chuong12

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện

Pavlov đã tiến hành làm thí nghiệm thành lập PXCĐK tiết nước bọt ở chó với

các bước sau:

+ Bước 1: cho chó ăn, thức ăn chạm lưỡi, chó tiết ra nước bọt. 

 + Bước 2: bật đèn sáng, cho chó ăn. Bước này làm đi làm lại nhiều lần.

+ Bước 3: chỉ bật đèn, không cho ăn, nước bọt của chó vẫn tiết ra. Phản xạ tiết

nước bọt có tác động của ánh đèn là phản xạ có điều kiện. Cũng có thể thay ánh đèn bằng tiếng chuông, gõ nhịp...

Pavlov đã giải thích cơ chế thành lập PXCĐK bằng sự tạo ra đường liên hệ thần

kinh tạm thời giữa hai điểm cùng được hưng phấn trên vỏ đại não. Theo ông, mỗi một thụ quan, mỗi PXKĐK đều có một “điểm đại diện” của mình trên vỏ não, nên:

+ Khi cho chó ăn (bước 1), không chỉ có trung khu tiết nước bọt dưới vỏ (ở hành

tuỷ) được hưng phấn mà “điểm đại diện” của PXKĐK tiết nước bọt này ở trên vỏ não cũng được hưng phấn.

+ Khi kết hợp tác nhân kích thích có điều kiện (ánh đèn) với tác nhân kích thích

không điều kiện (thức ăn) thì trên vỏ não có 2 điểm cùng được hưng phấn là trung khu thị giác và điểm đại diện của PXKĐK tiết nước bọt.

+ Theo xu hướng lan toả của quá trình hoạt  động thần kinh, sau khi

xuất hiện, hưng phấn từ hai  điểm sẽ lan toả ra xung quanh dần dần tạo

thành một đường nối giữa 2 điểm gọi là đường liên hệ thần kinh tạm thời (=

đường mòn), do đó hưng phấn có thể truyền từ điểm này sang điểm khác dễ

dàng. Khi  đó, chỉ cần bật  đèn hưng phấn xuất hiện từ vùng thị giác sẽ

truyền sang điểm đại diện của phản xạ tiết nước bọt,  điểm này truyền lệnh

xuống hành tuỷ và nước bọt chảy ra, nghĩa là phản xạ có điều kiện đã được thành lập.

- Đường liên hệ này không phải qua một dây thần kinh cụ thể mà chỉ là một

đường liên lạc chức năng không ổn định, dễ dàng mất đi khi không được củng cố hoặc khi có điều kiện sống thay đổi, nên mới gọi là đường liên hệ thần kinh tạm thời. Tính tạm thời này rất quan trọng vì nó làm cho cơ thể linh hoạt trong các phản ứng với môi trường.

Khi nghiên cứu cơ chế thành lập PXCĐK, Pavlov thấy rằng: hai điểm trên hưng

phấn không  đồng  đều,  điểm  đại  điện của PXKĐK thường mạnh hơn nên nó có xu hướng thu hút hưng phấn từ các điểm khác về phía nó. Các kết quả nghiên cứu về điện não cũng cho thấy điểm đại điện của PXKĐK thường có biên độ hưng phấn cao hơn so với điểm phụ trách kích thích có điều kiện. 

Dựa vào sự thay  đổi  điện não  đồ, người ta có thể chia quá trình hình thành 

 PXCĐK ra làm 3 giai đoạn sau:

+ Giai đoạn trước lan toả: xuất hiện những thay đổi về biên độ, tần số các sóng

của điện não đồ, chứng tỏ hoạt tính của các noron vỏ não đã tăng lên. 

+ Giai đoạn lan toả: sự thay đổi hoạt động điện toả rộng ở các trung khu trên vỏ

và lan cả xuống các trung khu dưới vỏ.

+ Giai đoạn tập trung: sự thay đổi hoạt động điện sau một hồi lan toả sẽ thu hẹp

lại và tập trung vào điểm đại diện của PXKĐK, do đó phản xạ có tính chính xác.

Ngoài cách giải thích của Pavlov, đã có một số tác giả khác cũng giải thích cơ

chế thành lập PXCĐK theo các quan điểm khác nhau. Xu thế hiện nay cho rằng: thành lập PXCĐK là một loại hoạt  động phức tạp, trong  đó mối liên hệ giữa kích thích không điều kiện (KTKĐK) và kích thích có điều kiện (KTCĐK) được thực hiện ở mức độ tế bào hay mức độ phân tử và liên quan đến sự hình thành một loại axit nucleic liên hệ đó.

2. Điều kiện để thành lập phản xạ có điều kiện

Muốn thành lập được PXCĐK phải có các điều kiện sau:

+ Phải có phản xạ không điều kiện trước vì nó chính là cơ sở quan trọng của

PXCĐK. Ví dụ: muốn gây PXCĐK tiết nước bọt với tác nhân là ánh đèn thì phải xem khi cho ăn chó có tiết nước bọt hay không.

+ Phải có sự kết hợp nhiều lần giữa tác nhân kích thích có điều kiện và tác nhân

kích thích không điều kiện: số lần kết hợp này phụ thuộc vào cường độ và tính chất của tác nhân kích thích: khi cường độ của tác nhân củng cố (tác nhân KTKĐK) mạnh thì số lần kết hợp ít. Ví dụ: phối hợp bật đèn (tác nhân KTCĐK) và cho thức ăn (tác nhân củng cố) nhiều lần.

+ Kích thích có điều kiện phải vô quan (phải bình thường) không gây ảnh hưởng

gì lớn đến đời sống động vật. Ví dụ: ánh đèn đủ sáng, tiếng chuồng vừa phải, không gây giật mình cho động vật.

+ Kích thích có điều kiện phải tác động trước hoặc tác động đồng thời với kích

thích không điều kiện. Điều này làm cho trên vỏ não có 2 điểm cùng được hưng phấn. Thường thì trong quá trình thành lập PXCĐK, cho kích thích không điều kiện (thức ăn) tác động trước (bước 1) sau đó cho hai kích thích tác động đồng thời: bất đèn và cho thức ăn (bước 2).

+ Vỏ não phát nguyên vẹn về cấu tạo và bình thường về chức năng: vì đường liên

hệ thắn kinh tạm thời được tạo nên ở vỏ não. Những động vật hay người bị tổn thương vùng nào đó của não thì không thành lập được PXCĐK liên quan tới vùng đó. Khi vỏ não bị ức chế (buồn ngủ, mệt mỏi, thiếu O2 ngủ say) hoặc trong trạng thái bất bình thường (ngất, hôn mê) thì rất khó thành lập PXCĐK.

Phân loại phản xạ có điều kiện

Phản xạ có điều kiện có nhiều loại dưa vào các tiêu chuẩn khác nhau:

* Dựa vào PXKĐK thì có các PXCĐK sau:

+ PXCĐK ăn uống: phản xạ tiết nước bọt, tiết dịch tuỵ, dịch mật, phản xạ nhai,

nua.v.v.

+ PXCĐK tự vệ: phản xạ cúi đầu khi đi qua khung cửa thấp, tránh đường khi

nghe tiếng còi...

+ PXCĐK định hướng: nhằm xác định phương hướng của kích thích như phản

xạ quay đầu, vểnh tai, liếc mắt về phía có kích thích.

* Dựa vào tính chất của phản xạ thì có thể chia thành PXCĐK vận động, tim

mạch, hô hấp, bài tiết, trao đổi chất, miễn dịch...

* Dựa vào tính chất của tác nhân kích thích:

+ PXCĐK với tác nhân kích thích dưới ngưỡng: người mù tránh chướng ngại

vật.

+ PXCĐK dấu vết: thành lập trên dấu vết của tác nhân kích thích còn để lại trên

não.

+ PXCĐK với tác nhân kích thích thời gian. Đó là cơ sở để hình thành các nề

nếp trong sinh hoạt, học tập hàng ngày của con người. 

 + PXCĐK với thụ quan:

- PXCĐK với thụ quan ngoài: KTCĐK tác động vào các ngoại thụ quan.

- PXCĐK với thụ quan trong: KTCĐK tác động vào các nội thụ quan.

+ Phản xạ có điều kiện cấp cao:

- PXCĐK cấp 1: thành lập dựa trên PXKĐK.

- PXCĐK cấp 2: thành lập dựa trên PXCĐK cấp 1

- PXCĐK cấp 3: thành lập dựa trên PXCĐK cấp 2

- PXCĐK cấp 4: có thể được thành lập ở chó.

- Đối với người có thể thành lập PXCĐK cấp cao hơn: phản xạ sau không chỉ

dựa trên phản xạ trước mà nó còn dựa vào mối quan hệ phức tạp của nhiều phản xạ trước nữa. Vì thế khó có thể phân biệt hành động nào là phản xạ cấp mấy. 

5. Ứng dụng của phản xạ có điều kiện

PXCĐK đã được ứng dụng rộng rãi trong y học, học tập, chăn nuôi, thể dục, thể

thao, điều khiển học...

+ Ứng dụng trong chăn nuôi thú y:

- Huấn luyện con đực trong việc khai thác tinh trùng: Nhảy giá, phóng tinh hoặc

xuất tinh vào âm đạo giả.

- Thành lập PXCĐK trong chăn dắt bằng các hiệu lệnh như kẻng, còi... Ví dụ:

kẻng một hồi mở của chuồng cho  đàn bò ra bãi chăn, kẻng ba hồi lùa bò trở về

chuồng...

- Thành lập PXCĐK trong bữa ăn như có hiệu lệnh cho giờ ăn.

- Thành lập PXCĐK trong việc vắt sữa như vắt đúng giờ, cố định người vắt sữa

với các dụng cụ quen thuộc.

- Tạo các bản năng có lợi để đạt hiệu quả kinh tế cao. Ví dụ: dạy ong hút nhị hoa,

từ đó thúc đẩy sự giao phấn theo yêu cầu của trồng trọt. Nuôi ong trong một phòng kín cho hút nước đường, nước ngâm cánh hoa, nhị hoa của những cây cần giao phấn. Sau đó thả ong trên cánh đồng trồng thứ cây đó, đàn ong sẽ hút nhị hoa của cây đó, nhờ vậy dẫn đến năng suất cao của giao phấn. Muốn thụ phấn nhân tạo cho tha dưa chuột phải tốn đến 2400 ngày công. Dạy cho ong hút nhuỵ và thụ phấn cho cánh đồng dưa chuột thì không tốn công mà thu hoạch còn tăng. Mỗi  đàn ong  đã  được thành lập PXCĐK như trên có thể thay thế 150 người trong việc thụ phấn cho dưa chuột.

+ Ứng dụng trong đời sống:

- Học tập, làm việc đúng giờ tạo thành thói quen, nếp sống tốt sẽ tăng hiệu suất

mà ít tốn năng lượng.

- Tổ chức nghỉ ngơi hợp lý.

+ Ứng dụng trong y học: 

 - Chữa bệnh cục bộ bằng cách tác động lên toàn bộ cơ thể, kết hợp thành lập các

PXCĐK, điều chỉnh hoạt động của các cơ quan theo hướng có lợi cho sức khoẻ. - Tạo điều kiện yên tĩnh cho não bộ, giảm nhẹ các tác động ngoại cảnh đối với vỏ

não, từ đó sẽ tăng cường được ảnh hưởng của vỏ đại não đối với các bệnh bên trong như cao huyết áp, loét dạ dày...

- Chữa bệnh tâm thần bằng cách cho uống thuốc ngủ + nước ấm dần dần bệnh

nhân ngủ, sau chỉ cần cho uống nước ấm không cần dùng thuốc bệnh nhân vẫn ngủ.

+ Ứng dụng trong việc dạy thú làm xiếc, luyện chó trinh sát, phát hiện ma tuý,

luyện bồ câu đưa thư...

CÁC QUÁ TRÌNH ỨC CHẾ Ở VỎ NÃO

Hoạt động thần kinh bao gồm 2 quá trình: hưng phấn và ức chế.

+ Hưng phấn gây ra phản xạ.

+ Ức chế kìm hãm phản xạ.

Hai quá trình này tồn tại song song, liên quan mật thiết với nhau trong quá trình

hoạt động thần kinh nói chung và hoạt động của vỏ não nói riêng. Đó cũng là hai quá trình cơ bản trong hoạt động thần kinh cấp cao.

Dựa vào điều kiện sản sinh, ức chế được chia: ức chế ngoài và trong.

1. Ức chế không điều kiện (ức chế ngoài)

Nguyên nhân gây ra ức chế này nằm ngoài cung phản xạ, thường liên quan đến

sự xuất hiện một tiêu điểm mới hưng phấn mới, một phản xạ mới. 

a. Ức chế ngoại lai

Ức chế này xuất hiện khi có một kích thích mới lạ tác động đồng thời với tác

nhân gây PXCĐK làm cho phản xạ yếu đi hoặc mất hẳn.

Ví dụ: khi đang thành lập PXCĐK với ánh đèn ở chó mà lại đánh nhẹ vào chân

chó thì phản xạ bị ngừng lại: chó không tiết nước bọt nữa. Ức chế ngoại lai có nhiều trong đời sống hàng ngày của con người, chẳng hạn trong thi đấu thể thao: những điểm mới lạ về sân bãi, trọng tài, đối thủ, cổ động viên... đều là những ức chế ngoại lai ảnh hưởng đến thành tích thi đấu. Ức chế này chỉ xuất hiện khi tác nhân ngoại lai còn mới lạ, khi đã tác động nhiều lần thì không còn tác dụng nữa. Những PXCĐK mạnh hoặc  đã vững bền thường ít chịu ảnh hưởng của ức chế ngoại lai. Mức độ thể hiện của ức chế ngoại lai còn phụ thuộc vào trạng thái sinh lý, tâm lý của cơ thể, vào kiểu hình thần kinh: thần kinh vững, tư tưởng tập trung cao thì ức chế ngoại lai ít ảnh hưởng.

b. Ức chế vượt hạn

Ức chế này xuất hiện khi tác nhân khích thích vượt giới hạn về cường độ (quá

mạnh), về tần số (quá dồn dập), về thời gian (quá dài). 

 Ví dụ: Khi đang thành lập PXCĐK tiết nước bọt ở chó với tiếng kẻng nhè nhẹ,

thong thả, đột nhiên óc kẻng thật mạnh hoặc thật nhanh hoặc thật lâu thì phản xạ sẽ không thành. Ức chế vượt hạn phù hợp với quy luật: lượng đổi - chất đổi: khi số lượng kích thích tới một giới hạn nào đó thì chất đổi: hưng phấn chuyển thành ức chế. Bản thân nghìn luôn tồn tại một giới hạn về cường độ hưng phấn dưới tác dụng của kích thích: nếu kích thích vượt quá giới hạn thì hưng phấn trở thành ức chế. Vì vậy ức chế vượt hạn là một quá trình thần kinh mang tính bảo vệ nơron.

2. Ức chế có điều kiện (ức chế trong)

Nguyên nhân gây ra ức chế này nằm trong cung phản xạ, nó xuất hiện khi các

điều kiện thành lập PXCĐK bị phá vỡ.

a. Ức chế tắt dần (ức chế dập tắt)

Nếu PXCĐK đã được thành lập mà không được củng cố thì phản xạ đó sẽ tắt dần

và cuối cùng là mất hẳn (dập tắt).

Ví dụ: PXCĐK tiết nước bọt ở chó với ánh đèn đã được thành lập mà sau đó chỉ

bật đèn, không cho chó ăn (không củng cố) thì lượng nước bọt tiết ra ít dần và cuối

cùng là không tiết. Nguyên nhân chính là do không có tác nhân củng cố (thức ăn) nên tác nhân KTCĐK (ánh đèn) dần bị mất tác dụng. 

Tốc độ tắt dần của phản xạ phụ thuộc vào:

- Độ bền của PXCĐK: phản xạ bền vững thì khó dập tắt

- Kiểu thần kinh của động vật: thần kinh yếu ức chế dập tắt nhanh xuất hiện.

Ức chế dập tắt giúp động vật và người quên đi những phản xạ cũ, lỗi thời, không

còn ý nghĩa để thích nghi với điều kiện sống mới.

b. Ức chế chậm (ức chế trì hoãn)

Ức chế này xuất hiện khi khoảng cách về thời gian giữa KTCĐK và KTKĐK kéo

dài quá lâu (vài phút): KTCĐK tác động trước, sau đó một thời gian mới cho tác nhân củng cố (KTKĐK) tác động thì PXCĐK chậm được thành lập- xuất hiện ức chế chậm.Ví dụ: trong khi thành lập PXCĐK tiết nước bọt, sau khi bật đèn vài phút mới cho chó ăn. Sau này khi PXCĐK đã được thành lập, nếu bật đèn chó chưa tiết nước bọt ngay mà phải chờ vài phút nữa. Thời gian từ lúc bật đèn cho đến khi chó tiết nước bọt chính là thời gian ức chế có tác dụng.

Hiện tượng PXCĐK chậm được thành lập này là kết quả của sự phát triển ức chế

bên trong, làm cho tế bào vỏ não ở trạng thái ức chế trong thời gian từ lúc KTCĐK tác động cho đến khi có phản xạ.

Sự xuất hiện ức chế chậm phụ thuộc vào:

- Trạng thái vỏ não: tế bào vỏ não khoẻ dễ có ức chế chậm.

- Tính chất của phản xạ: phản xạ mạnh khó trì hoãn hơn phản xạ yếu. 

 - Thời gian: tăng dần thời gian trì hoãn để có ức chế chậm.

- Chủng loại: động vật và trẻ em ít có ức chế chậm so với người lớn.

Ức chế chậm làm cho phản xạ gây ra đúng lúc, giúp cơ thể dễ thích nghi với điều

kiện sống mới. Nó là cơ sở sinh lý của lòng kiên trì, bình tĩnh, của sự kiềm chế, giúp cơ thể định hướng tốt trong môi trường, chọn thời điểm, vị trí, cách thức phản xạ đạt hiệu quả cao.

c. Ức chế phân biệt

Là loại ức chế làm mất phản xạ với tác nhân gần giống với tác nhân có điều kiện,

giúp  đỡ cơ thể phân biệt  được các kích thích cùng thể loại gần giống nhau. Ví dụ:

thành lập PXCĐK tiết nước bọt ở chó với tiếng máy gõ nhịp 100 lần/phút. Lúc đầu, tiếng máy gõ nhịp 80 lần/ phút hay 120 lần/phút cũng đều gây được phản xạ. Sau đó nếu chỉ củng cố với nhịp 100 lần/phút thì phản xạ với 100 lần/phút được hình thành, với 2 loại nhịp kia thì không. Điều này chúng tỏ trung khu của PXCĐK nằm trên vỏ

não đã phân biệt được nhịp gõ 80, 100, 120 (một chậm hơn, một nhanh hơn).

Ức chế này là cơ sở của khả năng phân biệt. Động vật ở bậc thang tiến hoá càng

cao và người lớn càng có khả năng phân biệt tinh vi. Ức chế phân biệt giúp cơ thể

chọn đúng một kích thích trong số các kích thích gần giống nhau cùng tác động để trả lời (chọn đúng kích thích có lợi, loại bỏ các kích thích không cần thiết). 

d. Ức chế có điều kiện

Một kích thích lạ nào  đó nếu tác  động  đồng thời với KTCĐK thì nó cũng trở

thành KTCĐK và làm nên tổ hợp kích thích. Nếu không cho KTKĐK củng cố sau một số lần tổ hợp kích thích này sẽ làm xuất hiện ức chế có điều kiện. Ví dụ: sau khi thành lập PXCĐK tiết nước bọt với tiếng máy gõ nhịp, cứ mỗi lần gõ nhịp lại áp miếng kim loại lạnh vào da chó mà không cho chó ăn (không củng cô) thì ức chế xuất hiện và PXCĐK tiết nước bọt ít dần và rồi mất hẳn.

CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA THẦN KINH CẤP CAO

1. Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế

Bất cứ một kích thích nào khi đã gây một điểm hưng phấn trên vỏ não mà kéo dài

thì sớm hay muộn cũng sẽ chuyển dần sang ức chế. Nếu kích thích có ý nghĩa sinh tồn lớn hoặc được tác động đồng thời với nhiều kích thích khác nhau thì quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế có thể diễn ra nhanh chóng, nhưng thường trải qua giai đoạn chuyển tiếp.

Ví dụ: quá trình từ thức sang ngủ có 4 giai đoạn sau:

+ Giai đoạn san bằng: tất cả các kích thích dù mạnh hay yếu đều đem lại một

cường độ phản xạ như nhau.

+ Giai  đoạn trái ngược: kích thích mạnh gây ra phản ứng yếu, ngược lại kích

thích yếu lại có thể gây ra phản ứng mạnh.

+ Giai đoạn cực kỳ trái ngược: kích thích dương tính gây phản ứng âm tính, kích

thích âm tính lại gây ra phản xạ dương tính.

+ Giai đoạn ức chế hoàn toàn: mọi tác nhân kích thích có điều kiện đều không

gây được phản ứng, cơ thể hoàn toàn ngủ,say.

2. Quy luật lan toả và tập trung 

Quá trình hưng phấn hoặc ức chế khi đã xuất hiện ở một điểm nào đó trên vỏ não

có xu hướng lan toả từ điểm phát sinh ra những phần xung quanh đến một phạm vi nào đó lại được tập trung về điểm phát sinh.

Phạm vi và tốc độ lan toả, tập trung của hưng phấn hoặc ức chế tuỳ thuộc vào:

cường độ của hưng phấn hoặc ức chế, trạng thái của noron vỏ não, trạng thái cơ thể, kiểu loại thần kinh...

Khi PXCĐK mới được thành lập, động vật có thể trả lời với tất cả các kích thích

cùng loại với KTCĐK- đó là sự khuếch tán của hưng phấn. Khi có ức chế phân biệt, động vật chỉ phản ứng với kích thích có ý nghĩa quan trọng nhất - đó là sự tập trung của hưng phấn. 

 3. Quy luật cảm ứng qua lại

Khi có một điểm hưng phấn với cường độ mạnh thì các trung khu ở xung quanh

thường bị ức chế. Hoặc khi có một quá trình ức chế khá mạnh lại gây hưng phấn ở

xung quanh. Đó là hiện tượng cảm ứng đồng thời (cảm ứng không gian). 

Cũng có thể có một khu khi hưng phấn sẽ làm tăng quá trình ức chế tiếp sau và

ngược lại. Đó là hiện tượng cảm ứng nối tiếp (cảm ứng thời gian). Quá trình hưng

phấn làm tăng ức chế được gọi là cảm ứng âm tính, còn khi ức chế làm tăng hưng phấn được gọi là cảm ứng dương tính.

Hiện tượng cảm ứng:

- Chỉ xảy ra khi quá trình hưng phấn hay ức chế rất tập trung.

- Không đòi hỏi sự luyện tập nào, có thể biểu hiện ngay miễn là vỏ não có các

điểm tập trung của hưng phấn hay ức chế.

- Sẽ biến mất khi quá trình thần kinh mất tập trung.

4. Quy luật tương quan giữa cường độ kích thích và cường độ phản xạ 

Đối với hoạt động thần kinh cấp cao; trong trạng thái bình thường của vỏ não,

kích thích mạnh gây phản xạ mạnh, kích thích yếu gây phản xạ yếu. Quy luật này chỉ mang tính tương đối vì:

- Nếu kích thích quá yếu, dù có tăng kích thích lên nhưng vẫn dưới ngưỡng thì

vẫn không có một phản xạ nào.

- Nếu kích thích vượt ngưỡng, quá mạnh thì khi kích thích càng tăng thì cường

độ phản xạ sẽ càng giảm vì xuất hiện ức chế vượt hạn.

Khi vỏ não chuyển trạng thái từ hưng phấn sang ức chế hoặc ngược lại thì quy

luật tương quan cường độ bị vi phạm (thậm chí bị đảo lộn).

5. Quy luật về tính hệ thống trong hoạt động

Trong thực tế, các kích thích không tồn tại riêng rẽ mà chúng tạo thành một tổ

hợp kích thích đồng thời hoặc nối tiếp. Mỗi sự vật, sự việc là một tổ hợp kích thích, vì vậy muốn phản ánh trọn vẹn sự vật, các trung khu trên vỏ phải phối hợp với nhau để tập hợp các kích thích thành nhóm, thành bộ hoàn chỉnh. Hoạt động tổng hợp của vỏ não để tập hợp các kích thích được gọi là hoạt động theo hệ thống của đại não. Một trong những biểu hiện của quy luật này là định hình động lực - đó là một hệ

thống PXCĐK được lặp đi lặp lại theo một trình tự nhất định, theo một khoảng thời gian nhất định. Sau đó chỉ cần một phản xạ ban đầu diễn ra là toàn bộ các phản xạ kế theo cũng xảy ra liên tiếp vì vỏ não đã tập hợp các kích thích thành hệ thống hoàn chỉnh theo một trình tự nhất định.

Định hình động lực là cơ sở sinh lý của việc hình thành thói quen, kỹ năng, kỹ

xảo trong hoạt động, lao động. Thay đổi định hình động lực là thay đổi trình tự, thay đổi hoạt động của các trung 

 khu trên vỏ não để thành lập các PXCĐK mới. Vì thế thay đổi định hình động lực làm căng thẳng thần kinh, gây mệt nhọc... Tuy nhiên, điều kiện sống của động vật và người luôn biến động và đa dạng nên cần thiết phải thay đổi định hình. Nếu tính ổn định của định hình quá cao sẽ làm cản trở sự thích nghi của cơ thể, sự tiến hoá của sinh vật.

Giấc ngủ

Tầm quan trọng của giấc ngủ: giấc ngủ làm phục hồi khả năng làm việc của não

cùng như sức khoẻ nói chung của con người và động vật. Ngủ là nhu cầu cơ bản còn cần hơn  ăn, nhu cầu này  đối với người thay đổi tuỳ theo tuổi: trẻ sơ sinh ngủ 21h/ ngày, trẻ 3 tháng 19h/ngày, trẻ 1 năm: 13h/ngày, trẻ 7 tuổi: 11h/ngày, 15 tuổi: 9h/ ngày, 18 tuổi: 8h/ngày, đứng tuổi: 7h/ngày. 

Sự biến đổi cơ thể khi ngủ:

- Hoạt động của hệ thần kinh trung ương thay đổi: cảm giác, phản ứng đối với

ngoại cảnh giảm nhiều.

- Hoạt động của các cơ quan giảm 10-20%, máu dồn về não, gan, thận, nhịp hô

hấp giảm và đều hơn, thông khí giảm 20%, nhịp tim giảm 20%, huyết áp hạ 10%, sự lọc nước tiểu giảm 50%, sự tiết mồ hôi lại tăng lên.

Bản chất của giấc ngủ: lúc thức, cơ thể thực hiện sự trao  đổi chất, những sản 

 phẩm trung gian của TĐC khi đủ đậm đặc sẽ tác động lên hệ thần kinh và gây ra giấc ngủ. Khi ngủ, những sản phẩm đó đần bị thải loại, tác dụng của chúng yếu dần rồi mất hẳn và cơ thể bắt đầu tỉnh giấc.

Trung khu ngủ nằm ở giữa não giữa với não trung gian và trong tổ chức lưới.

Bản chất của giấc ngủ là sự lan toả của ức chế. Khi tế bào não bị mệt, ức chế có

xu hướng lan toả ra xung quanh, dần chiếm hết toàn bộ vỏ não rồi lan xuống các trung khu dưới vỏ làm xuất hiện giấc ngủ, nên phục hồi được khả năng hoạt động của vỏ não. Khi phục hồi gần như cũ, ức chế tan dần. Những yếu tố gây ức chế đều có thể gây buồn ngủ: tiếng động đều đều, âm thanh đơn điệu tác động liên tục...

Giấc mơ (chiêm bao)

Mơ là một trạng thái hoạt động đặc biệt của vỏ não khi người ta ngủ không say

(lúc mới ngủ, lúc sắp thức dậy).

Khi thức, mỗi ảnh hưởng của ngoại cảnh (các kích thích) đều để lại dấu vết trên

vỏ não, trong đó có cả những dấu vết mà ta không ý thức được. Khi ngủ không say, hưng phấn mạnh xuất hiện từ một điểm nào đó lan toả ra một số điểm khác không theo hệ thống nào cả và tạo thành nhưng hình ảnh kỳ quặc, hết sức vô lý. Trong mơ người ta suy nghĩ chủ yếu bằng hình ảnh nhất là hình ảnh thị giác và thiếu phê phán. Thần kinh căng thẳng, bệnh tật, đói khát, tư thế không thoải mái...hay tạo nên giấc mơ.

Bóng đè: cũng là một giấc mơ, nhưng trong đó các trung khu vận động ở trạng

thái ức chế thực sự còn một vài trung khu cảm giác lại được hưng phấn, nhưng không sao cử động được mặc dù chủ thể nhận thức được thế giới xung quanh khá rõ. Bị bóng đè do nhiều nguyên nhân như khi ngủ để tay lên trán, lên ngực, mệt mỏi, lo lắng, suy nhược cơ thể, bệnh tim...

Mộng du: cũng là một giấc mơ trong đó hầu như các trung khu cảm giác ở trạng

thái ức chế sâu chỉ có một số trung khu vận động hưng phấn, nên người mộng du dậy, đi lại, ra khỏi nhà (có khi trèo lên mái nhà) rồi lại về ngủ tiếp mà không hay biết gì.

3. Thôi miên

Thôi miên là hình thức ngủ đặc biệt, một giấc ngủ không hoàn toàn (không toàn

diện) chỉ có một số trung khu của vỏ não bị ức chế. Người bị thôi miên vẫn giữ mối liên hệ với người điều khiển thôi miên nhất là vùng cảm giác về âm thanh và vùng vận

động  được hưng phấn mạnh vì vậy người bị thôi miên thực thi các mệnh lệnh của

người điều khiển.

Có thể thôi miên bằng cách:

- Nhắc mãi những lời mô tả hiện tượng sinh lý dẫn đến giấc ngủ.

- Cho người bị thôi miên tập trung suy nghĩ nhìn lâu vào một vật sáng.

- Xoa, gãi nhẹ nhàng người bị thôi miên để đưa đến trạng thái ức chế ở một vài

trung khu và ức chế lan rộng tạo nên giấc ngủ thôi miên.

HỆ THỐNG TÍN HIỆU

1. Khái niệm

Ở người, ngoài hoạt động thần kinh cấp cao như ở động vật thì còn có một dạng

hoạt động đặc biệt của vỏ não được xây dựng trong quá trình lao động đó là ngôn ngữ

- gồm tiếng nói (ngôn phong) và chữ viết (văn phong).

Tín hiệu là một tác nhân kích thích nào đó đại diện cho một tác nhân kích thích

khác để gây ra một phản ứng nào đó.

Tín hiệu thứ nhất là tất cả các sự vật, hiện tượng khách quan và những thuộc tính

của chúng. Hệ thống tín hiệu thứ nhất là các tín hiệu thứ nhất cùng với các dấu vết của chúng trên vỏ não.

Hệ thống tín hiệu thứ hai là những kích thích ngôn ngữ cũng như đường liên hệ

thần kinh tạm thời trên vỏ não do loại kích thích này gây nên.

Vai trò của hệ thống tín hiệu thứ hai.

+ Ngôn ngữ làm tăng kích thích có điều kiện cả về số lượng và chất lượng.

+ Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp chủ yếu của con người với nhau, giúp truyền đạt

tri thức, kiến thức, kinh nghiệm từ đời này sang đời khác, từ nơi nọ đến nơi kia.

+ Ngôn ngữ giúp con người khái quát hoá, trừu tượng hoá những sự vật hiện

tượng riêng rẽ thành khái niệm chung, nó là công cụ của mọi khoa học.  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#vuvandoan