chuong4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương4:NHU CẦU VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG THỎA MÃN NHU CẦU CỦA CON NGƯỜI

Câu 1: Phân tích các vấn đề môi trường nảy sinh từ việc thỏa mãn nhu cầu lương thực, thực phẩm

Trong giai đoạn đầu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, người ta ít quan tâm đến vấn đề lương thực. Các thành tựu khoa học kỹ thuật, trước tiên áp dụng cho công nghiệp, rồi dần dần lan sang các lĩnh vực khác trong đó có nông nghiệp. Khi dân số tăng nhanh vượt quá khả năng cung cấp lương thực, thì con người mới chú ý và tìm mọi biện pháp vận dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật vào sự phát triển nông nghiệp và giải quyết các vấn đề lương thực.

+ Giải quyết vấn đề lương thực,  thực phẩm cho nhân loại

Để tăng sản lượng lương thực trên thế giới con người đã có các giải pháp để đưa sản xuất nông nghiệp lên quy mô sản xuất công nghiệp:

Dồn điền đổi thửa, mở rộng quy mô của đơn vị sản xuất;

Sử dụng máy nông nghiệp;

Tăng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuỷ lợi hoá thuốc kích thích tăng trọng và;

 Sử dụng giống cây trồng có năng xuất cao

+ Những vấn đề môi trường nẩy sinh khi chuyển đổi quy mô sản xuất lương thực :

Nhu cầu về lãnh thổ - diện tích canh tác:

- Cân đối diện tích giữa các loại cây trồng;

- Cân đối diện tích giữa nông nghiệp với: Công nghiệp, phát triển đô thị, giao thông,  nghỉ ngơi, giải trí.

 Đối phó với biến đổi khí hậu – khi nước biển dâng lên.

 Nhu cầu về năng lượng cho sức kéo, thuỷ lợi và sản xuất phân hoá học.

 Nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên cho bảo đảm lương thực, thực phẩm:

                Sản xuất phân bón: phân đạm; phân lân; phân kali.

                Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, bao bì;

                Chế biến lương thực, thực phẩm;

                Chăn nuôi.

 Ô nhiễm môi trường:

                Trực tiếp trong quá trình sử dụng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật;

                Gián tiếp khi sử dụng năng lượng hóa thạch

                Ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi

Những triển vọng trong sản xuất nông nghiệp:

Thay dần nền nông nghiệp có tính chất cổ truyền, bảo thủ và cá thể bằng những biện pháp canh tác khoa học.

Mở rộng diện tích trồng trọt: chủ trương này được nhiều nước chú ý, như những cuộc khai hoang ở Sibêri, khai hoang vùng Amazon ở Châu Mỹ La Tinh…. Còn ở Việt Nam, việc lấn đất ra biển, lên rừng, Tây Nguyên, cải tạo đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng cũng làm tăng thêm diện tích canh tác.

Triển khai mạnh mẽ cuộc Cách mạng xanh tại các nước đang phát triển.

Cần có một chính sách giá cả nông sản hợp lý.

Cần có chính sách dân số hợp lý đi kèm với việc kiểm soát sinh sản một cách hữu hiệu.

Kiểm soát dịch hại ở các khâu: xử lý hạt giống, canh tác, tồn trữ.

Cải tiến nông nghiệp.

Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Hướng việc nghiên cứu vào vấn đề sản xuất lương thực tổng hợp.

    Thực phẩm có chuyển gen của vi sinh vật.

Câu 2. Nêu một vài nét chung về nhu cầu năng lượng thế giới? Nêu các giải pháp đối với vấn đề năng lượng trên thế giới?

Nêu một vài nét chung về nhu cầu năng lượng thế giới?

Về vấn đề này, có 3 điểm chúng ta cần lưu ý. Một là, nhu cầu về năng lượng của thế giới tiếp tục tăng lên đều đặn trong hơn hai thập kỷ qua. Thứ hai là, nguồn năng lượng hóa thạch vẫn chiếm 90% tổng nhu cầu về năng lượng cho đến năm 2010. Thứ ba là, nhu cầu đòi hỏi về năng lượng của từng khu vực trên thế giới cũng không giống nhau

    Tài liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng 2004 đã dự báo rằng nhu cầu tiêu thụ tất cả các nguồn năng lượng đang có xu hướng tăng nhanh. Giá của các năng lượng hóa thạch dùng cũng vẫn rẻ hơn so với các nguồn năng lượng hạt nhân, năng lượng tái tạo hay năng lượng các dạng năng lượng hoàn nguyên khác (renewable energy). Các nguồn năng lượng hóa thạch trên thế giới đang dần cạn kiệt, thêm nữa là những vấn đề môi trường nảy sinh trong quá trình khai thác đã dẫn đến việc khuyến khích sử dụng năng lượng hoàn nguyên để giảm bớt sự ô nhiễm môi trường - Lượng khí thải CO2 sinh ra trong quá trình sử dụng năng lượng hóa thạch ngày càng tăng Nhưng do chưa có những điều luật cụ thể về vấn đề này, nên dầu mỏ, than đá, khí thiên nhiên vẫn được coi là nguồn nhiên liệu chủ yếu để nhằm thỏa mãn những đòi hỏi về năng lượng và chính điều đó sẽ dẫn đến sự cạn kiệt nguồn năng lượng hóa thạch trong một thời gian không xa.

Nêu các giải pháp đối với vấn đề năng lượng trên thế giới?

2.1 Nâng cao hiệu suất thiết bị

Đây là công việc hiển nhiên đối với các nhà làm kỹ thuật. Tùy vào từng thiết bị, từng dây chuyền công nghệ cụ thể, các kỹ sư, công nhân kỹ thuật phát triển khả năng nâng cao hiệu suất của thiết bị.

- Phối hợp sử dụng các thiết bị 

-Sử dụng các phương pháp điều khiển thông minh

2.2.Thiết kế xây dựng làm giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và tận dụng năng lượng tự nhiên           

+  Thiết kế tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên

 + Thiết kế tận dụng làm mát từ sức gió tự nhiên

 + Bố trí hệ thống điều hòa nhiệt độ hợp

             + Bố trí chiếu sáng nhân tạo thích hợp

          + Lắp đặt bộ điều khiển thông minh

 +Việc bố trí hợp lí các bồn chứa nước

+ Thiết kế hệ thống điều hòa nhiệt độ tập trung

2.3.Giải pháp con người           

1. Tuyên truyền, giải thích sự cần thiết của việc tiết kiệm năng lượng

 a) Tuyên truyền, giải thích phải mang tính đại chúng..

b) Phổ biến kiến thức khoa học dưới dạng các cuộc thi.

c) Hạn chế sử dụng điện trong các giờ cao điểm.

d) Giáo dục ý thức tiết kiệm năng lượng cho học sinh.

e) Phát động những phong trào để gây hiệu ứng mạnh.

 f) Tổng kết và khen thưởng.

2. Sử dụng các biện pháp chế tài nhằm hạn chế sự tiêu thụ năng lượng

2. 4.Giải pháp chiến lược: chính sách năng lượng

1. Quy hoạch phát triển năng lượng

   a) Xác định các nguồn năng lượng sơ cấp

   b) Đánh giá mức độ tiêu thụ của từng ngành, từng khu vực:

2. Ứng dụng công nghệ mới

Ngày càng có nhiều giải pháp công nghệ mới nhằm giảm thiểu việc tiêu tốn năng lượng cho một sản phẩm ra đời.

a)    Đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị và đầu tư mới thiết bị.

 b) Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao. Bên cạnh việc đầu tư công nghệ cao, cần có đội ngũ người làm kỹ thuật và quản lý trình độ cao nhằm nghiên cứu để có các thành quả công nghệ mới trong việc giảm tiêu thụ năng lượng trong sản xuất.

2.5.Tận dụng khai thác các nguồn năng lượng tái tạo

a) Sức nước, Sức gió:

c) Năng lượng Mặt Trời:

d) Nghiên cứu phát triển các dạng năng lượng khác như địa nhiệt, khí sinh học…

2.6.Đầu tư nhà máy điện hạt nhân

                Kết luận

Với sự phát triển quá nhanh của kinh tế thế giới hiện tại, nguồn dự trữ năng lượng từ thuở xa xưa đến nay gần đến ngày cạn kiệt. Khủng hoảng năng lượng do cạn kiệt nguồn dự trữ là điều sẽ xảy ra nếu con người không nhanh chóng tìm các nguồn năng lượng thay thế.

Nhưng trước tiên, khi vẫn chưa tìm ra nguồn năng lượng nào đó đủ sức thay thế cho các nguồn năng lượng chính hiện nay như than, dầu mỏ, khí đốt…, ý thức tiết kiệm năng lượng cần nằm trong suy nghĩ của mọi công dân.

Một khi đã có ý thức tiết kiệm năng lượng thì mỗi người dân, ở vị trí công việc của mình, sẽ giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng và luôn tìm tòi các giải pháp tiết kiệm năng lượng.

Tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên cho mai sau, đó cũng là một thái độ sống có trách nhiệm với cộng đồng và với những thế hệ tương lai.

 Câu 3. Vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay ảnh hưởng như thế nào tới an ninh lương thực thế giới và Việt Nam?

 

- Biến đổi khí hậu, nước biển dâng là mối đe dọa an ninh lương thực nước ta cả trước mắt và lâu dài. Tác động của ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng không chỉ đối với con người mà cả năng suất sản lượng lương thực.

Những tác động tiềm tàng của Biến đổi khí hậu có thể nhận biết được gồm:

a. Tác động của BĐKH đối với thiên tai, con người, cây trồng và vật nuôi, như làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, tố, lốc, các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mưa như thời tiết khô nóng, lũ lụt, ngập úng hay hạn hán, rét hại, xâm nhập mặn, các dịch bệnh trên người, trên gia súc, gia cầm và trên cây trồng.

b. Tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước, như chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô, gây khó khăn cho việc cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước.

c. Tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp và an ninh lương thực, như tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng, ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm, gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần đáng kể diện tích đất nông nghiệp ở vùng đất thấp ven biển sẽ bị ngập mặn do nước biển dâng, nếu không có các biện pháp ứng phó thích hợp.

Đối với Việt Nam

              9 tác động của nước biển dâng đối với Việt Nam

Ở Việt Nam, tác động của nước biển dâng sẽ ảnh hưởng theo mức độ và đối tượng khác nhau của từng tiểu vùng. Nhìn tổng thể, kinh tế-xã hội vùng ven biển điển hình như đồng bằng sông Cửu Long có thể phác họa một số tác động do biến đổi khí hậu, nước biển dâng trên các mặt sau đây:

(1) Thay đổi thời tiết: Lượng mưa dự kiến sẽ gia tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô và sẽ đối mặt với những trận bão nhiệt đới mạnh hơn. Quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn.

(2) Thay đổi, biến động ranh giới giữa các vùng mặn, lợ, ngọt sẽ tác động lớn đến hệ thống canh tác truyền thống, cơ sở hạ tầng và đời sống xã hội của người dân.

(3) Về kinh tế, do địa thế thấp, nếu mực nước biển dâng cao như dự báo, qua đánh giá sơ bộ, diện tích ảnh hưởng mặn trên 4 g/l ở ĐBSCL với mực nước dâng 0,69 m sẽ tăng 45% (tương ứng chiếm 48% diện tích tự nhiên) và với mực nước dâng 1,00 m sẽ tăng 51% (tương ứng chiếm 58% diện tích tự nhiên). Năng suất lúa dự báo sẽ giảm 9%.

(4) Nước biển dâng cũng sẽ làm tăng mức độ ngập lụt ở vùng ngập lũ và ngập triều ven biển.

(5) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật bị hủy hoại và ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu muốn nâng cấp, xây mới kết cấu hạ tầng rất tốn kém.

(6) Tác động lớn đến đời sống dân cư, xã hội. Biến đổi phân bố dân cư, đô thị và các trung tâm, cơ sở kinh tế sẽ diễn ra sự dịch chuyển trong nội vùng và ra ngoài vùng ĐBSCL. Cuộc sống của hàng chục triệu người dân sẽ gặp nhiều xáo trộn lớn.

(7) Môi trường bị đảo lộn. Mặn xâm nhập sâu, thiếu nguồn nước ngọt trầm trọng. Các hiện tượng xói lở và xâm thực bờ biển, cửa sông sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn.

(8) An ninh quốc phòng sẽ phải đặt ra những vấn đề thích ứng hơn với bối cảnh mới.

(9) Theo kinh nghiệm của thế giới, có ba cách ứng phó với nước biển dâng: bảo vệ, thích nghi và rút lui về phía sau. Để đối phó với nước biển dâng một cách chủ động, hiệu quả, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam, trước hết cần có nghiên cứu sâu mang tính định lượng để xác định ranh giới cụ thể của các tiểu vùng chịu tác động của nước biển dâng theo các phương án. Mô phỏng các tác động tự nhiên kinh tế-xã hội với các phương án tổ hợp tác động của nước biển dâng và phía thượng nguồn để tìm ra các giải pháp thích hợp. Đối với công tác thủy lợi, phải quy hoạch lại, tính toán, hiệu chỉnh, bổ sung, với các tham số mới theo phân vùng thủy văn, thủy lực, đề xuấtcác giải pháp công trình và phi công trình trước mắt cũng như lâu dài.

Câu 4. Năng lượng hóa thạch là gì? Nêu các tác động đến môi trường do khai tác và sử dụng năng lượng hóa thạch?

Năng lượng hóa thạch là:Năng lượng được sinh ra trong quá trình đốt cháy nguyên liệu hoá thạch.Nhiên liệu hoá thạch chủ yếu là than đá và dầu mỏ

Các tác động đến môi trường do khai tác và sử dụng năng lượng hóa thạch:

Các nguồn nhiên liệu chính cho nhóm này gồm có than, dầu và khí đốt. Các lọai nhiên liệu này hình thành thông qua sự hóa thạch của động thực vật dưới một thời gian rất dài tính trên hàng triệu năm. Chính vì vậy việc bổ sung cho loại nhiên liệu này gần như là không có, và một ngày nào đó chúng sẽ vĩnh viễn không còn để phục vụ đời sống con người. Ngoài ra, năng lượng đến từ nhiên liệu hóa thạch còn là tác nhân chính trong việc tác hại đến môi trường như làm tăng độ ấm của trái đất thông qua chất thải CO2 phát sinh từ việc đốt than, dầu và khí. Cũng như SO2 là nhân tố chính của những cơn mưa axit được hình thành từ việc đốt than. Nếu không được quan tâm đúng mức từ cơ quan quản lý và chính quyền, môi trường cục bộ địa phương cũng như trên toàn bề mặt của quả đất sẽ bị tàn phá một cách nghiêm trọng và đời sống của con người sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.sống con người

Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, năng lượng đến từ loại nhiên liệu hóa thạch vẫn đóng góp trên 90% năng lượng tiêu thụ trên toàn thế giới thông qua những ứng dụng sưởi ấm, sinh hoạt, vận chuyển và phát điện. Do những đặc tính như dễ khai thác, dể sử dụng, tương đối rẻ cũng như ít nguy hiểm và dễ dàng vận chuyển, xây dựng mô hình tiêu thụ nên lọai nhiên liệu này vẫn được sử dụng nhiều nhất để phục vụ đời sống con người

 

Câu 5. Năng lượng hạt nhân là gì? Năng lượng sinh khối là gì? Năng lượng thủy năng là gì? Phân tích các tác động tới môi trường và xã hội từ các công trình thủy điện?

Năng lượng hạt nhân:l à m ột loaị năng lượng được tách từ năng lượng hữu ích từ hạt nhân nguy ên tử thông qua các lò phản ứng hạt nhân có kiểm soát.Năng lượng nguyên tử được sản sinh từ Uranium thông qua những quá trình phản ứng chuỗi liên kết. Một lượng nhiệt khổng lồ được sinh ra trong quá trình phân hạch của phân tử Uranium-235 được dùng để đun sôi nước.

Năng lượng sinh khối:Là năng lượng được cung cấp từ thực vật và các chất thải của sinh vật bị phân huỷ.Đây là nguôn năng lượng khá hấp dẫn với nhiwuf lợi ích to lớn cho MT, KTXH nhất là về mặt phát triển nông thôn.

Năng lượng thuỷ năng:Là năng lượng nhận được từ lực hoặc NL của dòng nước, dung để sử dụng vào các mục đích co lợi.

Các tác động môi trường và xã hội

*Các tác động về môi trường 

 a) Thuận lợi

Như  đã đề cập ở trên, thủy điện có rất nhiều mặt lợi thế trong các dạng năng lượng sản xuất điện khác, trong đó cần kể đến mức độ tin cậy cao, giá thành phải chăng và dễ dàng đáp ứng với sự thay đổi nhanh chóng về tiêu thụ điện.

Mặt khác, các nhà máy thủy điện không thải các khí độc hại. Các nhà máy thủy điện chỉ thải ra một lượng rất nhỏ các khí CO2 và mêtan (chủ yếu từ các hồ trữ), và không thải ra các chất khí độc hại khác như SO2, NO­2 và các khí ô nhiễm bắt nguồn từ việc đốt nhiên liệu như ở các nhà máy nhiệt điện. 

Hồ trữ nước còn có thể được sử dụng như một phương tiện cung cấp nước, kiểm soát lũ lụt. Tại khu vực các nhà máy thủy điện, có rất nhiều cơ hội để phát triển các sinh hoạt giải trí ngoài trời. Các hồ trữ tạo các khu vực cho các hoạt động như chèo thuyền, câu cá, trượt nước và bơi. Khu vực hạ lưu có thể tạo điều kiện cho các hoạt động giải trí liên quan đến dòng chảy như câu cá, chèo thuyền, trượt nước (water rafting)... Khu vực đất đai xung quanh nhà máy thủy điện có thể tạo ra rất nhiều nguồn lợi, ví dụ như các hoạt động cắm trại, pinic, leo đồi, cũng như các hoạt động văn hóa và giáo dục khác.

 b) Bất lợi

Tuy rằng thủy điện được xem là nguồn năng lượng sạch và tái tạo, việc phát triển các nhà máy thủy điện có thể gây ra các tác động lớn về môi trường. Sau đây là một số ví dụ thường gặp: 

                Việc xây dựng các hồ trữ làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên

                Việc thay đổi dòng chảy của sông dẫn tới sự thay đổi môi trường sống của cá

                Các đập thủy điện gây ra sự đứt đoạn đường di trú của các loài cá khác nhau như cá hồi sông Mê Kông – Xem Mekong Commission)

                Làm chết hoặc bị thương các loài cá trên đường di chuyển của chúng qua turbin

                Các đập thủy điện có thể gây thay đổi lớn trong chất lượng và khối lượng của nguồn nước uống và sinh hoạt

                Thủy điện gây ra đoạn sông chết từ sau đập đến nhà máy và gây các ảnh hưởng khác ở hạ lưu

Như vậy rõ ràng rằng, việc xây dựng các đập thủy điện lớn ở thượng nguồn có thể gây xáo động rất lớn về quần thể sinh thái, cảnh quan, tác động lớn đến ngành đánh cá và tưới tiêu nông nghiệp. Trước nhất, nước sông chảy qua turbin chứa rất ít phù sa, từ đó có khả năng gây ra hiện tượng sục sạch bùn ở lòng sông và gây ra lở bờ ở phía hạ lưu. Thứ hai, do turbin thường được đóng mở một cách gián đoạn, dẫn đến dao động bất thường và đột xuất của lưu lượng sông. Cuối cùng, nước chảy trong turbin thường có nhiệt độ thấp hơn nhiều so với nhiệt độ bình thường của sông, điều này dẫn đến sự thay đổi quần thể động thực vật, trong đó có thể có những loài đang bị nguy cơ tuyệt chủng. 

*Các tác động về xã hội

Các tác động về mặt xã hội do dự án thủy điện thường liên quan đến vấn đề chuyển hóa đất sử dụng trong khu vực khai triển thủy điện và vấn đề di dời dân cư trong vùng xây dựng bể chứa. Mức độ ảnh hưởng của các tác động này phụ thuộc vào qui mô khai triển dự án. Đây là một vấn đề quan trọng mà các nhà qui hoạch dự án thủy điện cần phải đưa vào tính toán ngay những giai đoạn đầu trong quá trình thiết kế và lên kế hoạch khả thi, nhằm mục đích xác định cụ thể các mặt tiêu cực của việc khai triển thủy điện trong khu vực có tiềm năng, và cân nhắc kỹ lưỡng với các mặt tích cực mà thủy điện có thể đem tới.

Một vấn đề khác trong quá trình xây dựng đập thủy điện là việc tái định cư cho người dân sống trong khu vực qui hoạch hồ nước. Việc đền bù giải tòa không chỉ đơn thuần là vấn đề về tài chính mà còn phải xét đến các vấn đề khác như di sản văn hóa, di tích lịch sử và các địa điểm gắn liền với các truyền thống tôn giáo và tín ngưỡng. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro