Chương III/ Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ(1945-1954).

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I/ Đảng lãnh đạo xây dựng và củng cố chính quyền

1. Hoàn cảnh lịch sử sau 1945

a. Khái quát tình hình thế giới

- Liên Xô và phe dân chủ đã đánh bại chủ nghĩa phát xít và cứu loài người thoát khỏi chiến tranh. Sau năm 1945, Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới.

- Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh ở Châu Á, Châu Phi và bắt đầu lan sang Châu Mĩ Latin.

- Phong trào công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản ở các nước tư bản đấu tranh đòi các mục tiêu dân sinh dân chủ và đòi cân bằng xã hội (tiêu biểu ở Đức, Pháp).

- Sau 1945, Chủ nghĩa Đế quốc tạm thời bị suy yếu do hậu quả của chiến tranh thế giới II:

+ Các nước phát xít (Đức, Ý, Nhật) là nhữg nc bại trận -> nền kinh tế bị tàn phá -> suy yếu về chính trị.

+ Anh, Pháp là các nước thắng trận nhưng cũng chịu hậu quả nặng nề từ chiến tranh.

+ Chỉ có Mĩ là nước duy nhất giàu mạnh lên về kinh tế, KHKT và quân sự.

b. Tình hình trong nước

• VN gặp phải nguy cơ của giặc ngoại xâm và các tổ chức phản động.

- Giặc ngoại xâm: theo Hội nghị Poxđam 7/1945, Hội nghị phân công các nước Đồng minh vào Đông Dương để giải giáp quân đội phát xít.

+ Miền Bắc: 20 vạn quân Tưởng tràn vào từ vĩ tuyến 16 trở ra với mục đích tiêu diệt và phá tan tổ chức Việt minh của ta, chống phá chính quyền Cách mạng vừa thành lập, giúp đỡ cho các tổ chức phản động lập ra chính phủ mới.

+ Miền Nam: quân đội của nước Anh và theo sau là quân Pháp tràn vào chiếm đóng từ vĩ tuyến 16 trở vào với mục đích thủ tiêu những thành quả cách mạng nhân dân ta vừa giành được, giúp đỡ thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Đông Dương lần thứ 2, ngăn chặn âm mưu mở rộng thế lực xuống Đông Nam Á và Châu Á của để quốc Mĩ.

Rạng sáng 23/9/1945, thực dân Pháp được sự giúp đỡ của quân Anh đã đánh chiếm Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ, mở đầu cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

 Sau 1945, trên lãnh thổ Việt Nam có 4 đế quốc: Anh, Pháp, Tưởng, Nhật đều có âm mưu chống phá chính quyền và xâm lược nước ta.

- Các tổ chức phản động: VN có xấp xỉ khoảng 24 tổ chức đảng phái phản động trong và ngoài nước, đặc biệt là VN quốc dân đảng (do Vũ Hồng Khanh cầm đầu) và VN Cách mạng đồng minh hội (Ng~ Hải Thần cầm đầu). Ngoài ra còn có đảng Đại Việt (Trương Tử Anh cầm đầu), đảng Đại Việt quốc xã (Ngô Đình Diệm).

• Gặp phải khó khăn về kinh tế & văn hõa xã hội.

- Kinh tế: xơ xác kiệt quệ

+ NN: Ruộng đất bỏ hoang, thiên tai -> nạn đói

+ CN: sx bị đình đốn, công nhân thất nghiệp, ngoại thương bế tắc, chỉ còn vài xí nghiệp do Pháp, Nhật để lại.

+ Tài chính: khánh kiệt, trống rỗng.

 Hạn chế CMT8 về ktế: ....

Quân Tưởng sau khi vào VN mang theo tiền quan kim làm rối loạn thị trường tiền tệ.

- Văn hõa xã hội: chịu hâuk quả nặng nề từ văn hóa thực dân phong kiến

2. Chủ trương - biện pháp của Đảng

a. Chủ trương của Đảng: t/h trong chỉ thị k/c kiến quốc của Ban thường vụ TWĐ 25/11/1945

- X/đ tính chất CMĐD: là cuộc CM giải phóng dân tộc bởi đất nước vẫn chưa đc giải phóng hoàn toàn.

- Kẻ thù chính of CMVN: Pháp

- Nhiệm vụ trước mắt:

+ Củng cố, giữ vững chính quyền

+ Chống thực dân xâm lược

+ Bài trừ nội phản

+ Cải thiện đời sống nhân dân

 Trong 4 nvụ trên, Đảng xác định "củng cố, giữ vững chính quyền" là nvụ trung tâm 1945 - 1946. (why? Có 2 cơ sở:

• Cơ sở lí luận: theo quan điểm of CN Mác - Lênin về NN: Chính quyền là vấn đề cơ bản of mọi cuộc CM. Nếu ko tự giác nhận thức đc vấn đề đó thì ko thể tham gia đc CM. Giành đc chính quyền đã khó song giữ chính quyền còn khó hơn.

- Lí do khẳng định chính quyền là vấn đề cơ bản of mọi cuộc CM:

+ Chính quyền là mục tiêu trực tiếp of các cuộc CM. VD: CMTS Anh, Pháp; CMVS Ngan đều có kết quả là ra đời NN mới.

+ Đây là cuộc đấu tranh 1 mất 1 còn giữa CM và phản CM.

- "Giành khó, giữ khó":

+ Giai cấp thống trị vẫn điên cuồng chống phá chính quyền mới thành lập.

+ Các thế lực thù địch câu kết chống phá chính quyền.

+ Do tâm lí chủ quan cũng như sự thiếu kinh nghiệm trong xây dựng và quản lí chính quyền of những nhà CM sau khi giành chính quyền.

• Cơ sở thực tiễn:

- Chính quyền vừa mới thành lập còn non yếu và gặp nhiều khó khăn

Non yếu:

+ Cơ cấu tổ chức chính quyền từ TW -> địa phương chưa đc củng cố & kiện toàn.

+ Các công cụ bảo vệ chính quyền chưa vững mạnh; quân đội, công an vẫn còn non yếu.

+ Chưa có kinh nghiệm trong xây dựng và quản lí chính quyền.

Khó khăn:

+ Là đối tượng tấn công of n' kẻ thù: 4 đế quốc và 24 Đảng phái.

+ Chưa đc thế giới công nhận

+ Còn nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội.

- Việc giành chính quyền trong CMT8 càng tương đối thuận lợi bao nhiêu thì việc giữ chính quyền sau CMT8 càng khó khăn bấy nhiêu. Vì vậy củng cố và giữ vững chính quyền là bảo vệ thành quả CMT8.

- Củng cố giữ vững chính quyền chính là sự phát triển cuộc CM giải phóng dân tộc sau 1945.

- Củng cố giữ vững chính quyền thực chất là điều kiện thực hiện thắng lợi ở các nhiệm vụ khác: chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân.

b. Biện pháp của Đảng

• Biện pháp về chính trị

- Bầu Quốc hội: 6/1/1946 cử tri cả nước đi bỏ phiếu bầu ra Quốc hội đầu tiền of nc VNDCCH với 333 đại biểu.

=> Ý nghĩa: + Việc bầu cử đại biểu quốc hội chống đc âm mưu chia rẽ đoàn kết dân tộc of kẻ thù.

+ Nâng cao uy tín of nc ta trên trường quốc tế và tạo ra cơ sở pháp lí để NN hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao, ktế, quân sự.

+ Góp phần nâng cao ý thức làm chủ of nhân dân.

- Ban hành Hiến pháp: + ngày 2/3/1946, Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên, thành lập văn bản dự thảo Hiến pháp.

+ ngày 9/11/1946, Quốc hội thông qua bản Hiến pháp đầu tiên of nc VNDCCH.

+ Ý nghĩa: Khẳng định tính hợp hiến, hợp pháp of NN ta & tạo ra 1 cơ sở pháp lí để NN quản lí ktế xã hội.

- Xây dựng chính phủ: Thành lập chính phủ liên hiệp lâm thời nagỳ 1/1/1946

- Xây dựng lực lượng CM:

+ Lực lượng vũ trang: thành lập lực lượng công an (19/8/1946 thành lập bộ công an); lực lượng quân đội (phát triển bộ đội, phát động phong trào Nam tiến); Hội liên hiệp quốc dân VN (Hội liên Việt); 1 số tổ chức ctrị-xhội (như tổng liên đoàn lao động); Đảng xã hội.

+ Mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc.

• Biện pháp về kinh tế xã hội

- Về kinh tế:

+ NN: CP ra 1 số sắc lệnh về giảm thuế và bãi bỏ 1 số loại thuế ko hợp lí; chia ruộng đất cho nông dân.

+ CN: khôi phục lại 1 số xí nghiệp do Pháp, Nhật để lại.

+ Tài chính: xây dựng quĩ độc lập, phát động tuần lễ vàng; 23/11/1946, Quốc hội quyết định phát hành tiền VN trong cả nc.

- Về văn hóa xã hội: phát động phong trào xóa nạn mù chữ và nâng cao trình độ dân trí.

• Đối phó với kẻ thù of CM

- Chủ trương tiến hành kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ

+ 23/9/1945, Pháp đã xâm lược Sài Gòn và cả Nam Bộ

+ Xứ ủy Nam Bộ chủ trương phát động nhân dân miền Nam đứng lên kháng chiến chống Pháp.

+ Kết quả: Sau 1 thời gian ngắn, nhân dân Nam Bộ đã đánh bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh of thực dân Pháp, buộc Pháp phải đánh lâu dài với VN. Cuộc đấu tranh ngoại giao Pháp - Việt Nam bắt đầu.

- Đảng chủ trương tạm hòa với Tưởng ở miền Bắc để tập trung kháng chiến chống Pháp ở miền Nam.

+ Lí do:

. Đảng xác định kẻ thù chủ yếu và nguy hiểm of CMVN trong lúc này là thực dân Pháp vì Pháp đã chính thức xâm lược Nam Bộ.

. Hòa với Tưởng, ta tránh đc phe Đồng minh câu kết để tiêu diệt CMVN.

. Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù: mâu thuẫn giữa 2 tập đoàn đế quốc: Mĩ, Tưởng >

. Nội bộ quân Tưởng đầy mâu thuẫn và có nhiều khó khăn.

+ Nội dung hòa: đưa ra sự nhân nhượng về quyền lợi

. Về chính trị: nhường 70 ghế trong Quốc hội cho Việt quốc, Việt cách mà ko qua bầu cử; nhường 4 ghế bộ trưởng: ngoại giao, canh nông, kinh tế, xã hội; chủ trưởng đưa Nguyễn Hải Thần làm phó chủ tịch chính phủ liên hiệp lâm thời.

. Về kinh tế: cung cấp lương thực thực phẩm cho quân Tưởng.

. Về quân sự: tránh xung đột quân sự với quân Tưởng.

+ Ý nghĩa:

. Hạn chế đc sự bắt tay giữa Pháp với Tưởng.

. Tập trung đc lực lượng để kháng chiến chống Pháp ở miền Nam.

. Tranh thủ thời gian để xây dựng lực lượng CM chuẩn bị kháng chiến.

- Tạm hòa với thực dân Pháp để đuổi nhanh quấn Tưởng về nc

+ Lí do:

. Quân Tưởng và Pháp đã kí hiệp ước Hoa Pháp tại Trùng Khánh - Trung Quốc 28/2/1946: quân Tưởng cho phép quân Pháp vào miền Bắc Đông Dương để thay thế quân Tưởng -> kẻ thù of CM ở miên Bắc là thực dân Pháp.

. CMTQ đang phát triển theo đà of sự thắng lợi of ĐCSTQ vì vậy quân Tưởng phải về nc để đối phó với lực lượng oí ĐCSTQ.

+ Nội dung hòa: thể hiện trong Hiệp định sợ bộ 6/3/1946

. Pháp công nhận nc VN là 1 quốc gia tự do, có chính phủ, quân đội & tài chính riêng nhưg nằm trong khối liên hiệp Pháp.

. VN cho phép 15000 quân Pháp vào thay thế quân Tưởng nhưng mỗi năm phái rút 1/5 số quân ra khỏi VN.

. 2 bên đình chiến quân sự để tiến tới 1 đàm phán chính thức.

+ Sau khi kí Hiệp định sơ bộ, Pháp vẫn ko chịu thực hiện đúng các điều ước đã kí kết với VN → Cuộc đấu tranh ngoại giao Pháp - Việt Nam vẫn tiếp tục:

. 19/4/1946: Hội nghị trù bị ở Đà Lạt thất bại

. T7/1946: Hội nghị Phôngtenblô thất bại

. 31/5/1946: Chuyến thăm of Chủ tịch HCM sang Pháp với mục đích: tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ og ĐCS Pháp; nói rõ với dư luận TG & dư luận Pháp thiện chí hòa bình of VN. Trc khi về nc, Bác đã kí Tạm ước 14/9.

II/ Đảng lãnh đạo toàn dân kháng chiến (1946-1954)

1. Đường lối kháng chiến chống Pháp of Đảng

Thể hiện qua 3 văn kiện: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến of chủ tịch HCM 19/12/1946; chỉ thị toàn dân kháng chiến 22/12/1946; Tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi" of đ/c Trường Chinh T1/1947.

• Mục tiêu kháng chiến: đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.

• Tính chất: Mang tính dân tộc, dân chủ mới.

• Nhiệm vụ: phải hoàn thành giải phóng dân tộc và củng cố chế độ dân chủ nhân dân

• Nội dung: kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, dựa vào sức mình là chính.

- Kháng chiến toàn dân: biết phát huy sức mạnh tổng hợp of khối đại đoàn kết dân tộc.

+ Lí do:

. Xuất phát từ quan điểm vai trò of quần chúng trong lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.

. Xuất phát từ truyền thống đoàn kết đánh giặc of dân tộc.

. Do tương quan lực lượng.

. Thực hiện kháng chiến toàn dân -> Lợi ích of mỗi người dân đều được thực hiện.

- Kháng chiến toàn diện: kháng chiến trên tất cả các mặt trận (chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự, ...)

+ Lí do:

. Thực dân Pháp cũng tiến hành cuộc chiến tranh ở VN 1 cách toàn diện trên tất cả các mặt trận.

. Xuất phát từ nhiệm vụ kiến quốc cũng tiến hành 1 cách toàn diện.

- Kháng chiến trường kì: kháng chiến lâu dài, chia thành nhiều giai đoạn & phải biết giành thắng lợi trong những giai đoạn quyết định, tránh tư tưởng nóng vội, chủ quan, duy ý chí, đốt cháy giai đoạn.

+ Lí do:

. Xuất phát từ âm mưu đánh nhanh thắng nhanh of thực dân Pháp.

. Xuất phát từ tương quan lực lượng: đánh lâu dài để có thời gian xây dựng và củng cố lực lượng Cm.

- Kháng chiến dựa vào sức mình là chính: biết phát huy sức mạnh nội lực of dân tộc, đồng thời biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

2. Đảng chỉ đạo kháng chiến (1946-1950)

a. Giai đoạn 1946-1947

• Cuộc đấu tranh ở thành Hà Nội

• Chiến dịch Việt Bắc -> thắng lợi

b. Giai đoạn 1948-1950: Đảng chủ trương mở chiến dịch biên giới 1950 nhằm giải phóng toàn bộ hành lang biên giới.

3. Đại hội II of Đảng và đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi

a. Đại hội II of Đảng

• Bối cảnh lịch sử

- Tình hình thế giới:

+ 1949, CMTQ thành công làm thay đổi so sánh lực lượng cách mạng trên thế giới.

+ Liên Xô và các nc XHCN đã hoàn thành việc khôi phục hậu quả sau chiến tranh.

+ Đế quốc Mĩ đã trực tiếp can thiệp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương.

- Tình hình trong nước:

+ Sau thắng lợi of chiến dịch Biên giới 1950, ta giữ thế chủ động trên chiến trường, đẩy Pháp vào thế bị động.

+ Xuất phát từ yêu cầu of cuộc kháng chiến, Đảng cần ra hoạt động công khai lãnh đạo cuộc kháng chiến.

+ Xuất phát từ yêu cầu cần phải tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo of Đảng từ khi ra đời đến nay.

 11-19/2/1951, Đại hội II diễn ra tại xã Vĩnh Quang huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#chương