chương 7

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 7

Phương pháp kiểm toán và KT chọn mẫu trong công tác kiểm toán.

A: Câu hỏi tự luận:

 Câu 1 ( T302): Khái niệm, đặc trưng và điều kiện vận dụng:

+ Phương pháp kiểm toán cơ bản ( hay các bước kiểm nghiệm dựa vào số liệu):

K/n: Là phương pháp được thiết kế, sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán có liên quan đến số liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp.

Đặc trưng: Mọi thử nghiệm, phân tích, đánh giá của KTV đều dựa vào số liệu, thông tin, trong BCTC và do hệ thống kế toán cung cấp.

ĐK vận dụng: Phương pháp này được dùng cho mọi cuộc kiểm toán, tuy nhiên phạm vi và mức độ vận dụng lại tùy thuộc vào tính hiệu quả của HTKSNB của doanh nghiệp.

+ Phương pháp kiểm toán tuân thủ:

   K/n: Là các thủ tục, kỹ thuật kiểm toán được thiết kế và sử dụng để thu thập các bằng chứng có liên quan đến tính thích hợp và hiệu quả của HTKSNB của doanh nghiệp.

   Đặc trưng: Mọi thử nghiệm phân tích, đánh giá và kiểm tra đều dựa vào quy chế KSNB doanh nghiệp. Quy chế KSNB doanh nghiệp chỉ có hiệu lực và hiệu quả khi toàn bộ HTKSNB doanh nghiệp là mạnh và hiệu quả.

ĐK vận dụng:

Ö        Khách hàng kiểm toán là khách hàng truyền thống và HTKSNB doanh nghiệp phải mạnh, hiệu quả.

Ö        Đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp luôn tỏ ra trung thực, đáng tin cậy.

Ö        Qua kiểm tra nhiều năm, KTV không phát hiện các dấu vết về sai phạm nghiêm trọng.

ð  HTKSNB mạnh -> rủi ro kiểm soát thấp -> Gian lận, sai sót tồn tại trong doanh nghiệp sẽ ít -> Công việc kiểm toán sẽ thuận lợi, khối lượng kiểm toán sẽ được giảm nhẹ.

ð  Khi nghiên cứu HTKSNB của doanh nghiệp, KTV cần trả lời câu hỏi “ Liệu công việc kiểm toán có thể dựa vào HTKSNB của doanh nghiệp?”

Câu 2 (T302)  Khái quát nội dung:

Phương pháp kiểm toán cơ bản: Gồm 2 kỹ thuật kiểm toán cụ thể sau:

ð                Phân tích đánh giá tổng quát: Là việc xem xét số liệu trên BCTC thông qua mối quan hệ và những tỉ lệ giữa các chỉ tiêu trên BCTC.
Nội dung phân tích đánh giá tổng quát gồm : Phân tích xu hướng ( phân tích ngang là phương pháp so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu) và Phân tích tỷ suất ( phân tích dọc là phương pháp dựa vào các mqh, những tỉ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu, các khoản mục khác nhau để phân tích, đánh giá).

ð                Phương pháp kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản: Là kĩ thuật kiểm tra chi tiết việc ghi chép, hạch toán từng nghiệp vụ từ chứng từ vào sổ sách kế toán có liên quan; kiểm tra việc tính toán, tổng hợp số dư của từng tài khoản.
Nội dung: Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ:
+ Khảo sát từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh ntn & được tính toán, đánh giá để ghi nhận vào sổ ra sao?
+Kiểm tra xem việc ghi chép nghiệp vụ vào sổ kế toán có liên quan có đầy đủ, đúng loại, đúng kỳ & cộng dồn, chuyển sổ đúng không?
                Kiểm tra chi tiết số dư tài khoản:

+Kiểm tra tính hiện hữu, quyền & nghĩa vụ, sự tính toán đánh giá, sự phân loại & tổng hợp, kiểm tra việc trình bày & công bố trên BCTC xem có phù hợp với chuẩn mực.

Phương pháp kiểm toán tuân thủ: Gồm 2 kĩ thuật:

ð                Kĩ thuật điều tra hệ thống: Là việc kiểm tra chi tiết một loạt các nghiệp vụ cùng loại được theo dõi, ghi chép từ đầu đến cuối của 1 hệ thống để xem xét, đánh giá các bước kiểm soát áp dụng trong hệ thống đó của đơn vị được kiểm toán.

Việc thử nghiệm về hệ thống này giúp KTV đánh giá lại mức độ RRKS và thiết kế phương pháp kiểm toán tuân thủ qua đó điều chỉnh cả các thử nghiệm cơ bản.

ð                Các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát: Là các thử nghiệm tiến hành để thu thập bằng chứng về sự hiện hữu của các quy chế KSNB và các bước kiểm soát được tiến hành làm cơ sở cho việc thiết kế phương pháp kiểm toán cơ bản.
Việc tiến hành hay không các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát phụ thuộc vào việc đánh giá lại RRKS sau khi áp dụng kỹ thuật kiểm tra hệ thống. Việc kiểm tra chỉ áp dụng đối với các loại kiểm soát có để lại dáu vết và bằng chứng (như kiểm soát độc lập, kiểm soát xử lý, kiểm soát bảo vệ tài sản) dựa vào các kỹ thuật như quan sát, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu và làm lại…

Câu 3 (T302): Phương pháp kiểm toán cơ bản & Phương pháp kiểm toán tuân thủ đều là các phương pháp kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng. Tuy nhiên,phương pháp kiểm toán cơ bản là phương pháp được thiết kế, sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán có liên quan đến số liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp. Còn phương pháp kiểm toán tuân thủ là các thủ tục, kỹ thuật kiểm toán được thiết kế và sử dụng để thu thập các bằng chứng có liên quan đến tính thích hợp và hiệu quả của HTKSNB của doanh nghiệp.

Như vậy mục đích của 2 phương pháp này là khác nhau nhưng chúng lại có mqh mật thiết với nhau trong suốt quá trình kiểm toán. Trong cùng một cuộc kiểm toán, khi RRKS được đánh giá là thấp, KTV áp dụng phương pháp kiểm toán tuân thủ trước, nhờ đó phương pháp kiểm toán cơ bản chỉ cần thực hiện trong phạm vi hẹp với thời gian và khối lượng kiểm toán giảm. Thật vậy, khi HTKSNB của doanh nghiệp tốt, để cuộc kiểm toán đạt hiệu quả thì KTV luôn phải kết hợp chặt chẽ giữa 2 phương pháp.

Câu 4 (T302): Khái quát tác dụng của kỹ thuật phân tích đánh giá tổng quát trong các giai đoạn của một quy trình kiểm toán.

+ Giai đoạn lập kế hoạch: Giúp KTV nhìn nhận doanh nghiệp một cách toàn diện, nhanh chóng xác định được tính chất bất bình thường, xác định được phạm vi kiểm tra, nội dung cần đi sâu kiểm tra, và những vấn đề có khả năng xảy ra sai sót trọng yếu. Đồng thời, giúp KTV xác định được nd, thời gian, pvi sử dụng phương pháp kiểm toán khác, qua đó để lập được kế hoạch chi tiết với những nd, pvi cần thiết, thời gian biên chế và chi phí hợp lý.

+Giai đoạn thực hiện kiểm toán: Được coi như một kỹ thuật kiểm tra cơ bản để thu thập bằng chứng lq đến nghiệp vụ và số dư tài khoản.

+Giai đoạn kết thúc kiểm toán: Để có mức thỏa mãn trong kiểm toán càng cao và tăng thêm độ tin cậy cho KTV thì cần phải một lần nữa sd pppttquat về những thông tin cần được kiểm toán và bằng chứng thu thập được để củng cố thêm cho các bằng chứng và kết luận của KTV, kể cả việc thử lại khả năng tiếp tục hoạt động của DN trước khi KTV ký vào báo cáo kiểm toán.

 Câu 5: Khái niệm, mục đích, nội dung và ý nghĩa của việc thử nghiệm kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản:

a. khái niệm: là kỹ thuật kiểm tra chi tiết việc ghi chép, hach toán từng nghiệp vụ kinh tế từ chứng từ vào sổ kế toán có liên quan, kiểm tra việc tính toán tổng hợp số dư từng tài khoản

b. mục đích: nhằm thu thập các bằng chứng trực tiếp chứng minh cho mức độ tin cậy của các số liệu trên các tài liệu kế toán

c. nội dung: 2nd

kiểm tra chi tiết nghiệp vụ:

+ khảo sát các nghiệp vụ thực tế phát sinh như thế nào và được ghi nhận ra sao

+ xem xét kiểm tra việc ghi chép nghiệp vụ vào các sổ kế toán, việc chuyển sổ của từng chế đọ có đúng với chế độ, đúng phương pháp hay không, có được ghi chép đầy đủ hay bỏ sót, có đảm bảo chính xác về số liệu và đúng đắn về quan hệ đối ứng tài khoản, đúng hay sai kỳ…

kiểm tra chi tiết số dư tài khoản: nhằm tìm ra cơ sở dẫn liệu của số dư các tài khoản.

ND:

+  tính có thật (sự hiện hữu): số dư các tài khoản tại thời điểm lập BCTC trên cơ sở thực tế sự hiện hữu (tồn tại) của tài sản, công nợ và tình hình tài chính của doanh nghiệp

+ sự tính toán, đánh giá: số dư tài khoản được tính toán và đánh giá hợp lý

+ sự phân loai và tổng hợp: số dư tài khoản được phân loại và tổng hợp đúng đắn

+ sự trình bày khai báo đúng đắn: số dư tài khoản được trình bày và khai báo trên BCTC phù hợp với thông lệ chuẩn mực kế toán và nhất quán với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị

d. ý nghĩa:

phát hiện được những gian lận sai sót trong quá trình ghi chép và sử lý số liệu

khẳng định và tăng thêm độ tin cậy của những bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên thu thập được để từ đó mở rộng hay thu hẹp quy mô mẫu kiểm toán cần thủ nghiệm, từ đó xác định được mức thỏa mãn và đưa ra kết luận phù hợp

Câu 6:

Trong điều kiện RRTT được đánh giá là cao và RRKS được đánh giá là cao hay thấp có ảnh hưởng như thế nào đến việc lựa chọn phương pháp kiểm toán và phạm vi áp dụng phương pháp kiểm toán của KTV?

   TH1: RRTT được đánh giá là cao, RRKS được đánh giá là thấp

Khi đánh giá RRTT cao, tức là trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, mức độ sai phạm tiềm ẩn cao, khả năng trong  BCTC tiềm ẩn nhiều gian lận sai sót, mà các thong tin trên BCTC chính là các số liệu kế toán. KTV phải thu thập các bằng chứng liên quan đến số liệu kế toán do KH cung cấp. Nên cần sử dụng phương pháp cơ bản.

Ngoài ra, RRKS được đánh giá là thấp. Khả năng hệ thống KSNB ngăn chặn được nhiều gian lận sai sót, có thể hy vọng dựa vào hệ thống KSNB để giảm bớt khối lượng công việc kiểm tra. Muốn chắc chắn dựa vào hệ thống KSNB phải sử dụng pp kiểm toán tuân thủ. Nếu sau khi chứng minh được hệ thống KSNB là mạnh, có hiệu quả thì KTV có thể thu hẹp được phạm vi kiểm toán, giảm bớt được khối  lượng công việc kiểm toán. Như vậy, trong trường hợp RRTT cao, RRKS thấp, ta sử dụng cả 2 pp kiểm toán cơ bản và kiểm toán tuân thủ, phạm vi áp dụng không quá nhiều.

   TH2: RRTT được đánh giá là cao, RRKS được đánh giá là cao.

Khi đánh giá RRTT cao, tức là trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, mức độ sai phạm tiềm ẩn cao, khả năng trong  BCTC tiềm ẩn nhiều gian lận sai sót, mà các thong tin trên BCTC chính là các số liệu kế toán. KTV phải thu thập các bằng chứng liên quan đến số liệu kế toán do KH cung cấp. Nên cần sử dụng phương pháp cơ bản.

Mà RRKS ở đây lại cao, tức là ta có thể hiểu hiệu lực của HTKSNB thấp, KTV không hy vọng dựa vào HTKSNB này, không cần thiết áp dụng pp kiểm toán tuân thủ. Như vậy trườn hợp này phải sử dụng phương pháp kiểm toán cơ bản với phạm vi kiểm toán là lớn nhất, rộng nhất, tức là kiểm tra số lượng nghiệp vụ nhiều, kiểm tra chi tiết từ đầu đến cuối các công đoạn liên quan đến 1 nghiệp vụ.

Câu 7: Trong điều kiện RRTT được đánh giá là thấp và RRKS được đánh giá là cao hay thấp có ảnh hưởng như thế nào đến việc lựa chọn phương pháp kiểm toán và phạm vi áp dụng phương pháp kiểm toán của KTV?

TH1: RRTT được đánh giá là thấp, RRKS được đánh giá là cao.

Khi đánh giá RRTT là thấp, tức là trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị chứa đựng mức độ sai phạm tiềm ẩn thấp, khả năng trong BCTC tồn tại ít sai sót, mà các thông tin trên BCTC chính là các số liệu kế toán. KTV phải thu thập các bằng chứng liên quan đến số liệu kế toán do KH cung cấp. Nên cần sử dụng phương pháp kiểm toán cơ bản.

RRKS được đánh giá là cao, tức là ta có thể hiểu hiệu lực của HTKSNB thấp, KTV không hy vọng dựa vào HTKSNB này, không cần thiết áp dụng pp kiểm toán tuân thủ. Như vậy trường hợp này phải sử dụng phương pháp kiểm toán cơ bản với phạm vi kiểm toán cũng khá nhiều.

TH1: RRTT được đánh giá là thấp, RRKS được đánh giá là thấp.

Khi đánh giá RRTT là thấp, tức là trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị chứa đựng mức độ sai phạm tiềm ẩn thấp, khả năng trong BCTC tồn tại ít sai sót, mà các thông tin trên BCTC chính là các số liệu kế toán. KTV phải thu thập các bằng chứng liên quan đến số liệu kế toán do KH cung cấp. Nên cần sử dụng phương pháp kiểm toán cơ bản. RRKS được đánh giá là thấp, khả năng hệ thống KSNB ngăn chặn được nhiều gian lận sai sót, có thể hy vọng dựa vào hệ thống KSNB để giảm bớt khối lượng công việc kiểm tra. Muốn chắc chắn dựa vào hệ thống KSNB phải sử dụng pp kiểm toán tuân thủ. Nếu sau khi chứng minh được hệ thống KSNB là mạnh, có hiệu quả thì KTV có thể thu hẹp được phạm vi kiểm toán, giảm bớt được khối  lượng công việc kiểm toán. Như vậy, trong trường hợp RRTT thấp, RRKS thấp, ta sử dụng cả 2 pp kiểm toán cơ bản và kiểm toán tuân thủ, phạm vi áp dụng là ít nhất (hẹp nhất).

Câu 8: Làm rõ mối liên hệ hỗ trợ giữa pp tuân thủ và pp cơ bản?

   Pp kiểm toán tuân thủ là pp kiểm toán được thiết kế và sử dụng để thu thập các bằng chứng kiểm toán liên quan đến mức độ thích hợp và hiệu quả của HTKSNB của đơn vị được kiểm toán.

   Pp kiểm toán cơ bản là pp kiểm toán được thiết kế và sử dụng để nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán liên quan đến số liệu kế toán do hệ thống kế toán của doanh nghiệp xử lý và cung cấp.

   Kết quả của pp kiểm toán tuân thủ là bằng chứng dùng để đánh giá mức độ hiệu quả, hiệu lực của HTKSNB của đơn vị. Từ đó giúp cho KTV xác định phạm vi áp dụng pp kiểm toán cơ bản. Ví dụ, HTKSNB của đơn vị mạnh và hiệu quả thì KTV có thể tin tưởng vào HTKSNB của đơn vị. Khả năng tồn tại sai phạm trên BCTC của đơn vị là thấp hơn, do đó phạm vi áp dụng kiểm toán cơ bản nhằm phát hiện các sai phạm trọng yếu trên BCTC cũng thu hẹp hơn. Nhưng ngược lại, đánh  giá HTKSNB của doanh nghiệp là kém hiệu quả thì KTV không tin tưởng vào HTKSNB này, khả năng tồn tại nhiều sai phạm trọng yếu trên BCTC, nên phạm vi áp dụng pp kiểm toán cơ bản phải lớn hơn. Từ đó có thể thấy, kết quả của pp kiểm toán tuân thủ là cơ sở để KTV xác định phạm vi áp dụng pp kiểm toán cơ bản.

Câu 9 (T303). Làm rõ mối liên hệ giữa hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ, mức độ thỏa mãn về kiểm soát                         

-                                                  Nếu rủi ro kiểm soát  khi lập kế hoạch kiểm toán được đánh giá là cao thì mức độ thỏa mãn về kiểm soát là thấp dẫn đến KTV sẽ không tin tưởng và sẽ không dựa vào hệ thống kiểm soát

-                                                  Nếu rủi ro kiểm soát  khi lập kế hoạch kiểm toán được đánh giá là thấp thì mức độ thỏa mãn về kiểm soát còn phụ thuộc vào kết quả đánh giá thực tế hiệu quả của hệ thống kiểm soát trong quá trình kiểm toán của kiểm toán viên.

Câu 10 (T303). Mối liên hệ giữa hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ ở đơn vị được kiểm toán với khối lượng kiểm toán của kiểm toán viên

-                                      Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp mạnh và hiệu quả thì rủi ro kiểm soát thấp dẫn đến công việc kiểm toán sẽ thuận lợi, khối lượng sẽ giảm nhẹ. Vì hệ thống kiểm soát mạnh thì rủi ro kiểm soát thấp dẫn đến gian lận và sai sót tồn tại trong doanh nghiệp sẽ ít đi.

-                                      Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp yếu thì rủi ro kiểm soát sẽ cao thì dẫn đến công việc kiểm toán sẽ gặp nhiều khó khăn và khối lượng kiểm toán chắc chắn sẽ nhiều hơn. Vì hệ thống kiểm soát yếu nên rủi ro kiểm soát cao thì gian lận và sai sót tồn tại trong doanh nghiệp sẽ nhiều.

Câu 11 (T303).Khái niệm mẫu kiểm toán, lí do cần phải kiểm toán trên cơ sở chọn mẫu

-                                      Mẫu kiểm toán: là một phần dữ liệu( mẫu) được lấy ra từ tổng thể (toàn bộ dữ liệu) để thực hiện các phép thử cơ bản và tuân thủ để đánh giá. Từ kết quả của mẫu kiểm toán suy ra kết quả của tổng thể. Do vậy, mẫu kiểm toán phải đảm bảo đầy đủ các chiêu thức và đặc trưng của tổng thể

-                                      Lý do cần phải kiểm toán trên cơ sở chọn mẫu

+                                                  Kiểm toán viên không thể tìm kiếm một sự chính xác chắc chắn tuyệt đối của số học. vì báo cáo tài chính không thể phản ánh chính xác và tuyệt đối mọi hoạt đông của đơn vị

+                                                  Dù kiểm toán toàn bộ thì kiểm toán viên vẫn không thể phát hiện hết các sai phạm, không thể đưa ra kết luận chính xác tuyệt đối

+                                                  Nếu thực hiện kiểm toán toàn diện sẽ không hiệu quả vì sẽ gây lãng phí công sức, tiền bạc và thời gian.

+                                                  Bằng chứng mà kiểm toán viên thu được trên mẫu kiểm toán không phải là duy nhất mà nó được bổ xung từ các nguồn khác nhau trong quá trình kiểm toán.

-                                      Khi tiến hành kiểm toán trên cơ sở chọn mẫu sẽ đáp ứng được yêu cầu kinh doanh kịp thời phục vụ cho việc quản lí, điều hành sản suất của chủ doanh nghiệp

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro