ chế thị trường làm cơ sở phân bổ các nguồn lực kinh tế, dùng tín hiệu giá cả

để điều tiết chủng loại và số lượng hàng hóa, điều hòa quan hệ cung cầu, điều tiết tỷ

lệ sản xuất thông qua cơ chế cạnh tranh, thúc đẩy cái tiến bộ, đào thải cải lạc hậu,

yếu kém.

Thực tế cho thấy, chủ nghĩa tư bản không sinh ra kinh tế thị trường nhưng đã

biết kế thừa và khai thác có hiệu quả các lợi thế của kinh tế thị trường để phát triển.

Thực tiễn đổi mới ở nước ta cũng đã minh chứng sự cần thiết và hiệu quả của việc

sử dụng kinh tế thị trường làm phương tiện xây dựng chủ nghĩa xã hội.

b. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội IX đến Đại hội X:

Đại hội IX của Đảng (3/2001) xác định nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa là mô hình tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã

hội. Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường,

có sự quản lý của nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là bước

chuyển quan trọng từ nhận thức kinh tế thị trường như một công cụ, một cơ chế quản

lý sang coi kinh tế thị trường như một chỉnh thể, là cơ sở kinh tế của sự phát triển

theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Vậy thế nào là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa? Đại hội IX xác

định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là “một kiểu tổ chức kinh tế vừa

tuân theo quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt chi

phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội”. Trong nền kinh tế đó,

các thế mạnh của “thị trường” được sử dụng để “phát triển lực lượng sản xuất, phát

triển nền kinh tế, để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng

cao đời sống nhân dân”, còn tính “định hướng xã hội chủ nghĩa” được thể hiện trên

cả 3 mặt của quan hệ sản xuất: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối, nhằm mục đích

cuối cùng là “dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội do nhân dân

làm chủ, nhân ái, có văn hóa, có kỷ cương, xóa bỏ áp bức và bất công, tạo điều kiện

cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc”.

Nói kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nói đến kinh tế không

phải là kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, cũng không phải kinh tế kế hoạch hóa tập

trung, cũng không phải là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa hoàn

toàn là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa vì chưa có đầy đủ các yếu tố xã hội chủ

nghĩa. Tính “định hướng xã hội chủ nghĩa” làm cho mô hình kinh tế thị trường ở

nước ta khác với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

73

Kế thừa tư duy của Đại hội IX, Đại hội X đã làm sáng tỏ thêm nội dung cơ

bản của định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta,

thể hiện ở 4 tiêu chí:

- Về mục đích phát triển: Mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa ở nước ta nhằm thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,

dân chủ, văn minh; giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng

cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người

vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả

hơn”

Mục tiêu trên thể hiện rõ mục đích phát triển kinh tế vì con người, giải

phóng lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để nâng cao đời sống cho mọi người,

mọi người đều được hưởng những thành quả phát triển. Ở đây thể hiện sự khác biệt

với mục đích tất cả vì lợi nhuận phục vụ lợi ích của các nhà tư bản, bảo vệ và phát

triển chủ nghĩa tư bản.

- Về phương hướng phát triển: phát triển các thành phần kinh tế, trong đó

kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày

càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Phát triển nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế

là nhằm giải phóng mọi tiềm năng để phát triển trong mọi thành phần kinh tế, trong

mỗi cá nhân và mọi vùng miền… phát huy tối đa nội lực để phát triển nhanh nền

kinh tế. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là

công cụ chủ yếu để nhà nước điều tiết nền kinh tế, định hướng cho sự phát triển vì

mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để giữ vai trò

chủ đạo kinh tế nhà nước phải nắm được các vị trí then chốt của nền kinh tế bằng

trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao chứ không

phải dựa vào bao cấp, cơ chế xin – cho hay độc quyền kinh doanh. Mặc khác, tiến

lên chủ nghĩa xã hội đặc ra yêu cầu nền kinh tế phải được dựa trên nền tảng của sở

hữu toàn dân các tư liệu sản xuất chủ yếu.

- Về định hướng xã hội và phân phối: thực hiện tiến bộ và công bằng xã

hội ngay trong từng bước đi và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế gắn

kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo, giải

quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người.

Quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội vừa bảo đảm sự phát triển bền vững

vừa thể hiện rõ định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế, hạn chế tác động tiêu

cực của kinh tế thị trường, thực hiện mục tiêu phát triển con người.

Trong lĩnh vực phân phối, định hướng xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua

chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội.

Đồng thời để huy động mọi nguồn lực kinh tế cho sự phát triển còn thực hiện phân

phối theo định mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác.

74

- Về quản lý: Phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai

trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự

lãnh đạo của Đảng.

Vai trò quản lý điều tiết nền kinh tế của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng

là sự thể hiện rõ rệt định hướng xã hội chủ nghĩa và cũng là sự khác biệt cơ bản giữa

kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa. Sự quản lý, điều tiết của nhà nước xã hội chủ nghĩa bằng pháp luật đảm bảo

mục đích của nền kinh tế, sự vận động của chế độ sở hữu, phân phối theo định

hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị

trường, đảm bảo quyền lợi chính đáng của mọi con người.

Những tiêu chí trên vửa thể hiện tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền

kinh tế thị trường ở nước ta, vừa thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

II.

TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA:

1. Mục tiêu và quan điểm cơ bản:

a. Thể chế kinh tế và thể chế kinh tế thị trường:

Thể chế kinh tế là một bộ phận cấu thành của hệ thống thể chế xã hội, tồn tại

bên cạnh các bộ phận khác như thể chế chính trị, thể chế giáo dục… Thể chế kinh tế

nói chung là một hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các chủ thể kinh

tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế. Nó bao gồm các yếu tố

chủ yếu là các đạo luật, quy chế, quy tắc, chuẩn mực về kinh tế gắn với các chế tài

về xử lý vi phạm, các tổ chức kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế,

truyền thống văn hóa và văn minh kinh doanh, cơ chế vận hành nền kinh tế.

Thể chế kinh tế thị trường là một tổng thể bao gồm các bộ quy tắc, luật lệ và

hệ thống các thực thể, tổ chức kinh tế được tạo lập nhằm điều chỉnh hoạt động giao

dịch, trao đổi trên thị trường.

Thể chế kinh tế thị trường bao gồm:

-

-

-

Các quy tắc về hành vi kinh tế diễn ra trên thị trường – các bên

tham gia thị trường với tư cách là các chủ thể thị trường.

Cách thức thực hiện các quy tắc nhằm đạt được mục tiêu hay kết

quả mà các bên tham gia thị trường mong muốn.

Các thị trường – nơi hàng hóa được giao dịch, trao đổi trên cơ sở

các yêu cầu, quy định của luật lệ (các thị trường quan trọng như

hàng hóa và dịch vụ, vốn, lao động, công nghệ, bất động sản…).

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vừa tuân thủ

theo các quy luật của kinh tế thị trường vừa chịu sự chi phối của các yếu tố bảo đảm

tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa được hiểu là thể chế kinh tế thị trường, trong đó các thiết chề, công cụ

và nguyên tắc vận hành được tự giác tạo lập và sử dụng để phát triển lực lượng sản

xuất, cải thiện đời sống nhân dân, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng,

75

dân chủ, văn minh. Nói cách khác, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa là công cụ hướng dẫn cho các chủ thể trong nền kinh tế vận động theo đuổi

mục đích kinh tế - xã hội tối đa chứ không đơn thuần là mục tiêu lợi nhuận tối đa.

b. Mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa:

Mục tiêu cơ bản của hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa ở nước ta là làm cho nó phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của kinh tế

thị trường, thúc đẩy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh,

hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, giữ vững định hướng xã

hội chủ nghĩa, thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,

dân chủ, văn minh”, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ

nghĩa. Mục tiêu này yêu cầu cần phải hoàn thành cơ bản vào năm 2020.

Đến năm 2010, cần đạt các mục tiêu:

- Từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, đảm bảo cho nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển thuận lợi. Phát huy

vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đi đôi với phát triển mạnh mẽ các

thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp. Hình thành một số

tập đoàn kinh tế, các tổng công ty đa sở hữu, áp dụng mô hình quản trị

hiệu đại, có năng lực cạnh tranh quốc tế.

- Đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn

vị sự nghiệp công.

- Phát triển đồng bộ, đa dạng các loại thị trường cơ bản thống nhất trong

cả nước, từng bước liên thông với thị trường khu vực và thế giới.

- Giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn

hóa, đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và phát huy vai trò

của Mặt trận Tồ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cà nhân dân trong

quản lý, phát triển kinh tế - xã hội.

c. Quan điểm về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa:

- Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách

quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện của

Việt Nam, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế.

- Đảm bảo tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế,

giữa các yếu tố thị trường và các loại thị trường, giữa thể chế kinh tế

với thể chế chính trị, xã hội, giữa nhà nước, thị trường và xã hội. Gắn

kết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiển bộ và công bằng xã hội,

phát triển văn hóa và bảo vệ môi trường.

- Kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân

loại và kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn đổi mới ở nước ta, chủ động

76

và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời giữ vững độc lập, chủ

quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề lực lượng và thực tiễn quan

trọng, bức xúc đồng thời phải có bước đi vững chắc, vừa làm vửa tổng

kết rút kinh nghiệm.

- Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của

Nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong quá trình

hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Một số chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa:

a. Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa:

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là làm cho

nó phù hợp với các yêu cầu và nguyên tắc của kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa, làm cho nó vận hành thông suốt và có hiệu quả. Do đó, muốn hoàn thiện

thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì trước hết phải có sự thống

nhất nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một số điểm cần thống nhất là:

-

-

Chúng ta cần thiết sử dụng kinh tế thị trường làm phương tiện xây

dựng chủ nghĩa xã hội.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vừa

tuân theo quy luật của kinh tế thị trường vừa chịu sự chi phối bởi

các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội và các yếu tố bảo đảm

tính định hướng xã hội chủ nghĩa.

b. Hoàn thiện thể chế về sở hữu và các thành phần kinh tế, loại hình

doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh:

Hoàn thiện thể chế về sở hữu:

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dựa trên sự tồn tại khách quan

nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp. Đó

là yêu cầu khách quan. Do vậy, yêu cầu này được khẳng định trong các quy định của

pháp luật, đảm bảo các quyền và lợi ích của các chủ thể sở hữu. Pháp luật cần quy

định về sở hữu đối với các tài sản mới như trí tuệ, cổ phiếu, tài nguyên nước…

Phương hướng cơ bản của hoàn thiện thể chế sở hữu là:

- Khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà đại diện là nhà nước đồng

thời đảm bảo và tôn trọng các quyền của người sử dụng đất.

- Tách biệt vai trò của nhà nước với tư cách là bộ máy công quyền quản

lý toàn bộ nền kinh tế - xã hội với vai trò chủ sở hữu tài sản, vốn của

nhà nước; tách chức năng sở hữu tài sản, vốn của nhà nước với chức

năng quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước.

- Quy định rõ, cụ thể về quyền của chủ sở hữu và những người liên quan

đối với các loại tài sản. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ

77

của họ đối với xã hội. Bổ sung luật pháp, cơ chế, chính sách khuyến

khích, hỗ trợ phát triển sở hữu tập thể, các hợp tác xã, bảo vệ quyền và

lợi ích của xã viên đối với tài sản. Tạo cơ chế khuyến khích liên kết

giữa sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, làm cho chế độ

sở hữu cổ phần, sở hữu hỗn hợp trở thành hình thức sở hữu chủ yếu của

các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

- Ban hành các quy định pháp lý về quyền sở hữu của doanh nghiệp, tổ

chức, các nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Hoàn thiện thể chế về phân phối:

- Hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách về phân bổ nguồn lực, phân

phối và phân phối lại theo hướng đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tiến

bộ và công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Các

nguồn lực xã hội được phân bổ theo cơ chế thị trường và chiến lược,

quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế của nhà nước, đảm bảo hiệu quả

kinh tế - xã hội. Chính sách phân phối và phân phối lại phải bảo đảm

hài hòa lợi ích của nhà nước, của người lao động và của doanh nghiệp,

tạo động lực cho người lao động.

- Đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể trong

nền kinh tế. Đổi mới, sắp xếp lại, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt

động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước để phát huy vai trò

chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa. Thu hẹp các lĩnh vực độc quyền nhà nước.

- Đổi mới, phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác theo cơ chế thị trường, theo

nguyên tắc: tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, cùng có lợi và phát triển

cộng đồng. Thực hiện nghiêm túc, nhất quán một mặt bằng pháp lý kinh

doanh không phân biệt hình thức sở hữu,thành phần kinh tế…

- Đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước để các đơn vị sự nghiệp công lập

phát triển mạnh mẽ, có hiệu quả

c. Hoàn thiện thể chế đảm bảo đồng bộ các yếu tố thị trường và phát

triển dồng bộ các loại thị trường:

- Hoàn thiện thể chế về giá, cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong

kinh doanh. Hoàn thiện khung pháp lý cho ký kết và thực hiện hợp

đồng. Đồng thời hoàn thiện cơ chế giám sát, điều tiết thị trường và xúc

tiến thương mại, đầu tư và giải quyết tranh chấp phù hợp với kinh tế thị

trường và cam kết quốc tế. Đa dạng hóa các loại thị trường hàng hóa và

dịch vụ theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển thị trường dịch vụ. Tự

do hóa thương mại và đầu tư phù hợp cam kết quốc tế. Xây dựng hệ

thống tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa vệ sinh an toàn thực phẩm, môi

trường và tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hóa, dịch vụ và xử lý sai

phạm. Phát huy tốt vai trò điều hành thị trường tiền tệ của ngân hàng

nhà nước vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa kiểm soát lạm phát và

78

từng bước mở rộng thị trường tín dụng, các dịch vụ ngân hàng cho phù

hợp với cam kết quốc tế.

-

-

d.

-

-

-

Hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách cho hoạt động và

phát triển lành mạnh của thị trường chứng khoán, tăng tính minh bạch,

chống các giao dịch phi pháp, các hành vi rửa tiền, nhiễu loạn thị

trường. Tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc các

thành phần kinh tế, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm

bảo hiểm, thực hiện lộ trình mở cửa thị trường bảo hiểm theo cam kết

hội nhập quốc tế; hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách để các quyền

tự về đất đai và bất động sản vận động theo cơ chế thị trường; hoàn

thiện luật pháp, chính sách về tiền lương, tiền công trong đó tiền lương

phải được coi là giá cả của sức lao động hình thành theo quy luật thị

trường, dựa trên cung cầu về sức lao động.

Xây dựng đồng bộ luật pháp, cơ chế, chính sách quản lý, hỗ trợ các tổ

chức nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ. Đổi mới cơ chế

quản lý khoa học và công nghệ phù hợp với cơ chế thị trường, nâng cao

hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý thị trường công nghệ. Nhà

nước tăng đầu tư và đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa cho các ngành giáo

dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao. Nhà nước ban hành tiêu chuẩn, tiêu

chí về các hoạt động dịch vụ này, tăng cường quản lý nhà nước để hạn

chế các mặt trái của cơ chế thị trường đối với các hoạt động dịch vụ.

Hoàn thiện thể chế gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã

hội trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi

trường:

Thực hiện chính sách khuyến khích làm giàu đi đôi với tích cực thực

hiện giảm nghèo, đặc biệt ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc

và các căn cứ cách mạng trước đây. Chính sách giảm nghèo nhằm mục

tiêu ổn định và tạo động lực cho sự phát triển. Chính sách đó tạo điều

kiện để mọi công dân nắm bắt cơ hội làm ăn, nâng cao thu nhập và đời

sống, được hưởng thành quả chung của sự phát triển.

Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa dạng và linh hoạt phù hợp với

yêu cầu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mở rộng

các hình thức bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của

người tham gia bảo hiểm. Chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội; đảm

bảo cho họ có cuộc sống ổn định, hòa nhập tốt hơn vào cuộc sống và tự

vươn lên. Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức tự nguyện, nhân đạo,

hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, chăm sóc các đối tượng bảo trợ

xã hội.

Hoàn thiện luật pháp, chính sách về bảo vệ môi trường, có chế tài đủ

mạnh đối với các trường hợp vi phạm, xử lý triệt để những điểm ô

nhiễm môi trường nghiêm trọng và ngăn chặn để không phát sinh thêm.

79

e. Hoàn thiện thể chế về vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà

nước và sự tham gia của các tổ chức quần chúng vào quá trình phát

triển kinh tế - xã hội:

- Vai trò lãnh đạo của Đảng thể hiện rõ ở chỗ chỉ đạo nghiên cứu lý luận

và tổng kết thực tiễn để xác định rõ, cụ thể và đầy đủ hơn mô hình kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt những nội dung

định hướng xã hội chủ nghĩa để tạo ra sự đồng thuận trong xã hội.

- Đổi mới và nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý kinh tế của nhà nước. Vai

trò kinh tế của nhà nước thể hiện rõ ở chỗ phát huy mặt tích cực và hạn

chế, ngăn ngừa mặt trái của cơ chế thị trường, tạo điều kiện thuận lợi để

nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa và

hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.

- Các tổ chức dân cử, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề

nghiệp và nhân dân có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để phát huy vai trò của họ, nhà

nước phải tiếp tục hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo điều

kiện để các hình thức tổ chức và nhân dân tham gia tích cực và có hiệu

quả vào quá trình hoạch định, thực thi, giám sát thực hiện luật pháp, các

chủ trương phát triển kinh tế - xã hội.

3. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân:

a. Kết quả và ý nghĩa:

Một là, sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chế

kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu – bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa. Đường lối đổi mới của Đảng được thể chế hóa thành pháp

luật, tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

hình thành và phát triển.

Hai là, chế độ sở hữu với nhiều hình thức và cơ cấu kinh tế nhiều thành phần

được hình thành: từ sở hữu toàn dân và tập thể, từ kinh tế quốc doanh và hợp tác xã

là chủ yếu đã chuyển sang nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế đan xen,

hỗn hợp trong đó sở hữu toàn dân những tư liệu sản xuất chủ yếu và kinh tế nhà

nước giữ vai trò chủ đạo. Điều đó đã tạo ra động lực và điều kiện thuận lợi cho giải

phóng sức sản xuất, khai thác tiềm năng trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế -

xã hội.

Ba là, các loại thị trường cơ bản đã ra đời và từng bước phát triển thống nhất

trong cả nước, gắn với thị trường khu vực và thế giới. Cơ chế thị trường có sự quản

lý của nhà nước đã và đang đi vào cuộc sống thay cho cơ chế kế hoạch hóa tập trung.

Các doanh nghiệp, doanh nhân được tự chủ sản xuất, kinh doanh, cạnh tranh lành

mạnh. Quản lý nhà nước về kinh tế được đổi mới từ can thiệp trực tiếp bằng mệnh

lệnh hành chính vào hoạt động sản xuất, kinh doanh sang quản lý bằng pháp luật,

chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các công cụ điều tiết vĩ

mô khác.

80

Bốn là, việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, xóa đói,

giảm nghèo đạt nhiều kết quả tích cực.

Sau hơn 20 năm đổi mới, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa đã hình thành và từng bước hoàn thiện, thay cho thể chế kế hoạch hóa tập

trung quan liêu, bao cấp. Thể chế kinh tế mới đã đi vào cuộc sống và phát huy hiệu

quả tích cực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, khắc phục được

khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo ra những tiền đề cần thiết dẩy nhanh quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa và sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.

b. Hạn chế và nguyên nhân:

Bên cạnh những kết quả, vẫn còn một số hạn chế như:

- Quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới

và hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách

chưa đầy đủ chưa đồng bộ và thống nhất.

- Vấn đề sở hữu, quản lý và phân phối trong doanh nghiệp nhà nước chưa

giải quyết tốt, gây khó khăn cho sự phát triển và làm thất thoát tài sản

nhà nước nhất là khi cổ phần hóa. Doanh nghiệp thuộc các thành phần

kinh tế khác còn bị phân biệt đối xử. Việc xử lý các vần đề liên quan

đến đất đai còn nhiều vướng mắc. Các yếu tố thị trường và các loại thị

trường hình thành, phát triển chậm, thiếu đồng bộ, vận hành chưa thông

suốt. Thị trường tài chính, bất động sản, khoa học và công nghệ phát

triển chậm, quản lý nhà nước đối với các loại thi trường còn nhiều bất

cập. Phân bổ nguồn lực quốc gia chưa hợp lý. Cơ chế “xin – cho” chưa

được xóa bỏ triệt để. Chính sách tiền lương còn mang tính bình quân.

- Cơ cấu tổ chúc, cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước còn nhiều bất

cập, hiệu quả, hiệu lực quản lý còn thấp. Cải cách hành chính chậm,

chưa đạt yêu cầu mục tiêu đề ra. Tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu vẫn

nghiêm trọng.

- Cơ chế, chính sách phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội đổi mới chậm,

chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục, đào tạo còn thấp. Khoảng cách giàu

nghèo giữa các tầng lớp dân cư và các vùng ngày càng lớn. Hệ thống an

sinh xã hội còn sơ khai. Nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội và bảo vệ

môi trường chưa được giải quyết tốt.

Những han chế trên xuất phát từ các nguyên nhân:

Việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn

đề hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử. Nhận thức về kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều hạn chế do công tác lý luận chưa theo kịp đòi hỏi

của thực tiễn.

Năng lực thể chế hóa và quản lý, tổ chức thực hiện Nhà nước còn chậm nhất

là trong việc giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc.

81

Vai trò tham gia hoạch định chính sách thực hiện và giám sát của các cơ qaun

dân cử, mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể hành chính, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp

còn yếu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#chương