chuong2ktcc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH

1.1. Các tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng nguồn lực

1.1.1. Hiệu quả Pareto và hoàn thiện Pareto

          Một sự phân bổ nguồn lực được gọi là đạt hiệu quả Pareto nếu như không có cách nào phân bổ lại các nguồn lực để làm cho ít nhất một người được lợi hơn mà không phải làm thiệt hại đến bất kì ai khác.

            Nếu còn tồn tại một cách phân bổ lại các nguồn lực làm cho ít nhất một người được lợi hơn mà không phải làm thiệt hại cho bất kỳ ai khác thì cách phân bổ lại các nguồn lực đó là hoàn thiện Pareto so với cách phân bổ ban đầu.

1.1.2.  Điều kiện để đạt hiệu quả Pareto

- Điều kiện hiệu quả sản xuất: (Production Efficiency) đạt được khi không thể phân bổ lại các đầu vào giữa các cách sử dụng khác nhau sao cho có thể tăng sản lượng của bất kì một hàng hóa nào mà không phải giảm sản lượng của hàng hóa khác.

O'

L'1

Đầu vào của SP Y về K

A

K'1

Xo

K

Đầu vào của SP X về K

Đường đẳng lượng của SP X

 K1

Yo

Tất cả các điểm sản xuất hiệu quả đó đều có chung một đặc điểm là các đường đẳng lượng tiếp xúc nhau, tức là độ dốc của chúng bằng nhau.

       Vì vậy, điều kiện để một phương án sản xuất đạt hiệu quả Pareto là tỉ suất thay thế k thuật biên giữa 2 loại đầu vào bất kì của tất cả các hãng sản xuất phải như nhau, MRTSXLK= MRTSY LK

Điều kiện hiệu quả hỗn hợp: Tỉ suất chuyển đổi biên giữa 2 hàng hoá bất kì phải bằng tỉ suất thay thế biên giữa chúng của tất cả các cá nhân, MRTXY = MRSAXY = MRSBXY

1.1.3. Điều kiện biên về hiệu quả

Nếu lợi ích biên để sản xuất một đơn vị hàng hoá lớn hơn chi phí biên thì đơn vị hàng hoá đó cần được sản xuất thêm.

Ngược lại, nếu lợi ích biên nhỏ hơn chi phí biên thì sản xuất đơn vị hàng hoá đó là sự lãng phí nguồn lực.

Mức sản xuất hiệu quả nhất về hàng hoá này sẽ đạt khi lợi ích biên bằng chi phí biên: MB = MC

2. Định lý cơ bản của Kinh tế học phúc lợi

Nội dung định lý cơ bản của Kinh tế học phúc lợi

Chừng nào nền kinh tế còn là cạnh tranh hoàn hảo, tức là những người sản xuất và tiêu dùng còn chấp nhận giá thì chừng đó, trong những điều kiện nhất định, nền kinh tế sẽ tất yếu chuyển tới một cách phân bổ nguồn lực đạt hiệu quả Pareto

b. Hạn chế của tiêu chuẩn Pareto và Định lý cơ bản của Kinh tế học phúc lợi

+ Thứ nhất, Định lý cơ bản Kinh tế học phúc lợi chỉ đúng trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo.

+ Thứ hai, nó không quan tâm đến sự bất bình đẳng.

+ Thứ ba, tiêu chuẩn Pareto chỉ đưa ra một dấu hiệu tốt về hiệu quả phân bổ nguồn lực trong điều kiện nền kinh tế ổn định.

+ Thứ tư, Định lý cơ bản của Kinh tế học phúc lợi được nghiên cứu trong bối cảnh một nền kinh tế đóng.

II. SỰ THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH ĐÒI HỎI PHẢI CÓ SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ

2.1. Thất bại thị trường

Thất bại của thị trường là những trường hợp mà thị trường cạnh tranh không thể sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ ở mức như xã hội mong muốn.

Các nguyên nhân thất bại thị trường:

- Xuất hiện độc quyền

- Hàng hoá công cộng

- Ngoại tác

Thông tin không đối xứng

Khi thị trường xuất hiện trường hợp một bên nào đó tham gia thị trường (người mua hoặc người bán) có thông tin đầy đủ về các đặc tính sản phẩm hơn so với bên kia.

- Bất ổn kinh tế

- Mất công bằng xã hội

- Hàng hoá khuyến dụng, phi khuyến dụng

       Những hàng hóa hay dịch vụ mà việc tiêu dùng chúng có lợi cho cá nhân và xã hội, nhưng cá nhân không tự nguyện tiêu dùng khiến chính phủ phải bắt buộc sử dụng gọi là hàng hóa khuyến dụng.

Ngược lại với hàng hóa khuyến dụng là hàng hóa phi khuyến dụng, đó là trường hợp những hàng hóa hay dịch vụ mà việc tiêu dùng chúng có hại cho cá nhân và xã hội, nhưng cá nhân lại không tự nguyện bỏ, khiến chính phủ phải có biện pháp không khuyến khích hoặc ngăn cấm sử dụng hàng hóa và dịch vụ đó.

2.2. Quá trình phát triển nhận thức về vai trò của chính phủ

      Chính phủ là một tổ chức được thiết lập để thực thi những quyền lực nhất định, điều tiết hành vi của các cá nhân sống trong xã hội nhằm phục vụ cho lợi ích chung của xã hội đó và tài trợ cho việc cung cấp những hàng hoá, dịch vụ thiết yếu mà xã hội đó có nhu cầu.

Các mô hình kinh tế ra đời:

+ Mô hình kinh tế thị trường thuần tuý

+ Mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung

+ Mô hình kinh tế hỗn hợp

2.3. Chức năng của chính phủ

- Phân bổ nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế

- Phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội

- Ổn định hóa kinh tế vĩ mô

- Đại diện cho quốc gia trên trường quốc tế

2.4. Các nguyên tắc cơ bản cho sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế thị trường

 - Nguyên tắc hỗ trợ

 - Nguyên tắc tương hợp

 2.5. Những hạn chế của chính phủ khi can thiệp (đọc sách)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro