chuong12slnvdv

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.     Khái nim v phn x 

Năm 1640, Decart (nhà tự nhiên học người Pháp) là người đầu tiên nêu lên khái

niệm phản xạ. Theo ông, phản xạ là phản ứng của cơ thể đối với các kích thích tác

động vào “linh khí” của động vật là là sự phản chiếu của cảm giác thành vận động.

2. Cung phn x

Một phản xạ muốn được thực hiện phải có các cơ quan, bộ phận sau đây: cơ quan

nhận cảm, bộ phận dẫn truyền hướng tâm, cơ quan thần kinh trung ương bộ phận dẫn

truyền ly hướng tâm và cơ quan thừa hành (hiệu ứng), toàn bộ làm thành một cung

phản xạ.

Cung phản xạ là con đường lan truyền luồng đường thần kinh từ cơ quan thụ cảm

đến cơ quan thừa hành. Một cung phản xạ bao gồm:

+ Cơ quan cảm nhận: đó là những tế bào cảm giác tiếp nhận tác động của các

kích thích, biến tác động thành xung (luồng) thần kinh cảm giác. Mỗi cơ quan thụ cảm

(cảm giác) chỉ có khả năng tiếp nhận một loại kích thích nhất định trong một giới hạn

nhất định. Ví dụ: tai chỉ có thể tiếp nhận cảm giác về âm thanh.

+ Bộ phận dẫn truyền hướng tâm: có nhiệm vụ truyền luồng thần kinh cảm giác

từ cơ quan thụ cảm về đến trung ương thần kinh. Những sợi trục của tế bào cảm giác

làm nhiệm vụ này được gọi là dây thần kinh cảm giác. Vì hướng dẫn truyền là từ ngoại

biên về trung tâm nên dây này còn được gọi là dây thần kinh hướng tâm.

+ Trung  ương thần kinh: gồm các trung khu (căn cứ) thần kinh dưới vỏ (tuỷ

sống, ở thân não), các trung khu trên vỏ (ở vỏ bán cầu đại não) có nhiệm vụ tổng hợp,

phân tích, xử lý các xung thần kinh để có thể đưa ra các mệnh lệnh phản ứng thích hợp

ở tại các trung khu đó.

+ Bộ phận dẫn truyền ly tâm: có nhiệm vụ dẫn truyền xung thần kinh vận động

đi từ tế bào vận động của các trung khu đến cơ quan thừa hành. Những sợi trục của các

tế bào vận động làm nhiệm vụ này dược gọi là dây thần kinh vận động. Vì hướng dẫn

truyền là từ trung tâm ra ngoại biên nên dây này còn được gọi là dây thần kinh ly tâm.

+ Cơ quan thừa hành (hiệu  ứng): thực hiện các mệnh lệnh của các trung khu

bằng các phản xạ thích hợp: co, giãn cơ, tiết dịch...

1. Cơ chế thành lp phn x có điu kin

Pavlov đã tiến hành làm thí nghiệm thành lập PXCĐK tiết nước bọt ở chó với

các bước sau:

+ Bước 1: cho chó ăn, thức ăn chạm lưỡi, chó tiết ra nước bọt.

+ Bước 2: bật đèn sáng, cho chó ăn. Bước này làm đi làm lại nhiều lần.

+ Bước 3: chỉ bật đèn, không cho ăn, nước bọt của chó vẫn tiết ra. Phản xạ tiết

nước bọt có tác động của ánh đèn là phản xạ có điều kiện. Cũng có thể thay ánh đèn

bằng tiếng chuông, gõ nhịp...

Pavlov đã giải thích cơ chế thành lập PXCĐK bằng sự tạo ra đường liên hệ thần

kinh tạm thời giữa hai điểm cùng được hưng phấn trên vỏ đại não. Theo ông, mỗi một

thụ quan, mỗi PXKĐK đều có một “điểm đại diện” của mình trên vỏ não, nên:

+ Khi cho chó ăn (bước 1), không chỉ có trung khu tiết nước bọt dưới vỏ (ở hành

tuỷ) được hưng phấn mà “điểm đại diện” của PXKĐK tiết nước bọt này ở trên vỏ não

cũng được hưng phấn.

+ Khi kết hợp tác nhân kích thích có điều kiện (ánh đèn) với tác nhân kích thích

không điều kiện (thức ăn) thì trên vỏ não có 2 điểm cùng được hưng phấn là trung khu

thị giác và điểm đại diện của PXKĐK tiết nước bọt.

+ Theo xu hướng lan toả của quá trình hoạt  động thần kinh, sau khi

xuất hiện, hưng phấn từ hai  điểm sẽ lan toả ra xung quanh dần dần tạo

thành một đường nối giữa 2 điểm gọi là đường liên hệ thần kinh tạm thời (=đường mòn), do đó hưng phấn có thể truyền từ điểm này sang điểm khác dễ

dàng. Khi  đó, chỉ cần bật  đèn hưng phấn xuất hiện từ vùng thị giác sẽ

truyền sang điểm đại diện của phản xạ tiết nước bọt,  điểm này truyền lệnh

xuống hành tuỷ và nước bọt chảy ra, nghĩa là phản xạ có điều kiện đã được thành lập.

- Đường liên hệ này không phải qua một dây thần kinh cụ thể mà chỉ là một

đường liên lạc chức năng không ổn định, dễ dàng mất đi khi không được củng cố hoặc

khi có điều kiện sống thay đổi, nên mới gọi là đường liên hệ thần kinh tạm thời. Tính

tạm thời này rất quan trọng vì nó làm cho cơ thể linh hoạt trong các phản ứng với môi

trường.

Khi nghiên cứu cơ chế thành lập PXCĐK, Pavlov thấy rằng: hai điểm trên hưng

phấn không  đồng  đều,  điểm  đại  điện của PXKĐK thường mạnh hơn nên nó có xu

hướng thu hút hưng phấn từ các điểm khác về phía nó. Các kết quả nghiên cứu về điện

não cũng cho thấy điểm đại điện của PXKĐK thường có biên độ hưng phấn cao hơn so

với điểm phụ trách kích thích có điều kiện. 

Dựa vào sự thay  đổi  điện não  đồ, người ta có thể chia quá trình hình thành

PXCĐK ra làm 3 giai đoạn sau:

+ Giai đoạn trước lan toả: xuất hiện những thay đổi về biên độ, tần số các sóng

của điện não đồ, chứng tỏ hoạt tính của các noron vỏ não đã tăng lên. 

+ Giai đoạn lan toả: sự thay đổi hoạt động điện toả rộng ở các trung khu trên vỏ

và lan cả xuống các trung khu dưới vỏ.

+ Giai đoạn tập trung: sự thay đổi hoạt động điện sau một hồi lan toả sẽ thu hẹp

lại và tập trung vào điểm đại diện của PXKĐK, do đó phản xạ có tính chính xác.

Ngoài cách giải thích của Pavlov, đã có một số tác giả khác cũng giải thích cơ

chế thành lập PXCĐK theo các quan điểm khác nhau. Xu thế hiện nay cho rằng: thành

lập PXCĐK là một loại hoạt  động phức tạp, trong  đó mối liên hệ giữa kích thích

không điều kiện (KTKĐK) và kích thích có điều kiện (KTCĐK) được thực hiện ở mức

độ tế bào hay mức độ phân tử và liên quan đến sự hình thành một loại axit nucleic

mới. Kết quả là tổng hợp được những phân tử protein mới lưu giữ thông tin về mối

liên hệ đó.

2. Điu kin đ thành lp phn x có điu kin

Muốn thành lập được PXCĐK phải có các điều kiện sau:

+ Phải có phản xạ không điều kiện trước vì nó chính là cơ sở quan trọng của

PXCĐK. Ví dụ: muốn gây PXCĐK tiết nước bọt với tác nhân là ánh đèn thì phải xem

khi cho ăn chó có tiết nước bọt hay không.

+ Phải có sự kết hợp nhiều lần giữa tác nhân kích thích có điều kiện và tác nhân

kích thích không điều kiện: số lần kết hợp này phụ thuộc vào cường độ và tính chất

của tác nhân kích thích: khi cường độ của tác nhân củng cố (tác nhân KTKĐK) mạnh

thì số lần kết hợp ít. Ví dụ: phối hợp bật đèn (tác nhân KTCĐK) và cho thức ăn (tác

nhân củng cố) nhiều lần.

+ Kích thích có điều kiện phải vô quan (phải bình thường) không gây ảnh hưởng

gì lớn đến đời sống động vật. Ví dụ: ánh đèn đủ sáng, tiếng chuồng vừa phải, không

gây giật mình cho động vật.

+ Kích thích có điều kiện phải tác động trước hoặc tác động đồng thời với kích

thích không điều kiện. Điều này làm cho trên vỏ não có 2 điểm cùng được hưng phấn.

Thường thì trong quá trình thành lập PXCĐK, cho kích thích không điều kiện (thức

ăn) tác động trước (bước 1) sau đó cho hai kích thích tác động đồng thời: bất đèn và

cho thức ăn (bước 2).

+ Vỏ não phát nguyên vẹn về cấu tạo và bình thường về chức năng: vì đường liên

hệ thắn kinh tạm thời được tạo nên ở vỏ não. Những động vật hay người bị tổn thương

vùng nào đó của não thì không thành lập được PXCĐK liên quan tới vùng đó. Khi vỏ

não bịức chế (buồn ngủ, mệt mỏi, thiếu O2 ngủ say) hoặc trong trạng thái bất bình

thường (ngất, hôn mê) thì rất khó thành lập PXCĐK.

2.     Đc đim ca PXCĐK và PXKĐK

Phản xạ có điều kiện có những đặc điểm khác hẳn với PXKĐK, cụ thể: 

+ Tính chất: PXCĐK mang tính cá thể: được hình thành trong đời sống cá thể,

do học tập mà có (nên còn gọi là tính tập nhiễm), còn PXKĐK có tính bẩm sinh di

truyền: đứa trẻ nào sinh ra cũng biết khóc, con gà nào cũng biết tìm ổ, đẻ trứng... còn

phản xạ tiết nước bọt với ánh đèn chỉ có ở những con chó đã được huấn luyện.

+ Độ bền: PXCĐK có độ không bền vững, rất dễ mất đi nếu không được củng

cố. Vì vậy các PXCĐK khi đã được thành lập muốn chúng vững bền, khó mất thì phải

tăng cường củng cố (học tập là phải văn ôn, võ luyện). PXKĐK thì rất bền vững:

chanh chua vào miệng là tiết nước bọt, vật lạ ngoáy vào họng là buồn nôn.

+ Tác nhân thành lập: PĐK có thể thành lập với tác nhân bất kỳ: với bất cứ sự

biến đổi nào của môi trường, như có thể gây phản xạ tiết nước bọt với tác nhân là ánh

đèn, tiếng chuông, mùi thơm... Trong khi PXKĐK đòi hỏi tác nhân phải thích ứng:

thức ăn chạm lưỡi mới tiết nước bọt, tay chạm lửa mới rút lại... 

+ Báo hiệu: PXCĐK báo hiệu gián tiếp tác nhân gây phản xạ: chó tiết nước bọt

khi bật đèn vì ánh đèn gián tiếp báo hiệu thức ăn. Còn PXKĐK báo hiệu trực tiếp tác

nhân kích thích: động vật nào cũng tiết nước bọt khi thức ăn trực tiếp chạm vào lưỡi.

+ Vị trí của trung khu phản xạ: PXCĐK nằm ở phần cao nhất của hệ thần kinh đó

là các căn cứ trên vỏ não còn trung khu của PXKĐK nằm ở dưới vỏ não: căn cứ dưới

vỏở tuỷ sống và thân não (hành tuỷ, cầu não, não giữa, não trung gian). 

4. Phân loi phn x có điu kin

Phản xạ có điều kiện có nhiều loại dưa vào các tiêu chuẩn khác nhau:

* Dựa vào PXKĐK thì có các PXCĐK sau:

+ PXCĐK ăn uống: phản xạ tiết nước bọt, tiết dịch tuỵ, dịch mật, phản xạ nhai,

nua.v.v.

+ PXCĐK tự vệ: phản xạ cúi đầu khi đi qua khung cửa thấp, tránh đường khi

nghe tiếng còi...

+ PXCĐK định hướng: nhằm xác định phương hướng của kích thích như phản

xạ quay đầu, vểnh tai, liếc mắt về phía có kích thích.

* Dựa vào tính chất của phản xạ thì có thể chia thành PXCĐK vận động, tim

mạch, hô hấp, bài tiết, trao đổi chất, miễn dịch...

* Dựa vào tính chất của tác nhân kích thích:

+ PXCĐK với tác nhân kích thích dưới ngưỡng: người mù tránh chướng ngại

vật.

+ PXCĐK dấu vết: thành lập trên dấu vết của tác nhân kích thích còn để lại trên

não.

+ PXCĐK với tác nhân kích thích thời gian. Đó là cơ sở để hình thành các nề

nếp trong sinh hoạt, học tập hàng ngày của con người.

+ PXCĐK với thụ quan:

- PXCĐK với thụ quan ngoài: KTCĐK tác động vào các ngoại thụ quan.

- PXCĐK với thụ quan trong: KTCĐK tác động vào các nội thụ quan.

+ Phản xạ có điều kiện cấp cao:

- PXCĐK cấp 1: thành lập dựa trên PXKĐK.

- PXCĐK cấp 2: thành lập dựa trên PXCĐK cấp 1

- PXCĐK cấp 3: thành lập dựa trên PXCĐK cấp 2

- PXCĐK cấp 4: có thể được thành lập ở chó.

- Đối với người có thể thành lập PXCĐK cấp cao hơn: phản xạ sau không chỉ

dựa trên phản xạ trước mà nó còn dựa vào mối quan hệ phức tạp của nhiều phản xạ

trước nữa. Vì thế khó có thể phân biệt hành động nào là phản xạ cấp mấy. 

5. ng dng ca phn x có điu kin

PXCĐK đã được ứng dụng rộng rãi trong y học, học tập, chăn nuôi, thể dục, thể

thao, điều khiển học...

+ Ứng dụng trong chăn nuôi thú y:

- Huấn luyện con đực trong việc khai thác tinh trùng: Nhảy giá, phóng tinh hoặc

xuất tinh vào âm đạo giả.

- Thành lập PXCĐK trong chăn dắt bằng các hiệu lệnh như kẻng, còi... Ví dụ:

kẻng một hồi mở của chuồng cho  đàn bò ra bãi chăn, kẻng ba hồi lùa bò trở về

chuồng...

- Thành lập PXCĐK trong bữa ăn như có hiệu lệnh cho giờ ăn.

- Thành lập PXCĐK trong việc vắt sữa như vắt đúng giờ, cố định người vắt sữa

với các dụng cụ quen thuộc.

- Tạo các bản năng có lợi để đạt hiệu quả kinh tế cao. Ví dụ: dạy ong hút nhị hoa,

+ Ứng dụng trong đời sống:

- Học tập, làm việc đúng giờ tạo thành thói quen, nếp sống tốt sẽ tăng hiệu suất

mà ít tốn năng lượng.

- Tổ chức nghỉ ngơi hợp lý.

+ Ứng dụng trong y học:

CÁC QUÁ TRÌNH C CH V NÃO

1. Ức chế không điều kiện (ức chế ngoài)

Nguyên nhân gây ra ức chế này nằm ngoài cung phản xạ, thường liên quan đến

sự xuất hiện một tiêu điểm mới hưng phấn mới, một phản xạ mới. 

a. Ức chế ngoại lai

Ức chế này xuất hiện khi có một kích thích mới lạ tác động đồng thời với tác

nhân gây PXCĐK làm cho phản xạ yếu đi hoặc mất hẳn.

Ức chế này chỉ xuất hiện khi tác nhân ngoại lai còn mới lạ, khi đã tác động nhiều

lần thì không còn tác dụng nữa. Những PXCĐK mạnh hoặc  đã vững bền thường ít

chịu ảnh hưởng của ức chế ngoại lai.

Mức độ thể hiện của ức chế ngoại lai còn phụ thuộc vào trạng thái sinh lý, tâm lý

của cơ thể, vào kiểu hình thần kinh: thần kinh vững, tư tưởng tập trung cao thì ức chế

ngoại lai ít ảnh hưởng.

b. Ức chế vượt hạn

Ức chế này xuất hiện khi tác nhân khích thích vượt giới hạn về cường độ (quá

mạnh), về tần số (quá dồn dập), về thời gian (quá dài).

Ức chế vượt hạn phù hợp với quy luật: lượng đổi - chất đổi: khi số lượng kích

thích tới một giới hạn nào đó thì chất đổi: hưng phấn chuyển thành ức chế. Bản thân

nghìn luôn tồn tại một giới hạn về cường độ hưng phấn dưới tác dụng của kích thích:

nếu kích thích vượt quá giới hạn thì hưng phấn trở thành ức chế. Vì vậy ức chế vượt

hạn là một quá trình thần kinh mang tính bảo vệ nơron.

2. Ức chế có điều kiện (ức chế trong)

Nguyên nhân gây ra ức chế này nằm trong cung phản xạ, nó xuất hiện khi các

điều kiện thành lập PXCĐK bị phá vỡ.

a. Ức chế tắt dần (ức chế dập tắt)

Nếu PXCĐK đã được thành lập mà không được củng cố thì phản xạ đó sẽ tắt dần

và cuối cùng là mất hẳn (dập tắt).

Tốc độ tắt dần của phản xạ phụ thuộc vào:

- Độ bền của PXCĐK: phản xạ bền vững thì khó dập tắt

- Kiểu thần kinh của động vật: thần kinh yếu ức chế dập tắt nhanh xuất hiện.

Ức chế dập tắt giúp động vật và người quên đi những phản xạ cũ, lỗi thời, không

còn ý nghĩa để thích nghi với điều kiện sống mới.

b. Ức chế chậm (ức chế trì hoãn)

Ức chế này xuất hiện khi khoảng cách về thời gian giữa KTCĐK và KTKĐK kéo

dài quá lâu (vài phút): KTCĐK tác động trước, sau đó một thời gian mới cho tác nhân

củng cố (KTKĐK) tác động thì PXCĐK chậm được thành lập- xuất hiện ức chế chậm.

Hiện tượng PXCĐK chậm được thành lập này là kết quả của sự phát triển ức chế

bên trong, làm cho tế bào vỏ não ở trạng thái ức chế trong thời gian từ lúc KTCĐK tác

động cho đến khi có phản xạ.

Sự xuất hiện ức chế chậm phụ thuộc vào:

- Trạng thái vỏ não: tế bào vỏ não khoẻ dễ có ức chế chậm.

- Tính chất của phản xạ: phản xạ mạnh khó trì hoãn hơn phản xạ yếu.

- Thời gian: tăng dần thời gian trì hoãn để có ức chế chậm.

- Chủng loại: động vật và trẻ em ít có ức chế chậm so với người lớn.

Ức chế chậm làm cho phản xạ gây ra đúng lúc, giúp cơ thể dễ thích nghi với điều

kiện sống mới. Nó là cơ sở sinh lý của lòng kiên trì, bình tĩnh, của sự kiềm chế, giúp

cơ thể định hướng tốt trong môi trường, chọn thời điểm, vị trí, cách thức phản xạ đạt

hiệu quả cao.

c. Ức chế phân biệt

Là loại ức chế làm mất phản xạ với tác nhân gần giống với tác nhân có điều kiện,

giúp  đỡ cơ thể phân biệt  được các kích thích cùng thể loại gần giống nhau. Ví dụ:

thành lập PXCĐK tiết nước bọt ở chó với tiếng máy gõ nhịp 100 lần/phút. Lúc đầu,

tiếng máy gõ nhịp 80 lần/ phút hay 120 lần/phút cũng đều gây được phản xạ. Sau đó

nếu chỉ củng cố với nhịp 100 lần/phút thì phản xạ với 100 lần/phút được hình thành,

với 2 loại nhịp kia thì không. Điều này chúng tỏ trung khu của PXCĐK nằm trên vỏ

não đã phân biệt được nhịp gõ 80, 100, 120 (một chậm hơn, một nhanh hơn).

Ức chế này là cơ sở của khả năng phân biệt. Động vật ở bậc thang tiến hoá càng

cao và người lớn càng có khả năng phân biệt tinh vi. Ức chế phân biệt giúp cơ thể

chọn đúng một kích thích trong số các kích thích gần giống nhau cùng tác động để trả

lời (chọn đúng kích thích có lợi, loại bỏ các kích thích không cần thiết). 

d. Ức chế có điều kiện

Một kích thích lạ nào  đó nếu tác  động  đồng thời với KTCĐK thì nó cũng trở

thành KTCĐK và làm nên tổ hợp kích thích. Nếu không cho KTKĐK củng cố sau một

số lần tổ hợp kích thích này sẽ làm xuất hiện ức chế có điều kiện. Ví dụ: sau khi thành

lập PXCĐK tiết nước bọt với tiếng máy gõ nhịp, cứ mỗi lần gõ nhịp lại áp miếng kim

loại lạnh vào da chó mà không cho chó ăn (không củng cô) thì ức chế xuất hiện và

PXCĐK tiết nước bọt ít dần và rồi mất hẳn. 

Ức chế có vai trò quan trọng đối với đời sống của động vật và con người: phân

biệt được các kích thích để loại bỏ những kích thích không cần thiết, chỉ phản ứng với

các kích thích có lợi. Điều đó giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng và dễ dàng thích nghi

với sự thay đổi của ngoại cảnh.

Ức chế còn là cơ sở sinh lý của tính kiên trì, bình tĩnh, kiềm chế, sự so sánh của

mọi kỹ năng, kỹ sao của con người.

IV. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA THẦN KINH CẤP CAO

1.      Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế

Bất cứ một kích thích nào khi đã gây một điểm hưng phấn trên vỏ não mà kéo dài

thì sớm hay muộn cũng sẽ chuyển dần sang ức chế. Nếu kích thích có ý nghĩa sinh tồn lớn hoặc được tác động đồng thời với nhiều kích thích khác nhau thì quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế có thể diễn ra nhanh chóng, nhưng thường trải qua giai đoạn chuyển tiếp.

              2. Quy luật lan toả và tập trung 

Quá trình hưng phấn hoặc ức chế khi đã xuất hiện ở một điểm nào đó trên vỏ não

có xu hướng lan toả từ điểm phát sinh ra những phần xung quanh đến một phạm vi nào đó lại được tập trung về điểm phát sinh.

Phạm vi và tốc độ lan toả, tập trung của hưng phấn hoặc ức chế tuỳ thuộc vào:

cường độ của hưng phấn hoặc ức chế, trạng thái của noron vỏ não, trạng thái cơ thể, kiểu loại thần kinh...

Khi PXCĐK mới được thành lập, động vật có thể trả lời với tất cả các kích thích

cùng loại với KTCĐK- đó là sự khuếch tán của hưng phấn. Khi có ức chế phân biệt,

động vật chỉ phản ứng với kích thích có ý nghĩa quan trọng nhất - đó là sự tập trung

của hưng phấn.

            3. Quy luật cảm ứng qua lại

Khi có một điểm hưng phấn với cường độ mạnh thì các trung khu ở xung quanh

thường bịức chế. Hoặc khi có một quá trình ức chế khá mạnh lại gây hưng phấn ở

xung quanh. Đó là hiện tượng cảm ứng đồng thời (cảm ứng không gian). 

Cũng có thể có một khu khi hưng phấn sẽ làm tăng quá trình ức chế tiếp sau và

ngược lại. Đó là hiện tượng cảm ứng nối tiếp (cảm ứng thời gian). Quá trình hưng

phấn làm tăng ức chế được gọi là cảm ứng âm tính, còn khi ức chế làm tăng hưng phấn

được gọi là cảm ứng dương tính.

Hiện tượng cảm ứng:

- Chỉ xảy ra khi quá trình hưng phấn hay ức chế rất tập trung.

- Không đòi hỏi sự luyện tập nào, có thể biểu hiện ngay miễn là vỏ não có các

điểm tập trung của hưng phấn hay ức chế.

- Sẽ biến mất khi quá trình thần kinh mất tập trung.

             4. Quy luật tương quan giữa cường độ kích thích và cường độ phản xạ 

Đối với hoạt động thần kinh cấp cao; trong trạng thái bình thường của vỏ não,

kích thích mạnh gây phản xạ mạnh, kích thích yếu gây phản xạ yếu. Quy luật này chỉ mang tính tương đối

         5. Quy luật về tính hệ thống trong hoạt động

Trong thực tế, các kích thích không tồn tại riêng rẽ mà chúng tạo thành một tổ

hợp kích thích đồng thời hoặc nối tiếp. Mỗi sự vật, sự việc là một tổ hợp kích thích, vì vậy muốn phản ánh trọn vẹn sự vật, các trung khu trên vỏ phải phối hợp với nhau để tập hợp các kích thích thành nhóm, thành bộ hoàn chỉnh. Hoạt động tổng hợp của vỏ não để tập hợp các kích thích được gọi là hoạt động theo hệ thống của đại não.

V. GIC NG, GIC MƠ VÀ THÔI MIÊN

         1. Gic ng

Tầm quan trọng của giấc ngủ: giấc ngủ làm phục hồi khả năng làm việc của não

cùng như sức khoẻ nói chung của con người và động vật. Ngủ là nhu cầu cơ bản còn

cần hơn  ăn, nhu cầu này  đối với người thay đổi tuỳ theo tuổi: trẻ sơ sinh ngủ 21h/

ngày, trẻ 3 tháng 19h/ngày, trẻ 1 năm: 13h/ngày, trẻ 7 tuổi: 11h/ngày, 15 tuổi: 9h/

ngày, 18 tuổi: 8h/ngày, đứng tuổi: 7h/ngày. 

Sự biến đổi cơ thể khi ngủ:

- Hoạt động của hệ thần kinh trung ương thay đổi: cảm giác, phản ứng đối với

ngoại cảnh giảm nhiều.

- Hoạt động của các cơ quan giảm 10-20%, máu dồn về não, gan, thận, nhịp hô

hấp giảm và đều hơn, thông khí giảm 20%, nhịp tim giảm 20%, huyết áp hạ 10%, sự lọc nước tiểu giảm 50%, sự tiết mồ hôi lại tăng lên.

Bản chất của giấc ngủ: lúc thức, cơ thể thực hiện sự trao  đổi chất, những sản

phẩm trung gian của TĐC khi đủ đậm đặc sẽ tác động lên hệ thần kinh và gây ra giấc ngủ. Khi ngủ, những sản phẩm đó đần bị thải loại, tác dụng của chúng yếu dần rồi mất hẳn và cơ thể bắt đầu tỉnh giấc.

Trung khu ngủ nằm ở giữa não giữa với não trung gian và trong tổ chức lưới.

Bản chất của giấc ngủ là sự lan toả của ức chế. Khi tế bào não bị mệt, ức chế có

xu hướng lan toả ra xung quanh, dần chiếm hết toàn bộ vỏ não rồi lan xuống các trung khu dưới vỏ làm xuất hiện giấc ngủ, nên phục hồi được khả năng hoạt động của vỏ não. Khi phục hồi gần như cũ, ức chế tan dần. Những yếu tố gây ức chế đều có thể gây buồn ngủ: tiếng động đều đều, âm thanh đơn điệu tác động liên tục...

         2. Gic mơ (chiêm bao)

Mơ là một trạng thái hoạt động đặc biệt của vỏ não khi người ta ngủ không say

(lúc mới ngủ, lúc sắp thức dậy).

Khi thức, mỗi ảnh hưởng của ngoại cảnh (các kích thích) đều để lại dấu vết trên

vỏ não, trong đó có cả những dấu vết mà ta không ý thức được. Khi ngủ không say,

hưng phấn mạnh xuất hiện từ một điểm nào đó lan toả ra một số điểm khác không theo hệ thống nào cả và tạo thành nhưng hình ảnh kỳ quặc, hết sức vô lý. Trong mơ người ta suy nghĩ chủ yếu bằng hình ảnh nhất là hình ảnh thị giác và thiếu phê phán. Thần kinh căng thẳng, bệnh tật, đói khát, tư thế không thoải mái...hay tạo nên giấc mơ.

             3. Thôi miên

Thôi miên là hình thức ngủ đặc biệt, một giấc ngủ không hoàn toàn (không toàn

diện) chỉ có một số trung khu của vỏ não bịức chế. Người bị thôi miên vẫn giữ mối

liên hệ với người điều khiển thôi miên nhất là vùng cảm giác về âm thanh và vùng vận động  được hưng phấn mạnh vì vậy người bị thôi miên thực thi các mệnh lệnh của người điều khiển.

Có thể thôi miên bằng cách:

- Nhắc mãi những lời mô tả hiện tượng sinh lý dẫn đến giấc ngủ.

- Cho người bị thôi miên tập trung suy nghĩ nhìn lâu vào một vật sáng.

- Xoa, gãi nhẹ nhàng người bị thôi miên để đưa đến trạng thái ức chếở một vài

trung khu và ức chế lan rộng tạo nên giấc ngủ thôi miên.

VI. H THNG TÍN HIU

                1. Khái nim

Ở người, ngoài hoạt động thần kinh cấp cao nhưở động vật thì còn có một dạng

hoạt động đặc biệt của vỏ não được xây dựng trong quá trình lao động đó là ngôn ngữ

- gồm tiếng nói (ngôn phong) và chữ viết (văn phong).

Tín hiệu là một tác nhân kích thích nào đó đại diện cho một tác nhân kích thích

khác để gây ra một phản ứng nào đó.

Tín hiệu thứ nhất là tất cả các sự vật, hiện tượng khách quan và những thuộc tính

của chúng.

Hệ thống tín hiệu thứ nhất là các tín hiệu thứ nhất cùng với các dấu vết của chúng

trên vỏ não.

Hệ thống tín hiệu thứ hai là những kích thích ngôn ngữ cũng như đường liên hệ

thần kinh tạm thời trên vỏ não do loại kích thích này gây nên.

1. Phân loi kiu thn kinh

Hypocrat (cách đây 3000 năm) đã cho rằng có 3 yếu tố quyết định tính khí của

con người là máu, mật và chất nhầy. ông đã xếp con người vào 4 nhóm: 

+ Nhóm nhiều máu: là loại người hăng hái, vui vẻ, thông minh, lanh lợi, linh

hoạt.

+ Nhóm nhiều mật: tính tình nóng nảy, hăng hái nhưng thiếu mức độ, dễ bốc, dễ

xẹp, chóng chán.

+ Nhóm nhiều chất nhầy: là loại người bình tĩnh, điềm đạm và kiên trì.

+ Nhóm mật lỏng và nhiều chất nhầy: luôn âu sầu, yếu đuối.

Dựa vào sự khác biệt về cường độ của hưng phấn và ức chế mà I.P Pavlov đã

chia hoạt động thần kinh cấp cao thành 4 kiểu:

+ Kiểu mạnh, cân bằng, linh hoạt: có cường độ hưng phấn và ức chế đều mạnh,

cân bằng và chuyển hoá nhanh: dễ thành lập được PXCĐK, ức chế trong tốt, thay đổi định hình nhanh, ít rối loạn thần kinh nên dễ thích nghi với điều kiện sống mới. Người thuộc lại này thường thông minh linh hoạt.

+ Kiểu mạnh, cân bằng, không linh hoạt: có hưng phấn và ức chế đều mạnh, như

nhau (cân bằng) nhưng chuyển hoá chậm: lâu thành lập được PXCĐK nhưng phản xạ lại bền và khó mất. Sự thay đổi định bình thường khó và hay gây ra các rối loạn

thần kinh. ức chế trong bền, phản ứng tuy chậm nhưng thường chắc chắn, chính xác. Vì chuyển hoá chậm nên hay khó ngủ nhưng lại ngủ rất lâu. Người thuộc loại này được coi là chậm chắc, tính tình điềm đạm, bình tĩnh, dạng cực đoan là bảo thủ, quá cẩn thận hay lạnh lùng.

+ Kiểu mạnh, không cân bằng: có hưng phấn và ức chế đều mạnh nhưng không

cân bằng, hưng phấn thường mạnh hơn  ức chế do  đó dễ thành lập PXCĐK nhưng không bền. ức chế trong kém nên hoạt động thán kinh không ổn định, dễ thay đổi định hình, phản ứng thường quá mức. Người thuộc lại này thường sốc nổi, dễ bốc, dễ xẹp, táo bạo, nóng nảy, thiếu bình tĩnh, phản ứng thiếu chín chắn, tình cảm bộc trực, hời hội, kém tự chủ, dễ thất bại, dạng cực đoan dẫn đến bệnh tâm thần.

+ Kiểu yếu: hưng phấn và ức chế đều yếu, ức chế trong yếu nên khó thành lập

PXCĐK, phản ứng bấp bênh, không bền. Người thuộc lại này có tính tình âu sầu, tác

phong nhút nhát, kém tự chủ, kém trí nhớ, khó tập trung tư tưởng, dễ phụ thuộc.

Ở người, còn có mối liên hệ giữa hai hệ thống tín hiệu một và hai nên I.P.Pavlov

đã chia 3 kiểu thần kinh cho người:

+ Kiểu bác học (kiểu lý từ): có hệ thống tín hiệu hai chiếm ưu thế. Họ xem xét,

nhận thức thế giới khách quan qua hệ thống tín hiệu hai và có phán đoán của mình, do đó có khả năng khái quát cao, lập luận giỏi. Dạng cực đoan là theo chủ nghĩa giáo điều, lý luận suông, sống thiên về thế giới trừu tượng mà họ tưởng lầm là hiện thực..

+ Kiểu nghệ sĩ: có hệ thống tín hiệu thứ nhất chiếm ưu thế. Họ cảm thụ các sự

vật hiện tượng bên ngoài một cách sắc nét, rõ ràng và có khả năng tái hiện chúng bằng

hình ảnh, biểu tượng. Họ nhận thức thế giới qua cảm xúc, cơ sở của tư duy là kinh

nghiệm và cảm tính nên dễ thay đổi tâm tư. Họ có khả năng về nghệ thuật. Dạng cực

đoan là những người sống mơ mộng hay quá thực dụng. + Kiểu trung gian: không có hệ thống tín hiệu nào chiếm ưu thế. Ở thời điểm nào

đó, có thể hệ thống tín hiệu này hay hệ thống tín hiệu kia mạnh hơn nhưng nói chung là cân bằng nhau. Họ cảm thụ thế giới bên ngoài tương đối cụ thể và trung thực, có khả năng phân tích tổng hợp trừu tượng. Đa số cá nhân có kiểu thần kinh này.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro