chuong2baoduong

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

•         2.2 Các chức năng liên quan đến bảo dưỡng – Sơ đồ tổng quan.

•         Đầu vào: Cho biết các nguồn gốc của các yêu cầu bảo dưỡng từ Nhà sản xuất máy bay, Nhà chức trách khả phi. Từ đó biết Cung cấp bộ yêu cầu khuyến cáo ( Tài liệu lập kế hoạch bảo dưỡng – Maintenance Planning Document MPD) , Cung cấp các qui định, điều luật

•         Xử lý: Cho biết quá trình tiến hành xử lý các yêu cầu. dựa vào Bộ phận kỹ thuật, Bộ phận kế hoạch sản xuất, Bộ phận kiểm soát sản xuất

•         Đầu ra: Cho biết các hoạt động bảo dưỡng cụ thể, dựa vào Thực hiện bảo dưỡng máy bay, thiết bị

2.3 Các chức năng cơ bản của bảo dưỡng máy bay.

•         5 chức năng cơ bản:

–       Hỗ trợ kỹ thuật (Engineering)

–       Lập kế hoạch (Planning)

–       Lập lịch trình sản xuất ( Scheduling)

–       Tiến hành sản xuất bảo dưỡng (Production)

–       Kiểm soát bảo dưỡng (Control)

•         Hỗ trợ kỹ thuật:

–       Công việc: Xác định tất cả các hoạt động bảo dưỡng/đại tu phù hợp với:

•         Bản chất và tính chất

•         Cường độ

•         Tần xuất

–       Kết quả: Các qui định kỹ thuật về:

•         Tài liệu bảo dưỡng

•         Các chỉ lệnh kỹ thuật

•         Lịch trình bảo dưỡng

•         Lập kế hoạch:

–       Công việc: kết nối phù hợp các chức năng sản xuất:

•         Nhân lực – Vật tư

•         Cơ sở, trang thiết bị

–       Kết quả:

•         Các thẻ công việc

•         Các chỉ bảo dưỡng

•         Sơ đồ năng xuất

•         Danh mục vật tư

•         Dụng cụ và trang thiết bị

•         Lập lịch trình sản xuất:

–       Công việc: Xây dựng lịch trình cho:

•         Máy bay

•         Nhân lực/ Vật tư

•         Thiết bị

–       Kết quả:

•         Sự sẵn sàng phục vụ của máy bay

•         Nhân lực vật tư, thiết bị tại cùng một thời điểm

•         Sản xuất:

–       Công việc: Kết hợp của 3 chức năng nói trên

–       Kết quả: Công việc được hoàn thành với chất lượng được thỏa mãn

2.4. hệ thống bảo dưỡng

Phương án 1: Bảo dưỡng dạng cụm (hệ thống bảo dưỡng truyền thống)

-         Gói công việc là không đổi và có thời gian được xác định

-         Cuối mỗi chu kỳ bảo dưỡng sẽ là một gói công việc bảo dưỡng lớn.

-          Ưu điểm:

-         Dẽ dàng quản lý các giới hạn về các thiết bị máy bay

-         Có một số lượng nhỏ các sự kiện bảo dưỡng phải thực hiện giữa hai sự kiện bảo dưỡng lớn

-         Nhược điểm:

-         Lịch trình bảo dưỡng không linh hoạt, chi phôi lich khai thác máy bay

-         Khối lượng công việc tập trung, dễ gây áp lực đối với vấn đề chuẩn bị vật tư, nhân lực, tài chính tại một thời điểm.

-         Khó tổ chức làm việc theo ca, kíp.

Phương án 2: Hệ thống bảo dưỡng dàn đều từng phần

•      Khối lượng công việc được phân bố đều, bảo dưỡng lớn được chia nhỏ

-          Ưu điểm:

•      Có tính liên tục trong việc sử dụng cơ sở vật chất à kinh tế hơn

•      Lịch trình vòng quay bảo dưỡng linh hoạt

•      Có thể thống kê ngay sau khi hoạt động bảo dưỡng lớn đc thực hiện

-         Nhược điểm:

•      Yêu cầu trình độ quản lý cao về mọi mặt: lập và kiểm soát lịch bảo dưỡng; quản lý cung ứng vật tư; quản lý tổ chứng bảo dưỡng.

2.7 Các khái niệm về bảo dưỡng và đại tu máy bay.

Bảo dưỡng (maintenance):  “Những biện pháp để bảo quản máy bay đang hoạt động. Bảo dưỡng là sự tận dụng một cách có chủ ý thời gian máy bay được dừng bay (nằm trên mặt đất) trong lịch trình hoạt động của nó”

-         Đại tu (Overhaul):“Biện pháp để bảo quản máy bay khi cường độ của các lần làm bảo dưỡng định kỳ (check) và thời gian cần thiết để thực hiện các bảo dưỡng đó là quá lớn, tới mức phải cho máy bay dừng bay  không khai thác trong một khoảng thời gian”

Tuổi đời của máy bay:

          - Thời gian trôi qua ( Calendar time, CAL)

          - Số giờ bay (flight hour)

          - Số lần cất hạ cánh hay chu kỳ cất hạ cánh (flight cycle)

Hoạt động bảo dưỡng: Bảo dưỡng thường xuyên, Bảo dưỡng sửa chữa

Khái niệm bảo dưỡng nội trường:

-         Tìm kiếm và xử lý triệt để các hỏng hóc

-         Khi có phát hiện hỏng hóc lớn

-         Chỉ được thực hiện khi MB được kéo vào hanga

Có thể chia thành hai cấp độ: Bảo dưỡng nhẹ (light maintenance) và bảo dưỡng nặng hay còn gọi là đại tu ( Overhaul)

Bảo dưỡng ngoại trường:

-         Thực hiện thường xuyên hàng ngày tại bãi đậu

-         Công việc mang tính phục vụ đội bay và phòng ngừa hỏng hóc

-         Xử lý các hỏng hóc phát sinh trong chuyên bay và hỏng hóc phát hiện tại chỗ

Khái niệm LRU (Line Replaceable Unit)

-         Khối thiết bị có thể thay thế ngoài bảo dưỡng ngoại trường

-         Xử lý nhanh, gọn và phục vụ cho việc dẽ dàng đưa máy bay vào vận hành.

Khái niệm SRU (Shop Replaceable Unit)

-         Khối thiết bị chỉ có thể thay thế được trong bảo dưỡng nội trường.

-         Thay thế phức tạp, cần thời gian và trang thiết bị.

Khái niệm PMAT (Portable Maintenance Access Terminal)

-         Thiết bị cầm tay có thể kết nối với bộ phận dữ liệu trung tâm của mb.

à Cho phép nhân viên bảo dưỡng có thể thâm nhập và xử lý các dữ liệu vể hỏng hóc và bảo dưỡng.

2.8 Các yếu tố bảo dưỡng và thực hiện bảo dưỡng

Chi phí và chất lượng bảo dưỡng???

àTham chiếu đến các tham số bảo dưỡng:

•       Chương trình bảo dưỡng của nhà khai thác (Aircraft Maintenance Schedule)

•       Gói công việc bảo dưỡng (Work Package)

•       Thời gian dừng bay để bảo dưỡng (Groundtime)

•       Chu kỳ bảo dưỡng (Check Interval)

•       Các chính sách và triết lý bảo dưỡng của công ty (Airlines polices and philosophy)

•       Các quá trình bảo dưỡng sơ cấp (Primary Maintenance Process)

•       Bảo dưỡng theo hợp đồng và bảo dưỡng hùn chung (Contract and pool Maintenance)

•       Trình độ kỹ năng và năng suất của nhân viên bảo dưỡng (Skill and Productivity level)

•      Thời gian giữa hai lần đại tu của động cơ và thiết bị (Time between overhaul)

•       Bảo dưỡng lập mẫu về kết cấu trong một đội bay (Structural sampling)

•       Các điều kiện khí hậu (Climatic condition)

•       Hiệu quả của các “thông báo kỹ thuật” và sửa đổi kỹ thuật.

•       Kiểu loại và tuổi tác của máy bay và động cơ (Airplane and engine model and age)

•       Hoạt động kiểm tra hoặc xác minh về khả năng hoạt động (Performance inspection)

•       Mức độ phức hợp và kích cỡ của đội bay ( Fleet mix and size)

•       Cấu trúc đường bay (Route structure) và lịch trình các chuyến bay (flight schedule)

•       Số dặm bay tương đương với số nhân viên bảo dưỡng trong một máy bay.

•       Tác động của chiều dài đường bay, chu kỳ cất hạ cánh trong một giờ bay.

•       Hệ số sử dụng máy bay (Aircraft utilization)

•       Các phương pháp kế toán chinh phí (accounting cost method)

•       Chi phí của nhân công lao động và vật liệu (labor and material cost)

•       Dữ liệu về kinh nghiệm bảo dưỡng trong lịch sử (Maintenance history data)

•       Chương trình về các dữ liệu hỏng hóc (Failure data program), giám sát trạng thái, độ tin cậy.

•       Hoạt động lập báo cáo về hỏng hóc hoặc làm việc sai chức năng và các vấn đề về thông tin bảo dưỡng.

•       Tính sẵn có của thiết bị vật tư phụ tùng (Spare component availability)

2.9 Các biện pháp bảo dưỡng

Các biện pháp bảo dưỡng chính và  một số biện pháp dẫn xuất của chúng:

•       Kiểm tra bằng mắt (Visual check)

•       Kiểm tra chức năng hệ thống (Functional Check)

  Dẫn xuất: Điều chỉnh và căn chỉnh.

•       Phục vụ hoạt động (Servicing)

•       Kiểm tra hoạt động (Operatioal Check)

          Dẫn xuất: Đọc và ghi dữ liệu hoạt động.

•       Kiểm tra (Inspection)

          Dẫn xuất: Tìm kiếm, định vị và đưa ra biện pháp giải quyết hỏng hóc.

•       Phục hồi (Restoration)

          Dẫn xuất: Tiến hành các sửa đổi.

•       Tháo bỏ (Discard)         Dẫn xuất: Tháo và thay thế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro