Chương3-Thuật ngữ của Quản trị hệ thống

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 3. Thuật ngữ quản trị hệ thống

3.1 Truyền thông giữa Agent và MO

- Giữa MO và Agent thường trao đổi thông tin trực tiếp với nhau để chuyển trạng thái của MO thành thông tin trạng thái, lệnh điều khiển -> tác động điều khiển

- Để thu thập thông tin từ các MO, Agent gửi một lệnh đọc trạng thái theo định kỳ đến các MO. Sau đó, MO phải ghi trạng thái của nó theo lệnh này -> polling

+ Chiếm tài nguyên đường truyền (cục bộ)

+ Nếu khoảng cách t(s) giữa hai lần polling lới thì có những trạng thái không chuyển được đến Agent. Ngược lại nếu khoảng thời gian nhỏ, số lần polling lớn nên hệ thống không làm việc

- Cách 2: Tại MO, mỗi khi có thay đổi trạng thái nó sẽ gửi một bản tin thông báo sự thay đổi trạng thái cho Agent ->notification

- Cách 3: Sau mỗi t(s) nào đó, MO gửi một bản tin đặc biệt tới Agent để báo nó vẫn hoạt động.

3.2 Vùng quản trị (Management domain)

- Đây được xem như là nguyên tắc cho hệ thống quản trị: "Chia để trị" -> các MO được chia thành các vùng quản trị.

- Vùng quản trị là tập hợp các MO được chia theo mục đích quản trị nào đó -> nảy sinh quản trị vùng: Điều khiển tất cả các đối tượng nằm trong vùng quản trị, cho phép thêm bớt các MO, phối hợp điều khiển khi có một MO thuộc về nhiều vùng.

- Việc tạo vùng quản trị do manager hoặc ngoài quản trị thực hiện lệnh tạo vùng.

- Bản thân vùng quản trị trở thành một MO -> lớp MO có một số lớp con:

+ Bộ điều phối vùng: Chịu trách nhiệm điều khiển việc thêm bớt các thành viên của một vùng quản trị, phối hợp điều khiển một MO

+ Chính sách quản trị

+ Bộ phát hiện tranh chấp

3.3 Phân cấp thông tin quản trị

- Cần xác định mô hình thông tin của MO ở vị trí nào -> mô hình phân cấp-> thực chất là phân cấp MO thông qua phân cấp các mô hình thông tin

- Cách 1: Chỉ ra vị trí của đối tượng trong hệ thống, mỗi khi ta thêm một đối tượng vào hệ thống ta phải đặt vị trí xác định

-> xem như đăng ký một số thông tin vào hệ thống

-> phân cấp đăng ký

-> có cấu trúc cây, mỗi nút là một đối tượng tỏa ra các nhánh tới các đối tượng nằm dưới nó. Trong mỗi nút người ta ghi tên của lớp đối tượng và người ta sử dụng cách ghi ASN.1 và một số nguyên chỉ thứ tự đăng ký của nó.

- Cách 2: Phân cấp kế thừa

+ chỉ ta quan hệ kế thừa của các đối tượng -> là 1 cây

+ Mỗi thực thể đối tượng được định danh ASN.1.

Cách 3:Phân cấp bao hàm

+chỉ ra các đối tượng phụ thuộc vào nhau đồng thời với đặt tên đối tượng -> xem như là phân cấp đăng ký nhưng không sử dụng số nguyên để đặt tên cụ thể cho thực thể đối tượng.

+ Hình cây. Hai đối tượng được nối trực tiếp với nhau được xem là chứa nhau (bên trên là chứa, bên dưới bị chứa)

3.4 Đặt tên đối tượng

- Khi ta phân cấp bao hàm đã đặt tên cho đối tượng, đảm bảo tính duy nhất của tên, đảm bảo dãy tên từ cao nhất, tên phân biệt đặt trong "{}"

- Tên phân biệt tương đối: Chỉ ra vị trí của nó tính từ một điểm tham chiếu khác gốc

- Tên liên kết: Chỉ ra đối tượng đang xét và cha của nó

3.5 Định vùng các đối tượng được quản trị

- Phép toán scoping luôn đi cùng với một phép toán quản trị nào đó để định vùng đối tượng quản tri chịu ảnh hưởng của phép toán

- Để định vùng, trong phép toán quản trị phải chỉ ra đối tượng gốc cùng với tham số chỉ ra cách định vùng:

+ chỉ có đối tượng gốc

+ Chỉ có một lớp các đối tượng nằm dưới đối tượng gốc mà cách gốc n lớp

+ Đối tượng lớp + các đối tượng cách nó n lớp

+ Toàn bộ cây tính từ đối tượng gốc

3.6 Lọc

- Chọn ra những đối tượng nằm trong vùng được xác định bởi scoping có những thuộc tính được chọn thỏa mãn điều kiện quy định

3.7 Đồng bộ

- Chỉ ra cách một đối tượng quản trị phản ứng với phép toán quản trị

->được xem như là một hành vi của đối tượng-> được mô tả trong hành vi của MO

- Việc môt Agent của MO buộc phải báo cho manager biết nó đã thực hiện phép toán quản trị theo manager như thế nào -> đồng bộ

Nếu không có trả lời từ Agent thì người ta nói rằng hành vi của MO theo kiểu không đồng bộ

- Các phép toán tạo đối tượng không thể đồng bộ, chế độ đồng bộ của các phép toán được thực hiện theo hai phương thức:

+ Đồng bộ hạt nhân: Tất cả các đối tượng trong vùng được scoping phải trả lời. Nếu một đối tượng không trả lời -> phép toán thất bại

+ Best - effort: chỉ cần có ít nhất một đối tượng trả lời, càng có nhiều đối tượng trả lời càng tôt

3.8 Đa hình

- Những lớp đối tượng được xem là đa hình phản ứng với cùng một phép toán quản trị theo cách như nhau

3.9 Đồng hình

- Một thực thể đối tượng có thể xem như thuộc nhiều lớp đối tượng khác nhau

3.10 Trạng thái quản trị

- Xét theo quan điểm quản trị, trạng thái của một đối tượng quản trị liên quan đến một bộ các tham số của một đối tượng quản trị tại một thời điểm xác định gọi là trạng thái quản trị

- Bộ tham số được mô tả bởi các thuộc tính khác nhau chỉ ra trạng thái cụ thể của đối tượng

- Ta chia các thuộc tính thành hai lớp:

+ Thuộc tính chung của trạng thái

+ Thuộc tính chỉ ra trạng thái

- Thuộc tính chung của trạng thái mô tả khả năng quản trị được, khả năng sử dụng, khả năng hoạt động của một MO ở trạng thái đã cho.

- Các thuộc tính chỉ ra trạng thái là những thuộc tính chi tiết hơn

3.11 Các thuộc tính quan hệ

- Là những thuộc tính chỉ ra quan hệ giữa các đối tượng được quản trị với nhau

- Ta quan tâm đến các thuộc tính sau:

+ Trực tiếp hay gián tiếp

+ Đối xứng/ không đối xứng

Đối xứng: Vai trò của các đối tượng là như nhau

Không đối xứng: Phụ thuộc nhau

+ Vai trò của từng đối tượng trong quan hê

Đồng cấp

Chủ/tó

- Để mô hình hóa các quan hệ ta phải xem như một quan hệ là một thuộc tính trong lớp đối tượng nào đó. Nhóm các thuộc tính lập thành lớp thuộc tính. Các lớp thuộc tính có thể có quan hệ với nhau theo phân cấp nào đó. Ta xây dựng lớp thuộc tính, mỗi thuộc tính được xem là thực thể của lớp nào đó

- Sử dụng cấu trúc chỉ ra phân cấp của quan hệ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro