Chương2- Quản trị mạng theo mô hình OSI

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 2. Những vấn đề chung liên quan đến quản trị mạng theo mô hình OSI

Mô hình OSI là mô hình mạng mà ta xem mỗi nút mạng là một hệ thống mở có 7 lớp chức năng. Các hệ thống này được kết nối với nhau bằng môi trường vật lý để nối trực tiếp các lớp thấp nhất (lớp vật lý)

- Vật lý(Physical): đồng bộ máy phát, máy thu, các chuẩn.

- Liên kết dữ liệu (Datalink): đồng bộ dữ liệu, xác định khung dữ liệu, điều khiển việc truyền dl giữa các điểm trong mạng, các thủ tục điều khiển môi trường truyền.

- Network

- Giao vận (Transportation): đảm bảo luồng dl phải được truyền đúng địa chỉ.

- Phiên (Session): tạo dựng phiên truyền và quản lý các thông tin trong phiên.

- Trình diễn (Presentation):

- Ứng dụng (Application): cho phép người dùng đưa thông tin vào mạng.

2.1 Khái niệm điểm can thiệp dịch vụ (SAP - service access point)

- Xem hệ thống của chúng ta là các khối chức năng xếp chồng lên nhau.

- Các lớp chức năng được xếp chồng lên nhau.

-Trong mô hình, lớp bên dưới được xem như là môi trường cho các lớp bên trên truyền thông với nhau. Nói cách khác các lớp bên dưới cung cấp cho các lớp bên trên dịch vụ truyền thông. Mỗi khi thực hiện truyền thông, lớp trên phải yêu cầu dịch vụ truyền thông của các lớp dưới thông qua các điểm can thiệp. Tùy thuộc lớp dưới có chấp nhận không, việc truyền thông mới được thực hiện.

- Thông thường người ta đặt tên các điểm can thiệp dịch vụ (SAP) theo tên của lớp ngay dưới nó.

- Trong 1 cuộc truyền thông, lớp trên phải gọi SAP của lớp dưới. Mỗi lớp đều có nhiều chức năng khác nhau - có hai cách tổ chức:

+ Một SAP cho phép gọi nhiều dịch vụ ở lớp dưới và đáp ứng cho nhiều người yêu cầu bên trên.

+ Tổ chức nhiều điểm SAP, mỗi SAP chỉ phục vụ cho một ng yêu cầu bên trên và một dịch vụ bên dưới

- Địa chỉ của điểm can thiệp dịch vụ: mỗi SAP có 1 địa chỉ xác định. Địa chỉ này xác định theo lớp. Mỗi lớp sẽ có nhiều địa chỉ.

+ Địa chỉ gửi: địa chỉ nội bộ(Internal Address)

+ Địa chỉ nhận: địa chỉ điểm đến của các luồng thông tin, phải là địa chỉ thực sự, phải xác định được.

+ Địa chỉ gửi chỉ cần thiết khi có yêu cầu phản hồi lại thông tin từ ng nhận.

-Để thực hiện 1 cuộc truyền thông thông qua 1 môi trường phải thực hiện 4 dịch vụ:

+ Ng yêu cầu gửi yêu cầu cho môi trường.

+ Môi trường gửi yêu cầu tới ng trả lời.

+ Ng trả lời gửi trả lời tới môi trường.

+ Môi trường truyền trả lời (chấp nhận hoặc không chấp nhận) của ng trả lời tới ng yêu cầu

 4 dịch vụ nguyên thủy (primitive)

- Nếu ta sử dụng cả 4 dịch vụ nguyên thủy -> truyền tin cậy, có xác nhận.

- Ngược lại nếu không sử dụng hai dịch vụ phản hồi -> truyền không tin cậy, không xác nhận.

Cả hai phương thức đều được sử dụng trong mạng tùy trường hợp cụ thể.

- Trong 1 cuộc truyền thông thường có nhiều bước, ví dụ như: thiết lập, duy trì, hủy bỏ cuộc truyền. Mỗi bước sẽ có nhiều điều khiển khác nhau được thực hiện thông qua các dịch vụ nguyên thủy.

- Để phân biệt cac cuộc truyền thông cần bổ sung các thông số tin cậy để xác định cuộc truyền thông xảy ra ở lớp nào, nhằm mục đích gì.

- Mỗi yêu cầu truyền thông trong môi trường OSI có 3 thành tố:

+ Chữ viết tắt tiếng Anh đâu tiên của tên lớp để chỉ ra lớp nào: điểm truyền nhận thông tin.

+ Để phân biệt các thành tố, sau chữ viết tắt dùng dấu gạch giữa (-)

+ Động từ chỉ công việc cần thực hiện, viết bằng chữ in hoa. Ví dụ: GET lấy thông tin từ đâu đó.

+ Tên dịch vụ nguyên thủy viết sau một dấu "." có thể viết tắt, viết bằng chữ thường.

A - ASSOCIATE.request hoặc A-ASSOCIATE.req

- Để thực hiện một cuộc truyền thông, hai lớp mạng đóng vai trò chủ thể truyền thông, khởi phát, chấp nhận, thực hiện cuộc truyền. Trên thực tế, chỉ một phần truyền thông của lớp mạng tham gia cuộc truyền thông. Một lớp mạng chia thành nhiều phần tử khác nhau trong đó có những phần tử thực hiện công việc truyền thông.

- Với quản trị mạng, lớp ứng dụng cho phép triển khai các ứng dụng quản trị mạng -> các ứng dụng này được thực hiện thông qua phần tử truyền thông phục vụ cho việc quản trị mạng ở lớp ứng dụng. Ta gọi các phần tử này là các phần tử phục vụ cho quản trị mạng ở lớp ứng dụng (SMAE-System Management Application Entity).

- Mỗi ứng dụng quản trị mạng được thực hiện thông qua cặp thực thể SMAE.

2.2 Management/Agent

- Manager: Là nơi chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động quản trị

- Agent: Đại diện cho các đối tượng giao tiếp với manager. Phục vụ cho MO qhệ với Manager.

+ Đối với MO, Agent đóng vai trò thu thập trạng thái của đối tượng, chuyển trạng thái thành thông tin mô tả trạng thái và lưu trữ lại. Đồng thời nó phát hiện thay đổi bất thường trên MO. Điều khiển các MO.

+ Đối với Manager, agent sẽ nhận các lệnh điều khiển và chuyển thành các tác động điều khiển  điều khiển đối tượng. Ngược lại nó phải chuyển các thông tin trạng thái về Manager khi có yêu cầu, gửi các hành vi của MO với mỗi một phép toán quản trị về Manager, chuyển thông báo (event report) về MO khi có những thay đổi bất thường của MO. Nó là một điều khiển trực tiếp các MO.

- Mỗi manager quản trị nhiều đối tượng. Mỗi khi muốn thực hiện một phép toan quản trị, manager tạo một liên kết giữa một manager với một agent.

- Xét theo quan hệ với manager: Agent sẽ nhận các điều khiển từ manager và chuyển nó thành các tác động điều khiển để điều khiển đối tượng. Vì vậy nó phải chuyển được các thông tin trạng thái về manager theo đúng yêu cầu rồi giữ các hành vi của các MO (với mỗi phép toán quản trị) về người quản trị. Đồng thời nó cũng chuyển các thông báo về các đối tượng được quản trị khi có thay đổi bất thường ở phía người quản trị.

- Mỗi Agent có thể có vài đối tượng (ít dùng). Khi một manager muốn quản lý một đối tượng thì nó quản lý trực tiếp Agent của đối tượng đó.

Khi một manager hay Agent muốn trao đổi thông tin với nhau thì chúng cần phải biết về nhau.

- Application context: Phần tử dịch vụ nào được sử dụng để phục vụ cho việc trao đổi thông tin? Giao thức truyền thông tin nào? Chức năng nào mà Agent của Manager chấp nhận. Đơn vị chức năng nào sẽ được dùng?

2.3 Mô hình quản trị hệ thống

- Quản trị hệ thống là giá trị một hệ thống mở theo mô hình OSI.

- Quản trị lớp: Giá trị một lớp của mô hình OSI. Quản trị này được thực hiện ngay trên một lớp hay từ một lớp đến một lớp cùng cấp khác trên hệ thống khác.

- Do user chỉ có thể can thiệp vào hệ thống từ lớp ứng dụng -> quản trị tại bất kỳ lớp nào cũng phải thông qua lớp ứng dụng.

2.4 Mô hình thông tin quản trị

- Là các lớp của người quản trị mô tả tài nguyên của hệ thống

- Mô tả các tài nguyên của hệ thống:

+ Thực thể gồm: thuộc tính, các phép toán có thể tác động vào nó, các hành vi của nó

+ Các thông tin của người quản trị phải được lưu trữ theo một cấu trúc nào đó

+ Mô hình cấu trúc lưu trữ hình thức

- Các thông tin quản trị sẽ được trao đổi giữa các Manager/Agent bởi các giao thức quản trị.

- Mô tả đối tượng được quản trị:

+ Được mô tả bằng một lớp đối tượng, mỗi lớp đối tượng sẽ có các thuộc tính của đối tượng, đấy là các trạng thái khác của đối tượng được quản trị.

Những thuộc tính có đặc điểm chung thì sẽ nhóm lại thành thuộc tính nhóm.

Các thuộc tính của một lớp đối tượng gộp chung lại thành gói

+ Mỗi đối tượng sẽ có thông tin chính là các trạng thái khi có thay đổi - notification

+ Các thao tác quản trị mà đối tượng có thể chấp nhận, gộp chung lại -> thông tin về phép toán

+ Các thao tác của đối tượng: Chuỗi các trạng thái theo chuỗi các tác động.

- Cả 4 thông tin gói chung lại -> gói thông tin, mỗi một đối tượng của hệ thống có một vị trí

- Chức năng quản trị các tri thức quản trị: khi tri thức trở thành một đối tượng quản trị -> nó phải được mô tả bằng các thông tin nào đó.

Mỗi một tri thức quản trị được mô tả bởi một lớp đối tượng

Các nhóm tri thức quản trị:

- Tri thức liên quan đến thực thể

- Tri thức định nghĩa

-> cho phép đặc trung hóa từng lớp đối tượng được quản trị liên quan đến lưu trữ thông tin.

2.5 Các vùng chức năng của hệ thống

- Giá trị cấu hình:

+ Xác định cấu hình hiện có của hệ thống: dùng các phép toán thu thập thông tin

+ Có thể thiết lập cấu hình mới bằng cách thay đổi trạng thái các đối tượng trong hệ thống

+ Quản trị phần mềm: Trong một hệ thống, các phần mềm thường xuyên được nâng cấp

-> cập nhật phiên bản mới? Đồng thời và tự động

+ Quản trị lỗi: Phát hiện xác định lỗi yêu cầu khởi động các chức năng khắc phục lỗi

+ Phân hóa lỗi thông qua các phép toán thu thập thông tin dự đoán tình trạng có thể xảy ra lỗi

+ Xác định lỗi có thể là chức năng của quản trị mạng, có thể là chức năng các hệ thống khác.

- Quản trị hiệu năng:

Quản trị hiệu năng thông qua các phép thu nhập thông tin tính toán hiệu năng -> đảm bảo hiệu năng yêu cầu. Nó phải phân tích dự đoán được vùng quá tải, các vùng chưa dùng hết hiệu năng để điều khiển cân bằng tải và tránh tắc nghẽn hệ thống.

- Quản trị kế toán:

+ Quản trị liên quan đến tính toán việc sử dụng các tài nguyên từng cá nhân, từng đơn vị trong hệ thống và cho phép hay không cho phép từng cá nhân, đơn vị sử dụng hay không sử dụng hệ thống

+ Quản trị an toàn:

Phát hiện, đánh giá sự mất an toàn an ninh của hệ thống, khởi động các giải pháp an tào an ninh.

Quản trị theo kiểu quản trị doanh nghiệp đây là quản trị liên quan đến kế hoạch phát triển của hệ thống

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro