chuong 7

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 7

Câu 1: Quan điểm chỉ đạo và chủ trương xây dựng, ptr nền văn hóa của Đảng trong thời kỳ ĐM

• Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự ptr ktxh

- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội: VH thể hiện một cách tổng quát, sống động nọi mặt của cuộc sống diễn ra trong quá kuws cũng như hiện tại, qua bao thế kỷ đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống và lối sống mà trên đó dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình. Chúng tạo nên nền tảng của xã hội. Tóm lại văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lịch sử của dân tộc, tạo nên sức sống mãnh liệt. Vì vậy chúng ta chủ trương làm cho văn hóa thấm nhuần vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội để chúng trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, trở thành động lực ptr ktxh.

- Văn hóa là động lực thúc đẩy sự ptr: Nguồn lực nội sinh của một dân tộc thấm sâu trong văn hóa. Nền knh tế VN hôm nay đã có một bc tiến đáng kể một phần còn do sự giải phóng văn hóa tư tưởng và bc phát triển mới về trình độ, khoa học công nghệ. Nghĩa là động lực của sự đổi mới kinh tế một phần quan trong nằm trong những giá trị văn hóa đang đc phát huy. Ngày nay, trong đk của cuộc CM KHCN hiện đại, yếu tố quyết định cho sự tăng trưởng kinh tế là trí tuệ thông tin, ý tưởng sáng tạo và đổi mới không ngừng. Cho nên, để ptr kte, trc hết là có khả năng ptr đến mức cao nhất tiềm năng sáng tạo của nguồn lực con người. Nền văn hóa VN đương đại với những giá trị mới sẽ là một tiền đề quan trọng đưa chúng ta hội nhập sâu và toàn diện hơn vào nền kte quốc tế.

- Văn hóa là mục tiêu của ptr: mục tiêu ptr dân giàu....của nc ta chính là mục tiêu văn hóa. Chiến lc ptr kinh tế xã hội năm 91-2000 xác định: mục tiêu và động lực chính của sự ptr là vì con người, do con người. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xh, ptr văn hóa, bảo vệ mt. Để làm cho văn hóa thành động lức và mục tiêu, chúng ta chủ trương ptr văn hóa phải gắn kết chặt chẽ hơn với ptr kinh tế xã hội. Cụ thể:

+ Khi xác định ptr văn hóa phải hướng tới mục tiêu giải pháp ptr ktxh, làm cho ptr văn hóa trở thành mục tiêu động lực ptr ktxh

+ Khi xác định mục tiêu kinh tế xh phải đồng thời xác định mục tiêu văn hóa, hướng tới xã hội công bằng dân chủ văn minh.

- Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới. Việc phát triển kinh tế xã hội cần đến nhiều nguồn lực khác nhau: TNTN, vốn,.. những nguồn lực này đều ó hạn và có thể bị khai thác cạn kiệt, chỉ có tri thức con người là vô hạn có khả năng tái sinh và tự sinh ko bao giờ cạn kiệt. Các nguồn lực khác sễ không đc sử dụng có hiệu quả nếu thiếu những con người có đủ trí tuệ nà năng lực. Văn hóa trực tiếp tạo dựng và nâng cao vốn tài nguyên con người.

• Hai là, nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

- Tiên tiến là yêu nc và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và dân chủ, nhằm mục tiêu tất cả vì con người. Tiên tiến ko chỉ ở nội dung tư tưởng mà phải trong hình thức biểu hiện, các phương tiện truyền tải nội dung.

- Bản sắc dân tộc là những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc VN đc vun đắp qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng và giữ nc. Đó là lòng yêu nc, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết,... Bản chất của một dân tộc là tổng thể những phẩm chất tính cách, khuynh hướng cơ bản thuộc về sức mạnh và sức sáng tạo làm cho dân tộc đó giũ đc tính thống nhất, tính duy nhất trong quá trình phát triển. Nói chung bản sắc dân tộc là sức sống bên trong của một dân tộc, nó thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đs xh nhưng đc thể hiện sâu sắc nhất là trong hệ giá trị của dân tộc, là cốt lõi của nền văn hóa. Bản sắc dân tộc ptr theo sự ptr của thể chế kt, ctri, xh của các quốc gia, nó cũng ptr theo quá trình hội nhập của mỗi quốc gia nên chúng ta chủ trương hoàn thiện các giá trị và nhân cách con người VN trong thời kỳ CNH, HĐH, xây dựng thể chế kttt định hướng XHCN. Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta chủ trương vùa bảo vệ bản sắc dân tộc vùa mở rông giao lưu tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng VN thành địa chỉ giao lưu văn hóa của khu vực và toàn thế giới.

• Ba là, nền văn hóa VN là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc VN.

- Đó là nét đặc trưng nổi bật của văn hóa VN. Mỗi dân tộc có truyền thống văn hóa của riêng mình, cả cộng đồng dân tộc VN có nền văn hóa chung nhất, không có sự đồng hóa hoặc thôn tính, kỳ thị bản sắc văn hóa của các dân tộc

- VN có 54 dân tộc anh em, mỗi dt đều có những giá trị và bản sắc văn hóa riêng, chúng bổ sung cho nhau, làm phong phú văn hóa VN và củng cố sự thống nhất dân tộc.

• Bốn là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

- Đảng khẳng định, gd-đt, cùng với khoa học công nghệ đc coi là quốc sách háng đầu. Để thực hiện tốt quốc sách này chúng ta chủ trương:

+ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung phương pháp dạy và học, chấn hưng nền gd VN. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh sinh viên, đặc biệt là lý tưởng, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh sáng tạo.

+ Chuyển sang thực hiện mô hình giáo dục mở: mô hình xã hội học tập hệ thống học tập suốt đời để mọi người đều có cơ hội học tập.

+ Đổi mới manh mẽ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Khắc phục tình trạng quá tải, đảm bảo tính khoa học cơ bản, phù hợp với tâm lý lứa tuổi và đk cụ thể của VN.

+ Phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng, trcung cấp nghề.

+ Đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học, gắn đào tạo với sử dụng, trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh nguồn lực chất lượng cao nhất là các chuyên gia đầu nghành.

+ Bảo đảm đư số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp, bậc học. Tiếp tục đổi mới phương pháp, phát huy tính tích cực, sáng tạo ở người học. Khắc phục những mặt yếu kém va tiêu cực của giáo dục.

+ Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phối hợp chặt chẽ với các ban nghành, tổ chức chính trị xã hội,... Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục.

+ Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo, có cơ chế quản lý phù hợp với các trường do nc ngoài đầu tư hoặc liên kết đào tạo.

+ Phát triển khoa học xã hội, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về con đường đi lên CNXH ở nc ta.

+ Phát triển khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ, đẩy mạnh có chọn lọc việc nhập công nghệ.

+ Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng và khả năng thương mại của các sản phẩm khoa học và công nghệ.

• Năm là, văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng. Cùng với việc giữ gìn và phát triển những di sản văn hóa quý báu, tiếp thu tinh hoa thế giới, cần phải kiên trì bài trừ hủ tục, các thói hư tật xấu, nâng cao tính chiến đấu, chống mọi mưu toan lợi dụng thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình.

Câu 2: Quá trình đổi mới nhận thức và quan điểm chỉ đạo về giải quyết các vấn đề xã hội của Đảng trong thời kỳ ĐM

• Đại hội 6 (12/96): Đảng nâng các vấn đề xã hội lên tầm chính sách xã hội, khẳng định tầm quan trọng của các chính sách xã hội đối với chính sách kinh tế và chính sách khác. Ta cần có chính sách xã hội cơ bản, lâu dài phù hợp với yêu cầu khả năng trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ. Mục tiêu chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế ở chỗ đều nhằm phát huy giá trị con người. Phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề thực hiện chính sách xã hội

• Đại hội 8: Đưa ra những quan điểm hoạch định chính sách xã hội.

- Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển.

- Thực hiện nhiều hình thức phân phối

- Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo

- Các vấn đề xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hóa.

• Đại hội 9: Các chính sách xã hội phải hướng vào phát triển và làm lành mạnh hóa xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng NSLĐ xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp.

• Đại hội 10: Kết hợp các mục tiêu kinh tê với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước ở từng lĩnh vực, từng địa phương.

• Hội nghị TW 4 khóa 10: nhấn mạnh phải giải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình thực thi cam kết với WTO

• Quan điểm về giải quyết các vấn đề xã hội:

- Một là: Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội. Kế hoạch phát triển kinh tế phải hướng đến mục tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội có liên quan trực tiếp. Mục tiêu kinh tế phải tính đến các tác động và hậu quả xã hội có thể xảy ra để chủ động xử lý. Tạo ra sự đồng bộ thống nhất giữa chính sách kinh tế và xã hội.

- Hai là, xây dựng và hoàn thiện thể chể gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bc và từng chính sách phát triển. Trong từng bước và từng chính sách phát triển cần đặt rõ và xử lý hợp lý việc gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.

- Ba là, chính sách xã hội được thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn bó hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ. Đó là một yêu cầu của công bằng xã hội và tiến bộ xã hội, xóa bỏ quan điểm bao cấp, cào bằng, chấm dứt cơ chế xin cho trong chính sách xã hội.

- Bốn là, coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêu phát triển con người. Quan điểm này khẳng định mục tiêu cuối cùng và cao nhất của sự phát triển là vì con người.

• Chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội:

- Khuyến khích người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Tạo đk, cơ hội cho mọi người tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển. Tạo động lực làm giàu trong đông đảo dân cư bằng tài năng, sáng tạo của bản thân, trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức cho phép. Xây dựng va thực hiện ó kết quả cao chương trình xóa đói giảm nghèo, đề phòng tái đói nghèo, nâng cao dân chuẩn đói nghèo khi mức sống chung tăng lên.

- Bảo đảm cung ứng dịch vụ công thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân, tạo việc làm và thu nhập, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm. Đa dạng hóa các loại hình cứu trợ xã hội, tạo nhiều việc làm ở trong nc và đẩy mạnh xk lao động. Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội. Đổi mới chính sách tiền lương, phân phối thu nhập xã hội công bằng và hợp lý.

- Phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả. Hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, quan tâm chăm sóc y tế tốt hơn với các đối tượng chính sách, phát triển các dịch vụ y tế công nghệ cao, các dịch vụ y tế ngoài công lập.

- Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sưc khỏe và hoàn thiện giống nòi.

- Thực hiện tốt các chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, giảm tốc độ tăng dân số bảo đảm quy mô và cơ cấu dân số hợp lý.

- Chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội

- Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#zany