chương 6

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 6

Hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát

Câu 1: Hệ thống kiểm soát nội bộ là gì?

Hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) bao gồm toàn bộ các chính sách, các bước kiểm soát và các thủ tục kiểm soát được thiếp lập nhằm mục đích quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị.

Tại sao KTV phải nghiên cứu đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán?

Kiểm toán viên (KTV) phải có đủ hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp và có hiệu quả.

Và việc nghiên cứu đánh giá hệ thống KSNB giúp KTV xác định mức độ tin cậy đối với hệ thống này, trên cơ sở đó để xác định hợp lý nội dung, phạm vi và thời gian cho các cuộc khảo sát cơ bản cần phải thực hiện.

Câu 2: Tại sao KTV không thể tin cậy tuyệt đối vào hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán cho dù nó có thể được tổ chức tốt?

Các quá trình kiểm soát chỉ có thể đám bảo hợp lí chứ không thể đảm bảo tuyệt đối cho các mục tiêu kiểm soát ở đơn vị trong đó có cả mục tiên lập BCTC trung thực, hợp lý bởi vì dù có được quan tâm thiết kế lý tưởng bao nhiêu chăng nữa nhưng bản thân nó vẫn chứa đựng những hạn chế cố hữu như là:

-         Yêu cầu thông thường là chi phí cho hệ thống kiểm soát nội bộ không được vượt quá những lợi ích mà hệ thống đó mang lại.

-         Phần lớn các thủ tục kiểm soát nội bộ thường được thiết lập cho các nghiệp vụ thường xuyên, lặp đi lặp lại hơn là các nghiệp vụ không thường xuyên.

-         Sai sót bởi con người thiếu chú ý, đãng trí khi thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, hoặc do không hiểu rõ yêu cầu công việc kiểm soát.

-         Khả năng hệ thống KSNB không phát hiện được sự thông đồng của thành viên trong ban quản lý hoặc nhân viên với những người khác trong hay ngoài đơn vị.

-         Khả năng người thực hiện kiểm soát lại lạm dụng quyền của mình.

-         Do thay đổi cơ chế và yêu cầu quản lý làm cho các thủ tục kiểm soát bị lạc hậu hoặc bị vi phạm

Câu 3: Để có được BCTC trung thực hợp lý, những mục tiêu chi tiết của KSNB đối với chúng là gì?

-         Các nghiệp vụ kinh tế ghi sổ phải có căn cứ hợp lý: tức là k cho phép ghi những nghiệp vụ k tồn tại or nghiệp vụ giả vào sổ kể toán và nhật ký.

-         Các nghiệp vụ kinh tế phải được phê chuẩn đúng đắn: nhằm kiểm soát tài sản, và do người có trách nhiệm phê chuẩn. nếu k đc phê chuẩn có thể dẫn đến lừa đảo và làm tổn thất tài sản.

-         Các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, các tài sản hiện có phải được ghi sổ đầy đủ và được tổng hợp trên các BCTC.

-         Các nghiệp vụ kinh tế, các tài sản hiện có phải được đánh giá và tính toán đúng đắn.

-         Các nghiệp vụ kinh tế phải được phân loại đúng đắn: bao gồm 1 hệ thống tài khoản thích hợp, qui định rõ ràng về nội dung và quan hệ đối ứng.

-         Các nghiệp vụ kinh tế phải được phản ánh kịp thời, đúng kỳ. Nếu ghi trước hay sau khi xảy ra sẽ làm tăng khả năng sai sót, khác kì sẽ làm sai lệch thông tin trên BCTC.

-         Các nghiệp vụ kinh tế phát được ghi đúng đắn vào các sổ chi tiết và phải được tổng hợp chính xác.

Câu 4: Hãy phân tích và làm rõ cơ cấu của hệ thống KSNB?

Cơ cấu của hệ thống KSNB cấu tạo bởi 3 bộ phận: Môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát.

* Môi trường kiểm soát: Môi trường kiểm soát phản ảnh “sắc thái” chung của đơn vị và thể hiện qua nhận thức, quan điểm và thái độ của người quản lý về vấn đề kiểm soát trong doanh nghiệp

- Môi trường kiểm soát bao gồm những yếu tố ảnh hưởng có tính bao trùm đến việc thiết kế và vận hành của các quá trình KSNB (gồmhệ thống kế toán và các nguyên tắc, quy chế, thủ tục kiểm soát cụ thể).

Những yếu tố của môi trường kiểm soát: 

§  Đặc thù về quản lý;

§  Cơ cấu tổ chức;

§  Chính sách nhân sự;

§  Công tác kế hoạch;

§  Bộ phận kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ;

§  Các nhân tố bên ngoài…

* Hệ thống kế toán: Hệ thống kế toán trong các đơn vị bao gồm: 

§  Hệ thống chứng từ kế toán;

§  Hệ thống tài khoản kế toán;

§  Hệ thống sổ kế toán;

§  Hệ thống báo cáo kế toán

+ Hệ thống chứng từ kế toán:        

Yêu cầu đối với hệ thống chứng từ kế toán là phải đầy đủ để đảm bảo sự hợp lý là tất cả các tài sản, công nợ đã được kiểm soát đúng đắn và tất cả các nghiệp vụ kinh tế đều được ghi sổ đúng đắn và chính xác. Các nguyên tắc yêu cầu đối với chứng từ đó là:

     Chứng từ phải được đánh số liên tiếp;

     Chứng từ kế toán phải được lập kịp thời (ngay tại lúc phát sinh hoặc ngay sau đó càng sớm càng tốt);

     Chứng từ phải đơn giản để đảm bảo rõ ràng và dễ hiểu;

     Chứng từ phải được thiết kế cho nhiều công dụng và thể hiện tối đa mức độ kiểm soát nội bộ

     + Hệ thống tài khoản kế toán:

     Hệ thống tài khoản là cầu nối liên quan chặt chẽ giữa chứng từ kế toán và sổ kế toán. Trong hệ thống kiểm soát, hệ thống tài khoản có tác dụng kiểm soát luồng đi của các thông tin theo các nội dung đã được phân loại

     Đối với hệ thống kế toán tài chính (phục vụ cung cấp thông tin ra bên ngoài đơn vị) -> giúp phân loại và kiểm soát thông tin -> giúp cho số liệu các chỉ tiêu trên BCTC phản ánh đúng qui mô và bản chất của chúng

     Đối với hệ thống kế toán quản trị (phục vụ quản lý và điều hành nội bộ) -> giúp đơn vị thấy rõ luồng đi của thông tin tới từng đối tượng cụ thể của quản lý trên cơ sở đó có những quyết định kinh doanh đúng đắn

   Đối với hệ thống tài khoản, điều quan trọng là phải làm rõ nội dung phản ánh của các tài khoản và phải đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ kế toán.

+ Hệ thống sổ kế toán:

§            Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan của đơn vị được kiểm toán

   -> Hệ thống sổ kế toán sẽ giúp đơn vị kiểm soát được việc ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế (nghiệp vụ được ghi nhận phải đảm bảo có đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ, phản ánh đúng giá trị thích hợp theo quy định của chuẩn mực kế toán…) -> từ đó làm căn cứ lập BCTC được trung thực và hợp lý.

+ Hệ thống báo cáo kế toán:

Hệ thống báo cáo kế toán nói chung bao gồm các báo cáo tài chính (chủ yếu cung cấp thông tin cho bên ngoài đơn vị) và các báo cáo kế toán quản trị (chủ yếu cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ đơn vị

* Thủ tục kiểm soát:

+ Nguyên tắc kiểm soát:

§  Nguyên tắc Phân công, phân nhiệm;

§  Nguyên tắc Bất kiêm nhiệm;

§  Nguyên tắc Phê chuẩn, uỷ quyền

+ Thủ tục kiểm soát:

§  Kiểm soát trực tiếp

§  Kiểm soát tổng quát

- Kiểm soát trực tiếp: Kiểm soát trực tiếp: là các thủ tục, qui chế, quá trình kiểm soát được thiết lập nhằm trực tiếp đáp ứng các mục tiêu chi tiết của kiểm soát.

§  Kiểm soát bảo vệ tài sản và thông tin: là các biện pháp, qui chế kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và các thông tin trong đơn vị

§  Kiểm soát xử lý: chủ yếu là kiểm soát quá trình xử lý, ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế đảm bảo đúng đắn.

§  Kiểm soát quản lý (kiểm soát độc lập): là việc kiểm soát các hoạt động riêng lẻ do những nhân viên độc lập với những người thực hiện hoạt động đó tiến hành

- Kiểm soát tổng quát: Kiểm soát tổng quát: Là sự kiểm soát tổng thể đối với nhiều hệ thống, nhiều công việc khác nhau.

Trong môi trường tin học, kiểm soát tổng quát trước hết thuộc về chức năng kiểm soát của phòng điện toán. Đối với những đơn vị có sử dụng hệ thống vi tính, tin học trong công tác kế toán thì công việc kiểm soát cần sử dụng đến những chuyên gia có am hiểu về lĩnh vực máy tính, tin học

Câu 5: Nội dung và những thủ tục để đạt được sự hiểu biết về cơ cấu kiểm soát nội bộ?

·        Nội dung: Hiểu biết về cơ cấu kiểm soát nội bộ cần kiểu đầy đủ ở cả ba yếu tố của cơ cấu kiểm soát và trên cả hai phương diện là việc thiết kế các quá trình kiểm soát trong từng yếu tố và việc duy trì, vận hành chúng trong thực tế ở đơn vị

- Hiểu biết về môi trường kiểm soát: giúp KTV đánh giá nhận thức, quan tâm, sự quan tâm và hoạt động của hội đồng quản trị, ban giám đốc đơn vị đối với tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ. Bao gồm các nội dung:

+ Chức năng, nhiệm vụ của hội đồng quản trị, ban giám đốc và các phòng chức năng

+ Tư duy quản lí, phong cách điều hành của các thành viên hội đồng quản trị và ban giám đốc

+ Cơ cấu tổ chức và quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận trong cơ cấu đó.

+ Hệ thống kiểm soát của Ban quản lí, chuacs năng của kiểm toán nội bộ, các chính sách và thủ tục liên quan đến nhân sự và phân định trách nhiệm

- Ảnh hưởng từ bê ngoài đơn vị như chính sách của nhà nước, chỉ đạo của cấp trên…

- Hiểu biết về hệ thống kế toán:

+ Hệ thống chứng từ, tài khoản, và sổ kế toán để ghi chép, thoe dõi các nghiệp vụ kinh tế

+ Các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

+ Nguồn gốc và tính chất của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

+ Quy trình xử lí kế toán các nghiệp vụ kinh tế từ khi phát sinh đến khi chúng được hoàn thành và được tổng hợp trình bày trên BCTC

- Hiểu biết vầ các thủ tục kiểm soát:

+ Việc lập, kiểm tra, so sánh và phê duyệt các số kiệu và tài liệu lien quan đến đơn vị

+ Việc kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán, việc kiểm tra chương trình ứng dụng và môi trường tin học

+ Việ kiểm tra số liệu giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết

+ Việc kiểm tra và phê duyệt các chứng từ kế toán, tài liệu kế toán

+ Việc đối chiếu số liệu nội bộ với bển ngoài

+ Việc so sánh đối chiếu kết quả kiểm kê thực tế với số liệu trên sổ kế toán

+ Việc giới hạn việc tiếp cận trực tiếp với các tài sản và tài kiệu kế toán

+ Việc phân tích, so sánh giữa số liệu thực tế với dự toán kế hoạch.

- Các thủ tục để đạt được sự hiểu biết về kiểm soát nội bộ

+ Kinh nghiệm trước đây của KTV với khách hàng

+ Tiếp xúc với nhân viên của đơn vị;

+ Nghiên cứu những ghi chép, tài liệu của đơn vị về kiểm soát nội bộ;

+ Kiểm tra các chứng từ, sổ sách;

+ Quan sát các mặt hoạt động và quá trình hoạt động của đơn vị.

* Tài liệu để chứng minh cho sự hiểu biết

- Mô tả tường thuật;

- Sơ đồ, lưu đồ

-Bảng câu hỏi.

Câu 6:

Hãy phân tích những đánh giá và quyết định sau khi đã đạt được sự hiểu biết về cơ cấu KSNB

Trả lời:

     Khi đã đạt được sự hiểu biết về cơ cấu kiểm soát nội bộ,và đủ cho việc lập kế hoạch kiểm toán thì có ba đánh giá và một quyết định đặc thù sau đây:

    *Đánh giá khả năng có thể kiểm toát được:

   -Việc đánh giá khả năng có thể kiểm toát được chủ yếu dựa vào 2 yếu tố chính:

      +Tính liêm chính của hội đồng quản trị.Bởi vì trong quá trình kiểm toán có thể có rất nhiều các thủ tục kiểm toán trên một chừng mực nào đó cần phải dựa vào các ý kiến và kiến nghị của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.

      +Tính đầy đủ của chứng từ,sổ sách kế toán.Sổ kế toán được xem là nguồn trực tiếp để cung cấp các bằng chứng kiểm toán đối với hầu hết các chỉ tiêu kiểm toán.

   -Trường hợp không thể kiểm toán được,cần tranh luận các tình huống với khách hàng và rút khỏi hợp đồng hoặc công bố một báo cáo kiểm toán từ chối.

    *Đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát dự trên sự hiểu biết đã thu thập được (đánh giá ban đầu):

    -Sau khi thu thập được sự hiểu biết về cách thiết kế và duy trì của cơ cấu kiểm soát nội bộ,KTV phải thực hiện ước lượng (đánh giá ban đầu) về rủi ro kiểm soát.

    -Sự ước lượng ban đầu được thực hiện cho từng mục tiêu kiểm soát nội bộ của từng loại nghiệp vụ kinh tế.

    -Việc diễn đạt các mức đánh giá này có diễn đạt theo cach chủ quan như cao,trung bình,hoặc thấp.Hoặc cũng có thể sử dụng hệ số xác suất như 0,3;0.5;1.0 v.v…để diễn tả mức độ rủi ro kiểm soát theo ước lượng của KTV.

    *Đánh giá khả năng một mức độ rủi ro kiểm soát thấp hơn có thể được chứng minh:

     Khi KTV tin rằng rủi ro kiểm soát thực tế có thể thấp hơn nhiều so với đánh giá ban đầu thì anh ta phải đánh giá xem liệu một mức độ rủi ro thấp hơn có được chứng minh hay không.Nếu KTV tin rằng một mức độ rủi ro thấp hơn sẽ được chứng minh thi các khảo sát kiểm soát cần phải được thực hiện,và nếu kết quả được chứng minh thì điều này rất cí lợi cho KTV trong việc điều chỉnh cho phép làm tăng rủi ro phát hiện và giảm phạm vi,quy mô các khảo sát cơ bản.

    *Quyết định mức đánh giá thích hợp về rủi ro kiểm soát để sử dụng:

     -Sau khi hoàn thành quá trình đánh giá ban đầu và xem xét khả năng có thể có một mức độ rủi ro thấp hơn được chứng minh thì KTV đang trong tình trạng phải xác định mức nào của rủi ro kiểm soát sẽ được sử dụng để lập kế hoạch kiểm toán.Đây là quyết định mang tính chất quyết định của kiểm toán.

Câu 7: Khái quát quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát

Qúa trình đánh giá rủi ro kiểm soát có thể được thực hiện qua 3 giai đoạn là:

* Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát: thực hiện thông qua các bước sau:

- Nhận diện các mục tiêu kiểm soát

- Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù

- Nhận diện và đánh giá các nhược điểm, trong đó:

+ Nhận diện các quá trình kiểm soát hiện có

+ Nhận diện sự vắng mặt của các quá trình kiểm soát chủ yếu

+ Xác định khả năng các sai phạm trọng yếu có thể xảy ra

+ Nghiên cứu khả năng của các quá trình kiểm soát bù trừ

- Đánh giá rủi ro kiểm soát

* Thử nghiệm ( khảo sát ) kiểm soát

* Đánh giá cuối cùng về rủi ro kiểm soát

Câu 8: Trình bày mục tiêu của kiểm toán viên trong việc nghiên cứu, đánh giá hiệu lực của KSNB trong từng giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kế hoạch kiểm toán.

Trả lời:

- Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp và có hiệu quả

- Để xác định mức độ tin cậy đối với hệ thống này trên cơ sở đó xác định hợp lý nội dung, phạm vi và thời gian cho các khảo sát cơ bản cần phải thực hiện.

- KTV đặc biệt quan tâm đến mục tiêu thứ 1 và 4 của HTKSNB. Vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến tính trung thực hợp lý của BCTC-> ảnh hưởng đến mục tiêu đặc thù của KTV

9. Làm rõ mối liên hệ giữa những hạn chế cố hữu của hệ thống KSNB với rủi ro kiểm soát.

Những hạn chế cố hữu của HTKSNB

§            Yêu cầu thông thường là chi phí cho HTKSNB k đc vượt quá những lợi ích mà hệ thống đó mang lại.

§            Phần lớn các thủ tục KSNB thường được thiết lập cho các nghiệp vụ thường xuyên, lặp đi lặp lại hơn là các nghiệp vụ không thường xuyên.

§            Sai sót bởi con người thiếu chú ý, đãng trí khi thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, hoặc do không hiểu rõ yêu cầu công việc kiểm soát;

§            Khả năng HTKSNB không phát hiện được sự thông đồng của thành viên trong ban quản lý hoặc nhân viên với những người khác trong hay ngoài đơn vị.

§            Khả năng người thực hiện kiểm soát lại lạm dụng đặc quyền của mình;

§            Do thay đổi cơ chế và yêu cầu quản lý làm cho các thủ tục kiểm soát bị lạc hậu hoặc bị vi phạm

Mối liên hệ giữa những hạn chế cố hữu của hệ thống KSNB với RRKS:

Nếu HTKSNB hoạt động kém hiệu quả thì khả năng phát hiện gian lân, sai sót giảm đi, tức là khả năng RRKS tăng lên và ngược lại.

Với những hạn chế cố hữu đó và vì bản thân HTKSNB k thể vượt hơn sự đảm bảo hợp lý nên hầu hết các cuộc kiểm toán luôn có một mức RRKS

10. Trong khâu lập kế hoạch kiểm toán, nếu đánh giá HTKSNB tại đơn vị được kiểm toán có hiệu lực mạnh thì KTV dự kiến về các pp kiểm toán sẽ áp dụng như thế nào và tại sao

Nếu HTKSNB tại đơn vị được kiểm toán có hiệu lực mạnh thì RRKS thấp → gian lận , sai sót tồn tại trong DN ít nên đơn vị sẽ dự kiến thu hẹp phạm vi pp kiểm toán cơ bản, mở rộng pp kiểm toán tuân thủ

11.thế nào là RRPH? Thế nào là RRPh có thế chấp nhận được? Khi lập kế hoạch kiểm toán tại sao KTV cần dự kiến về RRPH?

RRPH: Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên (và công ty kiểm toán) không phát hiện được.

RRPH có thể chấp nhận được: Là khả năng trong BCTC đã được kiểm toán còn chứa đựng những sai phạm mà những sai phạm này có thể chấp nhận được (sai sót có thể bỏ qua) chưa đến mức độ là những sai sót trọng yếu.

Khi lập kế hoạch kiểm toán tại sao KTV cần dự kiến về RRPH Vì RRPH hoàn toàn phụ thuộc vào công việc kiểm toán. Kết quả RRPH dự kiến là căn cứ để KTV dự kiến quy mô, phạm vi, khối lượng công việc cần kiểm toán thích hợp.

12. Khi RRTT và RRKS đều được đánh giá cao. Tại sao KTV cần dự kiến phải đạt được RR phát hiện ở mức độ thấp?

Vì mức độ RR phát hiện dự kiến luôn có quan hệ ngược chiều với mức độ RRTT và RRKS.

Mối quan hệ này được minh hoạ thông qua Ma trận rủi ro phát hiện do KTV dự kiến

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro