Untitled Part 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Câu 1: Rủi ro hoạt động là gì? rủi ro hoạt động bao gồm những loại rủi ro nào?

Rủi ro hoạt động là những bất trắc xảy ra trong quá trình hoạt động, gây tổn thất cho ngân hang

Những loại rủi ro hoạt động

a,Theo nguyên nhân gây ra rủi ro

- Rủi ro bên trong, bao gồm các rủi ro sau:

+ rủi ro nhân sự: là rủi ro khi nguồn nhân lực của ngân hàng có nguy cơ giảm sút và mất mát

+ rủi ro tài sản: xảy ra khi tài sản của ngân hàng mất mát hư hỏng, thiệt hại hoặc hệ thống cơ sở vật chất suy giảm chất lượng không đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh

+ rủi ro thông tin: xảy ra khi thông tin kế toán và thông tin quản lý của NH không đầy đủ, không kịp thời không phản ánh đúng bản chất của hoạt động của NH.

+ rủi ro công nghệ thông tin: xảy ra khi hệ thống công nghệ thông tin bao gồm cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phần mềm của NH không hoạt động, hoặc hđ ko hiệu quả

+ rủi ro pháp lý: xảy ra khi ngân hàng vi phạm các quy định của pháp luật và của cơ quan có liên quan hoặc chịu những quyết định phán quyết bất lợi của các cơ quan, tổ chức có liên quan

+ rủi ro chính sách, quy trình thực hiện: xảy ra khi các mô hình chính sách quy định quy trình của NH không đầy đủ, ko kịp thời, ko phù hợp, ko hiệu quả

+ rủi ro gián đoạn hoạt động kinh doanh liên tục: xảy ra khi ngân hàng ko thực hiện được 1 phần hoặc toàn bộ các dịch vụ của mình trong 1khoang thời gian nhất định

- Rủi ro bên ngoài, bao gồm:

+ rủi ro gian lận bên ngoài: xảy ra khi cá nhân hoặc tổ chức bên ngoài thực hiện các hành động cố ý lừa đảo, chiếm đoạt TS, cố ý vi phạm quy tắc , chính sách quy định của NH bởi đối tượng bên ngoài, mà ko có sự cấu kết hỗ trợ hay giúp đỡ của cán bộ NH

+ rủi ro thuê ngoài: xảy ra khi nhà cung cấp bên ngoài cung cấp DV cho ngân hàng ko đúng theo yêu cầu cam kết, dẫn đến hoạt động KD của NH ko đúng, ko đảm bảo chất lượng.

b, Theo sự kiên rủi ro

- Rủi ro gian lận nội bộ: xảy ra do các sự kiện gian lận lừa đảo, chiếm đoạt TS, giả mạo hồ sơ chứng từ, biển thủ, tham ô TS NH... do nhân viên NH gây ra hay tiếp tay cho tội phạm

- Rủi ro gian lận bên ngoài: xảy ra khi đối tượng bên ngoài thực hiện các hành vi lừa đảo, gian lận, vi phạm các chính sách, quy định của NH nhằm mục đích phá hoại hay trục lợi cá nhân mà ko có sự hỗ trợ, giúp đỡ hay cấu kết của cá nhân thuộc NH

- Rủi ro thực hành quan hệ lao động và an toàn nơi làm việc: xảy ra khi NH vi phạm luật, quy định, các cam kết thỏa thuận về hợp đồng lao động, vấn đề sức khỏe và an toàn lao động vấn đề quấy rối phân biệt đối xử theo quy định của pháp luật

- Rủi ro khách hàng, sản phẩm và triển khai kinh doanh: xảy ra khi NH vi phạm pháp luật, cam kết về thực hiện hoạt động kinh doanh của ngành, thị trường, thực hiện trách nhiệm đối với khách hàng hoặc lỗi thiết kế của sản phẩm

- Rủi ro tài sản hữu hình: xảy ra khi ngân hàng bị mất mát hoặc bị phá hoại do thiên tai hoặc các sự kiện khác như khủng bố, chiến tranh

- Rủi ro hệ thống công nghệ thông tin và hoạt động kinh doanh: xảy ra khi ngân hàng không thực hiện được 1 phần hoặc toàn bộ dịch vụ của mình trong 1 khoảng thời gian nhất định hoặc hệ thống công nghệ thông tin không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả

- Rủi ro thực hiện tác nghiệp, quản lý quy trình tác nghiệp và cung cấp dịch vụ: xảy ra khi ngân hàng để xảy ra sai sót, không kịp thời, không đầy đủ trong quá trình tác nghiệp, quản lý quá trình tác nghiệp và quan hệ với đối tác, nhà cung cấp dịch vụ

Câu 2: Khung quản trị rủi ro hoạt động gồm những nội dung nào? Nội dung nào là quan trọng nhất, vì sao?

Nội dung của khung quản trị rủi ro hoạt động:

a, Chính sách quản trị rủi ro

- Khẩu vị rủi ro hoạt động: là cách ứng xử của NH thể hiện các loại và mức độ RR hoạt động được ngân hàng chấp nhận hoặc không chấp nhận để đạt được mục tiêu, chiến lược hoạt động của NH từng thời kỳ

- Nguyên tắc quản trị rủi ro hoạt động: NH cần xác định nguyên tắc cốt lõi, nguyên tắc quản trị , nguyên tắc thực hành quản trị rủi ro hoạt động và nguyên tắc công bố thông tin.

b, Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro

NH phải xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro phù hợp, trong đó cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức cá nhân

c, Quy trình quản trị rủi ro

Nội dung này ngân hàng cần xây dựng cho mình một quy trình quản trị rủi ro chuẩn, làm cơ sở cho việc thực hiện và kiểm soát được thuận tiện và hiệu quả

d, Văn hóa, nhận thức và cơ chế hỗ trợ quản trị rủi ro hoạt động

Nội dung này cần được xây dựng về vấn đề đào tạo, thiết lập khẩu hiệu, xây dựng chiến dịch quản trị rủi ro hoạt động, cơ chế khen thưởng, xử phạt liên quan đến rủi ro hoạt động...

Câu 3: Để quản trị rủi ro hoạt động, ngân hàng cần phải thực hiện theo các bước nào? Bước nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Các bước quản trị rủi ro hoạt động

Bước 1: nhận diện rủi ro hoạt động: bước này cần xác định các rủi ro hoạt động tiềm ẩn , và đã xảy ra của ngân hàng, nguyên nhân gây ra rủi ro hoạt động và ảnh hưởng của rrhđ đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Nguyên tắc nhận diện:

- Rrhđ phải đc nhận diện mọi sản phẩm , hđ, quy trình, và hệ thống hiện có, mới hoặc dự định triển khai.

- Rrhđ đc nhận diện thông qua các yếu tố bên ngoài và bên trong ngân hàng.

- Rrhđ đc nhận diện theo các chiều 1 đơn vị trách nhiệm, 2 loại rrhđ, 3. Công đoạn tác ngiệp,4 nguyên nhân dẫn đến rrhđ.

Công cụ nhận diện:

- Tự đánh giá rủi ro hoạt động và các biện pháp kiểm soát?(RCSA)

- Quản lý sự kiên rrhđ và thu thập dữ liệu tổn thất (LDC)

- Thiết lập sử dụng chỉ số rủi ro hđ chính KRIs

- Phân tích kịch bản

- Báo cáo kiểm toán.

Bước 2: đánh giá rủi ro hoạt động:Bước này cần phân tích đánh giá mức độ nghiêm trọng của rrhđ theo phương pháp định tính và định lượng để phân bổ ưu tiên nguồn lực, từ đó quản trị rrhđ một các hiệu quả nhất và tính vốn dự phòng cho rrhđ

Nguyên tắc đánh giá rrhđ

- Mức độ rrhđ được đánh giá dựa trên 2 yếu tố: ảnh hưởng của rrhđ đến ngân hàng và khả năng tần suất xảy ra rủi ro hoạt động.

- ảnh hưởng của rrhđ xét trên 2 khía cạnh: ảnh hưởng về tài chính và anht hưởng phi tài chính.

- Rrhđ đc đánh giá theo 5 mức độ nghiêm trọng giảm dần: 1 rất cao, 2 cao. 3 trung bình, 4 thấp, 5 rất thấp.

- Rrhđ còn được đánh giá bằng cả phương pháp định tính, định lượng.

Công cụ đánh giá rrhđ:

thứ nhất: ngân hàng đánh giá định tính rrhhđ thông qua:

+ Tự đánh giá rủi ro hoạt động và biện pháp kiểm soát

+ Đối chiếu, so sánh, kết hợp các kết quả rrhđ qua các công cụ khác nhau.

Thứ 2: ngân hàng đánh giá địn lượng rrhhđ thông qua:

+ thiết lập sử dụng chỉ số rủi ro hoạt động chính

+ thiết lập mô hình để đo nguy cơ rủi ro hđ

Bước 3: kiểm soát rủi ro hoạt động: Bước này nhằm thiết lập , thực hiện các biện pháp kiểm soát theo các phương án giảm thiểu , chia sẻ, chuyển tránh rrhđ, nhằm đảm bảo duy trì mức độ rrhđ phù hợp với khẩu vị rrhđ của ngân hàng.

Nguyên tắc kiểm soát rủi ro hoạt động:

- Ngân hàng thiết lập một hệ thống kiểm soát chặt chẽ

- Các phương án xử lý kiếm soát rrhđ

+ Ngân hàng chấp nhận các rrhđ ở mức độ hợp lý.

+ Ngân hàng xem xét quyết định bổ sung , chỉnh sửa biện pháp kiểm soát rrhđ.

+ Ngân hàng xem xét thực hiện chia sẻ hoặc chuyển giao rrhđ

+ Ngân hàng xem xét tránh or loại bỏ rrhđ

Công cụ kiểm soát:

Ngân hàng gảm thiểu rrhd thông qua các công cụ sau:

- Thiết kế cài đặt , tỏ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát

- Thiết lập chương trình quản lý kinh doanh liên tục

- Xây dựng văn hóa qtri rrhđ

Ngân hàng thực hiện chia sẻ or chuyển giao rrhđ thông qua:

- Bảo hiểm rrhđ

- Thực hiện hđ thuê ngoài.

Bước 4:Giams sát rrhđ: Bước này cần theo dõi , kiểm tra nhằm đảm bảo các rrhđ được nhận diện , bổ sung , cập nhập, đánh giá và kiểm soát phù hợp và nâng cao hiệu quả công tác quản trị rrhđ trong NH.

Nguyên tắc giám sát rrhđ.

- Các đơn vị phải chủ động thườn xuyên liên tục tự giám sát việ thực hiện quản trị rrhđ tại đơn vị

- Ngân hàng phải thiết lập một hệ thống giám sát độc lập.

Công cụ giám sát rrhđ

- Thiết lập theo dõi chỉ số kết quả cố yếu

- Đơn vị phải thường xuyên bổ sung cập nhật rrhđ

- Ngân hàng thiết lập hệ thống báo cáo và các kênh báo cáo phù hợp.

Bước 5: báo cáo rủi ro hoạt động: Bước này cần thực hiện thông tin kịp thời , đầy đủ thực trạng rrhđ, hiệu quả của các biện pháp kiểm soát rrhđ cho người có thẩm quyền và các bên liên quan để có quyết định phù hợp.

Nguyên tắc báo cào rrhđ

- Các đơn vị phải định kì báo cáo cho ngững ngườn có thẩm quyền

- Các đơn vị phải báo cáo ngay cho người có thẩm quyền.

Nội dung báo cao rrhđ.

- Báo cáo sự kiện rrhđ: Báo cáo các sự kiện xảy ra.

- Báo cáo chỉ số rrhđ chính

- Báo cáo dánh giá rrhđ

Câu 4: Rủi ro tuân thủ là gì? Để quản trị rủi ro tuân thủ, các bộ phận trong kiểm soát tuân thủ cần có trách nhiệm gì?

Rủi ro tuân thủ là những tổn thất xảy ra cho NH do không tuân thủ đúng luật pháp, các quy định, các tắc, theo tiêu chuẩn do tổ chức đặt ra và các quy tắc ứng xử liên quan đến hoạt động ngân hàng

Trách nhiệm của các bộ phận trong kiểm soát tuân thủ:

a. Hội đồng quản trị ngân hàng

Giám sát hoạt động quản trị rủi ro tuân thủ của NH. Hội đồng cần phê duyệt chính sách về tuân thủ của NH, bao gồm các văn bản chính thức thiết lập bộ phận kiểm soát tuân thủ thường ít nhất mỗi năm 1 lần, Hội đồng quản trị hay Ủy ban trực thuộc cần đánh giá mức độ hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro tuân thủ của NH.

Hội đồng quản trị có trách nhiệm bỏa đảm rằng NH có chính sách phù hợp để quản trị rủi ro tuân thủ. Hội đồng quản trị cần giám sát việc thực hiện chính sách này, bảo đảm rằng các vấn đề về tuân thủ được giải quyết hiệu quả và nhanh chóng bởi ban (tổng) GĐ, với sự hỗ trợ của các bộ phận kiểm soát tuân thủ.

b. Ban (tổng) giám đốc

Thứ 1, quản trị rủi ro tuân thủ của NH 1 cách hiệu quả.

Thứ 2, thiết lập và công bố chính sách về tuân thủ, bảo đảm rằng điều này được tuân thủ và báo cáo cho HĐQT về công tác QTRR tuân thủ của NH.

Thứ 3, xây dựng bộ phận kiểm soát tuân thủ thường trực và hiệu quả trong NH như 1 phần trong chính sách kiểm soát tuân thủ của NH.

c. Bộ phận kiểm soát tuân thủ

Hỗ trợ ban (tổng) GĐ trong quản lý hiệu quả các rủi ro tuân thủ của NH. Nếu 1 số trách nhiệm được thực hiện bởi các nhân viên ở các bộ phận khác nhau, việc phân bổ các trách nhiệm giữa các bộ phận này cần phải rõ ràng.

Câu 5: Hãy cho biết các trách nhiệm cụ thể của bộ phận kiểm soát tuân thủ?

Thứ 1, Tư vấn: Bp kiểm soát tuân thủ cần tư vấn cho ban (tổng) GĐ về các luật, nguyên tắc và tiêu chuẩn tuân thủ, kể cả thông báo về những thay đổi trong lĩnh vực này.

Thứ 2, Hướng dẫn và giáo dục: cần hỗ trợ ban (tổng) GĐ trong việc

- Giáo dục nhân viên về các vấn đề tuân thủ và hoạt động với tư cách là đầu mối trong nội bộ NH về các cau hỏi liên quan đến tuân thủ của nhân viên.

- Xd văn bản hướng dẫn cho nhân viên về việc thực hiện các luật, nguyên tắc và tiêu chuẩn tuân thủ.

Thứ 3, Xác định, đo lường và đánh giá rủi ro tuân thủ:

- Cần chủ động trong việc xác định, ghi chép và đánh giá các rủi ro tuân thủ trong hđ KD của NH.

- Cần nghiên cứu các cách để đo lường rủi ro tuân thủ và sử dụng các phép đo này để tăng cường đánh giá rủi ro tuân thủ.

- Cần đánh giá tính phù hợp của các thủ tục và hướng dẫn về tuân thủ của NH, theo dõi liên tục về những khiếm khuyết đc phát hiện và khi cần thiết đưa ra những khuyến nghị sửa đổi.

Thứ 4, Theo dõi, kiểm tra và báo cáo:

- Cần theo dõi và kiểm tra tuân thủ bằng cách thực hiện kiểm tra tuân thủ đại diện và đầy đủ.

- Trưởng bộ phận kiểm soát tuân thủ cần thường xuyên báo cáo cho ban (tổng) GĐ về các vấn đề tuân thủ.

Thứ 5, Các trách nhiệm theo luật định và liên hệ: Bp kiểm soát tuân thủ có thể có 1 số trách nhiệm theo luật định.

Thứ 6, Chương trình kiểm soát tuân thủ: cac trách nhiệm của bộ phận kiểm soát tuân thủ cần dược thực hiện theo chg trình kiểm soát tuân thủ với các hoạt động theo kế hoạch.

Câu 6: Khi thiết lập bộ phận kiểm soát tuân thủ, ngân hàng cần đảm bảo các yêu cầu nào? Yêu cầu nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Dù bộ phận kiểm soát tuân thủ được tổ chức ntn trong 1 NH thì bp này cần độc lập và có đủ nguồn lực, có trách nhiệm đc quy định rõ ràng và các hoạt động cần đc ktra định kỳ và độc lập bởi bộ phận kiểm toán nội bộ. Những yêu cầu cần thiết khi NH thiết lập bp kiểm soát tuân thủ:

* Bộ phận kiểm soát tuân thủ của NH cần phải độc lập:

Sự độc lập bao gồm 4 yếu tố có liên quan:

- Thứ 1, Bp kiểm soát tuân thủ cần có vị trí chính thức trong NH.

- Thứ 2, Cần có nhân viên kiểm soát tuân thủ của nhóm hoặc trưởng bộ phận kiểm soát tuân thủ vs chức năng điều phối công tác quản trị ruỉ ro tuân thủ của NH.

- Thứ 3, Nhân viên bộ phận kiểm soát tuân thủ tránh xung đột lợi ích.

- Thứ 4, Các nhân viên của bp kiểm soát tuân thủ có quyền tiếp cận thông tin và nhân sự.

* Bộ phận kiểm soát tuân thủ cần có đủ các nguồn lực:

Các nguồn lực cung cấp cho bp kiểm soát cần đầy đủ và phù hợp để bảo đảm rằng rủi ro tuân thủ của NH đc quản lý 1 cách có hiệu quả.

* Mối quan hệ với kiểm toán nội bộ:

Phạm vi và chiều sâu các hoạt động của bp kiểm soát tuân thủ cần đc định kỳ đánh giá bởi bp kiểm toán nội bộ.

xnQQW)


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro