CHƯƠNG II: ĐẢNG LÃNH ĐẠO CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
65756756756756756

A. Cao trào CM 1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh:

1. Nguyên nhân:

- Do chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp và phong kiến tay sai buộc QCND ta phải vùng lên đấu tranh.

- Sự ra đời của đảng với đường lối chính trị đúng đắn, hệ thống tổ chức chặt chẽ , khẩu hiệu đấu tranh thích hợp nên Đảng có thể lãnh đạo cao trào đấu tranh.

- Ảnh hưởng của phong trào CM thế giới đối với phong trào CMVN: sự nghiệp xây dựng ở Liên Xô phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc, phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ.

2. Diến biến:

* Xô viết nghệ tĩnh là đỉnh cao của phong trào CM1930- 1931 vì:

- Quy mô: diễn ra với vùng rộng lớn trên 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh

+ Xô viết Nghệ Tĩnh là nơi có nhiều phong trào đấu tranh từ các làng xã, huyện, tổng (130 cuộc đấu tranh với quy mô khác nhau).

+ Phong trào lôi kéo hàng chục vạn quần chúng người tham gia.

- Về tính chất:

+ Là phong trào quyết liệt nhất giữa CM và phản CM .

+ Là nơi duy nhất trong ptrào CM1930-1931 kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.

+ Là phong trào mang tính CM triệt để: lật đổ chính quyền địch, giành chính quyền về tay công nông, ban bố chính sách ruộng đất về tay nông dân.

- Kết quả:

+ Là nơi duy nhất trong ptrào CM 1930-1931 đập tan chính quyền địch ở địa phương cơ sở, giành chính quyền về tay công nông.

+ Qua Xô viết Nghệ Tĩnh liên minh công nông ra đời và khẳng định được vai trò của nó.

+ Đảng đúc kết đuợc nhều bài học kinh nghiệm quý báu, đó là bài học LLCM.

Nguyên nhân:

- Do chính sách áp bức bóc lột của bọc thực dân Pháp và phong kiến tay sai âm mưu chia để trị và chính sách ngu dân.

- Truyền thống của nhân dân Nghệ An Hà Tĩnh là 2 địa phương có truyền thống CM.

- Đảng bộ 2 tỉnh là 2 đảng bộ đông và mạnh nhất ở VN lúc bấy giờ.

- Hầu hết các đồng chí lãnh đạo Đảng là những người con của Nghệ An Hà Tĩnh. Họ trở thành tấm gường cho QCND noi theo.

- Vinh Bến thủy là trung tâm công nghiệp lớn nhất ở xứ Trung kì lúc bấy giờ. Nơi tập trung 1 lực lượng công nhân đông đảo, nơi truyền bá những tư tửong tiến bộ vào nhân dân, nơi khởi xuớng phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.

3. Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng lâm thời tháng 10 năm 1930:

Do Trần Phú trực tiếp chủ trì:

- Đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương, bầu Ban chấp hành TW chính thức cử đồng chí Trần Phú giữ chức Tổng bí thư của Đảng.

- Thông qua Luận cương chính trị, nghị quyết và báo cáo gửi Quốc tế cộng sản do Trần Phú trực tiếp soạn thảo.

B. Phong trào dân chủ 1936-1939:

1. Đảng chuyển hướng lãnh đạo chính trị:

a. Hoàn cảnh lịch sử:

* Tình hình thế giới:

- Nguy cơ CN phát xít, nguy cơ chiến tranh thế giới lần 2 đe dọa nhân loại.

- Phong trào chống phát xít chống chiến tranh lên cao.

- Đại hội VII Quốc tế cộng sản đã chỉ ra kẻ thù của CM thế giới và nhiệm vụ của CM.

* Tình hình nước Pháp và Đông Dương:

- Mặt trận bình dân pháp đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử nứoc Pháp 1936. Chính phủ bình dân Pháp ban bố chính sách cải cách.

- Bọn thống trị Pháp ở Đông Dương cố tình trì hoãn việc thực hiệc chính sách cải cách của Chính phủ bình dân.

- Nhân dân Đông Dương muốn nới lỏng để có tự do dân chủ để có chính sách dễ chịu sau thời kỳ khủng bố trắng.

* Hội chị ban chấp hành TW Đảng 7/1936:

- Được tổ chức tại Ma Cao Trung Quốc do đồng chí Lê Hồng Phong trực tiếp chủ trì.

- Nhiệm vụ chủ yếu của CM Đông Dương lúc này là đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, đòi những quyền lợi dân chủ đơn sơ: cơm ăn, áo mặc đựoc học hành, được hội họp...

- Kẻ thù chủ yếu của CM Đông Dương lúc này là bọn phản động thuộc đại và tay sai của chúng.

- Thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi để đấu tranh đòi dân sinh dân chủ với hình thức là mặt trận phản đế Đông Dương. 9/1937 đổi thành Mặt trân dân chủ Đông Dương tập hợp nhiều tầng lớp giai cấp.

- Đưa Đảng ra hoạt động công khai, kết hơp giữa hoạt động công khai, bán công khai và bí mật.

- Đưa Đảng ra đấu tranh hợp pháp, kết hợp giữa đấu tranh hợp pháp với nửa hợp pháp và bất hợp pháp.

- Tạm gác khẩu hiệu độc lập dân tộc người cày có ruộng nêu khẩu hiệu chống phát xít, chống chiến tranh và ủng hộ chính phủ bình dân Pháp.

2. Các phong trào đấu tranh:

* Phong trào Đông Dương đại hội: tổ chức QCND ở các cấp đưa bản dân nguyện đòi các chính sách cải cách cua CP bình dân Pháp.

* Phong trào đón rước Gordor

* Tư tưởng văn hóa:

- Khôi phục các lễ hội truyền thống.

- Xuất bản cá tò báo CM và có xu hướng tiến bộ.

- Các đồng chí lãnh đạo của Đảng tích cực viết bài trên các báo.

* Phong trào đấu tranh nghị trường: đưa 1 số người vào Viện dân biểu Trung Kỳ.

Ý nghĩa:

- Đây là cuộc tổng diễn tập cho cuộc CMT8-1945

Qua phong trào dân chủ 1936-1939 Đảng đã trưởg thành :

Về chỉ đạo nhiệm vụ chính trị: có nhận thức đúng về nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ chiến lược có phần ngang nhau, nhiệm vụ chính trị góp phần thực hiện nhiệm vụ chiến lược, xác định nhiệm vụ chính trị trên cơ sở nhiệm vụ chiến lược và thực tiễn CM nước ta.

- Qua phong trào này hệ thống tổ chức của Đảng ta được kiện toàn từ TW đến đại phương: bổ sung, thay thế đội ngũ lãnh đạo bị thiếu, bị yếu.

+ Đội ngũ Đảng viên của Đảng được củng cố, kiện toàn và nâng cao. Từ 600 đảng viên đến 1939 có hơn 4000 đảng viên, đảng viên đã rèn luyện, tu dưỡng, tích lũy kinh nghiệm đấu tranh.

+ Uy tín, thanh danh của Đảng được nhân rộng trong nhân dân, nhân dân đã biết, hiểu và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng

+ Đảng được tích lũy nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

- LLCM đã củng cố kiện toàn và nâng cao. Đã tập hợp được đông đảo quần chúng dựa trên nền tảng liên minh công nông. Tinh thần đấu tranh đã đc nâng lên. QCND đã buớc đầu tích lũy kinh nghiệm đấu tranh. Quần chúng hiểu, tin tưởng và sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương

- Phân hoá cao độ kẻ thù CM : tập trung tấn công vào kẻ thù thuộc địa và tay sai.

B. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 -1945 và CMT8 -1945:

1. Đảng chuyển hướng chỉ đạo nhiệm vụ chiến lược:

a. Hôi nghị lần VI Ban chấp hành TW đảng (11/1939) tại Bà điểm, Hooc Môn, Gia Định ( TP HCM)

- Con đường sinh tồn của CM Đông Dương là đấu tranh giải phóng chống tất cả ách ngoại xâm vô luận da trắng hay da vàng.

- CM dân tộc giải phóng giành thắng lợi bằng con đường khởi nghĩa vũ trang. Đó là sự nổi dậy của QCND chống lại ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

Thành lập mặt trận dân tộc dân chủ Đông Dương thay cho mặt trận dân chủ Đông Dương

LLCM phải nhanh chóng rút vào hoạt động bí mật tránh sự truy nã của thực dân Pháp.

b. Hội nghị TW VII Ban chấp hành TW Đảng (11/1940) tại Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh do đồng chí Đặng Xuân Khu chủ trì:

- Quán triệt các nhiệm vụ đã đề ra tại hội nghị TW6

- Bổ sung, phát triển thêm một số nhiệm vụ CM giải phóng trong đó đặc biệt quan tâm đến khởi nghĩa vũ trang.

- Đại hội chủ trương đẩy mạnh khởi nghĩa Bắc Sơn hoãn khởi nghĩa Nam kì.

c. Hội nghị TW lần VIII (5/1941) tại bản Khuổi Nậm. Pác Bó , Hà Quảng, Cao Bằng do NAQ chủ trì:

* Tính chất của CM:

- Là CM giải phóng dân tộc tức là nhiệm vụ giải phóng dân tộc là trên hết, trước hết

- Kẻ thù chủ yếu của CM giải phóng dân tộc là phát xít Nhật , thực dân Pháp.

- Để thực hiện CM giải phóng thì thành lập ở mỗi quốc gia dân tộc một mặt trận giải phóng thống nhất, ở VN lập mặt trận VN độc lập đồng minh gọi tắt là Đồng minh , Lào lập Ailao độc lập đồng mình, ở Campuchia là Cao niên độc lạp đồng minh. Ba mặt trân cùng doàn kết lại thành Đông Dương độc lập đồng minh.

- Tạm gác nhiệm vụ dân chủ và khẩu hiệu "người cày có ruộng" nêu chính sách ruộng đất mới , đó là tịch thu ruộng đất của bọc đế quốc, việt gian và công điền công thổ cấp cho dân cày nghèo.

- CMVN có thể giành thắng lợi bằng con đường khởi nghĩa vũ trang, nhằm giành chính quyền từng bộ phận, từng địa phương tiến tới giành chính quyền trong cả nước.

- Sau khi thực hiện CM dân tộc giải phóng thắng lợi tùy nhân dân Lào và Campuchia lựa chọn cách thành lập nhà nước liên bang hay không còn nhân dân VN lựa chọn cho mình con đường thực hiện cuộc CM dân tộc thắng lợi, tiến tới thành lập chính phủ công nông binh, 1 nhà nước dân chủ nhân dân của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

- Dự báo thời cơ CM: nếu như cuộc chiến tranh đế quốc lần trước đẻ ra một nước Nga xô viêt thì cuộc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra 1 loạt các nước XHCN. Tiền đồ CMVN . CM Đông Dương sẽ quang minh rạng rỡ.

2. Chuẩn bị lực lượng cho khởi nghĩa vũ trang:

- Xậy dụng lực lượng chính trị: thành lập mặt trận việt minh tuyên truyền giác ngộ nhân dân.

- Xây dựng căn cứ địa CM: xây dựng căn cứ địa Việt Bắc một cách toàn diện, xây dựng căn cứ địa gần các trung tâm đầu não của kẻ thù

- Lực lượng vũ trang: phát triển lực lượng du kích quân và cứu quốc quân; trên cơ sở 2 lực lượng trên thành lập đội VN tuyên truyền giải phóng quân

-Xây dựng Đảng:

+ Kịp thời bổ sung, thay thế những vị trí bị thiếu, yếu trong các cấp lãnh đạo của Đảng.

+ Mở các lớp Đảng viên mới lấy tên các anh hung CM của Đảng.

- Xây dựng nền VHCM khoa học dân tôc và đại chúng, chống lại những âm mưu đồng hoá, nô dịch.

3. Phát động khởi nghĩa từng phần và tổng khởi nghĩa CMT8- 1945:

a. Phát động khởi nghĩa từng phần:

* Căn cứ:

+ Lí luận Mác- Lênin về khởi nghĩa vũ trang : khởi nghĩa vũ trang muốn nổ ra giành thắng lợi thì phải có tình thế, thời cơ. Thời cơ vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan.

+ Căn cứ vào thực tiễn cuả CM nước ta : xuất phát từ điều kiện địa lí, truyền thống CM của nhân dân ta ở các địa phương, âm mưu chia để trị của bọn thực dân Pháp, phân bố LLCM và phản CM ở các địa phương không đều. Do đó thời cơ giành chính quyền ở các địa phương là không nhất loạt ngang nhau.

* Ý nghĩa

- Tạo tính chủ động cho LLCM ở các địa phương

- Tạo thế và lực cho CM để tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

* Nội dung:

- 12/3/1945 vớii chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta của Ủy ban thường vụ TW với nội dung:

+ mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân ta với Nhật và thực dân Pháp thì nay là mâu thuẫn của nhân nhân ta với phát xít Nhật ngày càng gay gắt, gây nạn đói đang diễn ra cướp đi sinh mạng của đồng bào ta mà nguyên nhân là do âm mưu của phát xít Nhật.

+ Thường vụ TW yêu cầu các địa phương chủ động lãnh đạo quần chúng cướp chính quyền khi có thời cơ.

+ Dấy lên cao trào kháng Nhật cứu nước, mở đầu bằng việc phát động phong trào phá kho thóc của Nhật để cứu đói cho đồng bào. Qua phong trào đó để vạch mặt bọn phát xít Nhật, nâng cao lòng căm thù cho nhân dân, nâng cao niềm tin vào CM, vào Mặt trận Việt minh và TW đảng. Qua đó, tăng cường LLCM do những người dân được cứu đói xung phong vào mặt trận việt minh, tình nguyện vào lực lượng giải phóng.

* Dự báo thời cơ CM của nước ta: thời cơ chỉ xuất hiện khi Nhật mất nước như Pháp vào năm 1940, khi CM Nhật bùng nổ, chính phủ nhật hoàng bị tiêu diệt, khi phát xít Nhật đại bại dưới phe Đồng minh. Nếu 1 trong 3 tình huống đó xuất hiện thì quân Nhật ở Đông Dương và chính phủ Trần Trọng Kim sẽ hoang mang cực độ. Đó là thời cơ ngàn năm có 1. cũng có thế quân Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương tấn công phát xít Nhật, nếu như vậy lực lượng việt minh phải đề cao cảnh giác, không được ra nghênh tiếp quân Đồng minh bởi kì thực chúng là các nước đế quốc.

FOTEER

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#chương