chuong5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 5 DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Câu 1. Nêu công thức tính tác động của dân số với môi trường và mối quan hệ giữa dân số với vấn đề phát triển bền vững?

Nêu công thức tính tác động của dân số với môi trường

Đáp ứng nhu cầu nâng cao mức sống của con người là tác động lên hệ thống trái đất mạnh nhất. Tác động đó được tính như sau: 

TÁC ĐỘNG MT = Dsố x GDP/người x TĐMT/đơn vị của GDP/ng

-         GDP là thu  nhập quốc nội = thước đo hoạt động CN & kinh tế

-         Dân số và tốc độ thay đổi dân số đều tăng nhanh. Tốc độ thay đổi dân số (R) của một khu vực địa lý cụ thể được tính như sau:

                   R = (Rb – Rd) + (Ri – Re)

Trong đó: Rb, Rd, Ri và Re tương ứng với tốc độ sinh, tử vong, nhập cư và di cư. Khi biết R của một khu vực địa lý có thể dự báo dân số khu vực đó sau khoảng t (số năm) P  theo công thức sau:

                   P = PoeRt , trong đó Po = Số dân ở thời điểm hiện tại

-         GDP/người,  phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế của từng nước

-         Thừa số thứ ba là mức độ tác động MT của một đơn vị GDP/người biểu thị trình độ công nghệ hiện có cho phép phát triển không gây hệ quả nghiêm trọng về môi trường    

Mối quan hệ giữa dân số với vấn đề phát triển bền vững?

Dân số đông thì sức lao động nhiều (lao động thủ công), sản xuất nhiều của cải vật chất và cũng tiêu thụ nhiều của cải hơn. Dân số quá thấp thì sức lao động không đủ, không thể có tồn tại và phát triển xã hội.

Mục tiêu đặt ra đối với quốc gia, lãnh thổ là đảm bảo dân số ổn định, phát triển kinh tế xã hội bền vững đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt cho cộng đồng. Dân số và phát triển tác động qua lại chặt chẽ với nhau. Bước tiến của lĩnh vực này thúc đẩy, tạo thuận lợi cho lĩnh vực kia. Giải quyết tốt dân số nhưng kinh tế xã hội không phát triển thì chất lượng cuộc sống cũng không được đảm bảo. Ngược lại kinh tế xã hội phát triển nhưng dân số tăng quá cao thì tổng sản phẩm quốc nội theo đầu người (GDP) sẽ sụt giảm và cuối cùng chất lượng cuộc sống vẫn cứ thấp. Vấn đề đặt ra cho toàn thế giới là việc lồng ghép vấn đề dân số với phát triển để đảm bảo sự hài hòa.

Hội nghị dân số ở Cairô năm 1994 đã bàn đến các nội dung dân số, nghèo đói, hình mẫu sản xuất và tiêu dùng, môi trường sinh thái. Hội nghị cho rằng 4 vấn đề này liên quan chặt chẽ với nhau, không thể giải quyết riêng rẽ từng vấn đề. Hình mẫu sản xuất và tiêu dùng thiếu bền vững thì sẽ gây ra việc sử dụng tài nguyên không có kế hoạch và tác động xấu đến chất lượng môi trường.

Mục tiêu lồng ghép 2 nội dung là đảm bảo sự hài hòa giữa dân số ổn định và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Tóm lại, dân số vừa là phương tiện vừa là động lực của phát triển bền vững. Điều quan trọng nhất khi lồng ghép vấn đề dân số với phát triển bền vững là việc đặt chúng vào mối quan tâm tổng thể trong chiến lược và chính sách chung.

Câu 2. Trình bày khái niệm phát triển bền vững?  Phân tích nội dung của sự phát triển bền vững?

KN: Phát triển bền vững là sự phát triển hay sự tiến bộ đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm phương hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của thế hệ tương lai.

Phân tích nội dung của sự phát triển bền vững?

+ Tính bền vững về kinh tế thể hiện ở sự tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế, đạt hiệu quả cao trong sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Lượng hóa tính bền vững về kinh tế bằng các chỉ số như: GDP/người, PPP/người. Vd: Theo phân loại của LHQ: GDP < 736 USD/người/năm = thu nhập thấp; từ 736 đến < 3.000 = TN trung bình thấp; từ 3.000 đến 10.000 = TN cao và > 10.000 = TN Cao.

+ Tính bền vững về xã hội thể hiện ở sự bảo đảm về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tăng tỷ lệ dân cư được học hành, giảm tình trạng đói nghèo và kìm hãm sự dãn rộng khoảng cách giữa các tầng lớp giàu nghèo trong xã hội, bảo đảm công bằng xã hội và tạo cơ hội bình đẳng cho mọi thành viên trong xã hội trong việc tiếp cận các cơ hội phát triển. Để lượng hóa tính bền vững về xã hội người ta sử dụng một số chỉ số như:

Chỉ số phát triển nhân văn HDI (Human Development Index):

HDI phản ánh các nỗ lực giải quyết vấn đề XH của mỗi quốc gia như: tuổi thọ bình quân, tỷ lệ % người biết chữ, GDP/người tính theo PPP

Thông qua một loạt phép tính phức tạp, người ta xác định được HDI nằm trong khoảng 0-1 và phân loại như sau: HDI<0,5 thấp(chậm phát triển, HDI=0,5-0,8 trung bình, HDI>0,8 phát triển cao)

Chỉ số HDI của một số nước trên thế giới (nguồn: UNDP 20004)

          Tên nước     HDI (1975)   HDI (1990)         HDI (2002) Xếp thứ

          Ấn Độ                         0,411          0,514      0,595       127  

          Việt Nam              -              0,610   0,691           112 

Chỉ thị phát triển có xét đến vấn đề giới GDI (Gender Development Indicator)

Ø    GDI phản ánh sự bình đẳng nam nữ, xét trên cả phương diên KT, XH

Ø    GDI được xác định qua HDI của nữ và nam

+ Tính bền vững về môi trường thể hiện ở việc khai thác và sử dụng môi trường một cách bền vững, tức là sử dụng các loài và hệ sinh thái ở mức độ thấp hơn khả năng mà các quần thể động thực vật có thể sinh sản và tự duy trì, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn được sự đa dạng sinh thái, hạn chế ô nhiễm cải thiện môi trường. Và những đòi hỏi như vậy chỉ có thể thực hiện được khi những mục tiêu về kinh tế và công bằng xã hội được đảm bảo. Tính bền vững về môi trường có thể được lượng hóa qua một số chỉ số:

Chỉ thị kinh tế có hiệu chỉnh về ô nhiễm PAEI (Pollution Adjusted Economy Indicator)

Ø    CO2 được dùng như “đại diện” phát  thải gây ô nhiễm chủ yếu

                    PAEL = GDP. (Trị số phát thải TB CO2/người / Trị số phát thải

                                                                      thực tế CO2/người)

o                   Trị số phát thải TB CO2/người của thế giới năm 1991 là 21.984 tấn

o                   Trị số phát thải thực tế CO2/người được xác định thông qua việc ước tính lượng phát CO2 do đốt các nhiên liệu hóa thạch và công nghiệp SX xi măng, rồi chia cho tổng dân số.

Chỉ số vốn thiên nhiên NCI (Natural Capital Indicator):

Ø    NCL được dùng để đánh giá TNTN còn lại

          NCI = Các khu bảo tồn TN còn lại x chỉ số đa dạng sinh học (BDI)

Ø    Các quốc gia lớn thường có NCI lớn, (Mỹ: NCI = 7,97)

Ø    Việt Nam có NCI = 0,84 xếp thứ 24. Thái lan có NCI = 0,23 xếp thứ 54

Chi phí cải thiện chất lượng môi trường COR (cost of Remediation):

Ø    COR ước tính chi phí cần thiết để cải thiện chất lượng MT từ trạng thái hiện nay đến một mức độ mong muốn

Ø    Các bước thực hiện:

          -        Đánh giá mức độ phát triển và suy thoái hiện tại,

          -        Đề ra một hệ thống các tiêu chuẩn để cải thiện chất lượng MT,

          -        Ức tính chi phí cho việc thực hiện    

Câu 3. Phân tích các nguyên tắc của một xã hội bền vững?

Chiến lược về bảo vệ môi trường toàn cầu đã đề ra 8 nguyên tắc cho một xã hội bền vững và các hành động ưu tiên tương ứng, bao gồm:

1.Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng

Phát triển nền đạo đức thế giới vì sự bền vững qua các tổ chức tôn giáo tối cao, các nhà chính trị, giới văn nghệ sĩ từng quan tâm đến đạo đức nhân loại.

Đẩy mạnh hoạt động cấp quốc gia để xây dựng nền đạo đức thế giới: đưa vào hệ thống pháp chế nhà nước, vào hiến pháp các nguyên tắc đạo đức thế giới.

Thực hiện nền đạo đức thế giới thông qua hành động của mọi thành viên và tổ chức xã hội: gia đình, trường học, đoàn nghệ thuật, các nhà nghiên cứu chính trị, luật, kỹ sư, kinh tế, bác sĩ.

Thành lập một tổ chức quốc tế giám sát việc thực hiện đạo đức thế giới vì sự sống bền vững, ngăn chặn và đấu tranh chống những vụ vi phạm nghiêm trọng.

2. Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người

Ở những nước có thu nhập thấp cần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế để gia tăng sự phát triển toàn xã hội, trong đó có bảo vệ môi trường. Cần có những chính sách thích hợp tùy tình hình cụ thể về thiên nhiên, văn hóa, chính trị.

Ở các nước có thu nhập cao, cần điều chỉnh lại các chính sách và chiến lược phát triển quốc gia nhằm đảm bảo tính bền vững như chuyển dùng các năng lượng tái tạo hoặc vô tận, tránh lãng phí khi sản xuất hàng tiêu dùng, phát triển quy trình công nghệ kín, tăng dùng thư từ, điện thoại, fax và những phương tiện giao dịch khác thay cho đi lại; giúp đỡ những nước có thu nhập thấp đạt được sự phát triển cần thiết.

3. Bảo vệ sức sống và tính đa dạng sinh học của Trái đất

Thực hiện biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm như quản lý ô nhiễm và phát triển công nghệ kín.

Giảm bớt việc làm lan tỏa các khí SOx, NOx, COx và CxHy

Giảm bớt khí nhà kính (đặc biệt là khí CO2 và CFC’s): khuyến khích kinh tế và quản lý trực tiếp nhằm tăng sử dụng năng lượng sạch, gia tăng trồng cây xanh ở mọi nơi có thể

Chuẩn bị đối phó với sự biến đổi khí hậu: xem lại kế hoạch phát triển và bảo vệ cho phù hợp với tình hình thay đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao, điều chỉnh các tiêu chuẩn về đầu tư lâu dài trong phân vùng quy hoạch sử dụng đất, chuẩn bị giống cây trồng và phương thức canh tác thích hợp, áp dụng biện pháp nghiêm ngặt bảo vệ vùng bờ biển thấp (đảo san hô, rừng ngập mặn, đụn cát).

Áp dụng một phương án tổng hợp về quản lý đất và nước, coi cả lưu vực sông là một đơn vị quản lý thống nhất.

Giảm nhẹ sức ép lên các hệ sinh thái tự nhiên hoặc đã biến cải bằng cách bảo vệ những vùng đất nông nghiệp tốt nhất và quản lý chúng một cách đúng đắn trên cơ sở sinh thái học như cải tạo đất đai để trồng lương thực, hoa màu mà vẫn giữ được nước và đất màu, tránh bị chua mặn, bảo vệ nơi sinh sống của các loài thụ phấn hoa và ăn sâu bọ.

Chặn đứng nạn phá rừng, bảo vệ những khu rừng già rộng lớn và duy trì lâu dài những khu rừng biến cải.

Hoàn thành và duy trì một hệ thống toàn diện các khu bảo tồn và các hệ sinh thái.

Kết hợp giữa biện pháp bảo vệ "nguyên vị" và "chuyển vị" các loài và các nguồn gen. Bảo vệ nguyên vị là bảo vệ các chủng loại tại các nơi sinh sống tự nhiên. Bảo vệ chuyển vị là bảo vệ các chủng loại tại các khu nuôi, vườn động-thực vật quốc gia.

Sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững như đánh giá nguồn dự trữ và khả năng sinh sản của các quần thể và hệ sinh thái, bảo đảm việc khai thác trong khả năng sinh sản, bảo vệ nơi sinh sống và các quá trình sinh thái của các loài.

Giúp đỡ các địa phương quản lý nguồn tài nguyên tái tạo và tăng cường mọi biện pháp khuyến khích họ bảo vệ tính đa dạng sinh học.

4. Giữ vững trong khả năng chịu đựng được của Trái đất

Nâng cao nhận thức về sự đòi hỏi phải ổn định dân số và mức tiêu thụ tài nguyên.

Đưa vấn đề tiêu thụ tài nguyên và vấn đề dân số vào các chính sách và kế hoạch phát triển của quốc gia.

Xây dựng, thử nghiệm và áp dụng những phương pháp và kỹ thuật có hiệu quả cao đối với tài nguyên: định phần thưởng cho các sản phẩm tốt và có hiệu quả đối với việc bảo vệ môi trường; giúp đỡ bằng vốn cho các nước thu nhập thấp trong việc sử dụng năng lượng sạch hơn.

Đánh thuế vào năng lượng và các nguồn tài nguyên khác ở những nước có mức tiêu thụ cao.

Động viên phong trào "Người tiêu thụ xanh".

Cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Tăng gấp đôi các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.

5. Thay đổi thái độ và hành vi của con người

Trong chiến lược quốc gia về cuộc sống bền vững phải có những hành động thúc đẩy, giáo dục và tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có thể sống bền vững.

Xem xét lại tình hình giáo dục môi trường và đưa nội dung giáo dục môi trường vào hệ thống chính quy ở tất cả các cấp.

    Định rõ những nhu cầu đào tạo cho một xã hội bền vững và kế hoạch thực hiện

    6. Để cho các cộng đồng tự quản lý lấy môi trường của mình

Khái niệm cộng đồng được dùng với ý nghĩa là những người trong cùng một đơn vị hành chánh, hoặc những người có chung một nền văn hóa dân tộc, hay những người cùng chung sống trong một lãnh thổ đặc thù, chẳng hạn như một vùng thung lũng, cao nguyên …

Đảm bảo cho các cộng đồng và các cá nhân được bình đẳng trong việc hưởng thụ tài nguyên và quyền quản lý.

Cải thiện việc trao đổi thông tin, kỷ năng và kỷ xảo.

Lôi cuốn sự tham gia của nhiều người vào việc bảo vệ và phát triển.

Củng cố chính quyền địa phương

Hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các hoạt động bảo vệ môi trường của cộng đồng.

7. Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ

Ứng dụng một phương pháp tổng hợp khi đề ra chính sách về môi trường, với mục đích bao trùm là tính bền vững. Kết hợp mục tiêu về cuộc sống bền vững cùng với những phạm vi chức trách của cơ quan chính phủ và lập pháp, thành lập một đơn vị quyền lực mạnh đủ khả năng phối hợp việc phát triển và bảo vệ.

Soạn thảo và thực hiện chiến lược về tính bền vững thông qua các kế hoạch của từng khu vực và địa phương.

Đánh giá tác động môi trường và ước lượng về kinh tế của các dự án, các chương trình và chính sách về phát triển.

Đưa những nguyên tắc về một xã hội bền vững vào hiến pháp hoặc các luật cơ bản khác của chính sách quốc gia.

Xây dựng một hệ thống luật môi trường hoàn chỉnh và thúc đẩy để xây dựng bộ luật đó.

Đảm bảo các chính sách, các kế hoạch phát triển, ngân sách và quy định đầu tư của quốc gia phải quan tâm đầy đủ đến những hậu quả của việc mình làm đối với môi trường.

Sử dụng các chính sách và công cụ kinh tế để đạt được tính bền vững như chính sách giá cả, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, định giá tài nguyên môi trường, kế toán môi trường quốc gia. Các công cụ kinh tế như thuế môi trường, giấy phép chuyển nhượng …

Nâng cao kiến thức cơ sở và xúc tiến việc phổ biến rộng rãi các thông tin liên quan đến môi trường.

8. Xây dựng một khối liên minh toàn thế giới

Đẩy mạnh việc thực hiện những hiệp ước quốc tế hiện có nhằm bảo vệ hệ nuôi dưỡng sự sống và tính đa dạng sinh học như:

Về khí quyển: có công ước Viên bảo vệ tầng ozone và Nghị định thư Montreal về những tính chất có liên quan đến việc suy giảm lớp ozone. Công ước Giơnevơ về ô nhiễm không khí trên một vùng rộng qua nhiều biên giới.

Về đại dương: Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển, một loạt các văn kiện quốc tế và khu vực về bảo vệ các đại dương khỏi bị ô nhiễm vì tàu thủy (công ước IOM), về vứt bỏ phế thải (công ước Luân Đôn, Ôslô) …

Về nước ngọt: Công ước về vùng bờ của hồ Lớn (Canada-Hoa Kỳ), hiệp ước về các dòng sông chung (Ranh, Đanuýp).

Về chất thải: Công ước Basle về những hoạt động hạn chế chất thải độc hại và cách xử lý. Công ước Bamako cấm việc nhập khẩu chất thải độc hại vào Châu Phi và kiểm soát việc nhập qua biên giới và quản lý chất thải độc hại ở Châu Phi.

Về bảo vệ tính đa dạng sinh học: Công ước Ramsa về bảo vệ những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là những vùng sinh sống của chim nước. Công ước liên quan đến bảo vệ di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới (UNESCO, Paris), Công ước quốc tế về buôn bán các loài có nguy cơ bị tiêu diệt (CITES, Washington), Công ước bảo vệ các loài hoang dã di cư (Bon).

Ký kết những hiệp ước quốc tế mới để đạt được tính bền vững trên thế giới: về sự thay đổi khí hậu, bảo vệ an toàn các khu rừng thế giới.

Xây dựng một chế độ bảo vệ tổng hợp và toàn diện đối với Châu Nam cực và biển Nam cực.

Soạn thảo và thông qua bản Công bố chung và Hiệp ước về tính bền vững.

Xóa hẳn những món nợ công, giảm nợ thương mại cho các nước thu nhập thấp để phục hồi nhanh sự tiến bộ về kinh tế của họ.

Nâng cao khả năng tự cường của những nước thu nhập thấp: bãi bỏ hàng rào thương mại cho các nước này về các hàng hóa không liên quan đến môi trường, hỗ trợ và giúp ổn định giá cả hàng hóa, khuyến khích đầu tư.

Tăng cường viện trợ cho sự phát triển, tập trung giúp các nước thu nhập thấp xây dựng một xã hội và một nền kinh tế bền vững.

Nhận thức được giá trị và đẩy mạnh hoạt động của tổ chức Phi chính phủ trong nước và thế giới: IUCN (The International Union for Conservating Nature), UNEP (United Nations Environmental Program), WWF (World Wide Find for Nature) là những tổ chức bao gồm các thành viên chính phủ và phi chính phủ, đã có những đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ môi trường toàn cầu; cần mở rộng phạm vi hoạt động, cũng như gia tăng thêm các tổ chức tương tự như vậy.

    Tăng cường hệ thống Liên hiệp quốc để trở thành một lực lượng mạnh mẽ đảm bảo cho tính bền vững trên toàn cầu.

Câu 4. Nêu định hướng chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam? Sự phát triển của Việt Nam thời gian qua đã đạt được phát triển bền vững hay chưa? Giải thích?

Định hướng chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

1.Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội

Không chỉ là GDP mà còn là vấn đề thay đổi quan niệm, nhận thức thái độ, kiến thức kỹ năng.

2.Mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững

Có 6 mục tiêu chủ yếu:

Ngăn chặn suy thoái, bảo vệ và cải thiện môi trường đô thị và công nghiệp.

Ngăn chặn suy thoái, bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn và nông nghiệp.

Tiến hành qui hoạch, thực thi từng bước các qui hoạch môi trường, phát triển bền vững đã duyệt cho các sông lớn và vừa.

Ngăn chặn, đề phòng suy thoái môi trường tự nhiên, qui hoạch phát triển bền vững các vùng ven biển trọng điểm.

Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên đa dạng sinh học.

Tăng cường khả năng kiểm soát, phòng chống thiên tai và tai biến môi trường.

 3. Khung chính sách và nguyên tắc bảo vệ môi trường

Bảy vấn đề cần tập trung khi thực hiện chính sách

1.                 Nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân (nhà ở, cây xanh, năng lượng hấp thụ, điện, dịch vụ, cơ sở hạ tầng, việc làm, an sinh xã hội).

2.                 Bảo vệ môi trường nằm trong kế hoạch phát triển chung, chi phí môi trường được đưa vào phân tích GDP.

3.                 Bảo vệ đa dạng sinh học và các hệ sinh thái đang suy thoái.

4.                 Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.

5.                 Ngăn ngừa ô nhiễm, kiểm soát ô nhiễm.

6.                 Quản lý di sản văn hóa và cảnh quan thiên nhiên.

7.                 Giảm thiểu tốc độ tăng dân số.

 Chín nguyên tắc đề ra chính sách

1.                 Đất và chế độ sở hữu, bảo quản quỹ đất.

2.                 Sống trong môi trường trong sạch (tự nhiên và xã hội).

3.                 Phát triển phải bền vững.

4.                 Đảm bảo lương thực và năng lượng, bảo đảm tái sản xuất sức lao động.

5.                 Lấy gì của thiên nhiên phải trả lại cho thiên nhiên. Đảm bảo kịp phục hồi, tái tạo.

6.                 Trả tiền cho việc gây ô nhiễm.

7.                 Giảm thiểu khai thác tài nguyên không tái tạo được.

8.                 Giảm nghèo đói, khuyến nông.

9.                 Điều chỉnh tập quán canh tác, di cư.

4. Công cụ thực hiện chính sách

1.                 Luật pháp. Luật môi trường và các văn bản dưới luật.

2.                 Thể chế và tổ chức. Cơ chế tài chính.

3.                 Hợp tác quốc tế.

4.                 Đánh giá tác động môi trường; Monitoring, kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán và thanh tra.

5.                 Các công cụ kỹ thuật, tiêu chuẩn.

6.                 Giáo dục môi trường cho thanh niên, học sinh sinh viên và với các doanh nghiệp, nhà nông là vấn đề cấp thiết nhất hiện nay.

Sự phát triển của Việt Nam thời gian qua đã đạt được phát triển bền vững hay chưa? Giải thích?         'chưa đạt đựơc bền vững tuy nhiên cũng đạt được kết quả khá lớn

giải  thích:

    Trong định hướng phát triển bền vững chưa xác định cụ thể các chỉ tiêu phát triển bền vững

tuy vậy trong kế hoạch phát triển bền vững KTXH 2006 – 2010 đựơc quốc hội khoá XI thông qua theo nghị định số 56/2006/QH11 đã lồng ghép định hướng chiến lựơc phát triển bền vững và đưa ra một số chỉ tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường

Nhìn chung việc lồng ghép bảo vệ môi trường và pt KTXH hài hoà phát triểt ở 3 mặt KT – XH – NT ở nứơc ta chưa sâu rộng, coi nhẹ phát triển bền vững về mặt môi trường. Tuy vậy cần khẳng định rằng các hoạt động bảo vệ môi trường trong 5 năm qua ngày càng sôi động hơn, đi vào chiều sâu hơn, có hiệu quả hơn

Các hoạt động ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường ngày càng hiệu quả hơn, đầu tư ngân sách cho BVMT đã có nhiều tiến bộ. Những thành tựu về công tác BVMT là to lớn và đáng khích lệ. Nhưng phát triển bền vững về môi truờng ở nước ta trong thời gian qua còn nhiều vần đề bất cập và tồn tại. Cần có những biện pháp cụ thể hơn nữa để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường hiện nay

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro