chuong2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương II: Lý luận chung về pháp luật.

Câu: Trình bày hình thức thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật.

- Hình thức thi hành pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hoạt động tích cực.

- Hình thức sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện hành vi mà pháp luật cho phép).

Câu: Thế nào là thực hiện pháp luật? Phân biệt giữa hình thức tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật.

• Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành những hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật.

• Phân biệt hình thức tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật:

- Hình thức tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể kiềm chế không tiến hành các hoạt động mà pháp luật ngăn cấm.

- Hình thức thi hành pháp luật là 1 hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng các hoạt động tích cực.

Câu: Trình bày các biện pháp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- XD hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ và dần hoàn thiện và làm cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tinh giản, gọn nhẹ, có hiệu lực, đủ trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc đổi mới.

- XD và bổ xung đầy đủ các quy phạm pháp luật bảo đảm cho công dân được pháp luật ghi nhận đầy đủ quyền làm chủ của mình.

- XD hệ thống pháp luật về kinh tế phù hợp với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN dẫn đến tạo nên một khung pháp lý đảm bảo cho việc kinh doanh tự do, vai trò điều tiết, quản lý của nhà nước một cách thích hợp.

- Nâng cao trình độ nhận thức pháp luật và ý thức pháp luật của công dân cũng như cán bộ công chức nhà nước.

- Phải tạo cơ sở cho việc sử lý nghiêm chỉnh đối với mọi hành vi vi phạm pháp luật.

Câu: Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật.

* Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện bên ngoài của vi phạm pháp luật bao gồm:

- Mức độ, cách thức thể hiện của hành vi trái pháp luật.

- Thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần mà XH phải gánh chịu do hành vi vi phạm pháp luật đó gây ra.

- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và những thiệt hại

* Mặt chủ quan của những hành vi vi phạm pháp luật (lỗi, động cơ, mục đích).

- Lỗi: là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và đối với những hậu quả do hành vi gây ra.Lỗi được chia thành các loại sau:

+ Lỗi cố ý trực tiếp: Chủ thể vi phạm pháp luật nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng mong muốn điều đó xảy ra.

+ Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả cho XH do hành vi của mình gây ra tuy không mong muốn nhưng để mặc cho nó xảy ra.

+ Lỗi vô ý do quá tự tin: Chủ thể vi phạm không nhận thấy hậu quả nguy hiểm cho XH do hành vi của mình gây ra nhưng hy vọng, tin tưởng điều đó không xảy ra.

+ Lỗi vô ý do cẩu thả: Chủ thể vi phạm không nhận thấy hậu quả cho XH do hành vi của mình gây ra mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thấy.

- Động cơ: Động lực thúc đẩy chủ thể vi phạm pháp luật.

- Mục đích: Kết quả người vi phạm mong muốn khi thực hiện hành vi.

* Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý. Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm pháp luật được xem xét với từng loại vi phạm pháp luật cụ thể.

* Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và đang bị xâm hại. Tính chất của khách thể phản ánh mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật và vì thế có ảnh hưởng đến việc xác định trách nhiệm pháp lý.

Câu 11: Khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật.

- Khái niệm quy phạm pháp luật: Là quy tắc sử xự có tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành, thừa nhận. Được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước trực tiếp thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong XH.

- Đặc điểm của quy phạm pháp luật:

+ Do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận.

+ Được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.

+ Quy tắc sử xự có tính bắt buộc chung.

+ Được xác định chặt chẽ về mặt hình thức

+ Thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.

Câu 12: Trình bày hiểu biết về các kiểu pháp luật đã có.

• Các kiểu pháp luật:

- Pháp luật chiếm hữu nô lệ.

- Pháp luật phong kiến.

- PL tư sản.

- PL XHCN.

Câu 13 : Trình bày hình thức áp dụng pháp luật.

Hình thức áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật trong đó nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền, cá nhân được nhà nước trao quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định là phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những mối quan hệ pháp luật cụ thể.

Câu 14: Thế nào là áp dụng pháp luật, những trường hớp áp dụng pháp luật.

* Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền, cá nhân được nhà nước trao quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm pháp sinh thay đổi đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.

* Những trường hớp áp dụng pháp luật:

Câu 15: Thế nào là pháp chế XHCN? Các nguyên tác pháp chế XHCN.

* Pháp chế XHCN là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị xã hội trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác (pháp chế là sự tuân thủ pháp luật một cách triệt để, nghiêm túc và chính xác).

* Các nguyên tắc pháp chế XHCN:

Nhà nước phải xây dựng và ban hành một hệ thống pháp luật đầy đủ hoàn chỉnh.

Phải có cơ chế và biện pháp trong tổ chức thực hiện để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và triệt để.

Câu 21: Khái niệm về pháp luật, chức năng của pháp luật.

* PL là một hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội là nhân tố điểu chính các quan hệ trong XH.

* Chức năng của PL:

- Là cơ sở để củng cố quyền lực của nhà nước.

- Là phương tiện để nhà nước quản lý mọi mặt XH.

- Tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia.

Câu 22: Khái niệm về quy phạm pháp luật. Các loại quy phạm pháp luật.

* QPPL là một hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước, trực tiếp thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong XH.

* Các loại quy phạm pháp luật:

- QPPL thông thường.

- QPPL đặc biệt.

- QPPL nguyên tắc: được dung làm cơ sở xuất phát và tư tưởng chỉ đạo cho việc xây dựng và thi hành các QPPL khác.

- QPPL định nghĩa: XĐ những đặc điểm, những thuộc tính cơ bản của sự vật hay hiện tượng hoặc của những khái niệm, những phạm trù được sử dụng trong văn bản đó.

Câu 23: Khái niệm của vi phạm pháp luật, dấu hiệu của vi phạm pháp luật.

* Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được PL bảo vệ.

* Dấu hiệu của vi phạm pháp luật:

- Là hành vi xác định của con người.

- Trái pháp luật.

- Có lỗi của chủ thể thực hiện hành vu trái pháp luật.

- Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật có năng lực thực hiện pháp lý.

Câu 24: Khái niệm, bản chất của pháp luật.

* Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ trong XH.

* Bản chất của pháp luât:

- Thể hiện tính giai cấp: PL ra đời từ nhu cầu bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, phản ánh tương quan lực lượng giữa các giai cấp, sự thoả hiệp giữa các giai cấp, giữa các nhóm, giữa các tập đoàn có lợi ích đối lập nhau.

- Tính xã hội: bên cạnh các quy tắc xử sự bị chi phối bởi lợi ích của giai cấp thống trị còn có các quy tắc xử sự xuất phát từ nhu cầu chung của đời sống xã hội dẫn đến việc điều chỉnh các hành vi, cách xử sự phù hợp với lợi ích của đa số cộng đồng, phản ánh các nhu cầu, quy luật tồn tại khách quan của XH dẫn đến tác động mạnh mẽ, hiệu quả đối với đời sống XH.

- Tính quy phạm: trong các mối quan hệ XH con người căn cứ vào các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung mà xác định hành vi của mình, xem mình được làm gì, phải làm gì hoặc không được làm gì vượt quá giới hạn cho phép.

- Tính nhà nước: muốn có pháp luật, giai cấp thống trị phải có các phương cách thích hợp biến ý chí của mình thành ý chí nhà nước, tính bắt buộc, cưỡng chế của PL là sự cưỡng chế mang tính nhà nước do nhà nước tiến hành.

Câu 27: Khái niệm, vai trò của PL:

* PL là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ trong XH.

* Vai trò của PL:

- PL là cơ sở để củng cố quyền lực của nhà nước.

- PL là phương tiện để nhà nước quản lý mọi mặt của XH.

- PL tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia.

Câu 28: Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật:

Câu 29: Thế nào là quan hệ pháp luật? Đặc điểm của quan hệ PL.

* QHPL là hình thức pháp lý của QH XH xuất hiện dưới sự tác động và điều chỉnh của quy phạm pháp luật trong đó các bên tham gia quan hệ có quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật ghi nhận và được nhà nước đảm bảo thực hiện.

* Đặc điểm của QHPL:

- QHPL mang tính ý chí.

- QHPL xuất hiện trên cơ sở có quy phạm pháp luật.

Câu 30: Trình bày hiệu lực của văn bản quy phạm PL:

* Hiệu lực theo thời gian: thời điểm có hiệu lực của văn bản QPPL được xác định căn cứ vào các hình thức văn bản do các cơ quan nhà nước khác nhau ban hành.

* Hiệu lực trở về trước của văn bản QPPL thông thường QPPL không có hiệu lực trở về trước, chỉ trong những TH thật cần thiết, văn bản QPPL mới quy định hiệu lực trở về trước.

* Những TH ngưng hiệu lực văn bản

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro