chuong2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 11: Khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật.

- Khái niệm quy phạm pháp luật: Là quy tắc sử xự có tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành, thừa nhận. Được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước trực tiếp thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong XH.

- Đặc điểm của quy phạm pháp luật:

+ Do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận.

+ Được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.

+ Quy tắc sử xự có tính bắt buộc chung.

+ Được xác định chặt chẽ về mặt hình thức

+ Thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.

Câu 12: Trình bày hiểu biết về các kiểu pháp luật đã có.

• Các kiểu pháp luật:

- Pháp luật chiếm hữu nô lệ.

- Pháp luật phong kiến.

- PL tư sản.

- PL XHCN.

Câu 13 : Trình bày hình thức áp dụng pháp luật.

Hình thức áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật trong đó nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền, cá nhân được nhà nước trao quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định là phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những mối quan hệ pháp luật cụ thể.

Câu 14: Thế nào là áp dụng pháp luật, những trường hớp áp dụng pháp luật.

* Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền, cá nhân được nhà nước trao quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm pháp sinh thay đổi đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.

* Những trường hớp áp dụng pháp luật:

Câu 15: Thế nào là pháp chế XHCN? Các nguyên tác pháp chế XHCN.

* Pháp chế XHCN là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị xã hội trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác (pháp chế là sự tuân thủ pháp luật một cách triệt để, nghiêm túc và chính xác).

* Các nguyên tắc pháp chế XHCN:

Nhà nước phải xây dựng và ban hành một hệ thống pháp luật đầy đủ hoàn chỉnh.

Phải có cơ chế và biện pháp trong tổ chức thực hiện để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và triệt để.

Câu 21: Khái niệm về pháp luật, chức năng của pháp luật.

* PL là một hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội là nhân tố điểu chính các quan hệ trong XH.

* Chức năng của PL:

- Là cơ sở để củng cố quyền lực của nhà nước.

- Là phương tiện để nhà nước quản lý mọi mặt XH.

- Tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia.

Câu 22: Khái niệm về quy phạm pháp luật. Các loại quy phạm pháp luật.

* QPPL là một hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước, trực tiếp thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong XH.

* Các loại quy phạm pháp luật:

- QPPL thông thường.

- QPPL đặc biệt.

- QPPL nguyên tắc: được dung làm cơ sở xuất phát và tư tưởng chỉ đạo cho việc xây dựng và thi hành các QPPL khác.

- QPPL định nghĩa: XĐ những đặc điểm, những thuộc tính cơ bản của sự vật hay hiện tượng hoặc của những khái niệm, những phạm trù được sử dụng trong văn bản đó.

Câu 23: Khái niệm của vi phạm pháp luật, dấu hiệu của vi phạm pháp luật.

* Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được PL bảo vệ.

* Dấu hiệu của vi phạm pháp luật:

- Là hành vi xác định của con người.

- Trái pháp luật.

- Có lỗi của chủ thể thực hiện hành vu trái pháp luật.

- Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật có năng lực thực hiện pháp lý.

Câu 24: Khái niệm, bản chất của pháp luật.

* Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ trong XH.

* Bản chất của pháp luât:

- Thể hiện tính giai cấp: PL ra đời từ nhu cầu bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, phản ánh tương quan lực lượng giữa các giai cấp, sự thoả hiệp giữa các giai cấp, giữa các nhóm, giữa các tập đoàn có lợi ích đối lập nhau.

- Tính xã hội: bên cạnh các quy tắc xử sự bị chi phối bởi lợi ích của giai cấp thống trị còn có các quy tắc xử sự xuất phát từ nhu cầu chung của đời sống xã hội dẫn đến việc điều chỉnh các hành vi, cách xử sự phù hợp với lợi ích của đa số cộng đồng, phản ánh các nhu cầu, quy luật tồn tại khách quan của XH dẫn đến tác động mạnh mẽ, hiệu quả đối với đời sống XH.

- Tính quy phạm: trong các mối quan hệ XH con người căn cứ vào các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung mà xác định hành vi của mình, xem mình được làm gì, phải làm gì hoặc không được làm gì vượt quá giới hạn cho phép.

- Tính nhà nước: muốn có pháp luật, giai cấp thống trị phải có các phương cách thích hợp biến ý chí của mình thành ý chí nhà nước, tính bắt buộc, cưỡng chế của PL là sự cưỡng chế mang tính nhà nước do nhà nước tiến hành.

Câu 27: Khái niệm, vai trò của PL:

* PL là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ trong XH.

* Vai trò của PL:

- PL là cơ sở để củng cố quyền lực của nhà nước.

- PL là phương tiện để nhà nước quản lý mọi mặt của XH.

- PL tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia.

Câu 28: Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật:

Câu 29: Thế nào là quan hệ pháp luật? Đặc điểm của quan hệ PL.

* QHPL là hình thức pháp lý của QH XH xuất hiện dưới sự tác động và điều chỉnh của quy phạm pháp luật trong đó các bên tham gia quan hệ có quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật ghi nhận và được nhà nước đảm bảo thực hiện.

* Đặc điểm của QHPL:

- QHPL mang tính ý chí.

- QHPL xuất hiện trên cơ sở có quy phạm pháp luật.

Câu 30: Trình bày hiệu lực của văn bản quy phạm PL:

* Hiệu lực theo thời gian: thời điểm có hiệu lực của văn bản QPPL được xác định căn cứ vào các hình thức văn bản do các cơ quan nhà nước khác nhau ban hành.

* Hiệu lực trở về trước của văn bản QPPL thông thường QPPL không có hiệu lực trở về trước, chỉ trong những TH thật cần thiết, văn bản QPPL mới quy định hiệu lực trở về trước.

* Những TH ngưng hiệu lực văn bản QPPL:

Văn bản QPPL bị đình chỉ thi hành thì ngưng hiệu lực cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nếu quyết định xử lý và huỷ bỏ văn bản thì văn bản hết hiệu lực.

* Những TH VB QPPL hết hiệu lực:

Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong VB.

Được thay thế bằng một văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó.

Bị huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

* Hiệu lực về không gian và đối tượng tác động: phạm vi áp dụng theo không gian của văn bản QPPL có thể là trên toàn lãnh thổ quốc gia, ở một địa phương hoặc trong một vùng nhất định.

Đối tượng tác động bao gồm cá nhân, tổ chức, và những QH trong XH mà VB đó điều chỉnh.

VD: VB của các cơ quan nhà nước ở Trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước và áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, công dân VN.

VB của HĐND, UBND có hiệu lực trong phạm vi địa phương đó.

Câu 31: Trình bày về những đặc trưng cơ bản của PL:

- PL mang tính quyền lực thể hiện ở tính cưỡng chế.

- PL có tính quy phạm.

- PL có tính ý chí thể hiện ở giai cấp cầm quyền, thể hiện sự suy nghĩ tính toán của giai cấp thống trị.

Câu 32: Trình bày về thành phần của QHPL:

- Chủ thể: Cá nhân, tổ chức có năng lực chủ thể tham gia vào QHPL và mang các quyền nghĩa vụ pháp lý nhất định. Gồm:

+ Năng lực PL: khả năng được hưởng quyền và nghĩa vụ.

+ Năng lực hành vi: khả năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ

- Khách thể: cái mà các chủ thể của quan hệ đó hướng tới để tác động.

- Nội dung: quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong quan hệ đó.

Câu 33: Khái niệm, đặc điểm của hình thức áp dụng pháp luật:

Hình thức áp dụng PL là hình thức thực hiện trong đó nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền, cá nhân được nhà nước trao quyền tổ chức cho các chủ thể PL thực hiện những quy định của PL hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của PL để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt QHPL cụ thế.

Câu 34: Trình bày cấu trúc của quy phạm pháp luật.

- Thông thương QPPL bao gồm 3 bộ phận:

+ Giả định: xác định chủ thể, điều kiện hoàn cảnh mà chủ thể gặp phải, phần giả định trả lời cho các câu hỏi: ai? Tổ chức nào? Ở hoàn cảnh nào? điều kiện nào? Tình huống nào?

+ Quy định: nêu quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Phần quy định trả lời cho câu hỏi: chủ thể được làm gì, phải làm gì khi ở vào điều kiện nào, hoàn cảnh nào đã nêu ở phần giả định.

+ Chế tài: quy định những biện pháp tác động của nhà nước đối với chủ thể, chế tài trả lời cho các câu hỏi sau: chủ thể phải gánh chịu những dấu hiệu bất lợi gì về vật chất hoặc tinh thần khi không thực hiện đúng và đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở phần quy định.

Câu 35: Trình bày về chức năng của PL:

Câu 37: Thế nào là văn bản quy phạm pháp luật. Các nguyên tác ban hành VB QPPL.

Câu 38: Khái niệm về sự kiện pháp lý, các loại sự kiện pháp lý.

* Sự kiện pháp lý là những việc cụ thể xảy ra trong đời sống, phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh đã được dự liệu trong 1 QPPL, từ đó làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật cụ thể.

* Các loại sự kiện pháp lý:

- Sự biến: là sự kiện pháp lý xảy ra ngoài sự mong đợi.

- Hành vi: là sự kiện pháp lý xảy ra trong dự kiến con người biết hậu quả của nó có thể hợp pháp hoặc bất hợp pháp.

Câu 42: Thế nào là thực hiện pháp luật? Nêu các hình thức thực hiện pháp luật.

* Thực hiện pháp luật là 1 quá trình hoạt động có múc đích làm cho những quy định của phap luật vào cuộc sống và trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể PL.

- Các hình thức thực hiện pháp luật.

+ Tuân thủ PL là một hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà PL ngăn cấm.

+ Thi hành PL là một hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng các hoạt động tích cực.

+ Sử dụng PL là hình thức thực hiện PL trong đó các chủ thể thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà PL cho phép)

+ Áp dụng PL: là hình thức thực hiện PL trong đó nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền, cá nhân được nhà nước trao quyền cho các chủ thế PL thực hiện những quy định của PL hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của PL để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ PL cụ thể.

Câu 43: Thế nào là quan hệ pl hình sự? Chủ thể của quan hệ pl đó.

Là quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội, là quan hệ xã hội phát sinh do thực hiện một tội phạm, là mối quan hệ mà luật hình sự điều chỉnh.

Chủ thế QHPL: nhà nước và người phạm tội.

Nhà nước: có quyền buộc người phạm tội phải chấp hành, chịu những hình phạt nhất định, nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng, đảm bảo quyền của người phạm tội được PL quy định.

Người phạm tội: có quyền yêu cầu nhà nước đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của mình đồng thời có nghĩa vụ chấp hành những biện phát cưỡng chế mà nhà nước áp dụng đối với mình.

Câu 46: Khái niệm về văn bản QPPL. Đặc điểm của VB QPPL.

* VB QPPL: là VB do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, luật định trong đó chứa đựng các quy tắc sử xự chung nhằm điều chỉnh các QH XH theo định hướng XHCN.

* Đặc điểm:

- Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

- Chứa đựng các quy tắc sử xự chung được áp dụng nhiều lần trong đời sống XH.

- Được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của nhà nước.

- Tên gọi, nội dung, trình tự ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được quy định cụ thể trong pháp luật.

Câu 47: Trình bày về các loại văn bản quy phạm pháp luật.

* Căn cứ vào hiến pháp 1992 và luật ban hành VB QPPL 1996 (đã sửa đổi bổ xung năm 2002) quy định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật sau:

- VB luật bao gồm hiến pháp, luật, nghị quyết do quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành.

+ Pháp lệnh, nghị quyết do uy ban thường vụ quốc hội ban hành.

+ Lệnh, nghị quyết do chủ tịch nước ban hành.

+ Nghị quyết, nghị định của chính phủ quyết định, chỉ thị của thủ tướng chính phủ.

+ Quyết định chỉ thị thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, nghị quyết của bộ hội đồng thẩm phán toàn án nhân dân tối cao.

+ Quyết định chỉ thị thông tư của Chánh án toà án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, nghị quyết của hội đồng nhân dân tối cao.

+ Quyết định, chỉ thị của UBND các cấp, VB giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhau.

Câu 51: Thế nào là thi hành pháp luật? Sự khác nhau giữa thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật.

* Thi hành pháp luật là 1 hình thức thực hiện PL trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hoạt động tích cực:

- QH PL là QH trong đó các bên chủ thể mang quyền và nghĩa vụ pháp lý.

- Việc thực hiện QHPL được đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước.

* Sự khác nhau giữa thi hành pháp luật và tuân thủ PL:

- Thi hành PL: chủ thể thực hiện nghĩa vụ bằng hoạt động tích cực.

- Tuân thủ pháp luật: chủ thể kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà PL ngăn cấm.

Câu 52: Thế nào là trách nhiệm pháp lý? Căn cứ để xác định trách nhiệm pháp lý?

* Trách nhiệm pháp lý là 1 loại QH PL đặc biệt giữa nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền với chủ thể vi phạm pháp luật trong đó bên vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định ở các chế tài, các quy định PL, truy cứu trách nhiệm pháp lý là việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật.

* Căc cứ để xác định trách nhiệm pháp lý:

- Cơ sở trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật.

- Trách nhiệm pháp lý là chứa đựng yếu tố là sự lên án của nhà nước và XH đối với chủ thể của vi phạm PL.

- Liên quan chặt chẽ với cưỡng chế nhà nước.

- Cơ sở pháp lý của truy cứu trách nhiệm pháp lý là quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Câu 56: Khái niệm về hình thức PL. Các hình thức PL đã có trong lịch sử XH.

* Hình thức PL là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để thể hiện ý chí giai cấp của mình thành PL.

* Các hình thức PL:

- Tập quán pháp: là việc mà nhà nước phê chuẩn, thừa nhận một số tập quán đã lưu truyền trong XH phù hợp với một số lợi ích của giai cấp thống trị để nâng chúng lên thành PL.

- Tiền lệ pháp: là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan hành chính hoặc cơ quan xét xử cấp trên khi giải quyết các vụ việc cụ thể làm cơ sở để áp dụng đối với những TH tương tự.

* Nhược điểm: tuỳ tiện áp dụng dẫn đến không phải là nguồn của hệ thống PL VN.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#cfs