CHƯƠNG I: SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (1920 - 1930)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

A. Thế giới và Việt Nam cuối thế kỉ 19 đầu 20:

1. Thế giới:

- CNĐQ hình thành, gây chiến tranh xâm lược đặt ách thống trị lên các quốc gia nhược tiểu.

- Phong trào giải phóng dân tộc của các dân tộc thuộc địa phát triển mạnh mẽ lan rộng khắp các châu lục.

- CMT10 Nga thành công làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới, khẳng định tính đúng đắn sáng tạo của CN Mác-Lênin.

- Quốc tế cộng sản ra đời giúp đỡ rất lớn cho phong trào giải phóng dân tộc của các dân tộc thuộc địa.

2. Sự chuyển biến về KT-XH Việt Nam:

* Kinh tế: Thực dân Pháp thực hiện bóc lột nặng nề về kinh tế

- Thực hiện chính sách bóc độc quyền về kinh tế.

- Đặt ra hàng trăm thứ thuế hết sức nặng nề phi lí.

Nền kinh tế vốn đã nghèo nàn lậc hậu lại càng trở nên kiệt quệ, đời sống các giai tầng ngày càng điêu đứng, khó khăn.

* Chính trị: Thực dân Pháp thực hiện chuyên chế về mặt chính trị, chia để trị giữa miền xuôi và miền ngược, giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo nhằm chia rẽ mối đoàn kết của dân tộc ta.

Đời sống chính trị hết sức căng thẳng ngột ngạt, mọi quyền tự do dân chủ đều bị tước đoạt, mọi cuộc đấu tranh yêu nước đều bị đàn áp dã man.

* Xã hội: Thực dân Pháp thực hiện kìm hãm và nô dịch về văn hóa- giáo dục: triệt để thực hiện chính sách ngu dân.

- Ngăn cản bưng bít các văn hóa tiến bộ từ bên ngoài vào Việt Nam.

- Khuyến khích phát triển văn hóa độc tài, văn hóa phản động, đồi trụy xuyên tạc văn hóa dân tộc, xuyên tạc truyền thống.

Chính sách cai trị của thực dân Pháp còn dẫn tới sự biến đổi sâu sắc về kết cấu giai cấp trong xã hội VN. Các giai cấp trong xã hội phong kiến vẫn tồn tại và bị phân hóa thành nhiều bộ phận. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của các giai cấp mới: giai cấp vô sản và giai cấp tư sản.

Giai cấp công nhân:

- Ra đời trong các cuộc khai thác thuộc địa, phát triển mạnh mẽ trong cuộc khai thác lần 2.

- Có đặc điểm chung của giai cấp công nhân thế giới là: đại diện cho PTSX tiến bộ, sống tập trung, tổ chức kỉ luật cao, tinh thần cách mạng triệt để.

- Đặc điểm riêng là:

+ Chủ yếu xuất thân từ nông dân. Đây là điều kiện thuận lợi để cách mạng Việt Nam thực hiện liên minh công - nông - nhân tố quan trọng cho sự thắng lợi của cách mạng VN.

+ Công nhân VN ra đời trong điều kiện lịch sử mới nên nhanh chóng trưởng thành đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử, là giai cấp duy nhất lãnh đạo cách mạng VN.

+ Sinh ra trong 1 dân tộc anh hùng nên công nhân VN sớm tham gia vào phong trào đấu tranh chung dân tộc, cũng như sớm có phong trào đấu tranh riêng.

Như vậy dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội phong kiến VN trước hết là nông dân với gia cập địa chủ phong kiến không hề mất đi. Bên cạnh đó xuất hiện thêm mâu thuẫn mới là toàn thể dân tộc VN với thực dân Pháp xâm lược.

Như vậy độc lập dân tộc và người cày có ruộng là 2 yêu cầu cơ bản của cách mạng VN.

B. Các phong trào yêu nước ở VN cuối thế kỉ 19 đầu 20:

1. Các phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và theo khuynh hướng dân chủ tư sản:

* Phong trào của nông dân và các sĩ phu theo hệ tư tưởng phong kiến:

- Phong trào chống Pháp ở Nam kì

- Phong trào Cần vương

- Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên thế

* Phong trào yêu nước của tư sản và tiểu tư sản theo khuynh hướng dân chủ tư sản

- Phan Bội Châu với phong trào Đông Du và Quang Phục hội

- Phong trào yêu nước của Phan chu trinh

- Phong trào của giai cấp tư sản dân tộc.

- Phong trào đấu tranh của tiểu tư sản nổi bật nhất là sự ra đời của tổ chức VN quốc dân đảng.

2. Nguyễn Ái Quốc tìm đường giải phóng dân tộc và phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.:

a. Nguyễn Ái Quốc tìm đường giải phóng dân tộc:

* Vì sao NAQ ra đi tìm đường cứu nước?

- NAQ ra đi tìm đừong cứu nước vì sớm nhận rõ hạn chế các nhà yêu nước đương thời, với long yêu nước sâu sắc nên đã quyết tâm ra đi tìm phương hướng mới cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

- NAQ sang phương tây vì + Để hiểu rõ thêm kẻ thù, đó là bắt nguồn từ nhận thức muốn chiến thắng kẻ thù.

+ Phương tây có khoa học kĩ thuật phát triển nên có những tư tưởng rất tiến bộ,

- NAQ đi bằng con đường lao động thể hiện ý chí quyết tâm lớn tìởna con đường cứu nước, đồng thời giúp NAQ gần gũi với nhân dân lao động trên toàn thế giới giúp hiểu thêm về họ và đúc rút ra kinh nghiệm.

- Sang phương Tây NAQ nhận rõ bộ mặt thật của CNTB cũng chính là hiểu thêm về nỗi thống khổ của nhân dân lao động trên toàn thế giới, thấy được hạn chế của CM dân tộc dân chủ tư sản và rút ra nhiều kết luận quan trọng.

Người rút ra kết luận rằng: đối với bọn thực dân tính mạng của người dân lao động thuộc địa dù là da vàng hay da đen đều không đáng một xu. Ở đâu trên thế giới này cũng chỉ có hai hạng người thiểu số đi áp bức bóc lột và đại đa số nhân dân lao động bị áp bức bóc lột. Và ở đâu trên thế giới bọn áp bức đều là kẻ thù, nhân dân lao động đều là bạn bè của chúng ta, muốn giải phóng dân tộc thì phải dựa vào chính bản thân mình. NAQ hướng theo con đướng Cách mạng T10 Nga theo chủ nghĩa Mác-Lênnin.

- 1919 NAQ mang tới hội nghị Vexai bản yêu sách của nhân dân An Nam.

Người nhận thấy rằng những lời hứa của bọn đế quốc chỉ là trò bịp bợm, muốn giải phóng dân tộc phải tự dựa vào sức mạnh trong chính đất nước mình.

- 7- 1920 NAQ đọc sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. NAQ hoàn toàn tin vào CN Mác- Lênin, CN cộng sản..

- 12.1920 NAQ bỏ phiếu tán thành thành lập Đảng quốc tế cộng sản và tham gia sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp.

Đây là bước ngoặt lớn từ một người yêu nước chân chính trở thành một chiến sĩ cộng sản.

* NAQ có thể tiếp thu CN Mác- Lênnin một cách dễ dàng vì:

- Điều kiện khách quan:

+ CN Mác-Lênin mà trước hết là luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa là con đường cứu nước mà NAQ mất nhiều năm để tìm kiếm.

+ Xu thế phát triển mạnh mẽ của phong trào CM thế giới cụ thể là phong trào cộng sản và CN quốc tế, bên cạnh đó là phong trào giải phóng dân tộc.

+ CN yêu nước trong NAQ và CN Mac-Lênin có cùng bản chất nên nó hòa quyện vào nhau 1 cách dễ dàng: hướng tới giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp cao hơn là giải phóng con người.

- Điều kiện chủ quan:

+ NAQ đã có một quá trình bôn ba tìm đường cứu nước rút được nhiều kinh nghiệm, đồng thời trong quá trình đó NAQ đã rèn luyện mình từ 1 trí thức yêu nước thành người vô sản.

+ Tư duy sắc bén và nhạy cảm đặc biệt về chính trị của Nguời.

- NAQ tích cực truyền bá CN Mác- Lênin về trong nước để chuẩn bị điều kiện chính trị tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của đảng cộng sản VN.

- Cuối năm1920 - giữa 1923 ( ở Pháp)

+ NAQ tích cực tham gia phong trào đấu tranh công- nông và nhân dân lao động Pháp để học hỏi, rèn luyện và tranh thủ sự ủng hộ của họ.

+ Tích cực tham gia hoạt động của hội những người VN yêu nước tại Pháp để vận động đồng bào huớng về Tổ quốc.

+ Tham gia thành lập hội liên hiệp thuộc địa, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút của báo "Người cùng khổ".

+ NAQ đề nghị Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Pháp thành lập ban nghiên cứu thuộc địa. Người làm trưởng ban nghiên cứu những vấn đề về Đông Dương.

- 6.1923 NAQ bí mật rời Pháp sang Đức rồi sang Liên xô. Ở Liên xô Người có một số họat động:

+ Tích cực học tập kinh nghiệm xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền Xô viết của Lênin.

+ Tích cực tham gia hoạt động của các tổ chức quốc tế (quốc tế nông dân, quốc tế phụ nữ), đặc biệt tham dự Đại hội lần thứ V quốc tế cộng sản.

+ NAQ hoàn thiện tác phẩm "Bản án chế độc thực dân Pháp". Vạch trần tội ác thực dân Pháp, lần đầu tiên nói về giải phóng thuộc địa quan hệ với cách mạng chính quốc.

- Thời kì ở Trung Quốc:

+ Cuối 1924 NAQ rời Liên xô về Trung Quốc

+ T6- 1925 NAQ cải tổ Tâm tâm xã,thành lập Hội VNCM thành niên . xuất bản Báo thanh niên làm cơ quan ngôn luận

+ NAQ tổ chức mở nhiều lớp đào tạo cán bộ cách mạng

+ NAQ tgia thành lâp Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á đông

+ 1927 những bài giảng của NAQ được tập hợp và xuất bản thành tác phẩm " Đường kách mệnh" . Tác phẩm đề cập đến những vấn đề cơ bản về chiến lược giải phong dân tộc ở VN. Nội dung:

+ Tác phẩm vạch trần bản chất bản chất phản động của chủ nghĩa thực dân, khơi dậy tinh thần phản kháng, tinh thần tự lực tự cường của dân tộc thuộc địa

+ Tác phẩm khẳng định cách mạng thuộc địa là 1 bộ phận của CM thời đại, đồng thời khẳng định CM thuộc địa có quan hệ mật thiết với cách mạng vô sản chính quốc. Tuy nhiên hoàn toàn có thể nổ ra và giành thắng lợi trước CM ở chính quốc và quay trở lại thúc đẩy sự phát triển của CM chính quốc.

+ Tác phẩm đề cập tới mục tiêu CM : đánh đế quốc giành độc lập dân tộc, phát triển đi lên CNXH.

+ Tác phẩm nêu rõ LLCM để tiến hành CM bao gồm sỹ, nông, công, thương trong đó công - nông là chủ CM, gốc CM còn học trò , nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ tuy cũng bị đế quốc áp bức bóc lột nhưng mà không nặng nề bằng công nông nên họ là " bầu bạn CM" của công nông.

+ Tác phẩm khẳng định muốn CM thành công thì phải có Đảng lãnh đạo.

- Giữa 1927 Nguời về Liên xô.

C. Hội nghị thành lập và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:

1. Hội nghị thành lập Đảng:

a. Hoàn cảnh lịch sử:

- 1928 phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ dẫn đến yêu cầu tất yếu cần phải có tổ chức lãnh đạo.

- Tù 6 - 9/1929 ở VN lien tiếp xuất hiện 3 tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ nên có sự tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, ảnh hưởng đến sự đoàn kết ở VN.

- Tháng 2/1930, NAQ về Trung quốc triệu tập đại diện 3 tổ chức cộng sản.

b. Nội dung:

- Diễn ra tại bán đản Cửu Long Hưong Cảng, Quảng Châu, Trung Quôc từ 3 - 7.2.1930. Tham dự hội nghị gồm có 7 đại biểu , 2 đại biểu của Đông Dựơng cộng sản Đảng là Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh. 2 đại biểu của An Nam cộng sản Đảng là NguyễnT và Châu Văn Liêm , 2 đại biểu của hoạt động ở nước ngoài Lê Hồng Sơn và Hồ Tùng Mậu duới sự chủ trì của NAQ với tư cách phái viên Quốc tế cộng sản

- Hội nghị thảo luận và nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản để thành lập ra đảng CSVN.

- Hội nghị thông qua lời kêu gọi của đồng chí NAQ gủi công nhân, nông dâm, binh kính, thanh niên.... và toàn thể quần chúng bị áp bức bóc lột nhân dân nhân ngày thành lập Đảng.

- Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện quan trọng : Chính cương vắn tắt , sách luợc vắn tắt , điều lệ tóm tắt do NAQ soạn thảo. Nội dung những văn kiện trên chính là cương lĩnh chính trị của ĐCSVN.

- Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản để thành lập ĐCSVN có ý nghĩa nhất đại hội vì: nó không chỉ thống nhất các tổ chức cộng sản ở cấp TW mà còn định ra phương hướng để thống nhất các tổ chức cơ sở Đảng trong cả nước, chỉ một thời gian ngắn sau hội nghị hợp nhất Ban chấp hành TW lâm thời của Đảng đc thành lập do đồng chí Trịnh Đình Cửu đứng đầu.

2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên:

Tập trung nêu rõ những vấn đề cơ bản nhất về chiến lược CM giải phóng dân tộc ở VN: 6 vấn đề

- Nêu rõ mục tiêu và con đường phát triển của CM : làm tư sản dân quyền CM (CM dân chủ tư sản) và thổ địa CM (CM ruộng đất) để đi tới xã hôi cộng sản.

- Xác định nghĩa vụ của CM trên tất cả các phương diện:

+ Chính trị : đánh đuổi đế quốc thực dân Pháp và địa chủ phong kiến làm cho Nam hoàn toàn độc lập dựng ra CP công nông binh, tổ chức ra quân đội công nông.

+ Kinh tế: tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của đế quốc giao cho CP công nông binh, thu toàn bộ ruộng đất của đế quốc làm của công và chia cho dân cày nghèo mở mang phát triển công nghiệp, nông nghiệp , thi hành đạo luật ngày làm 8 tiếng.

+VH-XH: làm cho dân chúng được tự do, nam nữ bình quyền phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa.

- Lực lượng cách mạng: cương lĩnh đưa ra:

+ Lực lượng chính để tiến hành CM ở VN: công nhân và nông dân do giai cấp công nhân lãnh đạo

+ Để có LLCM đông đảo cương lĩnh còn chủ trương Đảng phải mật thiết liên lạc với tiểu tư sản , trí thức, trung nông để triệt để lôi kéo họ về phía CM, còn đối với phú nông, trung , tiểu địa chủ và tư sản VN mà chưa rõ mặt phản CM thì phải triệt để lợi dụng và ít nhất là làm cho họ đứng trung lập, chỉ bộ phận nào ra mặt phản CM mới đánh đuổi.

- Phương pháp CM: duy nhất đúng đắn là sử dụng bạo lực cách mạng, ở đây được hiểu là khởi nghĩa vũ trang của QCND để giành chính quyền

- Bàn về đoàn kết quốc tế trong CM: cương lĩnh khẳng định CMVN cần phải đoàn kết mật thiết với phong trào CM thế giới, đồng thời tin tưởng rằng CMVN cũng nhận được sự đồng tình ủng hộ giúp đỡ của phong trào CM thế giới.

- Bàn về sự lãnh đạo của Đảng : cương lĩnh khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng với tư cách là đội tiên phong của GCVS.

3. Ý nghĩa sự ra đời của Đảng:

- Đảng ra đời với đường lối CM đúng đắn chấm dứt thời khủng hoảng về đường lối cứu nước cũng như tổ chức CM cứu nước.

- Đảng ra đời chứng tỏ giai cấp CNVN thực sự trưởng thành và đủ sức lãnh đạo CMVN.

* Đối với Đảng:

- Đây là kêt quả của 1 quá trình chuẩn bị lâu dài chu đáo.

- Nó phù hợp với xu thế phát triển của CM thế giới.

- Phù hợp với yêu cầu khách quan của lịch sử.

- Vai trò của lãnh tụ NAQ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#chương