CHƯƠNG III: TT HCM VỀ CNXH VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 11: TT HCM về bản chất và đặc trưng tổng quát của CNXH

* Quan niệm của HCM về CNXH ở VN:

  - Quan niệm tổng quát:  HCM coi CNXH, CN cộng sản:

        +  Là một chế độ XH hoàn chỉnh trong đó con người được phát triển toàn diện

        +  Là con đường giải phóng nhân loại và mang lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân

  - Trên một số mặt nào đó của CNXH ( chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế…)

  - Nhấn mạnh mục tiêu của CNXH

  - Xác định động lực xây dựng CNXH

 * Những đặc trưng tổng quát của CNXH ở VN.

  - Về chính trị:

         + Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ. Nhân dân lao động là chủ và làm chủ. “ chế độ XHCN và cộng sản CN là chế độ nhân dân lao động làm chủ”.

         + NN của dân, do dân và vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công nhân – nông dân – lao động trí óc do ĐCS lãnh đạo

        + CNXH là sự nghiệp của chính bản thân nhân dân, dựa vào sức mạnh của toàn dân để đưa lại quyền lợi cho nhân dân

- Về kinh tế:

       + Có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật

       + Có lực lượng SX hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu SX chủ yếu

       + Sức SX luôn phát triển, ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học, kĩ thuật để tạo ra năng suất lao động ngày càng cao.

       + Đối với vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.

- Về xã hội: đó là một chế độ XH:

       + Không còn áp bức, bóc lột, bất công

       + Thực hiện chế độ sở hữu XH về tư liệu SX

       + Thực hiện phân phối theo lao động

       + Được xây dựng theo nguyên tắc công bằng, hợp lí : “ Một XH bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải lao động và có quyền lao động, ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít thì hưởng ít, không làm không hưởng”.

- Về văn hóa, đạo đức: đó là một chế đọ XH

      + Phát triển cao về văn hóa và đạo đức

      + Có quan hệ XH lành mạnh, công bằng, bình đẳng

      + Không còn bóc lột, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và trí óc, giữa thành thị và nông thôn

      + Con đường được giải phóng về mọi mặt, có điều kiện

Câu 12: Quan điểm HCM về mục tiêu, động lực của CNXH ở VN

* Mục tiêu của CNXH:

     - Mục tiêu chung của CNXH

Là độc lập, tự do cho dân tộc hạnh phúc cho nhân dân, đó là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành

Cũng là lúc người cho rằng mục đích của CNXH là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trước hết là nhân dân lao động.

CNXH là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy đều được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động thì nghỉ…

Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất càng tăng, tinh thần càng tốt

     - Mục tiêu cụ thể của CNXH:

             + Mục tiêu chính trị: chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ, NN là của dân, do dân, vì dân.

            + Mục tiêu kinh tế: là nền kinh tế XHCN với công nông nghiệp hiện đại, khoa học kĩ thuật tiên tiến, cách bóc lột theo CNTB được dần xóa bỏ, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.

            + Mục tiêu văn hóa xã hội: Xóa bỏ nạn mù chữ, xây dựng, phát triển giáo dục nâng cao dân trí, xây dựng phát triển văn hóa nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, bài trừ mê tín dị đoan.Trước những mục tiêu trên Người đặt nhiệm vụ CM XHCN là đào tạo con người vì mục tiêu cao nhất, động lực quyết định nhất trong công cuộc xây dựng chính là con người…

* Động lực của CNXH

   Động lực của CNXH biểu hiện ở các phương diện: vật chất và tinh thần, nội sinh và ngoại sinh nhưng động lực quan trọng nhất và quyết định nhất là con người; là nhân dân lao động, nòng cốt là công – nông- trí thức.

   Động lực quan trọng nhất là con người. Người nhận thấy ở động lực này có sự kết hợp giữa cá nhân với xã hội và chỉ trong XHCN thì lợi ích của con người là được coi trọng nhất.

   Động lực kinh tế được HCM coi trọng: bao gồm phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh, giải phóng mọi năng lực sản xuất, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu có…

   Động lực văn hóa khoa học, giáo dục là những động lực tinh thần không thể thiếu của CNXH.

   Động lực bên ngoài là phải kết hợp được với sức mạnh của thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, CN yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của GCCN, sử dụng tốt thành quả khoa học- kĩ thuật thế giới..

Trong các yếu tố ngoại lực và nội lực, yếu tố nội lực đóng vai trò quyết định.

Câu 13: Thực chất, nhiệm vụ lịch sử trong thời kỳ quá độ lên CNXH

* Thực chất:

     - Đó là quá trình cải biến nền SX lạc hậu thành nền SX tiên tiến, hiện đại

     - Đó là cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp trên mọi lĩnh vực trong điều kiện mới.

* Nhiệm vụ:

     - Xây dựng cơ sở vật chaatsv à kỹ thuật cho CNXH, xây dựng các tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho CNXH.

     - Cải tạo XH cũ, xây dựng XH mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trong đó lấy xây dựng làm trọng tâm, làm nội dung cốt yếu nhất, chủ chốt, lâu dài.

* Bước vào thời kì quá độ, HCM lưu ý:

     - Đây là thời kỳ quá độ khó khăn, phức tạp. Thực sự là cuộc CM toàn diện làm đảo lộn mọi mặt của đời sống XH.

    - Đây là công việc mới mẻ nên phải vừa làm vừa học, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không chủ quan nóng vội.

    - Phải luôn cảnh giác chống lại âm mưu cản trở, chống phá các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

    - Phải xác định đúng bước đi và hình thức phù hợp cho sát với tình hình thực tế.

Câu 14 : Quan điểm của HCM về nội dung xây dựng CNXH ở nước ta trong thời kì quá độ

Công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta là một sự nghiệp CM mang tính toàn diện

     + Trong lĩnh vực chính trị:

        Nội dung quan trọng nhất là giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng phải luôn tự đổi mới và tự điều chỉnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu có hình thức tổ chức phù hợp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

       Củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên minh công nông và tri thức do ĐCS lãnh đạo

      +Trong lĩnh vực kinh tế:

        Bao gồm các mặt: Lực lượng SX, quan hệ SX, cơ chế quản lí kinh tế

       Cơ cấu nông công nghiệp, lấy NN làm mặt trận hàng đầu, củng cố hệ thống thương nghiệp làm cầu nối tốt các ngành SX XH, thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của nhân dân

         Kinh tế vùng lãnh thổ thì yêu cầu phát triển đồng đều giữa kinh tế đô thị và kinh tế nông thôn đặc biệt ở các vùng núi, hải đạo tạo điều kiện không ngừng cải thiện nâng cao đời sống của đồng bào, vừa đảm bảo an ninh quốc phòng cho đất nước.

         Chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kì quá độ lên CNXH.

       + Trong lĩnh vực văn hóa- xã hội

         Nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng con người mới, đề cao vai trò của văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật trong XH XHCN.

        Nâng cao dân trí, đào tạo và sử dụng nhân tài, khẳng định vai trò to lớn của văn hóa trong đời sống XH.

Câu 15: Nêu nguyên tắc, phương châm, bước đi và biện pháp của xây dựng XHCN ở nước ta.

a. Nguyên tắc và phương châm

* Nguyên tắc   - Quán triệt các nguyên lý cơ bản của CN Mác leenin, học tập kinh nghiệm của các nước anh em, nhưng không sao chép, giáo điều, máy móc

   - Xây dựng CNXH phải xuất phát từ điều kiện thực tế đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân.

* Phương châm

   - Xây dựng CNXH phải dần dần, thận trọng từng bước, nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, chống giáo điều, phải suy nghĩ để tìm ra cách làm phù hợp.

  - Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH nhưng không có nghĩa là làm bừa, làm ẩu, đốt cháy giai đoạn, chủ quan duy ý chí mà phải vững chắc phù hợp với thực tế.

b. Bước đi và biện pháp

* Bước đi

    - Dần dần, thận trọng từng bước, có bước ngắn, bước dài, tùy theo hoàn cảnh nhưng đi bước nào vững chắc bước đó, không chủ quan nóng vội.

    - Công nghiệp hóa CNXH là nhiệm vụ trọng tâm của cả thời kì quá độ.

* Biện pháp

HCM đã thực hiện một số biện pháp:

    - Cải tạo XH cũ, xây dựng XH mới, kết hợp cải tạo với xây dựng.

    -Kết hợp xây dựng và bảo vệ, tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền khác nhau.

    - Xây dựng XNXH phải có kế hoạch, biện pháp, quyết tâm: “ kế hoạch một, biện pháp mười, quyết tâm phải hai mươi, ba mươi”/

    - Xây dựng CNXH là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro