chuong2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

 

Câu1. Định nghĩa môi trường và phân loaị môi trường

Định nghĩa theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam, 1993: "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên."

Từ định nghĩa tổng quát này, các khái niệm về MT còn được hiểu theo các định nghĩa khác nhau, nhưng tựu trung lại không nằm ngoài nội dung được định nghĩa kinh điển trong Luật BVMT.

Định nghĩa 1: MT theo nghĩa rộng nhất là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một MT. Khái niệm chung về MT như vậy được cụ thể hóa đối với từng đối tượng và từng mục đích nghiên cứu.

Đối với cơ thể sống thì “Môi trường sống” là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể (Lê Văn Khoa 1995).

Định nghĩa 2: MT bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật (Hoàng Đức Nhuận, 2000).

Theo tác giả, MT có 4 loại chính tác động qua lại lẫn nhau:

-     Môi trường tự nhiên bao gồm nước, không khí, đất đai, ánh sáng và các sinh vật.

-     Môi trường kiến tạo gồm những cảnh quan được thay đổi do con người.

-     Môi trường không gian gồm những yếu tố về địa điểm, khoảng cách, mật độ, phương hướng và sự thay đổi trong MT.

-     Môi trường văn hóa – xã hội bao gồm các cá nhân và các nhóm, công nghệ, tôn giáo, các định chế, kinh tế học, thẩm mỹ học, dân số học và các hoạt động khác của con người.

Định nghĩa 3: MT là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự nhiên…mà ở đó, cá thể, quần thể, loài,…có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000). Từ định nghĩa này, ta có thể phân biệt được đâu là MT của loài này mà không phải là MT của loài khác. Chẳng hạn, mặt biển là MT của sinh vật mặt nước, song không là MT của những loài sống ở đáy sâu hàng nghìn mét và ngược lại.

·        Phân loại môi trường

Môi trường sống của con người thường được phân chia thành các loại sau:

-       Môi trường tự nhiên: bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ASMT, núi, sông, biển cả, không khí, động thực vật, đất và nước…MT tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ.

-     Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là luật lệ, thể chế, cam kết, quy định ở các cấp khác nhau. MT xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.

-     MT nhân tạo: bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên hoặc biến đổi theo làm thành những tiện nghi trong cuộc sống như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu đô thị, công viên….

Câu 2.Trình bày cấu trúc, thành phần, vai trò của khí quyển

a) Vai trò

Vai trò của khí quyển

Khí quyển cung cấp oxy (cần thiết cho sự sống trên trái đất), CO2 (cần thiết cho quá trình quang hợp của thực vật), cung cấp nitơ cho vi khuẩn cố định nitơ và các nhà máy sản xuất amoniac để tạo chất nitơ cần thiết cho sự sống. Khí quyển còn là phương tiện vận chuyển nước từ các đại dương tới đất liền trong chu trình tuần hoàn nước. Khí quyển có nhiệm vụ duy trì và bảo vệ sự sống trên trái đất, nhờ khí quyển hấp thụ hầu hết các tia vũ trụ và phầm lớn bức xạ điện từ của mặt trời không tới được mặt đất. Khí quyển chỉ truyền các bức xạ cận cực tím, cận hồng ngoại (3000-2500nm) và các sóng radio (0,1-0,4 micron), đồng thời ngăn cản bức xạ cực tím có tính chất huỷ hoại mô (các bức xạ dưới 300nm).

b) Thành phần không khí của khí quyển

Khí quyển gồm các thành phần sau: Các khí không thay đổi như O2 (20,95%), N2 (78,08%), Ar (0,93%), và một số khí khác như Ne (18,18ppmV), He (5,24 ppmV), Kr(1,14 ppmV), Xe (0,087 ppmV); Các khí thay đổi như hơi nước (1- 4%, thay đổi tuỳ theo nhiệt độ) và CO2 (0,03%, thay đổi tuỳ theo mùa); các dạng vết như O3, NOx, SO2, CO các khí này thường thay đổi có hàm lượng rất thấp và thường là các chất ô nhiễm trong không khí.

c) Cấu trúc thẳng đứng của khí quyển

Khí quyển TĐ có cấu trúc phân lớp, với các tầng đặc trưng từ dưới lên trên như sau: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung quyển, tầng nhiệt quyển và tầng ngoại quyển.

Tầng đối lưu là tầng thấp nhất của khí quyển chiếm khoảng 70% khối lượng khí quyển, có nhiệt độ thay đổi giảm dần từ +400C ở lớp sát mặt đất tới -500C ở trên cao. Ranh giới trên của tầng đối lưu trong khoảng 7-8km ở hai cực và 16-18km ở vùng xích đạo.

Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu, với ranh giới trên dao động trong khoảng độ cao 50 km. Nhiệt độ không khí của tầng bình lưu có xu hướng tăng dần theo chiều cao, từ -560C ở phía dưới lên -20C ở trên cao. Không khí tầng bình lưu loáng hơn, ít chứa bụi và các hiện tượng thời tiết. Ở độ cao khoảng 25 km trong tầng bình lưu, tồn tại một lớp không khí giàu khí ozon thường được gọi là tầng ozon. Tầng ozon có chức năng như một lá chắn của khí quyển bảo vệ cho TĐ khỏi những ảnh hưởng độc hại của tia tử ngoại từ MT chiếu xuống.

Tầng trung quyển nằm ở bên trên tầng bình lưu cho đến độ cao 80 km. Nhiệt độ tầng này giảm dần theo độ cao, từ -20C ở phía dưới giảm xuống -920C ở lớp trên. Tầng trung quyển ngăn cách với tầng bình lưu bằng một lớp không khí mỏng (khoảng 1km), ở đó sự biến thiên nhiệt độ của khí quyển chuyển từ dương sang âm gọi là bình lưu hạn.

Tầng nhiệt quyển có độ cao từ 80 km đến 500 km, ở đây nhiệt độ không khí có xu hướng tăng dần theo độ cao, từ -920C đến +12000C. Tuy nhiên, nhiệt độ không khí cũng thay đổi theo thời gian trong ngày, ban ngày thường rất cao và ban đếm thấp. Lớp chuyển tiếp giữa trung quyển và nhiệt quyển gọi là trung quyển hạn.

Tầng ngoại quyển bắt đầu từ độ cao 500 km trở lên. Do tác động của tia tử ngoại, các phân tử không khí loãng trong tầng này bị phân hủy thành các ion dẫn điện, các điện tử tự do. Tầng này là nơi xuất hiện cực quang và phản xạ các sóng ngắn vô tuyến. Nhiệt độ của tầng ngoại quyển nhìn chung có xu hướng cao và thay đổi theo thời gian trong ngày. Thành phần khí quyển trong tầng có chứa nhiều các ion nhẹ như He+, H+, O2-. Giới hạn bên ngoài của khí quyển rất khó xác định, thông thường người ta ước định vào khoảng từ 1000 – 2000 km.

Cấu trúc tầng của khí quyển được hình thành do kết quả của lực hấp dẫn và nguồn phát sinh khí từ bề mặt TĐ, có tác động to lớn trong việc bảo vệ và duy trì sự sống TĐ.

Câu 3.  Trình bày các  chức năng chủ yếu của môi trường

  3.1. Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật:

  Như nhà ở, nơi nghỉ ngơi, nơi để sản xuất…Không gain này  phải đạt những tiêu chuẩn  nhất định về các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, cảnh quan và xã hội. cụ thể:

-       Chức năng xây dựng: cung cấp mặt bằng và nền móng cho các đô thị, khu công nghiệp, kiến trúc hạ tầng và nông thôn.

-       Chức năng vận tải: cung cấp mặt bằng, khoảng không gian và nền móng cho giao thông đường thủy, đường bộ và đường không.

-       Chức năng sản xuất: cung cấp mặt bằng và phông tự nhiên cho sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.

-       Chức năng cung cấp năng lượng, thông tin.

-       Chức năng giải trí của con người: cung cấp mặt bằng, nền móng và phông tự nhiên cho việc giải trí ngoài trời của con người (trượt tuyết, trượt băng, đua xe, đua ngựa…).

3.2. MT là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho đời sống và hoạt động sản xuất của con người

Với sự hỗ trợ của các hệ thống sinh thái, con người đã lấy ra từ tự nhiên những nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết phục vụ cho việc sản xuất ra của cải vật chất nhằm  đáp ứng nhu cầu của mình. Rõ rang, thiên nhiên là nguồn cung cấp mọi nguồn tài nguyên cần thiết. Nó cung cấp nguồn vật liệu, năng lượng, thong tin (kể cả thông tin di truyền) cần thiết cho hoạt động sinh sống, sản xuất và quản lý của con người.

Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên cả về số lượng, chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội. Chức năng này của MT còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên gồm:

 - Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, gỗ, củi, dược liệu, độ phì nhiêu của đất, bảo tồn tính đa dạng sinh học.

- Các thủy vực: cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí và các nguồn thủy hải sản

- Động thực vật: cung cấp lương thực và thực phẩm, các nguồn gen quý hiếm.

- Các loại quặng, dầu mỏ: cung cấp năng lượng cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp…

- Không khí để thở, năng lượng mặt trời, gió, nước cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của con người.

3.3. MT là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình

Trong quá trình sản xuất và tiêu dung của cải vật chất, con người luôn đào thải ra các chất thải vào MT. Tại đây, các chất thải dưới tác động của các vi sinh vật và các yếu tố MT khác sẽ bị phân hủy, biến đổi từ phức tạp thành đơn giản và tham gia vào hang loạt các quá trình sinh địa hóa phức tạp. Khi lượng chất thải lớn hơn khả năng đệm, hoặc thành phần chất thải có nhiều chất độc, vi sinh vật gặp nhiều khó khăn trong quá trình phân hủy thì chất lượng MT sẽ giảm và MT có thể bị ô nhiễm. Có thể phân loại chi tiết chức năng này thành các loại sau:

-       Chức năng biến đổi ly – hóa học: pha loãng, phân hủy hóa học nhờ ánh sang; hấp thụ; sự tách chiết các vật thải và độc tố.

-       Chức năng biến đổi sinh hóa: sự hấp thụ các chất dư thừa, chu trình nito và cacbon, khử các chất độc bằng con đường sinh hóa.

-       Chức năng biến đổi sinh học: khoáng hóa các chất thải hữu cơ, mùn hóa, amon hóa, nitrat hóa và phản nitrat hóa,…

3.4. MT là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên Trái đất

Trái đất là môi trường sống lý tưởng của con người và các loài sinh vật vì nhiệt độ không khí không quá cao, nồng độ oxy và các khí khác ổn định…Sinh vật phát triển phong phú và đa dạng trên trái đất như hiện này là do:

- Khí quyển giữ cho nhiệt độ của trái đất tránh được các bức xạ quá cao, chênh lệch nhiệt độ lớn, ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng của con người…

- Thủy quyển thực hiện chu trình tuần hoàn nước, giữ cân bằng nhiệt độ..

- Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển khác. Giảm nhẹ các tác động tiêu cực của thiên tai tới con người và sinh vật.

3.5. MT là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người

- Cung cấp sự ghi chép lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh vật, điều kiện thời tiết khí hâu, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người.

- Cung cấp các chỉ thị về không gian và thời gian, từ các thông tin, tín hiệu lưu giữ của quá khứ, nhờ đó có thể dự báo các hiểm họa có thể xảy ra như phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa…

- Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài động thực vật, các HST tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hóa khác.

Câu 4. Những vấn đề  môi trường hiện nay trên thế giới

Báo cáo tổng quan MT toàn cầu năm 2009 của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) viết tắt là “GEO – 2000” là một sản phẩm của hơn 850 tác giả trên khắp thế giới và trên 30 cơ quan MT và các tổ chức khác của Liên hợp quốc đã cùng phối hợp tham gia biên soạn. Đây là báo cáo đánh giá tác động tổng hợp về MT toàn cầu khi bước sang một thiên niên kỷ mới. GEO – 2000 đã tổng kết những gì chúng ta đã đạt được với tư cách là những người sử dụng và gìn giữ các hàng hóa và dịch vụ MT mà hành tinh cung cấp.

Báo cáo đã phân tích hai xu hướng bao trùm khi loài người bước vào thiên niên kỷ thứ ba.

Thứ nhất: Đó là các HST và sinh thái nhân văn toàn cầu bị đe dọa bởi sự mất cân bằng sâu sắc trong năng suất và trong phân bố hàng hóa và dịch vụ. Một tỷ lệ đáng kể nhân loại hiện nay vẫn đang sống trong sự nghèo khó và xu hướng được dự báo là sự khác biệt sẽ ngày càng tăng giữa những người thu được lợi ích từ sự phát triển kinh tế và công nghệ và những người không hoặc thu lợi ít theo hai thái cực: Sự phồn thịnh và sự cùng cực đang đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống nhân văn và cùng với nó là MT toàn cầu.

Thứ hai: Thế giới hiện đang ngày càng biến đổi, trong đó sự phối hợp quản lý MT ở quy mô quốc tế luôn bị tụt hậu so với sự phát triển kinh tế - xã hội. Những thành quả về MT thu được nhờ công nghệ và những chính sách mới đang không theo kịp nhịp độ và quy mô gia tăng dân số và phát triển kinh tế. Mỗi một phần trên bề mặt TĐ được thiên nhiên ban tặng cho các thuộc tính MT của riêng mình, mặt khác, lại cũng phải đương đầu với hàng loạt các vấn đề mang tính toàn cầu đã và đang nổi lên. Những thách thức đó là:

4.1. Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần xuất thiên tai gia tăng

Các nhà khoa học cho biết, trong vòng 100 năm trở lại đây, TĐ đã nóng lên khoảng 0,50C và trong thế kỷ này sẽ tăng từ 1,5 – 4,50C so với nhiệt độ ở thế kỷ XX. TĐ nóng lên có thể mang tới những bất lợi đó là:

- Mực nước biển có thể dâng lên cao từ 25 – 140 cm, do sự tan băng và sẽ nhấn chìm một vùng ven biển rộng lớn, làm mất đi nhiều vùng đất sản xuất nông nghiệp, dẫn đến nghèo đói, đặc biệt ở các nước đang phát triển.

- Thời tiết thay đổi dẫn đến gia tăng tần suất thiên tai như gió, bão, hỏa hoạn và lũ lụt.

Trái Đất nóng lên chủ yếu do hoạt động của con người mà cụ thể là:

- Do sử dụng ngày càng tăng lượng than đá, dầu mỏ và phát triển công nghệ dẫn đến gia tăng nồng độ CO2 và SO2 trong khí quyển.

- Khai thác triệt để dẫn đến làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên rừng và đất rừng, nước – là bộ máy khổng lồ giúp cho việc điều hòa khí hậu TĐ.

- Nhiều HST bị mất cân bằng nghiêm trọng ở nhiều khu vực trên thế giới. Tất cả các yếu tố này  góp phần làm cho thiên nhiên mất đi khả năng tự điều chỉnh vốn có của mình.

4.2. Sự suy giảm tầng ozon (O3)

Ozon là loại khí hiếm trong không khí nằm trong tầng bình lưu khí quyển gần bề mặt TĐ và tập trung thành một lớp dày ở độ cao từ 16-40 km phụ thuộc vào vĩ độ. Ngành giao thông đường bộ do các phương tiện có động cơ thải ra khoảng 30 -50% lượng NOx ở các nước phát triển và nhiều chất hữu cơ bay hơi (VOC) tạo ra ozon mặt đất. Nếu không khí có nồng độ ozon lớn hơn nồng độ tự nhiên thì MT bị ô nhiễm và gây tác hại đối với sức khỏe con người.

4.3. Tài nguyên bị suy thoái

Rừng, đất rừng và đồng cỏ hiện vẫn đang bị suy thoái hoặc bị triệt phá mạnh mẽ, đất hoang bị biến thành sa mạc. Sa mạc Sahara có diện tích rộng 8 triệu km2, mỗi năm bành trướng thêm 5-7 km2. Một bằng chứng mới cho thấy, sự biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân gây thêm tình trạng xói mòn đất ở nhiều khu vực. Sự phá hủy rừng vẫn đang diễn ra ở mức độ cao, trên Thế giới diện tích rừng có khoảng 40 triệu km2, song cho đến nay diện tích này đã bị mất đi một nửa, trong số đó, rừng ôn đới chiếm khoảng 1/3 và rừng nhiệt đới chiếm 2/3. Sự phá hủy rừng xảy ra mạnh, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Chủ yếu do nhu cầu khai thác gỗ, củi và nhu cầu lấy đất làm nông nghiệp và cho nhiều mục đích khác, gần 65 triệu ha rừng bị mất vào những năm 1990-1995.  

4.4. Ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở quy mô rộng

          Sự phát triển đô thị, khu công nghiệp, du lịch và việc đổ bỏ các loại chất thải vào đất, biển, các thủy vực đã gây ô  nhiễm môi trường ở qui mô ngày càng rộng, đặc biệt là các khu đô thị. Nhiều vẫn đề mồi trường tác động tương tác với nhau ở các khu vực nhỏ, mật độ dân cư cao. Ô nhiễm không khí, rác thải, chất thải nguy hải, ô nhiễm tiếng ồn và nước đang biến những khu vực này thành các điểm nóng về môi trường. Các 30-60 % dân số đô thị ở các nước có thu nhập thấp vẫn còn thiếu nhà ở và các điều kiện vệ sinh. Sự tăng nhanh dân số thế giới có phần đóng góp do sự phát triển đô thị.

4.5. Sự gia tăng dân số

          Con người là chủ của Trái đất, là động lực chính làm tăng thêm giá trị của các điều kiện kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, xung lượng gia tăng dân số hiện nay ở một số nước đi đôi với đói nghèo, suy thoái MT và tình hình kinh tế bất lợi đã gât ra xu hướng làm mất cân bằng nghiêm trọng giữa dân số và môi trường.

          Đầu thế kỷ XIX, dân số thế giới mới có 1 tỷ người nhưng đến năm 1927 tăng lên 2 tỷ người; năm 1960: 3 tỷ người; năm 1974: 4 tỷ người; năm 1987: 5 tỷ người và năm 1999 là 6 tỷ người, trong đó trên 1 tỷ người trong độ tuổi từ 15-24 tuổi. Mỗi năm dân số thế giới tăng thêm khoảng 78 triệu người. Theo dự tính đến năm 2015, dân số thế giới sẽ ở mức 6,9 – 7,4 tỷ người và đến năm 2025 dân số sẽ là 8 tỷ người và năm 2050 sẽ là 10,3 tỷ người. 95% dân số tăng thêm nằm ở các nước đang phát triển, do đó các nước này sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng cả về kinh tế, xã hội đặc biệt là môi trường, sinh thái. Việc giải quyết những hậu quả do dân số tăng của những nước này có lẽ còn khó khăn hơn gấp nhiều lần những xung đột về chính trị trên thế giới.        

4.6. Sự suy giảm tính đa dạng sinh học trên Trái Đất

Sự đa dạng về các giống loài động thực vật trên hành tinh có vị trí vô cùng quan trọng. Việc bảo vệ đa dạng sinh học còn có ý nghĩa đạo đức, thẩm mỹ và loài người phải có trách nhiệm tuyệt đối về mặt luân lý trong cộng đồng sinh vật sống. Đa dạng sinh học lại là nguồn tài nguyên nuôi sống con người. Chúng ta đã sử dụng sinh vật làm thức ăn, thuốc chữa bệnh, hóa chất, vật liệu xây dựng, năng lượng,…

  Câu 5. Trình bày các tác động qua lại giữa môi trường và con người?

1. Các hình thái kinh tế và môi trường:

Để hiểu rõ lịch sử tác động của con người vào môi trường chúng ta sẽ nghiên cứu quá trình tiến hoá của các hình thái kinh tế mà xã hội loài người đã đi qua.Tác động của Con người đến môi trường ở mỗi giai đoạn phát triển có thể phân thành:

- Giai đoạn kinh tế sơ khai - khai thác tài nguyên trực tiếp: săn bắt, gặt hái, đánh cá nhằm cung cấp nguồn thức ăn cho người và súc vật, con người chưa tác động trực tiếp vào nguồn tài nguyên.

- Giai đoạn kinh tế công nghiệp - khai thác tài nguyên qua sản xuất : nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người trong giai đoạn công nghiệp, nông nghiệp phát triển. Con người khai thác nguồn tài nguyên ở quy mô lớn, sử dụng chúng trong các quá trình công nghệ, tác động trực tiếp vào nguồn tài nguyên. Mặc dù vậy, ở giai đoạn này, con người chưa thật sự ý thức được những tác động của mình đến môi trường. Con người khai thác môi trường để phục vụ cuộc sống, cùng với đà tăng dân số, môi trường bị khai thác triệt để, tuỳ tiện-trở nên cạn kiệt đến mức báo động làm thế cân bằng sinh thái bị vi phạm nghiêm trọng trên diện rộng, trên toàn thế giới.

- Giai đoạn nền kinh tế tri thức - sản xuất sinh thái văn minh : ở giai đoạn này, khi con người đã ý thức được những tác động của mình đến môi trường. Các chính sách về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên được thực hiện nghiêm ngặt - nền kinh tế tri thức, sinh thái được hình thành, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của xã hội loài người.

Cùng với sự phát triển tiến hoá của bản thân con người, sự chuyển biến từ hệ sinh thái tự nhiên sang hệ sinh thái người, con người đã trải qua những nấc thang tiến hoá từ thấp đến cao của các hình thái kinh tế: hái lượm, săn bắt - đánh cá, chăn thả, nông nghiệp, công nghiệp - đô thị hoá và hậu công nghiệp. Hái lượm

Hái lượm là hình thái kinh tế nguyên thuỷ nhất, thu lượm thức ăn có sẵn với công cụ chủ yếu là rìu đá.

Săn, bắt cá

Săn bắt cá đã manh nha từ thời hái lượm, với các loài thú nhỏ.  Xuất hiện sự phân công lao động. Có thêm nguyên liệu mới là da và xưng, là lều ở chăn đắp và áo quần.

Chăn thả

Chăn thả, thuần dưỡng và chăn nuôi gia súc . Thú được thuần dưỡng chủ yếu là chó, dê, cừu, bò, lợn. Bước qua thời kỳ kim khí (4-5 ngàn năm trước công nguyên) có thêm lừa, ngựa với những đà gia súc đông đến hàng vạn con trên những thảo nguyên mênh mông

Nông nghiệp

Nông nghiệp được phát triển rộng vào thời kỳ đồ đá mới. Ngũ cốc chủ yếu là lúa mì, mạnh ngô, lúa sau đó là các loại rau đậu, cây lấy củ, cây ăn quả, cây lấy dầu. Lúa nước xuất hiện ở vùng ven sông lớn

Công nghiệp hoá

Khởi đầu với động cơ hơi nước, hình thành hệ thống kỹ thuật mới. Chuyển công trường thủ công sang nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa. Máy móc tạo năng suất cao, tác động mạnh đến môi trường sống.

Năng lượng tiêu hao nhiều, tăng sử dụng than, dầu mỏ, khí đốt làm phát sinh ô nhiễm môi trường.

Đô thị hoá

Một bộ phận dân cư tách rời khỏi công việc đồng áng để tập trung thành các thị trấn, thị trấn đầu tiên xuất hiện đầu tiên từ 3-4 ngàn năm trước Công nguyên nhưng đô thị quy mô thế giới chỉ bắt đầu từ thế kỷ thứ 19.

Sau công nghiệp

Sau công nghiệp là giai đoạn mới được dự báo trong sự phát triển với tốc độ cao về kỹ thuật công nghệ cũng như văn hoá xã hội. Trong 15 năm qua do tác động của cách mạng khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc, mạnh mẽ về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động. .

2.Tác động của các yếu tố sinh thái đến con người:

+ Ảnh hưởng đến phương thức sống và thức ăn

- Hoàn thiện khả năng nắm hướng chế tác và cải tiến công cụ.

- Tăng cường ý nghĩa của kích thích thị giác trên cơ sở phát triển thị giác.

- Thoái hoá hàm răng, chuyển chức năng cầm nắm từ răng sang bàn tay, chuyển hoá chi sau với chức năng đi thẳng.

- Phức tạp hoá cấu trúc và chức năng não bộ đặc biệt là các trung tâm liên quan đến hoạt động tổng hợp (ngôn ngữ và chữ viết).

- Việc tăng cường sử dụng protein động vật đã cung cấp thêm năng lượng

- Môi trường sinh thái và chế độ dinh dưỡng tạo ra những dị biệt khá lớn để đáp ứng sinh học.

- Văn hoá một mặt là sự đáp ứng trước áp lực môi trường. Mặt khác chính nó là áp lực tạo nên tính đa hình di truyền. Vì vậy, với con người, hai mặt sinh học và văn hoá không thể tách rời nhau.

+ Ảnh hưởng của yếu tố khí hậu

Ảnh hưởng của yếu tố khí hậu biểu hiện ở nhiều trạng thái khác nhau theo mùa, theo địa lý. Là điều mà tổ hợp của nhiều thành phần như: Nhiệt độ, độ ẩm, gió, mây, mưa, nắng tuyết...

+ Ảnh hưởng của môi trường địa hoá

Hàm lượng khoáng chất trong thành phần sinh hoá của cơ thể có liên quan đến quá trình biến đổi nội bào (tạo xương, điều hoà áp lực thẩm thấu ...).

Cân bằng khoáng trong cơ thể phải được đồng bộ trong một biên độ nhất định, thừa và thiếu quá mức đề làm rối loạn cân bằng và gây bệnh.

3. Tác động của con người đến sinh quyển

Con người là một thành viên trong các hệ sinh thái tự nhiên quanh mình, có quan hệ tương hỗ thông qua các mắt xích thức ăn, các hoạt động lao động sản xuất nhưng đặc biệt là hành vi cư xử của con người.

Trong quá trình phát triển, con người đã tác động vào hệ sinh thái tự nhiên rất nhiều như khai thác sinh vật thuỷ sinh, chăn nuôi, trồng trọt, khai thác các sản phẩm của rừng....

4. Gây ô nhiễm môi trường

 - Công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp, sinh hoạt thải vào môi trường đủ dạng chất thải rắn, lỏng, khí hàng chục triệu tấn/năm gây ô nhiễm nước, không khí và đất,

- Đất nông nghiệp bị thâm canh bằng đủ các loại hoá chất gây thoái hoá đất.

- Diện tích đất canh tác bị thu hẹp hàng triệu ha/ năm.

- Diện tích rừng bị thu hẹp dẫn đến mất cân bằng cán cân nước, lũ lụt. Mặt đất bị  xói mòn, lớp phủ đất - dinh dưỡng cho thực vật cũng bị mất dần

- Nguồn nước sạch bị thu hẹp do khai thác nước ngầm bừa bãi, do ô nhiễm. 

Một số hậu quả nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường có quy mô toàn cầu:

- Biến đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kính,

- Tầng ozone bị phá huỷ,

- Mưa acid.

5. Gây suy giảm đa dạng sinh học

Nguyên nhân chính gây suy giảm đa dạng sinh học là những hành động phá hoại môi trường sống làm huỷ diệt các loài động thực vật. Hoạt động săn bắt của con người cũng gây ra sự tuyệt chủng của nhiều thú lớn. Sự nhập cư của các loài ngoại lai từ khu vực khác cũng dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều giống loài vì gây sự mất cân bằng của chuỗi thức ăn.

6.  Gây suy giảm chất lượng sống của chính mình

Khái niệm:

Chất lượng của cuộc sống là sự thoả mãn của cá nhân hay sự hạnh phúc với cuộc sống ở một lĩnh vực mà con người cho là quan trọng.

Chất lượng cuộc sống là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa các điều kiện xã hội, sức khoẻ, kinh tế và môi trường mà chúng ảnh hưởng tới sự phát triển của môi trường và con người.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro